Hôm nay,  

Tự Sự Của Một Người Lính Thủy

29/12/201600:00:00(Xem: 24724)

Tác giả: Trần Du Sinh
Bài số 5005-18-30705-vb5122916

Tác giả đã nhận giải Tác Phẩm Viết Về Nước Mỹ 2014. Lớn lên tại VN khi cả nước đã thành xã hội chủ nghĩa, ông kể, “Trong khi đợi bảo lãnh diện đoàn tụ gia đình, tôi có cơ may được học bổng của Liên Âu (EU) để hòan thành chương trình BA và MBA International Management." Sau khi định cư tại Hoa Kỳ, ông đã hoàn tất luận án tiến sĩ tại Đại Học ở Argosy, San Diego, và là một Phó Giám Đôc kỹ thuật hàng hải của Bộ Quốc Phòng Mỹ, làm việc tại Á Châu. Bài mới là hai tự sự ngắn của một người lính thủy.

* * *

1. Lạc Lối Thiên Đàng

Đêm nay mưa dầm. Lạnh buốt da, cảm giác buồn ngủ kéo tới nhưng hãy còn sớm. Xưa nay tôi vốn không muốn ngủ sớm vì thấy đời quá ngắn, ngủ nhiều cũng là cách hoang phí cuộc đời. Hơn nữa, đối với người lính thủy, những giây phút trên đất liền luôn là những món quà cần trân quý.

Lấy xe dạo một vòng phố nhỏ, định bụng sẽ tìm một quán rượu nào đó để làm một ly cho ấm bụng và thưởng thức một điếu thuốc thơm. Thiên đàng bỗng thấy rất gần. Một thiên đàng giản đơn cho người lính viễn chinh.

Mưa vẫn rơi mãi trên đường phố vắng đêm khuya. Bài hát nào đó từ đâu vọng về.

Xưa nay tôi vẫn thích những con phố nhỏ dù chẳng có lý do gì. Có lẽ đó cũng là cách tôi tách mình ra khỏi Little Saigon, nơi dường như có tiếng eo sèo mặt nước buổi đò đông của Tú Xương. Nơi đó có quá nhiều hương vị cuộc sống, mà đôi khi sự giản đơn lại khó kiếm.

Phố Everett gần như bị bỏ rơi. Chỉ còn vài quán rượu còn đỏ đèn. Đậu xe ven đường, rảo bước trong cơn mưa dầm. Lướt qua những ô cửa kiếng chỉ thấy vài bóng người. Thôi thì hẹn dịp cuối tuần vậy. Con phố này có vẻ thiếu sinh khí trong ngày thường.

Rồi bỗng có một quán sáng đèn. Một bà cụ nhỏ thó nhìn ngoài bảy mươi đang ngồi thả từng ngụm khói nhỏ. Đời có vẻ như đang ngừng trôi.

Một quán cà phê đóng cửa muộn.

Mừng như bắt được vàng, ít ra cũng có chỗ dừng lại để làm một điếu thuốc thơm. Tôi mở cửa ghé vào.

Một thế giới lạ lẫm đang hiện ra. Những bức tường treo toàn những bức tranh nguệch ngoạc khó hiểu. Một nhóm người lặng thinh ngồi nghe một cô gái tuổi ngoài hai mươi đang đọc thơ.

Tôi phải vuốt mặt với bàn tay tê giá của mình để biết chắc là mình không mê ngủ. Tôi đang lạc vào đêm thơ nhạc của những người Mỹ yêu văn chương bình dị nơi phố nhỏ.

Định thần một chút, tôi nhận ra mình là người không phải Mỹ trắng duy nhất ở đây. Cảm giác mình như từ một hành tinh khác mới đến trong mắt đám đông. Nhưng rồi những ánh mắt thân thiện, những nụ cười dễ mến đã làm tôi vững tâm mà ở lại.

Tôi tới quầy gọi một chai bia và một cái bánh ngọt. Quán đơn sơ chỉ có vậy.

Tìm một góc khuất, tôi kéo ghế ngồi lặng thinh. Tôi đã lạc vào thế giới của những nghệ sỹ và những tâm hồn thơ. Tôi cảm nhận mới mẻ nhiều hồi hộp. Tôi là kẻ ngoại đạo nơi đây.

