Hôm nay,  

Chuyện Tình & Đôi Mắt Người Lính Mỹ Viết Về Nước Mỹ

21/12/201600:00:00(Xem: 21560)

Tác giả: Nguyễn Thị Mão
Bài số 4997-18-30697-vb4122116

Tác giả tham dự Viết Về Nước Mỹ từ 2007 và đã nhận giải thưởng đặc biệt. Trước 75, cô là một viên chức trong Quân Đội Việt Nam Cộng Hoà, vượt biển năm 1989 và định cư tại San Francisco. Sau khi học xong về ngành Library, cô hiện làm việc tại thư viện trường trung học tư thục Lick Wilmerding tại San Francisco.

* * *

Khi tôi tặng cuốn sách Mourning Headband for Hue, bản anh ngữ Olgar Dror dịch từ sách “Giải Khăn Sô Cho Huế" của nhà văn Nhã Ca, cho Rob và Phương, vợ chồng người bạn tôi, Rob thật thích cuốn sách vì nó nhắc nhở ông những ngày tháng dự trận chiến tại Huế Tết Mậu Thân 1968. Sau khi đọc cuốn sách, Rob nói là tác giả đã viết thật đầy đủ và trung thực tế về những chết chóc đau thương đã xảy ra cho Huế.

Ba tháng sau khi tôi lên thăm vợ chồng Rob, lần này Rob có kể tôi nghe câu chuyện tình sau chiến tranh giữa ông và Phương.

Rob gia nhập Kỵ binh Mỹ năm 1967, đơn vị 1st Cavalry Division được điều sang Việt nam và đóng tại tỉnh Bình Định, Việt Nam. Sư Đoàn 1st Không Kỵ là một sư đoàn thiện chiến của quân lực Mỹ.

Tết Mậu Thân 1968, khi cộng sản Bắc Việt mở chiến dịch tổng tấn công tết trên toàn lãnh thổ Nam Việt Nam, thành phố Huế từng bị công sản kiểm soát và giết hại hàng ngàn người dân... Tiểu đoàn 1st Kỵ binh của Rob đã được điều động từ Bình Định đến Huế để phối hợp với đơn vị U.S Marines để hỗ trợ chiến đấu đẩy lui quân CS khỏi Huế. Sau trận chiến tại Huế tiểu đoàn Không Kỵ mà Rob phụ vụ được tái trí và di chuyển về Quân Đoàn I. Rob đóng quân tại đây và được chuyển về Mỹ năm 1970.

Về đến Mỹ Rob phục vụ trong quân đội đến năm 1975 thì giải ngũ và lập gia đình, sống tại thành phố Chico, tiểu bang California.

Khi miền Nam mất vào tay CS, năm 1975, Rob cũng như những người lính cựu chiến binh Mỹ đã từng chiến đấu tại Việt Nam không bao giờ nghĩ có thể trở lại mảnh đất xa xôi mà họ đã một thời chiến đấu và sống sót trở về. Nhưng rồi nhiều cựu chiến binh như họ đã trở lại Việt Nam thăm lại chiến trường xưa. Trong số này có Rob, người cựu chiến binh thuộc Sư Đoàn 1st Không Kỵ của Hoa Kỳ. đã từng tham chiến tại Việt Nam và đã tham gia trận Huế 1968. Rob trở lại Việt Nam và đã gặp Phương, một thiếu nữ Việt Nam.

Phương lớn lên sau khi Saigon đổi chủ. Cuộc sống của Phương và gia đình gồm bố mẹ và các chị em Phương rơi vào tình cảnh khó khăn như bao gia đình Việtnam khác, đối mặt với bữa ăn hàng ngày, lo sợ bị lùa đi kinh tế mới... và bố Phương là một cựu Quân Nhân của QLVNCH, cùng làm việc với Rob từ 1967 khi Rob còn là 1 thanh niên tuổi hai mươi. Khi Rob về lại Mỹ sau khi phụ vụ tại Việt Nam, họ giữ liên lạc với nhau. Đến năm 1975 Bob mất liên lạc, tưởng như vô vọng. Hai mươi năm sau, năm 1995, bang giao Việt Mỹ được chính thức tái lập. Rob cố gắng liên lạc và tìm lại được địa chỉ gia đình bố Phương. Năm 2001 Rob về lại Việt Nam. Lúc này chàng Rob đã là một người đàn ông Mỹ 55 tuổi, vừa mất tất cả vì cuộc ly dị với người vợ Mỹ.

