Hôm nay,  

Kinh Nghiệm Hầu Tòa Tại Cali

03/05/201700:00:00(Xem: 17944)

Tác giả: Chu Tất Tiến
Bài số 5109-18-30789-vb4050317

Tác giả là một nhà giáo, nhà báo, nhà hoạt động xã hội quen biết tại Little Saigon. Từng là một chiến binh VNCH biết nhà tù cộng sản, rồi thành Hát Ô Một, tới Mỹ năm 1990, ông đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ từ những năm đầu, và vẫn tiếp tục góp bài mới. Sau đây, thêm một bài mới viết.

* * *

Có lẽ số tôi có ngôi sao chiếu mệnh hình Cái Búa nên từ khi sang Mỹ theo diện HO 1 đến nay, tôi ra Tòa không biết bao nhiêu lần.

Ngay tháng thứ thứ hai sau khi đến Mỹ, nhập vào Quận Cam, chưa có bằng lái xe, chưa biết rành chỗ đi chợ, trường học, đã ra hầu Tòa rồi. Hầu như cứ vài năm lại ra Tòa một lần. Riết rồi, mỗi khi bước vào Tòa, tôi tỉnh bơ, ngồi dựa ghế, thiu thiu ngủ, chờ gọi tên, mà không có chút hồi hộp nào, không cần để ý Thắng hay Thua, cứ “tới luôn, bác Tài!”

Trong khi đó, nghe bà con, bạn bè kể chuyện lại, thấy vất vả quá mà thường hay Thua, vì không có kinh nghiệm hầu Tòa. Vì thế, phải viết bài này, mong góp ý cho quý vị nào xui xẻo phải trình Tòa, như các cụ xưa hay nói: “Vô phúc, đáo tụng đình”. (Có lẽ hồi đó, hệ thống Tòa Án là một hệ thống Người Rơm, vô pháp vô thiên, ai có tiền thì thắng lớn, ai không có tiền chạy chọt thì khốn khổ một đời.)

1 - Chuẩn bị mục tiêu:

Một khi muốn thưa kiện ai, hoặc phải ra hầu Tòa vì có người kiện, thì nên chuẩn bị Một (1) mục tiêu mà thôi, không nói lanh quanh, chuyện này xọ ra chuyện nọ. Thí dụ: Muốn thưa một Ông Xếp “xếch xua ha rát sơ măng” thì khi ra trước Tòa, chỉ nói ngắn gọn nhưng đầy đủ những chi tiết liên quan đến việc Ông Xếp cố tình đụng chạm đến mình, liếc mắt đưa tình, gọi phôn đến nhà, hoặc mời đi ăn cơm, rồi sau đó, vì mình từ chối, mà ổng giận, ổng kiếm chuyện, hoặc rút lương, rút giờ làm việc, tệ nhất là cho mình nghỉ việc.. Và nhớ chi tiết rõ ràng: ngày, tháng, giờ, tại đâu... Tuyệt đối không nói về cách làm việc của ổng cũng như đời tư ông ấy có mấy vợ, mấy cô bồ, nhân viên phê bình ổng ra sao.. Nói dài giòng như vậy, quan Tòa sẽ cúp và như thế là mình bị xử thua. Nếu ngại mình quên sót, thì viết ra tờ giấy và tới trước bàn của Nguyên đơn (Plaintiff) thì mở ra đọc chậm rãi.

Hồi tôi mới sang Mỹ, phải ở chung với nhà Thân Mẫu trong 1 căn “áp pạc tơ măng” 1 phòng trong tháng đầu, rồi đi mướn nhà ba phòng để ở chung với Mẹ. Sau khi dọn đi khỏi chỗ bà cụ, tôi viết thư đòi ông chủ nhà trả lại tiền Deposit. Ông chủ này gian ác, nghĩ là Mẹ tôi già, còn tôi mới sang, lạng quạng, ông không trả tiền Deposit và ngược lại, còn gửi thư đòi Mẹ tôi phải trả $1,500 về tiền sửa chữa sau khi Mẹ tôi dọn đi. Phẫn nộ, tôi nộp đơn kiện liền.

Ra tòa, với kinh nghiệm từng học vài năm Luật ở Việt Nam, tôi chỉ nói về những điều mà ông ta đòi tôi phải trả tiền như màn cửa, gara, thảm... Quan Tòa lắng nghe và hỏi lại ông ta đã sửa thế nào? Màn cửa mua bao lâu rồi? Thảm thay mấy năm rồi? Khi ông ta ú ớ, thì quan Tòa mắng ông ta một chập và buộc ông ta phải trả lại tiền Deposit và thêm tiền Tòa nữa. Ông chủ gian ác này tiu nghỉu đi ra.