Hình ảnh một nước Mỹ phồn thực vật chất kim tiền bỗng bị một phụ nữ trung niên xóa sạch khi cô đọc những bài thơ Haiku bằng tiếng Anh do chính cô sáng tác. Cô nói rằng cô rất yêu thích thơ Haiku của Nhật Bản và văn hóa Phương Đông. Còn tôi, một người Á Đông mà chẳng biết gì về thơ Haiku.

Đêm nay tôi thua toàn tập, cũng vì đang lạc lối trong một thiên đàng bé nhỏ. Thiên đàng này đang giang tay đón nhận một kẻ ngoại đạo như tôi.

Ừ nhỉ, thiên đàng thì phải luôn rộng cửa cho người lạc lối.

2. Cuối Cùng Cho Một Tình Yêu

Hôm qua là ngày trực kề cuối sau gần ba năm làm việc ở đây. Sau lần đi tuần tra cuối ngày, lẽ ra đi thẳng về phòng tắm rửa rồi nghỉ ngơi, tôi lại quyết định rẽ qua phòng điều khiển trung tâm để coi anh lính trực thế nào, coi ảnh có chơi Facebook mà lơ là trực hay không.

Nói vậy thôi chứ tôi biết ảnh lướt Facebook là cái chắc. Cái thế hệ trẻ này có thể nhịn ăn nhưng khó mà nhịn Facebook được.

Xưa nay tôi vốn bước đi khá nhanh và không lê gót nên ít khi nghe tiếng động. Nhiều lúc có chuyện gấp phải vượt qua mặt mấy anh lính to nặng hơn, chúng đều gọi tôi là Nin-ja vì xuất hiện lúc nào mà nó không hay biết.

Nhưng mỗi khi tới phòng điều khiển là tôi cố tình đi mạnh gót để tụi nó còn có thời gian mà giấu cái phone, chứ lỡ bắt gặp mà không chửi hay phạt cái gì đó thì quân lệnh không nghiêm. Vậy mà lần nào chúng cũng chậm chạp, hay là vì tôi đi nhanh quá nên bắt gặp. Thành ra phải chửi vài câu cho đúng bài.

Vào tới nơi thì tôi gặp hai người lính trẻ. Một người trực chánh ở phòng điều khiển trung tâm và một người đi tuần tra ghi chép thông số kỹ thuật của máy móc. Đứa sếp thì mới 20 tuổi cấp hạ sỹ nhất, còn đứa xó thì lại 23 tuổi, là hạ sỹ, cách nhau một bậc lương. Lý do là đứa lớn đi lính trễ hơn vì mất hai năm ở đại học. Hắn học xong hai năm để cha mẹ thỏa chí có con vào đại học như người ta, nhưng rồi hắn bị bộ quân phục quyến rũ nên xếp bút nghiêng lên đường nhập ngũ.


Còn đứa sếp kia thì dứt khoát hơn, không thích tốn thời gian ở đại học, vì hắn thấy mình không hạp ở môi trường quá nhiều lý thuyết. Thế là vừa tốt nghiệp xong vài tháng, hắn tuyên bố hùng hồn với cha mẹ hắn là hắn sẽ đi làm lính thủy. Thường thì mấy đứa Mỹ trắng mà quyết rồi thì cha mẹ chúng chỉ có ủng hộ mà thôi, chứ không như cha mẹ Việt quăng ra một mớ vũ khí lợi hại như 'cá không ăn muối cá ươn' hay 'áo mặc không qua khỏi đầu' để trấn áp con trẻ.

Hắn tên là Mark. Còn đứa lớn kia tên là Ruben, là người Mễ sanh tại Mỹ. Nói ra chắc bị chụp mũ là kỳ thị chứ thiệt tình cái anh Mỹ trắng này hắn lanh lợi và thông minh hơn anh Mễ kia nhiều dù có thua hai năm đại học đi nữa. Bù lại, hắn cũng láu cá như mấy đứa thông minh trên đời này. Nhưng hắn làm được việc, lại có tư chất lãnh đạo nên ông Thượng Sỹ già cho nó làm sếp nguyên cái phòng máy gồm 5-6 tên, trong đó có cả một chàng trung sỹ trên nó một cấp. Và anh trung sỹ này lại là Mỹ đen lười biếng và hậu đậu, vừa không khéo tay vừa chậm học. Nói tới đây chắc bị chụp mũ lần hai. Nhưng có sao thì nói vậy thôi.

