Hôm nay,  

Từ Mỹ về Việt Nam Xây Nhà

15/12/201600:00:00(Xem: 20735)

Tác giả: Chung Mốc
Bài số 4992-18-30692-vb5121316

Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ từ nhiều năm trước, khi ông còn ở Việt Nam. Ông đã định cư tại Mỹ, nhưng thỉnh thoảng cũng về Việt Nam đi xây nhà cho người nghèo quê cũ. Đây là bài của ông.

* * *

blank
Con đò quê cũ vùng Kinh Năm, Cái Sắn.

Chuyến này gia đình bà Cố Dưỡng giúp tiền xây cho cha con ông hai Lu - Ông đang ở chung với con trai út - một căn nhà "Quành cháng" tới 10 ngàn đô.

Như vậy vợ chồng thằng con út này vớ bở rồi, vì năm nay ông Hai đã 86 tuổi thì đâu còn hưởng được bao nả nữa.

Nói chơi vậy chứ cha mẹ nào chẳng muốn cho con mình được ở trong ngôi nhà vững chãi.

Tuần trước, mưa cả tuần nên anh em làm được 10 ngày thì mới xong phần nền, tức là xây lên mấy hàng gạch, bơm cát làm nền rồi mới đổ đà bê tông cho cao hơn mặt đường vài ba tấc.

Nền nhà bây giờ cũng phải đan sắt rồi đổ bê tông như đổ sân vậy, chứ ngay như trong kênh mình những nhà làm trước đây dẫu có đóng cừ tràm, đầm chắc cỡ nào cũng bị lún sụt hết.

Tay thầu khoán nói cố làm cho xong trước Tết Tây nhưng chắc là không kịp. Nếu bị mưa nữa thì càng phải chậm lại.

Dù mình đã nói rõ ràng là của nhà bà Cố giúp, vậy mà cha con ổng lần nào tôi vào tới cũng rơm rớm nước mắt, cám ơn chú Chung chứ chẳng nhắc tới nhà bà Cố gì cả, lại còn cứ nắm tay nắm chân ra chiều "cử động" lắm.

Có mấy người con gái ổng cũng ở quanh đó, tụi nó còn bắt con cái cỡ bốn năm chục tuổi phải gọi tôi hẳn hòi là "Ông Chú" nữa cơ.

Mấy người con lớn này hồi vào Kinh 5 đi cùng cha mẹ làm mướn cho khu từ nhà bà Hiệu lên tới nhà bà Gương; sang bên kia sông thì cánh nhà bác Thiếp, bác Cố, bà Bài...ổng tuy già rồi mà còn nhớ hết mọi người.

Tôi thì chỉ nhớ cô Lành con ông, cô bằng tuổi tôi, năm đó cũng khoảng 14,15 tuổi. Da cô hơi ngăm nhưng gương mặt bầu bĩnh, dáng người cũng xinh lắm.

Anh Toàn về phép nhìn cô rồi bảo thật tiếc, nếu chị em nó mà ở SG thì phải lấy cỡ thương gia hay pilot!

Hai ba lô ruộng làm gần nhau mà chỉ mình tôi có cái đồng hồ Seiko do anh Toàn đi học "lái phi công" về cho. Cứ hễ ai hỏi giờ thì 3 giờ tôi lại nói 2.

Làm "buổi đứng" thì 3 giờ chiều đã được về rồi, mà tôi nói kiểu đó nên cổ tức tôi lắm. Ngoài thì chọc chạch vậy nhưng trong lòng tôi cảm thấy thinh thích. Đã 15 tuổi thì cũng biết ho he ghệ giếc rồi chứ bộ.

Hai bà mẹ đều đã qua đời (Quên tôi chưa nói ông này hai vợ mà là hai chị em) sống chung một nhà, không biết ổng chia chẵn lẻ thế nào mà rất hòa thuận, coi họ ngồi ăn cơm chung thì biết.

