Hôm nay,  

Halloween, Kể Chuyện Ma Rùng Rợn

30/10/201600:00:00(Xem: 16375)

Tác giả: Cánh Chuồn Chuồn
Bài số 4953-18-30653-vb8103016

Thứ hai đầu tuần, 31-10, là Halloween 2016. Mời đọc truyện ma. Tác giả là một cựu sĩ quan Thuỷ Quân Lục Chiến Hoa Kỳ, đã nhận giải tác phẩm xuất sắc Viết Về Nước Mỹ 2006 với truyện kể về hai chàng sĩ quan Mỹ gốc Việt thuyền nhân: "Thế và Tôi," một trong những truyện "độc" nhất của 12 năm giải thưởng Việt Báo.

* * *

Theo tôi biết thì những người bà con, bạn bè của tôi - có người sợ ma, có người không sợ, nhưng nói chung là ai cũng khoái nghe truyện ma. Truyện ma có thật, có phần nào tin được, có nhân chứng sống thì vô cùng hấp dẫn và lôi cuốn … nhất là vào dịp lễ Halloween này.

Xin mời đọc truyện ma rùng rợn.

...

Bốn mươi lăm năm về trước, khi tôi khoảng năm tuổi; vào một buổi xế chiều cuối tuần rảnh rỗi, chú tôi xin phép mẹ tôi chở hai anh em tôi đi hóng gió, dạo phố Sài Gòn.

Khi còn nhỏ được chở đi chơi là một điều sung sướng. Thế là anh tôi nhảy lên ngồi trên yên sau chiếc xe Honda Dame của chú tôi, còn tôi thì ngồi phía trước xe trong lòng chú. Lợi điểm của ngồi phía trước là thấy được toàn cảnh đường sá, và hóng gió thẳng vào mặt theo tốc độ lái xe của chú tôi.

Chạy tới trung tâm Sài Gòn thì trời trở mưa lắc rắc. Mưa Sài Gòn buổi chiều, hạt mưa lớn nhưng thưa thớt, không đủ ướt để mặc áo mưa.

Chú tôi lái xe chạy bon bon trên đường Tự Do, theo đuôi đoàn xe GMC vận tải của quân đội VNCH. Không biết vì sao mà tôi bị thôi miên vào sợi dây xích và cái móc sắt của cái bửng xe GMC đang lắc lư theo nhịp xe chạy. Tôi dường như không để ý đến quang cảnh nhộn nhịp của đường phố mà chỉ chú ý nhìn sợi dây xích và cái móc sắt đong đưa, lắc lư tới lui. Đong đưa, lắc lư tới lui.

Lần cuối tôi nhìn thấy sợi dây xích và cái móc sắt đó là lúc cái móc sắt móc vào cái ghi-đông tay lái chiếc Honda Dame của chú tôi, khi chú chạy tới quá gần chiếc xe GMC. Cuộc kéo co không cân đối giữa chiếc xe vận tải và chiếc Honda Dame chỉ diễn ra trong vòng vài giây đồng hồ; phần thua nghiêng rõ về chiếc Honda và kết quả là chiếc Honda Dame của chú tôi bị kéo bay bổng lên không. Ba chú cháu, mỗi người bay một ngả; nhưng có điều may mắn là cả ba đều bay về hướng lề đường bên phải.

Tôi có thể tự hào và hân hạnh nói là tôi là người bay cao nhất và xa nhất trong tai nạn đó - lợi điểm biến thành "hại điểm" khi nhỏ con, nhẹ ký lại ngồi yên xe phía trước. Và đương nhiên tôi là người bị thương nặng nhất.

Không biết là người tài xế chiếc GMC có biết là đã gây tai nạn hay không nhưng chiếc xe đó vẫn theo đoàn chạy mất hút.

Những người đang lái xe hay đi bộ tốt bụng khi thấy tai nạn xảy ra đã tụ tập lại quanh chúng tôi; có người giúp chú tôi dựng lại chiếc Honda Dame móp méo và gãy cổ, có vài người giúp anh tôi ngồi dậy, phủi bụi đất dính trên những vết trầy xướt. Có lẽ lúc đó chú tôi chưa hoàn hồn nên không để ý đến tôi. Tôi nằm trên lề đường với một tư thế không đẹp mắt, bất động, toàn thân đẫm máu.

