Hôm nay,  

Carpe Diem: Nắm Bắt Ngày Hôm Nay

06/09/201600:00:00(Xem: 13120)

Tác giả: Trương Tấn Thành
Bài số 4909-18-30609-vb3090616

Tác giả từng nhận giải Việt Báo Viết Về Nước Mỹ. Ông hiện là cư dân Lacey, Washington State, từng là nhà giáo trong ban giảng huấn tại trường dạy người da đỏ và giảng viên tại Đại Học cộng đồng SPSCC, Olympia, WA.

* * *


Mấy hôm nay trời "cực kỳ"nóng mà lại không có gió. Gần sáng tôi phải ra sofa ở phòng khách ngủ cho mát. Sáng nay, sau một giấc ngủ ngon, tôi mở mắt ra thì nhìn thấy hai chữ "Carpe Diem" mà tôi viềt đã lâu trên cây thước đá cẩm thạch đang nằm trên cái bàn nhỏ trước mặt. Tôi viết hai chữ này bằng nét mực đậm để nhìn thấy nó mỗi ngày.

Theo như tôi được biết thì hai chữ này từng xuất hiện trong sách thơ của Horace từ trước công nguyên, đã trở thành một ngạn ngữ tiếng Latin, có nghĩa là "Nắm bắt Ngày Hôm nay". Lần đầu tiên tôi đọc chúng, trong quyển "Quẳng Gánh Lo Đi" do thầy N.H. Lê dịch, là vào năm 1966, khi tôi ở năm chót trung học. Tôi còn nhớ trong một chương nói về ý nghĩa quan trọng của Ngày Hôm Nay, tác giả nói lên được cái quý giá và tầm quan trọng tột cùng của nhận thức này trong cuộc sống mọi người. Tuy là biết như vậy nhưng tôi vẫn chưa lãnh hội được hết tính thâm sâu của tư tưởng này. Tôi vẫn sống trong hối tiếc cho quá khứ và không biết sống tận độ, một cách ích lợi, cho Ngày Hôm Nay.


Rồi sau khi tôi từ giã trung học bước lên đại học với tất cả hoang mang của một chàng trai trẻ trong thời chinh chiến. Không thể nào ngồi yên trên ghế nhà trường trong khi đất nước đang trong hồi dầu dôi lửa bỏng, tôi gia nhập vào quân đội. May mắn khi ra quân trường, tôi được bổ về phúc vụ nơi đơn vị không tác chiến ở ngay Sàigòn. Tôi không cầm súng mà "võ khí" của tôi là viên phấn với bảng đen. Trong thời gian này tôi quên bẵng đi hiện tại chỉ biết âu lo về tương lai và về cuộc chiến. Tôi quên là mình đang được sống an toàn trong khi biết bao bạn bè trang lứa đang chịu hiểm nguy và không ít bạn đã vùi thân nơi chiến trường đẩm máu.

Sau khi đất nước mất, tôi trải bao gian lao của cuộc đời tù tội, bao năm sống vật vờ khi tìm mọi cách trốn thoát để đi tìm Tự Do, tính ra cả hơn mười năm tôi đã sống một cuộc đời hoàn toàn vô nghĩa và vô vọng.

Tôi bắt đầu sống lại khi đặt chân lên đảo tỵ nạn với đầy sinh lực và hy vọng ở tương lai cho đến khi bước xuống phi trường của miền Đất Hứa để sống lại cuộc đời sinh viên mà mình hằng mơ ước. Học xong ra trường, tôi có được việc làm và sau đó có gia đình. Có mản nguyện với cuộc sống đó, nhưng tôi chưa biết nắm bắt lấy Ngày Hôm nay để tận hưởng.

Nhớ lại ngày đầu khi mới đặt chân lên Lacey, Nhân có giới thiêu tôi với một anh bạn trẻ, vì biết tôi thích đọc sách, anh này có tặng tôi quyển sách lọai bỏ túi đã vàng, cũ, tựa đề là "Người Thương Nhân Giàu Có Đúng nghĩa Nhất Thế giới" của tác giả có cái tên là lạ: Og Mandino. Từ "đúng nghĩa" do tôi thêm vào tựa sách sau khi đọc kỹ quyển sách nhiếu lần vì nó gây ảnh hưởng rất mạnh trong tôi ngay lần đọc đầu. " Đúng nghĩa" vì thương nhân này không chỉ giàu có không ai bằng về vật chất mà còn phong phú, thâm sâu có một không hai trên đời về mặt tinh thần. Một trong những ý tưởng của tác giả mà tôi tâm niệm để sống là: "Hãy sống như Hôm Nay là ngày cuối của đời mình."