Khi bị thưa cũng thế, nếu có người dàn cảnh thưa mình lường gạt tiền bạc, thì khi ra tòa cũng chỉ nói về những liên hệ tài chánh với người đó mà thôi, không nói về trường hợp, hoàn cảnh của cá nhân mình, không kể lể chuyện mình cho người khác tiền để chứng minh mình tốt lành… Như trường hợp của tôi, khi còn làm Giám Đốc Trung Tâm Y Tế Thiện Nguyện Asian-American Care, một cô tình nguyện viên đến xin giúp làm việc văn phòng không lương. Sau một thời gian quen việc, cô lấy được chi tiết về cá nhân tôi, và làm đơn đi vay gần $100,000. Một hôm, bất ngờ nhận được giấy đòi tiền, buộc tôi phải trả ngay $10,000, tôi tá hỏa tam tinh, chạy đến cơ sở đó, đòi xem giấy vay tiền và thấy rằng đây không phải chữ ký của mình, tôi cải chính, nhưng nơi cho vay không tin, tôi vội chạy đi kiếm người anh của cô ta, (vì cô ấy trốn biệt rồi), túm được tóc anh ta mang đến chỗ vay tiền và buộc anh ta phải trả ngay $10,000.

Anh chàng bị tôi nắm tóc, đành phải nhận là cô em mượn chứ không phải tôi, rồi phải theo tôi vào nhà băng của anh ta, rút ra 10,000 cộng với tiền lời. Điều ớn lạnh nhất là cô ta vay mà không thèm để ý đến tiền lời: mượn 10,000, chấp nhận trả thành 14,500 trong 3 tháng! Khủng khiếp! Sau đó thì từ từ có tới 4 nhà băng gửi thư đến tôi đòi tiền, tổng cộng là $96,000! Tôi phải đến từng nhà băng, chứng mình là mình chỉ là nạn nhân của “Identity theft”, cả mấy tháng với đầy đủ chứng từ, họ mới chịu.

Riêng môt cơ sở bị mất mấy chục ngàn thì đau quá, nhất định đưa tôi ra tòa. Trước khi ra tòa chính, tôi phải qua một buổi “deposition” với luật sư bên kia. Hai bên ngồi hai bên bàn, và ông luật sư bên kia bắt đầu thẩm vấn tôi. Vì đã chuẩn bị trước, tôi từ từ đưa ra mọi chứng từ, sắp xếp theo “Appendix A, B, C, D…” Mỗi một Appendix (mục đính kèm), tôi nêu ra những “email” mà tôi liên lạc với bên cho vay, hoặc giấy tôi thưa Cảnh sát tại nơi đương sự ở, giấy xác nhận của người anh của đương sự có chữ ký thị thực của luật sư, bằng lái xe, thẻ an sinh của đương sự (mà tôi đã chụp khi đương sự xin làm việc với tôi)…


Tôi giải thích từng mục một cách chậm rãi, và chờ cho Luật sư bên kia hỏi để trả lời, không vấp váp vì đã chuẩn bị rất kỹ từng vấn đề. Câu nào mà Luật sư kia muốn gài tôi, hỏi vòng vèo, tôi buộc ông ta phải nhắc lại chậm rãi, đó là một “mánh” để “câu giờ”, hầu cho trí óc mình làm việc thoải mái, rồi ngân nga một lúc mới trả lời, bất chấp thái độ cau có của một ông Luật sư già mà mới trông thấy cái mặt ốm sát tận xương, đã thấy “láu cá hạng nặng”, kinh nghiệm đầy mình.

Sau gần hai tiếng đồng hồ, bên kia cố tình tra tấn tôi, ép tôi phải nhận tội lừa gạt, tôi đã thắng, vì Luật Sư của tôi, một ông Mỹ trung niên, có đi theo tôi, nhưng không được nói, đã vỗ vai tôi mà nói: “Sao anh hay quá! Nói tuyệt vời! Còn hay hơn cả luật sư nữa!” Kết cục của trường hợp này: tôi được bãi nại (dismiss). Bên kia mất tiền toi.

2 - Chuẩn bị câu nói, câu hỏi:

Như đã viết ở trên, nếu mình sợ vấp váp, quên sót, hay vì hồi hộp quá mà run, khiến không nghĩ ra điều gì để nói, thì viết ra giấy, và khi được gọi lên, cứ thế mà đọc. Nên nhớ, ở Tòa, nói càng chậm càng có lợi. Thường thì trong khi chờ Quan Tòa đến, thì bà thư ký hoặc Marshall nhắc mọi người: “Nói Chậm rãi và rõ ràng! Không được nói nhanh!”. Tôi đã chứng kiến một lần, anh chàng kia nói vèo vèo, ông Tòa già nghe không kịp, đập búa xuống bàn, gằn giọng: “Anh nói cái gì? Tôi không hiểu gì cả! Nói lại!” Thế là anh chàng cụt hứng, lắp bắp mãi, rồi thua bên kia luôn.