Có thể nói là tôi có một chút duyên với quân đội Hoa Kỳ, và may mắn cho tôi lúc đó có một vị sĩ quan bộ binh Hoa Kỳ đi tới; thấy đông người nhưng chỉ đứng quanh và không có ai đụng đến tôi nên ông ta cúi xuống coi thử tôi còn sống hay chết. Khi nhận thấy tôi còn sống, thì ông cởi chiếc áo mưa màu nâu của quân đội đang mặc trên người và dùng nó cuốn quanh người tôi.

Có điều lạ mà tôi không hiểu - tại sao ông Mỹ đó không nhìn quanh để tìm thân nhân của tôi hay những người đứng quanh đó nói là tôi còn có thân nhân cùng bị tai nạn giao thông!

Không nói, không rằng một tiếng, ông ta ẵm tôi lên trước ngực rồi bước ra đường đón taxi chở tôi đến nhà thương.

(Sẵn tiện tôi xin phép nói lạc đề một vài câu. Tôi dùng hai chữ "nhà thương" để ca ngợi cái xúc tích của tiếng Việt. Tôi học được điều này từ mẹ tôi - hai chữ "nhà thương" nói lên một chỗ, một nơi, một "cái nhà có tình thương", có cảm xúc, có đối xử tình cảm giữa người với người. Còn hai chữ "bệnh viện" chỉ diễn tả một nơi chốn đau khổ - "bệnh", chưa chắc có tình thương, tình cảm, và đối xử tốt giữa người và người.)


Xin trở lại câu chuyện.

Điều thú vị là không biết vì ngôn ngữ bất đồng hay lính quýnh gì đó mà chiếc taxi lại đưa vị sĩ quan Hoa Kỳ và tôi đến một nhà bảo sanh. Ông tự tay bồng tôi vào nhà thương để cứu chữa. Tuy không đúng nghề, nhưng những bác sĩ, y tá đã tận tâm lau rửa, khâu vá, băng bó những vết thương cho tôi. Nhờ hồng ân Chúa Phật, nhờ phước đức ông bà để lại, tôi chỉ bị trầy xát, sứt mẻ bên ngoài từ đầu đến chân nhưng không gãy đầu cổ, tay chân hay bị nội thương.

Vài tiếng đồng hồ sau, khi tôi đã được chăm sóc, băng bó kỹ lưỡng xong, ông Mỹ thanh toán tiền nhà thương rồi dùng cái áo mưa vẫn còn vấy máu cuốn quanh tôi và bồng tôi ra đường đón taxi đưa tôi về nhà.

Trời lúc này đã tối.

Thành phố đã lên đèn.

Bốn mươi lăm năm về trước, Sài Gòn đã là một thành phố lớn về cả hai mặt - dân số và diện tích.

Làm sao mà ông Mỹ và bác tài xế taxi biết nhà tôi để đưa tôi về, trong khi tôi vẫn còn bất động và mê man?

Khoảng chín giờ tối, chiếc taxi thắng một cái két trước cửa nhà tôi (281/8 Nguyễn Huỳnh Đức, Phú Nhuận - địa chỉ trước 4/1975). Cửa taxi được mở, bước ra là một người Mỹ cao lớn hai tay bồng tôi trước ngực, toàn thân tôi phủ băng trắng toát như một xác ướp Ai Cập, trong chiếc áo mưa quân đội Hòa Kỳ màu nâu ướt sũng máu.

Trời tối đen, lại thêm mưa lắc rắc, bắt đầu nặng hạt.

Gia đình tôi lúc đó đang bối rối, lính quýnh nhưng bị động, và lẩn quẩn. Ai cũng lo lắng, đứng ngồi không yên. Mọi người đang ở phòng khách, cha mẹ tôi đang lo cho anh tôi, và rầy trách chú tôi đã bỏ tôi.