Lòng buồn chán vì hạnh phúc không trọn vẹn, tiền bạc, nhà cửa không còn. Chàng Rob quyết định làm một chuyến trở lại Việtnam, dự định sẽ đến thăm nơi Rob đã phục vụ trước kia, thăm thung lũng An Lão, tỉnh Bình Định, thăm lại thành phố Huế, nơi đã xảy ra trận chiền Mậu Thân 1968 rất khốc liệt mà Rob và đơn vị đã dự phần trong chiến trận.

Liên lạc với Travel Agent, lấy vé và đặt khách sạn tại Saigon. Ngày lên đường đã đến, Rob sắp xếp hành trang rất gọn nhẹ, đến phi trường San Francisco

Đáp chuyến bay Japan Airline nơi đến thành phố Sàigòn năm xưa. Sau hơn 18 tiếng cho hành trình bằng máy bay và chuyển tiếp tại phi trường Narita, Japan Rob có mặt tại phi trường Tân Sơn Nhất, bố Phương và Phuơng ra đón Rob. Bé Phương ngày xưa nay đã thành một thiếu nữ.

Còn nỗi vui mừng nào hơn khi Rob và người lính Việt Nam Cộng Hòa năm nào gặp lại nhau. Rob được bổ Phương đưa về khách sạn nơi Rob đã đặt phòng trước. Mọi việc sắp xếp đều được trôi chảy, Rob được bố Phuơng đưa đi Bình Định thăm lại vùng An Lão, đi ra Huế nhìn lại chốn xưa nơi đã từng xảy ra cuộc chiến khó quên, nơi mà trận chiến năm xưaq đã được đưa vào chương trình học của môn lịch sử tại các trường học tại Mỹ.

Những ngày lưu lại Saigon, với tính cách gia đình Rob được Phuơng làm hướng dẫn viên du lịch vì Phương rất giỏi tiếng Anh. Phương đã học hết bậc đại học, nên rất tiện cho Rob. Tình trong như đã mặt ngoài còn e. Rob rất thích Phuơng một cô gái hiền với nét đẹp nhiên, nhưng Rob biết tuổi tác sẽ là hố ngăn cản cho Phương và Rob.

Ngày rồi cũng qua mau, sau một tháng tại Vietnam, Rob phải trở lại Mỹ, đối mặt với cuộc sống hàng ngày, lần này Rob lại mang thêm một nỗi n nhớ thương, lúc nào cũng nghĩ đến Phương, người con gái Việt thông minh, chân chất lại là con của một người bạn năm nào mà Rob rất quý trọng. Sau nhiều đắn đo, Rob quyết định tỏ tình xem phản ứng của Phương và gia đình của Phương như thế nào. Rob gọi điện thoại vệ Vietnam, nói chuyện với bố Phương, và ngỏ ý muốn quay lại Saigon gặp Phuơng cùng gia đình để tỏ nỗi lòng của Rob, bố Phuơng lúc nào cũng chào đón Bob như một người thân nên ông nhận lời tiếp đón Bob trở lại Việt Nam.


Ngày 1 tháng 12 năm 2003, Bob có mặt tại Việt Nam đoàn tụ lại với gia đình của Phương, nỗi vui mừng lần này làm Rob cảm thấy ấm cúng hơn, vì sự tiếp đón của gia đình Phuơng. Sau mấy ngày đầu tạm yên với niềm vui gặp lại, Rob mghiêm túc thưa chuyện với bố của Phuơng về ý định muốn hỏi cưới Phương và mang Phuơng sang Mỹ sinh sống. Bố hỏi Phuơng nghĩ sao. Được hỏi như cởi tấm lòng Phuơng bằng lòng vì Phuơng cũng mến Rob qua lần Phuơng là hướng dẫn viên thăm lại Việt Nam của Rob trong lần trước.