Thực tế đã chứng minh rồi. Nước Nam Phi có người da trắng thì mới là nước tiến bộ nhất châu lục đen, còn mấy nước thuần da đen như Somali thì chỉ có ăn xin thế giới cả thế kỷ nay, nếu không thì đi làm hải tặc.

Vì Mark được nhiều người sếp khác thích nên tôi không bao giờ tỏ vẻ thích hắn vì sợ hắn kiêu ngạo. Thành ra tôi hay bắt lỗi nó để hạ bệ cái thói tự kiêu của hắn, và vô tình đì hắn khi nào không biết. Tôi lại bị nhiễm cái giáo dục hồi nhỏ ở quê nhà, tức là cứ bênh vực người nghèo hay người thấp cổ bé họng. Thành ra ai thuộc giai cấp ở trên như người Mỹ trắng đều khó được cảm tình của tôi. Tâm lý bênh người thiểu số dù sao cũng thắng thế trong tôi xưa nay.

Tối qua tình cờ bước vào nghe Mark la mắng Ruben lớn tiếng, tự nhiên tôi bênh ngang người Mễ y hệt đang bênh một giai cấp bị trị trước thực dân đô hộ. Thấy Mark rất giận nhưng không dám nói vì khoảng cách quyền lực giữa nó và tôi quá xa, tôi đã biết mình sai. Thường thì tôi chỉ làm việc với Thượng Sỹ già là sếp lớn của Mark.

Bảo Ruben tiếp tục đi tuần, tôi ngồi xuống nói chuyện với Mark. Tôi hỏi nó có phải không phục vì bị tôi rầy hay không.

Mark nói:

- Tôi biết là tôi quá trẻ để giữ vị trí supervisor trên mấy đứa kia. Nhưng nếu mấy ông đã tin tôi thì phải ủng hộ tôi thì công việc mới chạy được. Chứ tôi đâu có muốn bị ghét mà la mắng tụi nó. Tụi nó lười biếng thì tất cả đều thất bại.

Lúc này tôi thấy đúng là Mark có tư chất lãnh đạo thật. Hắn có cái họ gốc Anh Quốc. Ngày xưa người Anh cai trị Hồng Kông nên người Hồng Kông mới văn minh hơn người đồng hương đại lục vài chục năm tiến hóa xã hội. Người Anh cũng từng đô hộ các quốc gia khác toàn cầu, và kết quả là nước nào cũng văn minh hơn láng giềng không bị thực dân Anh đô hộ.

Lắng nghe Mark nói xong. Tôi thấy đến lúc phải nói thật cho hắn nghe suy nghĩ của mình về hắn. Tôi nói:

- Tôi sắp chuyển đi rồi nên hi vọng anh sẽ tin là tôi nói thật. Thật ra tôi đánh giá rất cao về khả năng lãnh đạo của anh, cũng như khả năng tiếp thu kiến thức rất nhanh của anh. Nhưng tôi sợ anh không có được sự ủng hộ của cấp dưới vì anh còn quá trẻ nên thiếu đắc nhân tâm. Anh nên để ý lời lẽ của mình, cũng như thái độ quá cực đoan với cấp dưới. Nhưng tối nay tôi đã sai vì làm anh nghĩ là tôi không ủng hộ quyền hạn của anh.

Tới đây tôi thấy khóe mắt hắn long lanh, đầu hắn cúi xuống. Hắn chỉ mới đôi mươi, gương mặt vẫn nguyên nét thánh thiện. Suýt nữa là tôi đã không qua mặt được hắn khi cố giấu một luồng xúc cảm thật mạnh từ đâu ập tới. Tôi thấy hắn tội nghiệp kinh khủng. Tôi hắng giọng nói:

- Thôi, khuya rồi. Tôi phải về phòng. Hãy gọi tôi bất cứ lúc nào cần giúp đỡ hay thấy lo lắng về điều gì nhé. Gặp lại anh vào sáng mai.