Tôi vẫn nhớ câu anh Loan nói:

-Ba vợ chồng thằng Lu ăn cơm chỉ có bông súng luộc, mà húp hết cả chai nước mắm rồi kêu xót ruột.

Ngoài ông Mười Hàm ở ngay bến đò Kinh 5, có lẽ đây là người cuối cùng ở quê tôi có 2 vợ chính thức hợp pháp, vì họ đã lấy nhau trước khi bộ luật Gia Đình của Đệ Nhất Cộng Hoà ra đời.

Luật này qui định chế độ một vợ một chồng, nhưng ai lấy trước đó thì không buộc phải bỏ nhau.

Những người khác đi làm ruộng nước thường xắn quần lên tới háng, để đỉa có cắn thì dễ thấy mà bắt đi. Còn cô Lành thì để nguyên ống quần dài tới mắt cá rồi lấy vải quấn chặt quanh gót.

Khi về cầu ao rửa chân thì tôi thấy chân cô rất đẹp, bắp chân tròn lẳn và nó trắng gì đâu, nõn nà cho khéo còn hơn da mặt.


Thế là từ đó trở đi cứ cô về rửa chân thì tôi lại phải ra bờ ao giả vờ hái rau rút, rau muống.

Thương chân rồi dần dần lên các cơ quan bề trên mấy hồi.

Có lần trời nóng quá cô lấy nón múc nước xối cho ướt hết cả và mình.

Áo ướt dính vào da nó lộ ra những cái mà tôi nghĩ không biết kêu là quả cau hay cái phễu úp ngược?

Tôi đã đọc Hồn Bướm Mơ Tiên nên nghĩ khi anh Ngọc đụng vào ngực chú tiểu Lan chắc cũng sững sờ cỡ như tôi là cùng.

Tim đang thổn thức thình thịch thì cô tạt nước vào tôi rồi hỏi:

- Cứ tao đi rửa chưn thì mày tò tò đi theo. Dòm cái giề mà dòm dữ dzậy mậy?

Trời ạ. Cô nghĩ tôi là thằng con nít hay sao!

Bẵng đi mấy mươi năm, hồi ông cố Dưỡng còn sống có nhờ tôi chuyển tiền cho mọi thành viên trong gia đình ông hai Lu. Vì số tiền cũng lớn và để khỏi phải phiền phức sau này nên tôi nhắn tin muốn gặp đủ mọi người trong nhà.

Ông hai Lu có 2 vợ nên con đông. Bây giờ tản đi khắp nơi: Có đứa đưa gia đình lên thành phố làm công nhân, đứa ở U Minh, đứa ở Hà Tiên, riêng cô Lành đã lấy chồng ở tuốt hòn Sơn Rái, tục gọi là Hòn...Dái.

Khi được giới thiệu, tôi sững người.

Gương mặt bầu bĩnh ngày xưa giờ dài như lưỡi cày, miệng cô móm xọm vì răng còn duy nhất có 1 cái răng cửa làm đại diện.

Tấm lưng thon ngày đó bây giờ là cái bụng chảy dài đến gần khu ngã ba Ông Tạ.

Tính tình mới là khác hẳn, khi xưa cô cằn nhằn với tôi nhiều lần lắm mà giọng nói miền Nam vẫn nghe như câu hò. Bây giờ vừa gặp, cô đã nói trống không:

- Đĩ mẹ nó, nghèo thấy bà tổ luôn.

Thôi thì cứ cho là bả (bắt đầu phải gọi bằng bà rồi) chửi VC đi.

Nhưng ngay sau đó đứa cháu nội bả đang bế tè dầm thì bả vỗ đít nó một phát khá mạnh và buông một câu hoàn chỉnh hơn:

- Đủ con đỉ mẻ mài.

Người tình mộng tưởng tuổi 15 của tôi đã biến đi như sương khói

Chắc anh em còn nhớ hồi năm 1972 dân trong kinh Tân Hội bị bom đạn tơi bời nên chạy tản cư ra khu mình?