Ngày đám cưới được chuẩn bị sau một tháng, Rob có mời đón me của Rob từ Hoa Kỳ sang Việt Nam dự đám cưới của Rob. Đúng như truyền thống Việt Nam, đám cưới có 2 bên gia đình chứng kiến và Phuơng chính thức là vợ của Rob. Rob thấy thật hạnh phúc tình cảm của Rob và Phuơng dành cho nhau. Rob ở lại Vietnam vui hạnh phúc mà tưởng rằng sẽ không bao giờ có trong đời Rob, một người vợ trẻ, ngoan, học giỏi.

Một năm sau bé Lynn chào đời, Rob thấy hạnh phúc hơn bao giờ. Phương luôn chăm sóc Rob và con gái chu đáo và dạy bé Lynn học nói tiếng Việt lưu loát.

Sau khi sống tại Việtnam hơn ba năm, Rob nói với Phuơng phải nghĩ đến tương lai của con gái, bé Lynn, hai vợ chồng bàn là sang Mỹ sống để bé có được một nền giáo dục tốt. Rob bắt đầu làm giấy tờ cho mẹ con Phương cùng Rob sang định cư tại Mỹ. Một năm chờ đợi cuối cùng gia đình của Rob cùng nhau lên máy bay và sang Mỹ năm 2008.

Khi định cư tại Cali, Rob muốn Phuơng trở lại trường học để tiếp tục học, còn bé Lynn đến trường mẫu giáo, Rob lúc này sẽ là người cáng đáng những việc nhà để Phương có thì giờ học. Vì là cựu chiến binh nên Rob được hưởng những quyền lợi của một cựu chiến binh, và vợ con cũng không bị bỏ sót. Rob quyết định dọn về thành phố Sacramento là thủ phủ của tiểu bang California.

Sống với Phương và con gái bé Lynn, Rob thật hạnh phúc, cho đến đêm ngày 5/5/ 2015, bất thình linh cảm thấy khó thở, Phuơng tức tốc đưa Rob đến Sacramento VA Medical Center cấp cứu, nhưng không kịp nữa, Rob không bao giờ tỉnh lại.

Rob ra đi nhanh chóng, thật đau đớn cho Phương, nhưng Phương cần phải bình tĩnh để lo mọi chuyện vì Phuơng còn cô bé Lynn bên cạnh, bé có một tương lai đang chờ đón, Phương không thể để suy sụp tinh thần trong tình cảnh này.

Theo di chúc của Rob, thân thể của Rob được hiến tặng cho trường Đại Học Davis tại Sacramento để nơi đây có thể nghiên cứu, cũng như hiến tặng phần nào thân thể cho những bệnh nhân đang cần. Đúng lúc Rob vừa ra đi thì nơi này có một bệnh nhân bị hỏng mắt do một tai nạn, Bác sĩ thấy đôi mắt của Rob vẫn còn linh động chưa bị chết, nên họ quyết định mang đôi mắt Rob ghép sang cho bịnh nhân đó. Khoa học tại Mỹ thật thần kỳ, cuộc phẫu thuật ghép mắt thành công và đôi mắt của Rob đã là đôi mắt của một bệnh nhân trẻ. Phuơng tiếp nhận tin này là một niềm vui trong đau khổ nhưng dẫu sao Phuơng cảm thấy đôi mắt của Rob còn sống và rất hữu ích đã cứu cho 1 mạng người.

Phương có hỏi trung tâm Davis có thể cho Phượng gặp bệnh nhân đã nhận đôi mắt của Rob không? Thì họ nói là lúc này không thể được. Phuơng hy vọng trong tương lai sẽ nhìn Rob qua đôi mắt còn sống đó. Phần thân thế còn lại đã đuoc trung tâm nghiên cứu Y Khoa Davis giữ cho những lần thực tập của sinh viên. Sau ba tháng trung Tâm Y Khoa Davis có làm một buổi lễ truy điệu Rob, và họ đã hỏa thiêu phần thân thể của Rob như ước nguyện của Rob khi còn sống.

