Hôm nay,  

Houston, Nhà Giầu Mà Áo Cũ

19/12/201600:00:00(Xem: 19458)

Tác giả: Y Châu
Bài số 4995-18-30695-vb2121916

Tác giả là cư dân Miami, từng nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2015. Bài viết, của ông tuy ngắn, nhưng luôn cho thấy tấm lòng của ông với đất đai, quê hương, con người.

* * *

blank
Bảng tên đường tại một ngã tư ở Houston.

Ánh nắng vàng len qua khung cửa, báo hiệu một ngày mới; tiếng động cơ trên xa lộ vang vang lấn áp cả tiếng chim ríu rít gọi nhau trên cành, theo thói quen tôi bước xuống giường, loay hoay tìm đôi giày để ra khỏi nhà hăm nóng cơ thể. Chợt nhớ ra, đây là Houston, tôi từ Miami bay qua đây ngày hôm qua. Giờ nầy còn sớm, vì Florida cách Texas một múi giờ.

Bỗng nhiên, nghe tiếng của đứa con gái:

- Ba thức dậy rồi à! Bộ đêm qua chỗ lạ ngủ không được hả ba?

- Ở đây, lạnh hơn một chút. Mẹ con chắc mệt quá, nên điệu "Rock and Roll" hơi lớn, ba đã quen rồi không có ngủ không được.

Sau đó đứa con mở cửa sau ra ngoài, vì nghe tiếng con chó sủa "gâu gâu".

Tôi rão bước, dọc theo "side work", ngắm Houston lúc bình minh dưới sương mù dầy đặc, che dấu nhiều bí ẩn dành cho người mới đến lần đầu tiên.

Gần đây lúc kinh tế Mỹ suy trầm, nhiều nơi bị thất nghiệp lên đến hai con số. Texas là một trong những tiểu bang người ta đến nhiều nhất, nhờ những mõ dầu to lớn được tìm thấy, khai thác; nên cần thêm kỹ sư, công nhân và kéo theo nhiều dịch vụ. Houston, "gạo trắng nước trong" là nơi đến của cộng đồng người Việt Nam, đứa con gái cũng lẵng lặng tìm việc làm ở đây.

Tôi diện "bộ cánh" mới toanh, giống như chú rễ lần đầu ra mắt... theo đứa con thẳng tiến về khu "Bellairs". Xe đảo một vòng khu chợ HK, rồi ghé vào tiệm ăn Việt Nam. Tiệm ăn rất đông khách, ngồi cạnh bàn tôi là một cặp vợ chồng trẻ, có một cháu trai dễ thương, thấy mê luôn. Tôi bắt chuyện làm quen, hỏi chuyện lung tung. Đứa con ngồi bên khều nhẹ, lấy tay đưa lên miệng ra dấu:

- Ba à, mọi người đều nhìn ba kìa!

Tôi cụt hứng, đưa mắt nhìn quanh, đúng là mọi người đang nhìn tôi, chắc là nhìn "bộ cánh" mới toanh của tôi.

Rời tiệm ăn Việt Nam, chúng tôi đi vòng qua khu thương mại rộng lớn, hành lang thênh thang, những biển quảng cáo toàn tiếng Việt Nam. Người dân rất bình dị thẳng thắn, giống như phong cách của những chàng "cowboys", hiệp nghĩa trong phim Viễn Tây mà tôi yêu thích. Tiếng ca nhạc êm dịu từ dàn loa phóng đại dẫn tôi vào tiệm bán dĩa băng nhạc Phương My. Đi qua mấy dãydĩa nhạc là kệ sách nằm khiêm nhường.

Đây rồi, những cuốn sách về tuổi học trò của Duyên Anh, vẫn còn tái bản. Và kìa, sách “Khi đồng minh tháo chạy” của ông Nguyễn Tiến Hưng.

Kia là những cuốn sách Viết Về Nước Mỹ, tuyển tập 1/2000, 2/2001, 3/2002,... còn tuyển tập 16/2015, 17/2016 sao không thấy? Chắc là đã bán hết rồi, công ty Việt Báo dạo nầy lời to.

Tôi đến hỏi người bán sách về hai cuốn sách mới, họ nói là chưa có. Tôi quả quyết là đã có rồi! Họ nói để họ đặt hàng, chừng hai tuần nữa sẽ có. Chủ tiệm còn nói thêm, những năm đầu, sách “Viết Về Nước Mỹ” bán rất chạy, những những năm sau này, ngày càng bán chậm hơn. Chắc là do "internet"!

Bỗng nhiên, có giọng nói khàn khàn nhừa nhựa đặc biệt, giống như của một người bạn cùng quê thời trung học. Tôi đến gần xem sao, dù sương pha mái đầu tôi vẫn nhận ra nó. Lạ chưa, ở xứ lạ quê người, gặp lại bạn cũ nó chỉ chào xã giao, rồi tiếp tục lựa dĩa nhạc!