Có 2 chị em sinh đôi là cô Đằm với cô Thắm con ông tư Lai xinh đẹp nhưng ra dáng ngúng nguẩy, kiêu căng. Mấy thằng bạn tôi cho là làm phách nên thường theo sau hát ghẹo:

- Cô Đằm cô Thắm hai cô anh muốn cô nào

Cứ theo ý tôi thì cô Thắm hơn...

Chúng nó không biết tôi để ý đến cả hai cô. Nhiều lúc tôi thấy tức thay cho hai nàng của tôi. Và đúng là ông trời có mắt. Hôm đó tôi nghỉ học, mấy thằng chó chết lập lại câu hát cà chớn ấy thì bị hai nàng vô trình cha (Mét lại với cha Xứ). Mỗi tên được ăn mấy roi mây quắn quằn quặn vì mới nứt mắt đã ghẹo gái.

Rồi thời gian qua đi...qua đi. Năm ngoái tôi đưa anh em ra ấp Tân Qưới làm mấy căn nhà cho người nghèo ở đó, đang chạy xe thì có người phụ nữ mặc áo bà ba, đội nón lá ngoắc tôi dừng lại. Tôi nhận ra ngay cô Thắm.

Sao trời ban có người không bị thời gian làm cho già đi.

Mắt cô vẫn sáng, môi còn hồng, eo còn thon dù cô chèo đò vất vả lam lũ nắng mưa. Cái dáng đỏng đảnh ngày xưa thay vào là hình ảnh một phụ nữ đầy chịu đựng vì con vì chồng

Cô nói nghe trong kênh có Quỹ Khuyến Học nên muốn xin một suất học bổng cho con. lại còn xin lọ dầu xanh về xức cho chồng vì ổng xỉn tối ngày.

Thật đúng là cuộc đời dâu bể.