Khi bác tài xế taxi gõ cửa, thì chú tôi chạy ra mở cổng. Vị sĩ quan Hoa Kỳ bồng tôi vô nhà đặt ngay ngắn lên chiếc đi-van trong phòng khách; rồi không nói, không rằng, rời nhà lên xe taxi đi mất.

Gia đình tôi, cha mẹ tôi không một lời chào hỏi, không một tiếng cảm ơn, cứ trố mắt, đứng sững bất động nhìn chuyện xảy ra mà không có một phản ứng nào cho đến khi ông Mỹ kia đi mất. Có lẽ vì chuyện xảy ra quá bất ngờ! Không ai ngờ!

Vật duy nhất để chứng minh có một sĩ quan bộ binh Hoa Kỳ đã giúp tôi là chiếc áo mưa màu nâu sũng máu đang quấn quanh người tôi.

Vị đó là một bồ tát hiện thân?

Một người quân tử "Thi ân bất cầu báo"?

Hay là...

“Chít ngộ dồi! Chít ngộ dồi!” Lúc đầu có nói là kể truyện ma rùng rợn mà bây giờ truyện đã hết nhưng chưa thấy ma! Chưa thấy rùng rợn! Chưa thấy ma!

Vậy thì từ tư …
từ từ…
quý độc giả từ từ…
nhìn qua bên vai trái.

Từ từ nhìn ra sau lưng coi có vị sĩ quan bộ binh Hoa Kỳ nào đứng đó không?!?

Nếu không có ai thì tốt! Dọa ma để đọc cho vui thôi chứ làm sao mà có được!

Hãy bình tĩnh bật đèn cho sáng, hay lấy mền trùm cho chắc trước khi đọc tiếp. Xin đừng có trách tôi không báo trước để chuẩn bị.

Truyện ma có thật, có phần nào tin được, có nhân chứng sống thì vô cùng hấp dẫn và lôi cuốn … mà lỵ!

Quý độc giả nào có thắc mắc và muốn biết vì sao chuyện xảy ra bốn mươi lăm năm về trước mà tôi vẫn còn nhớ rõ như chuyện xảy ra hôm qua hay tuần rồi hay không?

Xin đáp -

1) Tôi có một trí nhớ khá lỳ. Chuyện gì hấp dẫn, vui vui thì nhớ dai; còn mấy chuyện nhỏ, vớ vẩn thì không cần nhớ.

2) Từ lúc cái xe Honda Dame của chú tôi bị kéo tung lên, tôi rời khỏi cái yên trước của chiếc xe cho đến lúc tôi về lại nhà nằm trên đi-van, tôi không có ở trong thể xác của tôi.

Tôi lơ lửng cỡ chừng ba, bốn mét trên không. Không ai nhìn lên để thấy tôi. Tôi thấy rõ, biết rõ, nghe rõ mọi chuyện xảy ra phía dưới - tôi thấy vị sĩ quan bộ binh Hoa Kỳ, tôi thấy bác sĩ, y tá, tôi thấy cha mẹ, chú, anh tôi.

Thú thật là tôi không có thấy thế giới "bên kia"!

Tôi chỉ lơ lửng trên không và chú ý đến cái thân xác của tôi.

Khi rời nhà thương thì trời tối nên tôi nhớ nhà và muốn về nhà. Bật mí! Tôi là người "báo" cho bác tài xế taxi số nhà để bác chở tôi về.

Rùng rợn không!?!

Cuộc đời có có, không không,
Thôi thì ráng sống hết lòng với nhau.