Chắc là tôi thay đổi quá nhiều nên nó nhìn không ra. Tôi tiến sát lại:


- Xin lỗi huynh, có phải là Miểng, quê ở Tân Châu?

Ông ta ngạc nhiên nhìn tôi...

Chuyện xưa: Những năm 1980, ở quê tôi cái gì cũng "đổi mới", từ cái ăn, đến cái mặc. Khó tìm một quán cà phê ngon, có người quen chỉ tôi, quán Tạ Sang nổi tiếng ngày xưa vẫn còn mở cửa. Tôi đến nơi, chỉ có cánh cửa nhỏ khép hờ, như "quán chui", giống như nhiều thứ "chui" khác để sống còn. Từ trong quán có tiếng khàn khàn nhừa nhựa đặc biệt, không thể lầm lẫn với người khác của Miễng, một bạn chung trường thời trung học. Miểng học ban A (ban vạn vật, lý hóa), bị nghỉ học giữa chừng đi lính KQ.

Anh ta kể là sinh viên Văn Khoa, sắp lấy bằng cử nhân thi Miền Nam sụp đổ, rồi lên tàu Trường Xuân ra đảo, không thích nên trở lại VN,... Đang dạy Anh văn, bị cho nghỉ. Họ không biết trọng dụng nhân tài...

Tôi chỉ ừ à cho qua chuyện. Vào thời buổi đó những người có bằng cấp cao hay những sĩ quan đi "cải tạo" về, người ta không mặn mà kết thân vì sợ liên lụy. Ông thầy tôi giáo sư đại học Văng, rất lo sợ khi có ai nói về mình.

Tôi định cư ở Mỹ, đang ở Florida, một hôm có người bạn từ Kentucky gọi hỏi tôi, có biết một người vừa qua Mỹ theo diện HO sau cùng, KQ, từng là sinh viên Văn Khoa, cùng quê với tôi. Mùa hè nầy, khi lên đó thăm con, nhớ đến thăm họ. Lạy trời cho ông HO vừa mới qua không phải là M., vì tôi luôn luôn yêu sự thật, sẽ nói hết, thì "miểng văng" người trúng trước là tôi!

Ngày xưa, khi ai nói nhiều hơn cái gì mình đang có thì gọi là phóng đại, còn nói ít hơn hay bằng cái mình có gọi là khiêm nhường, được mọi người trân quí. Sau nầy người ta ít dùng chữ phóng đại, mà thay thế bằng chữ "nổ", chắc cho gọn, "miểng văng" nhanh như trái nổ.

Trở lại chuyện trong tiệm Phương My. Người khách ngạc nhiên nhìn tôi:

- Sao ông biết tôi quê ở Tân Châu? Tôi tên là Viên, anh của Miểng, em tôi hiện còn ở Việt Nam.

- Xin lỗi huynh, tôi nhận lầm người.

Viên cho biết qua Mỹ theo diện HO đợt cuối, ở Trung Tây, mới dời về Houston. Cũng như tôi, Viên bị tiếng ca nhạc từ loa phóng đại dẫn lối vào, tìm lại hương vị xa xưa.

Mỗi khi có dịp đi xa tôi thường diện "bộ cánh" mới toanh, chăm chút từ đầu đến chân; người xưa thường nói "xem mặt mà bắt hình dong...", đều thành công. Lần đầu đến viếng Houston, thấy người dân không chú trọng nhiều dáng vẻ bên ngoài như ở Miami, Florida hay ở khu Little Saigon, Califonia, nhưng bên trong chiếc áo cũ là những người giàu có, tiền vàng rủng rỉnh, vì hãng, xưởng trả lương cao hơn nơi khác và nhà đất giá rẻ.

Vài lời nhận xét về Houston, Texas qua 3 ngày "cưỡi ngựa ngắm hoa", chắc chắn là có nhiều sai sót, xin lắng nghe những cao kiến của đồng hương Houston cùng quí sư huynh đệ.

Hơn hai giờ, lướt mây trời
Từ xa nghe tiếng "ba ơi con nè"!
Nãy giờ mẹ vẫn, êm re
Trái cây, trong túi kè kè, bên hông
Lên xe, hướng chợ Hồng Kông
Lee's Sandwiches, ấm lòng đồng hương
Ồn ào, tiếng Việt thân thương
Con Hồng, cháu Lạc tha hương xứ người
Tuổi trẻ, liếng thoắng nói cười
Tuổi già, yên ắng tìm người năm xưa
Bên ngoài, lấm tấm giọt mưa
Bên trong, đầm ấm dạ thưa, dùng gì?
Cơm nhà, phở chợ thiếu chi
Mẹ sao, ba vậy món gì cũng xong
Houston, gạo trắng nước trong
"Sài Gòn Street"*, bon bon về nhà
"Perry Homes", cách chợ không xa
An cư, lạc nghiệp Việt Nam ta thuộc lòng.

Ba ngày ngắn ngủi. Rời Houston, phi cơ cất cánh về hướng Đông. Về đến Miami, lòng vẫn nhơ.