Trở về phòng, tôi cũng bất ngờ với chính mình, vì không hiểu làm sao mà mình lại nói thẳng được với một người lính cách xa mình nhiều như vậy.

Có lẽ do mình sắp chuyển đi. Và đó có thể là cuối cùng cho một tình yêu, một tình yêu đối với một nơi và những người đã gắn bó với mình suốt ba năm đầu khó khăn nhất trong sự nghiệp làm sỹ quan kỹ thuật của mình.

Như dòng sông vẫn chảy ra biển lớn. Mình rồi cũng sẽ ra biển lớn, nhưng nhánh sông ngày xưa luôn là kỷ niệm đẹp.

Trần Du Sinh

Ý kiến bạn đọc
03/01/201703:00:42
Khách
Quốc: Cám ơn bạn đã theo dõi Du Sinh. Đó là 1 sự khích lệ lớn.
Chi van thanh: Cám ơn lời bình dễ thương của bạn. Bạn trích dẫn chi tiết chứng tỏ bạn rất yêu văn chương. Xin tiếp tục ủng hộ mục Viết Về Nước Mỹ nhé. Tiếng Việt còn, người Việt còn.
02/01/201715:04:21
Khách
Bài viết hay quá , văn xuôi mà đọc như một bài thơ, vì cách diễn đạt. nếu được " Lạc lối Thiên đàng" như Du Sinh thì thú vị biết bao!!!!