Phật tổ có thuyết giảng rằng đời người không tính bằng năm, bằng tháng mà trong vòng hơi đang thở. Nếu không sống cho đúng nghĩa Ngày Hôm nay thì biết ngày mai tôi còn thở hay không. Chỉ cần tim bị ngừng đập trong đêm thì ngày mai tôi không còn hiện diện ở cỏi đời này nữa. Nếu việc đó xãy ra thì tôi sẽ hối tiếc vô cùng vì mình đã không sống và không làm những gì mình đáng làm cho mình, cho người thân và cho người khác.

Mới đây tôi bị biến chứng tuyến tiền liệt phải vô cấp cứu hai lần, chịu nhiều đau đớn cùng cực và sau đó phải mang ống thông và túi chứa nước tiểu bên đùi mỗi ngày. Lúc nằm trên giường bịnh, nhìn vợ mình kêu khóc thảm thương vì sự đau đớn của mình, tôi thấy thương nàng và quý cuộc đời này quá.

Giờ đây mỗi sáng tôi thức dậy dù còn mang ống, mang túi bên mình nhưng tôi luôn cảm tạ Ơn Trên đã cho tôi còn sống Ngày Hôm nay. Tôi nhứt định không than van, rên rỉ làm cho người thân thêm lo lắng và làm cho chính mình bị xuống dốc về cả thể xác lẫn tinh thần. Tôi cố gắng giữ nhịp độ sinh hoạt cho được bình thường và nói đùa nhiều hơn, cười nhiều hơn để quên đi những khổ lụy của mình.

Mỗi khi tôi thức dậy nửa đêm và nhận ra có bàn tay ai đó xoa nhè nhẹ vaò cánh tay của mình. Mỗi khi trong ngày nghe lời thăm hỏi: " Hôm nay anh có đỡ không? Hay: "Hôm nay anh muốn ăn gì em nấu cho? Hay: "Mình muốn đi đâu chơi cho mát, em chở đi?

Tôi thấy đời mình Hôm Nay chỉ cần bao nhiêu đó là đủ. Mỗi sáng dậy tôi cảm ơn Bề Trên, cảm ơn đời và cảm người bạn đời và cảm ơn sự quan tâm của bạn bè. Tôi không còn lo ngày mai bịnh tình mình sẽ ra sao, sẽ chịu cách chữa trị như thế nào. Tôi chỉ biết Hôm Nay mình còn sống và có được sự chăm sóc, thương yêu của người bạn đời là quá đủ rồi.

Đời người được đếm bởi từng ngày. Mất một ngày là đời sống bị ngắn đi một ngày. Tôi nghĩ là mình gần bảy mươi rồi không còn bao lâu và không biết còn bao nhiêu ngày nữa để được sống. Cho nên tôi phải sống sao cho đáng một ngày.

Hôm qua mặc kệ hôm qua
Tôi cứ thật thà sống trọn hôm nay
Ngày mai mặc kệ ngày mai
Mặn nồng tôi sống hôm nay đã đời.

Xin chân thành cảm ơn những ai đã dạy cho tôi chân lý "Sống từng ngày một" để tôi không còn phí bỏ những ngày tháng hiếm hoi còn lại của đời mình./.

Trương Tấn Thành

Ý kiến bạn đọc
06/09/201623:05:18
Khách
Cám ơn tác giả về một bài viết hay. Chúc gia đình ông nhiều sức khỏe và bình an.
06/09/201615:55:12
Khách
Cám ơn tác giả TTT , bài viết sẽ nâng đỡ những người cùng cảnh ngộ. Có 1 điều,
chắc thợ in đánh mất chữ "e" sau chữ CARP, xin tác giả nhắc họ sửa lại.
CARPE DIEM.
06/09/201615:37:16
Khách
Ngày nào không phải sống với Quỷ Đỏ Cộng sản là một ngày hạnh phúc nhất trên đời.

Một ngày không tin vui mà cũng chẳng tin buồn là một ngày thảnh thơi.