Halloween 2016 vui vẻ,

Cánh Chuồn Chuồn

Ý kiến bạn đọc
01/11/201612:16:23
Khách
Chuyện này sẽ hấp dẫn hơn nếu ông sĩ quan Hoa Kỳ là Ma (khi đọc tôi đoán thế). Ma mới biết dường đi về nhà tác giả và không nói gì cả).Hoặc giả cái nhà Bảo sanh và các nguoi chữa trị đều là Ma hay thuộc một bình diện (dimension) tâm linh khác. Sai gòn thiếu gì bệnh viện, sao tài xế taxi lại chở vào nhà Bảo sanh, trừ khi anh ta cũng là Ma. Khi ngất đi dù không bị thuong nặng, hồn tác giả vẫn có thể đi chơi hay lơ lửng..trên không, như tác giả viết.
31/10/201613:52:22
Khách
Theo chúng tôi đây là câu chuyện có thật.Chúng ta vào google và gõ "xuất hồn" thì thấy rất nhiều câu chuyện như tác giả kể ra. Trong đại gia đình chúng tôi cũng gặp nhiều trường hợp kỳ lạ như vậy nếu kể tiếp thì mắt thì giờ.
Vấn đề mà chúng tôi suy nghĩ là khoa học càng ngày càng tiến bộ. Con người đã lên mặt trăng, đã phóng vệ tinh lên sao hỏa.... tại sao một thế giới của loài người đến sau khi chết lại không hiểu gì cả. Trên trời có cả tỉ tỉ hành tinh và vô lý lại không có một hành tinh nào có sự sống như loài người ?
Theo giáo lý nhà Phật là Đức Phật đã từng lên cùng trời Đao Lợi để thuyết pháp cho mẹ là hoàng hậu Maya nghe ( đây là chuyện tôn giáo nhưng cũng hợp lý ) ,Chúa jésus lên trời và thì có một nơi nào đó để mà đi lên như vậy là có một hành tính có sự sống ?
Neu tìm ra một thế giới của người chết thì loai người bớt khổ đau nhiều lắm.
Vợ chết, chồng chết thì thì không có gì mà đau khổ vì không phải là mất hẳn chỉ là đi qua vùng khác sống như từ Việt nam qua Mỹ rồi với khoa học hiện đại cũng sẽ liên lạc nhau qua e-mail, điện thoại .Nhờ vậy loài người giảm đi nhiêu tội lỗi. Ai giết người cướp của,ai quit nợ thì sẽ có chủ nợ ở một chỗ nào đó đưa ra tòa xử án chứ không phải chủ nợ chết là phủi tay.
31/10/201601:28:48
Khách
Tào lao quá ,chuyện chẳng là gì ! Vậy mà cũng câu like ''Chuyện Ma''
30/10/201619:42:02
Khách
...và đặc biệt là " Chiếc đĩa bay tàn hình đó biết trả lời suy nghĩ của con người ở bất cứ thời điểm nào "
30/10/201619:08:44
Khách
Tôi chấp nhận làm một người ngu dốt nhất Thế giới vì đã không biết rằng con người đã chế tạo thành công " Đĩa bay tàng hình có thể tạo mây , gom mây , tô mây và vẽ mây trên Trời mà mắt người không thể thấý được , tại người không thể nghe được " .
30/10/201618:50:02
Khách
Máy móc chưa đủ khả năng gom mây và vẽ mây trên Trời .
30/10/201618:39:01
Khách
Nếu không tin Thượng Đế thì tin ai ?
30/10/201613:03:49
Khách
Một chi tiết thuộc về logic làm tôi khó hiểu (và khó tin) trong câu chuyện: Nếu nói rằng " tôi chỉ bị trầy xát, sứt mẻ bên ngoài từ đầu đến chân nhưng không gãy đầu cổ, tay chân hay bị nội thương" thì không thể nào xảy ra việc "tôi không có ở trong thể xác của tôi....Tôi chỉ lơ lửng trên không và chú ý đến cái thân xác của tôi."
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 864,413,400
Anne Khánh-Vân, 33 tuổi, hiện đang sống tại Thủ Đô Hoa Thịnh Đốn, đã góp một số bài viết đặc biệt. Sau khi tốt nghiệp Kinh Tế Kế Toán và sống một thời gian ở Pháp, cô sang Mỹ và hiện vừa làm việc vừa học thêm về Management Information System. Bài viết mới nhất của cô lần này ghi lại cảnh thủ đô nước Mỹ chìm ngập