"Cuối Cùng Cho Một Tình Yêu" - nhớ lại sách " Đắc Nhân tâm " của Nguyễn Hiến Lê.
..... Theo tôi, Người lãnh đạo giỏi là người có khả Năng quyết định và chịu trách nhiệm, vừa có lý ,có tình, và không cần che cảm xúc. và v.v.
Cảm ơn Dự Sinh, chúc dồi dào sức khỏe, tràn đầy nghị lực để cống hiến món ăn tinh thần quí giá.
30/12/201615:34:07
Khách
Aoluahadong, Thủy: Xin cám ơn hai vị đã có lời khen. Thiết nghĩ, tác giả nào cũng mong có được những độc giả như vậy, vì đó là nguồn động lực rất lớn để họ tiếp tục viết. Du Sinh cũng gặp nhiều người ưa soi từng câu chữ mà quên đi thông điệp của người viết, nhưng hi vọng họ chỉ là thiểu số. Ngôn ngữ luôn thay đổi cùng với những thay đổi trong xã hội. Xin cám ơn một lần nữa vì đã đón nhận ngôn ngữ của Du Sinh.
30/12/201615:00:48
Khách
càng ngày càng thấy thích các bài viết của anh
30/12/201603:10:47
Khách
Bài viết về lính nhưng thật ngọt ngào pha chút lãng đãng. Một lần nữa cám ơn một bài viết đúng chất Trần Du Sinh. Chúc Mừng Năm Mới 2017 đến với tác giả.
30/12/201600:49:56
Khách
Trong quân đội thì khó giải quyết vì tình cảm bởi kỷ luật là kỷ luật. Tuy nhiên tác giả hé lộ một tình cảm rất riêng tư..."Tôi lại bị nhiễm cái giáo dục hồi nhỏ ở quê nhà, tức là cứ bênh vực người nghèo hay người thấp cổ bé họng...".Thẳng thắn và sâu sắc là nét riêng của tác giả Trần du Sinh trong những bài viết của anh. Xin cám ơn anh về câu chuyện hay !
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 865,509,107
Con may mắn được mẹ sinh con tại Mỹ, tỉnh Alexandria bang Virginia . Mẹ dạy con nói tiếng Việt từ thuở còn thơ. Mẹ nấu cơm Việt cho con ăn. Mẹ kể lại chuyện xưa, ông bà ngoại dạy dỗ mẹ chu đáo nên ngày nay nhờ kinh nghiệm đó mẹ rèn luyện chúng con nên người tốt. Mặc dầu sanh đẻ tại Mỹ nhưng con lúc nào cũng nghĩ tới
Chiều nay trên đường từ sở về nhà, con đã chứng kiến một tai nạn giao thông khá nghiêm trọng. Ba xe cứu thương đến vây quanh làm lưu thông bị tắc nghẽn. Khi đi ngang qua hiện trường, con đã nhìn thấy các nhân viên cứu thương đang cố gắng cưa những mảnh sắt móp méo để lấy người bị thương đang kẹt trong xe
Tác giả là một nhân viên ngân hàng, cư trú và làm việc tại Seattle , tiểu bang Washington . Bài viết về nước Mỹ đầu tiên của bà, “Con Đi Trường Học...” là thư của một bà mẹ độc thân viết cho con gái đi thực tập tại một nước châu Phi, đã được phổ biến ngày 13-1-2006 với bút hiệu Hồng Ngọc-Vương. Bài viết thứ hai
Mẹ ơi! Biết bao giờ con mới được gọi lại tiếng "Mẹ" ngọt-ngào đầy yêu-thương này! Ngày Mẹ còn sống, gọi tiếng Mẹ đã thấy ấm lòng, thấy chứa-chan tình-cảm. Bây giờ Mẹ không còn nữa, tiếng Mẹ làm con xót-xa tận cõi-lòng, chẳng bao giờ con còn có dịp ngồi bên Mẹ, nắm lấy tay Mẹ rồi nói
Những ngày đầu bà Bẩy vui vẻ đi đây đi đó. Thấy gì cũng lạ, cũng đẹp, nhưng cái cảm giác lớn nhứt bà có là thấy mình   an toàn.   Không bị hạch xách, không bị hỏi han, điều tra, điều này điều nọ, bị sợ sệt khi phải đến cơ quan công quyền mà bà đã gặp phải ngày xưa.... Trong bữa ăn tại nhà con gái, có đông đủ
Bởi vì Việt Kiều chẳng mấy ai quan tâm đến những điều ấy, có người không chịu ở nhà mà ra ở khách sạn   cho thoải mái và chẳng muốn làm phiền đến ai. Họ muốn thăm ai thì tự nhiên đến nhà, ăn uống thì đơn giản không cầu kỳ, chẳng cần cao lương mỹ vị gì hết, có rất nhiều người xà vào quán hàng trong nhà lồng
Tôi mơ mơ màng màng nheo mắt nhìn chiếc đồng hồ bên cạnh giường ngủ, và vội vàng ngồi bật lên vì đã gần 12 giờ trưa. Đầu óc tôi vẫn còn choáng váng và khó chịu lắm, nhưng nghĩ tới mảnh giấy mẹ để trên gối, tôi chạy vội ra nhà bếp không kịp đánh răng rửa mặt. Tối hôm qua, phải nói là sáng nay mới đúng
Con không dám đi cửa trước, con vòng ra cửa sau. Mùa Xuân đã trở lại, những củ   tulip con trồng trên luống mùa thu năm nào trước khi bỏ đi đã mọc lên và ra hoa, những bông hoa tulip mà cha yêu. Mọi thứ trông buồn bã và tàn tạ, chỉ có những bông hoa tulip rực rỡ. Mầu đỏ và vàng, xen lẫn với những mầu hồng nhạt
Vì nhà tôi khá xa trường, tôi luôn cố gắng căn giờ để dù có kẹt xe cũng tới trường sớm ít nhất nửa giờ. Tôi muốn tránh cho mình tình trạng phải phóng xe vội vã trong nỗi hồi hộp lo âu sợ trễ; hoặc hớt hải tới trường vừa sát giờ dạy; hoặc tệ hơn, tới sau khi chuông vào lớp đã reo! Kinh nghiệm cho tôi biết, chính trong ít phút
Vận nước nổi trôi, tôi đến Hoa kỳ vào tháng chín năm 1975.   Ngồi trên xe từ phi trường về nhà trọ, tôi thấy ngay cái không khí ở đây khác với không khí tại những nơi tôi đã đi qua.   Nó có phần tươi mát hơn, khoáng đạt hơn.   Không phải là một người trong ngành y khoa, tôi không biết cái gì đã kích thích ngũ quan
Nhạc sĩ Cung Tiến