Viết đến đây, nhắc tôi về buổi gặp Rob khi tôi lên thăm gia đình Rob, chúng tôi cũng đi ra ngoài ăn trưa, cùng chuyện trò với nhau, Rob thường nhắc những ngày tháng chiến đấu ở Vietnam, có con gái Lynn ngồi cạnh bố, đùa giỡn hồn nhiên. Có lúc đang vui chuyện, Rob đố tôi chữ “D&D Team” có nghĩa gì? Tôi đoán mò là Do and Dump team, Rob cười, nhìn cô con gái mà nói là đó là “Daughter & Dad Team.” Hai bố con nhìn nhau thật vui. Rob đúng là người đàn ông của gia đình.

Khi Rob mất, be Lynn có viết hai đoạn ngắn về bố Rob sau đây:

The Last Day

The last day, I should've known the last day was today. The Morning I played and joked with him, the afternoon he helped me practice rollerskating. That night I woke up with a start, the next day he was no more, I should've known that May 5th, was the last day with my daddy.

...

Death Anniversery

Ah, May the Solemn Cherry Blossoms gently sway, while the sun peacefully sets over the Valley far away, and reminds all of us how we would have enjoyed this daymaybe we would have played fun games instead of sitting around being lame. We probably would have went out to the park to play, or watch a happy football game comfortably together at home but for us this is a sad day for May 6th is when my daddy passed away.

Đó là 2 bức thư của bé Lynn mà tôi nhận được, khi bé biết là bé đã mất bố, một người bố luôn bên cạnh bé suốt 10 năm.

Thấm thoát đã hơn một năm kể từ ngày Rob mất tôi mới mở những dòng chữ bé viết để ôn lại những gì đã qua.

Nguyễn Thị Mão

Ý kiến bạn đọc
11/04/202409:19:14
Khách
vagina odor remedies <a href=""> https://forums.dieviete.lv/profils/127605/forum/ </a> breakout remedies
01/10/201914:42:47
Khách
Chị Mảo ơi hôm nay tình cờ đọc bài viết này cuả chị rất cảm động lời văn giản dị mà thấm sâu tình cảm rất hay. Mong có dịp nào nhóm Việt bút mình lại hội ngộ ở San Jose gặp lại bà chị dể thương và nhưng anh chị khác,trong nhóm, em là bà xã cuả LXM đã được gặp chị dưới Nam Cali vưà rồi
27/12/201603:19:03
Khách
Cảm ơn lời chúc của chị. Chúc anh chị một năm mới đầy hạnh phúc và mọi sự như ý.
26/12/201617:26:23
Khách
Chào anh Sáu,
Cảm ơn Anh đọc bài tôi viết. Chúc Anh và gia đình có được ngày Giáng Sinh ấm áp, và ngày tết sắp đến hạnh phúc và an lành.


Mike & Mão
25/12/201611:09:11
Khách
Chào chị Mão,
Bài viết chị rất hay.

Sáu
22/12/201620:00:07
Khách
Cảm ơn độc giả Thủy đã đọc và có ý kiến.