Y Châu

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 866,382,226
Anne Khánh-Vân, 33 tuổi, hiện đang sống tại Thủ Đô Hoa Thịnh Đốn, đã góp một số bài viết đặc biệt. Sau khi tốt nghiệp Kinh Tế Kế Toán và sống một thời gian ở Pháp, cô sang Mỹ và hiện vừa làm việc vừa học thêm về Management Information System. Bài viết mới nhất của cô lần này ghi lại cảnh thủ đô nước Mỹ chìm ngập
Theo kết quả giải thưởng Viết Về Nước Mỹ 2006 vừa được loan báo, Thịnh Hương là một trong 12 tác giả được bình chọn vào chung kết. Là một nữ viên chức làm việc tại miền Bắc California, bà đã góp 4 bài viết đặc biệt cho Viết Về Nước Mỹ năm thứ sáu: Hắn Và Tôi, Bắt Đầu Từ Hoàng Hôn, Thuốc Đắng Đã Tật và Người Đẹp Thương Xá
Chúng tôi là những người Viking Na Uy nhỏ bé hiền hòa đang viếng thăm nước Mỹ. Xin lưu ý: không phải bốn chúng tôi nhỏ bé hiền hòa mà là nước Na Uy của chúng tôi nho nhỏ nhu mì. Na Uy được cái hân hạnh là nơi tổ chức trao giải thưởng Nobel Hoà Bình mỗi năm vì trong lịch sử thế giới, Na Uy chưa bao giờ gây lộn
Tôi gặp người bạn trẻ ấy đứng thơ thẩn một mình trong giờ giải lao ở cuối hành lang hội trường của đại học American University. Anh chàng này trông quen quá nhưng tôi không tài nào nhớ nổi hắn là ai. Tôi đến tham dự một buổi sinh hoạt dành riêng cho sinh viên và các bạn trẻ gốc Á Châu do hội "The National
Ngày xửa ngày xưa, khi hai đứa lấy nhau, chú rể người Mỹ và cô dâu người Việt, chú rể khăng khăng không chịu tổ chức đám cưới ở nhà hàng Tàu, cô dâu không muốn đãi ở nhà hàng Mỹ, cuối cùng hai đứa quyết định tổ chức đám cưới ở trên một chiếc tàu. Cruise chạy vòng vòng trên sông Potomac, khách đến dự đám
Thanh có một người khách Mễ vào tuổi "chiều tàn". Bà vô làm nail (làm móng tay giả) vài lần, coi bộ vừa ý, lần sau bà dẫn thêm người em, hai đứa con gái, và cháu. Nội ngoại gì không biết mà tới ba bốn đứa lận. Từ mấy đứa nầy kéo thêm một nhóm bạn. Mấy đứa còn cấp trung học cho nên mỗi lần có sinh nhựt bạn bè hay
Chuyện xảy ra trong tiệc cưới tại một nhà hàng seafood vùng thủ đô Tỵ Nạn Cộng Sản Little Sàigòn, 2 tuần sau ngày Tưởng Niệm quốc hận 2006. Tiệc cưới này có lẽ vì hai vị thân thuộc và bạn bè đôi trẻ, đa số đều là cựu tù cải tạo. Bởi thế mà, ngay sau khi ngồi vào bàn tiệc họ đã như biết nhau từ trước; tay bắt mặt mừng
Từ lúc còn nhỏ cho đến giờ, không biết sao tôi lại rất thích con số mười hai (12). Cái gì đó đã thu hút tôi mỗi khi tôi nhìn thấy nó. Là một cô gái, mỗi khi nhìn thấy ai mặc áo có ghi con số đó thì tôi lại dính chặt cặp mắt tôi vào họ. Nhiều khi bị họ bắt gặp, tôi rất mắc cỡ, nhưng tính nào tật đấy, vẫn không bỏ được. Ở bên Mỹ này
Các con cái cháu chắt vừa tổ chức lễ Thượng Thọ cho cụ Trần tại một nhà hàng Việt nổi tiếng tại Houston, Texas. Cụ vừa đúng 85 tuổi tính đến tháng 7 năm 2006. Cụ ngồi đó mà trí nhớ cụ tìm về quá khứ từ bẩy tám chục năm trước. Thời gian thấm thoát đã đưa cụ về tuổi gần đất xa trời. Các bạn cụ kẻ trước người sau đã
Buổi chiều, sau khi tôi đã hoàn tất việc cơm nước và dọn dẹp, các con tôi xem Tivi, tôi có được những phút yên tĩnh một mình trên căn gác nhỏ nầy để tập dợt nhạc Pháp xưa: "Maman oh Maman, Tout les garcons et les filles. Adieu jolie candy ..." rồi trở về nhạc Việt với Phạm Duy, Từ Công Phụng, Trịnh Công Sơn…. Bây giờ đã vào Hè, tôi mở cửa sổ
Nhạc sĩ Cung Tiến