Chúc tác giả sớm bình phục.
06/09/201614:22:49
Khách
Thua gs,CARPE DIEM !
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 866,422,970
Tác giả đã góp cho Viết Về Nước Mỹ năm thứ 12 nhiều bài viết đặc biệt. Ông tên thật là Nguyễn Cao Thái, sinh năm 1959 tại Huế, vào Saigon 1968, vượt biên đến Mỹ 1979, hiện định cư tại San Jose, CA. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Tác giả hiện là cư dân Chicago, 35 tuổi. Trong email kèm bài viết gửi Việt Báo, Lê Thị cho biết, "Mới đây, sau khi đọc một số sách của nhà văn Nhã Ca, tôi bỗng có cảm hứng muốn viết và đây là bài viết bằng Việt ngữ đầu tiên của tôi trong 20 năm qua." Bài viết theo lối tự sự, nhân vật xưng tôi đến Mỹ khi còn là một cậu bé “tiếng Việt chưa đủ vốn, tiếng Anh dăm ba chữ chập choẹ,” kể về chuyện tình đồng tính dữ dội. Cách kể, cách viết cho thấy một cá tính mạnh mẽ hiếm thấy.
Tác giả là cư dân Boston, bút hiệu của bà nhắc nhớ bài thơ nổi tiếng của một thiền sư Việt Nam. Bài Viết Về Nước Mỹ đầu tiên của Nhất Chi Mai cũng là bó hoa tinh thần tưởng niệm một nữ trung uý Mỹ gốc Việt tử trận tại chiến trường Iraq: “Đóa Hồng Bạch,” phổ biến vào dịp Memorial Day 2011, tới nay đã có 22,468 lượt người đọc trên Vietbao Online. Bài mới của Nhất Chi Mai là một du ký đặc biệt về Atlanta, quê hương của tác giả “Cuốn Theo Chiều Gió”. Mong tác giả sẽ tiếp tục viết và vui lòng bổ túc địa chỉ liên lạc cùng sơ lược tiểu sử.
Người viết là một cô giáo dạy Việt ngữ tại San Jose, người gởi bài dùm là ThaiNC, tác giả bài “Công Chúa Mỵ Nương Sang Mỹ” đã phổ biến. Bài viết được Thai NC giới thiệu như sau:
Tác giả Bảo Trân tên thật Lý Tuyết Mai, cư dân Pomona, CA. Việc làm: Nhân Viên Bộ Xã Hội. Đã nhận giải Vinh Danh Tác Phẩm, Viết về nước Mỹ 2009 với bài “Con Bé”, chuyện kể về chính sách của Bộ Xã Hội Mỹ đối với trường hợp một cô bé gốc Việt 16 tuổi mang bầu. Bài mới là chuyện nhà Ngày Của Mẹ 2012. Hình ảnh là nhân vật của bài viết.
Tác giả là cựu sĩ quan VNCH, khoá 8/68 Sỹ Quan Trừ Bị Thủ Đức, phục vụ tại Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn II, bị bắt tại Ban Mê Thuột ngày 14 tháng 3 năm 1975; Đến Mỹ tháng 4/2005, hiện cư ngụ tại Carlsbad, California. Bài viết về nước Mỹ đầu tiên của ông là “Phúc Ấm Con Ban” kể chuyện một ông bố cựu sĩ quan VNCH bị con ruột đuổi ra khỏi nhà. Bài thứ hai, “Người Bạn Già Mất Trí” kể việc ông bố nhận công việc chăm sóc một cụ già mất trí. Bài thứ ba, “Ông Chú Ngoại”, kể việc ông giúp kèm học cho lũ trẻ trong nhà chủ. Bài mới nhất là phần cuối. Chuyện cuối đời lưu vong, dù buồn vẫn sáng lên tình người tử tế với người.
Tác giả là cư dân châu Âu, làm việc trong một văn phòng thiết kế công chánh tại nước Pháp. Tuy sống bên kia Đại Tây Dương, những bài viết của cô thường thường rất bén nhậy với chuyện của người Việt tại Mỹ. Họp mặt Viết Về Nước Mỹ 2011, Đoàn Thị đã bay từ Paris sang để nhận giải Vinh Danh Tác Giả, thường được gọi đùa là Giải Á Hậu. Bài viết mới của cô là là chuyện Mothers Day 2012 của một nàng dâu người Mỹ tóc vàng.
Tác giả là cư dân vùng Little Saigon, đã góp một số bài viết về nước Mỹ. Mothers Day 2011, bà viết về Mẹ. Năm nay, bà viết về bà Mẹ Chồng, người mà bà trân trọng gọi là “Má tôi.”
Chủ Nhật 13-5 là Mothers Day 2012. Xin mời đọc bài viết mới của Anne Khánh Vân, giải chung kết Viết Về Nước Mỹ 2007. Cô sinh năm 1974 tại Saigon, tốt nghiệp kinh tế tại Pháp, hiện sống và làm việc tại miền Đông Hoa Kỳ.
Tác giả tên thật Tô vĩnh Phúc, từng viết một số văn thơ dưới nhiều bút hiệu khác nhau, nhưng bút hiệu sau cùng là Giang Thiên Tường. Thơ văn đã đăng ở tuần báo Phụ Nữ Cali và Làng magazine ở bắc Cali và các trang web. Tác phẩm mới nhất được xuất bản là thi tập "Bên Bến Sông Buồn"(2011). Trong những năm 1990, xuất bản và phát hình tuần báo Phù Sa ở Bắc Cali. Hiện là cư dân ở Sacramento, California. Mùa Mothers Day 2011, ông có bài “Chuông Gọi Mẹ Thương.” Sau đây là bài mới cho Mothers Day năm nay của ông. 
Nhạc sĩ Cung Tiến