Tên các nhân vật đã được thay đổi kể cả cái thằng tôi

Chung Mốc

Ý kiến bạn đọc
22/08/201812:57:01
Khách
Tếu không chịu được🤓👍❗️Kiểu này em phải lùng đọc hết những bài viết của anh.
16/12/201614:33:38
Khách
Xây nhà mà sao nói toàn chuyện con gái quê xinh đẹp....cô này cô kia..
16/12/201600:02:51
Khách
Chung mốc viết truyện hay quá!
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 867,429,595
Tác giả là cư dân Minnesota, đã nhận giải vinh danh tác giả Viết Về Nước Mỹ 2008. Với những bài viết thuộc nhiều thể loại đề tài, cô là một tác giả rất được bạn đọc yêu mến. Ba truyện kể về “Nhân Duyên” sau đây là bài trích từ báo xuân Việt Báo năm Kỷ Hợi 2015.
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Bà định cư tại Mỹ từ 26 tháng Ba 1992, hiện là cư dân Cherry Hill, New Jersey. Sau đây là bài viết đầu năm mới Kỷ Hợi của bà.
Chương trình America's Got Talent (AGT) trên truyền hình NBC, ra mắt từ tháng Sáu 2006, tới nay đã trụ được 13 mùa, tiếp tục làm mê mẩn 12 triệu khán giả hàng tuần. Simon Cowell, nhà sản xuất của AGT, vào danh sách báo Time bình chọn 100 nhân vật thế giới tạo nhiều ảnh hưởng nhất. Sang năm 2019. Simon 60 tuổi. Show chung kết AGT The Champions mùa thứ 13, gồm những màn trình diễn hấp dẫn của các tài năng đã thắng giải từ khắp thế giới, được sắp xếp thành 7 chương trình TV, trình chiếu đúng dịp Tết Kỷ Hợi. Riêng chương trình cuối, công bố kết quả AGT 2019, sẽ chiếu ngày Thứ Hai 18/02/19. Sau đây là bài viết của Tố Nguyễn, tác giả lần đầu viết về nước Mỹ và đã nhận giải đặc biệt 2018.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ khi tuổi ngoài bát tuần. Bà tên thật là Nguyễn thị Ngọc Hạnh, cùng gia đình tới Mỹ từ 1979, hiện là cư dân hưu trí tại miền Đông. Bài viết đầu tiên là thư kể về mùa đông băng giá khác thường tại vùng Thủ Đô Hoa Kỳ.
Tác giả tên thật Trịnh Thị Đông, hiện là cư dân Arkansas. Bà sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Tới Mỹ vào tháng 8, 1985, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016 và đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Sang năm 2018, Dong Trinh có thêm giải Vinh Danh Tác Giả, thường được gọi đùa là giải Á hậu. Sau đây là bài viết đầu năm của tác giả.
Thứ Năm tuần này là Ngày Tình Yêu / Velentine Day 2019, đánh dấu đúng 750 năm ngày 14 tháng Hai năm 269, khi Giám mục Valentine bị hoàng đế La Mã Claudius Đệ Nhị cho lệnh chặt đầu, vì làm phép kết hợp các đôi lứa theo nghi thức nhà thờ. Nhân ngày đặc biệt này, mời đọc bài viết thứ ba của Pha Lê. Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ 2018. Bà tên thật là Ngô Phương Liên, cựu nữ sinh Trưng Vương, vượt biển qua Mỹ năm 79. Đi học lại gần 6 năm mới ra trường với bằng BS engineer năm 85. Hiện là cư dân Lafayette, Louisiana. Bút hiệu Pha Lê, theo chú giải vui của tác giả, không phải là trong veo như Pha Lê, mà là... Pha trò và Lê la!
Iris Đinh là tác giả đã nhận giải Chung Kết 2017, với hai bài "Chuyện Góc Bếp," và “Con Bé Nổi Loạn,” hai tự sự về mẹ và con gái trong một gia đình đổ vỡ. Sau 13 năm trở lại trường học và thực tập, mẹ trở thành một thạc sĩ về y tế tâm thần. Cô con gái từng nổi loạn thì trở thành Tiến sĩ Anne Q. Phan tại đại học UC Irvine và UC San Diego, người xác định được gene gây đột biến giúp sinh vật mọc thêm tay chân, mà báo O.C. Register đã đăng tin ngày 5 tháng Tư 2013. Sau đây là bài mới của tác giả, trích từ báo xuân Việt Báo Tết Kỷ Hợi 2019.
Tác giả sinh năm 1959 tại Đà Nẵng đến Mỹ năm 1994 diện HO cùng ba và các em, định cư tại tiểu bang Georgia. Hiện là nhân viên công ty in Scientific Games tại Atlanta, tiểu bang Georgia. Bà đã góp bài từ 2015, kể chuyện về người bố Hát Ô và nhận giải Viết Về Nước Mỹ. Bài viết mới về Tết sau đây được trích từ báo xuân Việt Báo Tết Kỷ Hợi.
Tác giả đã nhận Giải Việt bút Trùng Quang 2016 và thêm Giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2018. Ông tốt nghiệp cử nhân về Ngôn Ngữ Học tiếng Tây-Ban-Nha tại UC Irvine. Sau 5 năm rời trường để theo học tại UCLA, tốt nghiệp với hai bằng cao học và tiến sĩ về ngành Ngôn Ngữ Học các thứ tiếng gốc La-Tinh, ông trở lại trường cũ và thành người đầu tiên giảng dạy chương trình tiếng Việt, văn hoá Việt từ năm 2000 cho tới nay. Bài viết mới sau đây kể về lớp dạy văn chương Việt tại UC Irvine.
Tác giả là cư dân Miami, Florida, đã góp nhiều bài viết tuy ngắn nhưng tinh tế, cho thấy tấm lòng của ông với quê hương, con người, và nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2015. Sau đây là bài ông viết đầu năm mới Kỷ Hợi.
Nhạc sĩ Cung Tiến