Theo kết quả giải thưởng Viết Về Nước Mỹ 2006 vừa được loan báo, Thịnh Hương là một trong 12 tác giả được bình chọn vào chung kết. Là một nữ viên chức làm việc tại miền Bắc California, bà đã góp 4 bài viết đặc biệt cho Viết Về Nước Mỹ năm thứ sáu: Hắn Và Tôi, Bắt Đầu Từ Hoàng Hôn, Thuốc Đắng Đã Tật và Người Đẹp Thương Xá
Chúng tôi là những người Viking Na Uy nhỏ bé hiền hòa đang viếng thăm nước Mỹ. Xin lưu ý: không phải bốn chúng tôi nhỏ bé hiền hòa mà là nước Na Uy của chúng tôi nho nhỏ nhu mì. Na Uy được cái hân hạnh là nơi tổ chức trao giải thưởng Nobel Hoà Bình mỗi năm vì trong lịch sử thế giới, Na Uy chưa bao giờ gây lộn
Tôi gặp người bạn trẻ ấy đứng thơ thẩn một mình trong giờ giải lao ở cuối hành lang hội trường của đại học American University. Anh chàng này trông quen quá nhưng tôi không tài nào nhớ nổi hắn là ai. Tôi đến tham dự một buổi sinh hoạt dành riêng cho sinh viên và các bạn trẻ gốc Á Châu do hội "The National
Ngày xửa ngày xưa, khi hai đứa lấy nhau, chú rể người Mỹ và cô dâu người Việt, chú rể khăng khăng không chịu tổ chức đám cưới ở nhà hàng Tàu, cô dâu không muốn đãi ở nhà hàng Mỹ, cuối cùng hai đứa quyết định tổ chức đám cưới ở trên một chiếc tàu. Cruise chạy vòng vòng trên sông Potomac, khách đến dự đám
Thanh có một người khách Mễ vào tuổi "chiều tàn". Bà vô làm nail (làm móng tay giả) vài lần, coi bộ vừa ý, lần sau bà dẫn thêm người em, hai đứa con gái, và cháu. Nội ngoại gì không biết mà tới ba bốn đứa lận. Từ mấy đứa nầy kéo thêm một nhóm bạn. Mấy đứa còn cấp trung học cho nên mỗi lần có sinh nhựt bạn bè hay
Chuyện xảy ra trong tiệc cưới tại một nhà hàng seafood vùng thủ đô Tỵ Nạn Cộng Sản Little Sàigòn, 2 tuần sau ngày Tưởng Niệm quốc hận 2006. Tiệc cưới này có lẽ vì hai vị thân thuộc và bạn bè đôi trẻ, đa số đều là cựu tù cải tạo. Bởi thế mà, ngay sau khi ngồi vào bàn tiệc họ đã như biết nhau từ trước; tay bắt mặt mừng
Từ lúc còn nhỏ cho đến giờ, không biết sao tôi lại rất thích con số mười hai (12). Cái gì đó đã thu hút tôi mỗi khi tôi nhìn thấy nó. Là một cô gái, mỗi khi nhìn thấy ai mặc áo có ghi con số đó thì tôi lại dính chặt cặp mắt tôi vào họ. Nhiều khi bị họ bắt gặp, tôi rất mắc cỡ, nhưng tính nào tật đấy, vẫn không bỏ được. Ở bên Mỹ này
Các con cái cháu chắt vừa tổ chức lễ Thượng Thọ cho cụ Trần tại một nhà hàng Việt nổi tiếng tại Houston, Texas. Cụ vừa đúng 85 tuổi tính đến tháng 7 năm 2006. Cụ ngồi đó mà trí nhớ cụ tìm về quá khứ từ bẩy tám chục năm trước. Thời gian thấm thoát đã đưa cụ về tuổi gần đất xa trời. Các bạn cụ kẻ trước người sau đã
Buổi chiều, sau khi tôi đã hoàn tất việc cơm nước và dọn dẹp, các con tôi xem Tivi, tôi có được những phút yên tĩnh một mình trên căn gác nhỏ nầy để tập dợt nhạc Pháp xưa: "Maman oh Maman, Tout les garcons et les filles. Adieu jolie candy ..." rồi trở về nhạc Việt với Phạm Duy, Từ Công Phụng, Trịnh Công Sơn…. Bây giờ đã vào Hè, tôi mở cửa sổ
Nhạc sĩ Cung Tiến