Nguyễn Thị Mão
22/12/201602:02:16
Khách
Một bài viết thật cảm động. Xin cám ơn tác giả.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 865,117,975
Xin thưa với bạn có hai cái "sai" ở tựa đề. Thứ nhất, Ông Mandino không phải là một thương nhân mà là tác giả của quyển sách có tựa đề trên. Thứ hai, "lắm của" ở trong quyển sách self-help này (ta thường gọi là loại sách tu thân), "The Greatest Salesman in the World", không chỉ có nghĩa là của cải
Từ đêm đưa thuyền rời quê đã hơn 30 năm, nay dù muốn hay không, tôi vẫn phải về thăm lại, cha mất mới đây, mẹ còn khỏe, cả hai đều đã gần 100 tuổi. Trên cùng chuyến bay sang VN, may tôi lại gặp ông bà Nguyễn Quang Liên, một ông bạn cũ từ xưa ở Saigon, Tôi được biết thêm chuyện và kể lại: Quen lâu năm, biết ông là
Nàng nghe có tiếng cửa mở, nhưng không để ý. Nàng nhìn đồng hồ đeo tay thấy năm rưỡi thì biết ngay là lão đã về. Nàng vừa cười vừa nói chuyện điện thoại, rồi nhìn lão hất hàm ra dấu cho lão biết có thức ăn trên bếp. Lại món gà kho, ngán quá. Lão đi vào phòng ngủ thay đồ, nghe loáng thoáng tiếng nàng trên điện thoại: "...vậy à"
Ngày còn nhỏ, tôi trông thật gầy gò, ốm yếu, tính tình lại nhút nhát lắm. Mẹ tôi sanh tôi thiếu tháng, chẳng biết sao mà hồi đó tôi lại sống được cũng lạ! Lớn lên một chút, chừng năm sáu tuổi, tôi đã biết thế nào là ăn đòn, vì bố tôi rất dữ đòn đối với con cái, một phần vì thích hàng xóm thấy mình dữ với vợ con, còn phần nữa thì tôi
Mẹ tôi năm nay 86, bắt đầu trở bệnh lãng trí nặng. Khi thì cụ thống trách đôi tay đôi chân vụng về, lẩy bẩy, vô dụng của mình. Khi thì cụ lộ vẻ hoảng hốt hoặc tự dằn vặt về những đổ vỡ, hư hại do sự "hoá đần độn" của mình gây ra. Khi thì cụ uất ức vật vã kêu khóc vì nhận ra giai đoạn tang thương cuối đời đã thực sự đến với mình rồi.
Tôi hỏi người bán vé: Từ đây đi Washington DC giá bao nhiêu và xe chạy mất mấy giờ và nếu tôi là người có tuổi thì bớt được bao nhiêu" Ngửng lên nhìn tôi, ông ta vừa bấm máy bán vé vừa trả lời: Ông được bớt còn 145.37 xu, còn nếu ông mua trước 7 ngày thì giá vé trong khoảng từ 80 đến 119 dollars tùy theo xa gần.
Lúc 12giờ đêm Lão Cát lai ra đi, một cái chết lặng lẽ cũng như cuộc sống vốn thầm lặng của Lão ! Bệnh viện F.V có lẽ là nơi Lão đến đó lần cuối trong chặng đường đời nhiều nổi truân chuyên, bộ óc bình dị đầy lòng nhân ái ấy đã thôi không còn thao thức trong quãng đời già nua ... Tôi viết câu chuyện này, tham dự cuộc thi
Đi làm về, nếu không đi chợ thì về thẳng nhà, nhìn xung quanh căn phòng của một người độc thân, cái gì cũng lặng lẽ. Từ cái bàn, chiếc ghế, cái Ti Vi trong góc, một chiếc gối, ngay cả chiếc gối để ôm gác phía dưới chân, cái mền kẻ những sọc vuông không hoa hòe xếp phẳng phiu ... cái gì cũng như tỏa ra một mùi vị lặng lẽ
Chiều nay, thứ sáu 28/4, trên đường lái xe đi làm về, chợt nhớ Chủ Nhật này là 30 tháng 4. Lại 30 tháng Tư nữa rồi! Chẳng hiểu sao tôi lại quyết định sẽ viết một mẩu truyện về đời mình nhân dịp kỷ niệm lần thứ 31 của ngày này. Có lẽ tôi nghĩ rằng bây giờ mình đã 50 rồi, đời cũng đã từng trải, chả còn sợ sệt gì nữa khi muốn nói ra những điều mình nghĩ, ít ra là về cuộc đời của mình. Năm 1987, sau năm tháng sống
Qua bao năm dài thai nghén, bố tôi mới sẵn sàng cho tôi chào đời. "Thân Phận” là tên của tôi được bố chọn. Đó là nỗi đau trăn trở của Người muốn gởi gắm vào tôi. Sau buổi ra mắt sách, tôi được ký tặng cho một người bạn vong niên của bố. Chủ của tôi là một người Việt định cư ở Hoa Kỳ khá lâu, từ thuở còn là học sinh trung học
Nhạc sĩ Cung Tiến