Với các vụ kiện traffic, minh cũng có quyền chất vấn cảnh sát và đưa bằng chứng. Một lần tôi bị “ticket” về tội Texting khi đang lái xe. Ra tòa, Quan tòa cho tôi hỏi cảnh sát: “Khi anh thấy texting thì lúc đó tôi đang đậu hay đang chạy?” Anh ta ú ớ! Rồi tôi đưa cho ông Tòa tờ bill điện thoại, và nói: “Thưa ba tòa quan lớn, đây là cái bill điện thoại của tôi, vào đúng thời gian ông ta ghi ticket cho tôi, trong bill không có cái nào gọi ra, gọi vào hay Texting gì cả. (No In, no out, no text anything.) Tôi chỉ nhặt cái phôn rơi ở dưới chân lên thôi mà anh này phạt tôi.” Quan Tòa quay sang anh cảnh sát nói: “Thôi, dẹp vụ này, anh không có “case” đâu!”

Những năm trước, những tay hay vi phạm luật giao thông, thường lì lợm cứ đòi ra tòa, để mong anh cảnh sát không ra, thì mình thắng. Bây giờ, cái mánh đó hết hiệu nghiệm. Cảnh sát cần tiền, nên vụ nào cũng ra. Nhiều anh, chị có ý gian tiu nghỉu nhận phạt khi thấy có ông Ác đứng cạnh vành móng ngựa.

3 - Chuẩn bị luật sư:

Trong các vụ lớn hơn $3,000, nên có luật sư hoặc có người thông thạo luật pháp, thông thạo tiếng Anh, để đi kèm. Tôi đã một lần ỷ y, không có luật sư, nên bị xử ức, mất tiền.

Có thời gian, tôi làm “Cash Check”, chuyên nhận “check” rồi đưa tiền mặt cho người không có account, hoặc mấy người có account mà ăn tiền bệnh, tiền già, nên không thể “deposit” check lương vào account của mình. Một Luật Sư người Mễ hay cho thư ký đến “cash” cái “check” của anh ta. Lâu dần, thành quen, một hôm cô thư ký đưa đến 1 tấm check $3,000. Tin người, tôi đưa tiền cho cô ta, đến khi bỏ vào trương mục của mình thì thấy là “check lủng”. Tôi gọi điện thoại cho tên luật sư kia, hắn chối không nhận là check của mình. Tôi đưa ra tòa, kể cho ông tòa nghe là tay này vẫn đổi check lấy tiền của tôi, và cùng chữ ký đó, quan tòa xử tôi thắng. Tên kia kháng cáo. Lên tòa trên, hắn mang theo một luật sư, còn tôi đứng mình ên. Thường thì luật sư với quan tòa hay quen biết nhau, nên bà Tòa thấy mặt người quen thì phán tôi thua! Bà này còn phán thêm một câu xanh rờn: “Kết quả sau cùng, cấm không được khiếu nại nữa!” Thế là tôi mất toi $3,000.

4 - Tống đạt trát tòa:

Trước đây, đi kiện người ta thì chi đến Tòa, nộp đơn, nộp tiền rồi tự động, Tòa sẽ gửi trát đến đòi bên kia hầu tòa. Bây giờ thì khác, ngươi đi kiện phải tự mình tống đạt trát tòa đến bên kia, và phải điền vào một mẫu khai là mình đã có tống đạt trát tòa cho bên kia.

Không cần phải thuê chuyên viên, mà là bất cứ ai trong gia đình cũng được, mang tờ copy của đơn kiện đến nhà hay sở của bên kia, và trao chố bất kỳ ai. Nếu gửi bưu điện thì phải gửi bảo đám có chữ ký của người nhận. Nhiều bà con ta không biết điều này nên đến ngày ra tòa, bên bị không xuất hiện, khi Tòa gọi tên bên bị đơn, không thấy ai, sẽ hỏi người kiện là có tống đạt trát cho bên kia chưa? Nếu chưa thì đi về, khi nào tống đạt xong thì hãy đặt ngày ra tòa.

Đại khái đây chỉ là một con số nhỏ xíu trong sinh hoạt cộng đồng bao la. Chỉ mong chia xẻ kinh nghiệm này để chúc bà con ta “thắng hoài”.

Chu Tất Tiến

Ý kiến bạn đọc
04/05/201715:36:47
Khách
Cám ơn tác giả về những lời khuyên và kể lại những kinh nghiệm trong đời.
03/05/201719:10:48
Khách
Tôi cũng bị mất 10 ngàn tiền deposit mà luật sư không theo ra tòa nhỏ , vì ngu ngơ nên bị thua thằng Mỹ quỷ quyệt địa ốc.
03/05/201716:19:15
Khách
Bác giỏi quá. Tôi sợ ba cái vụ này lắm.
03/05/201716:11:41
Khách
Cám ơn tác giả. Thông tin và kinh nghiệm chia sẻ hữu ích.
03/05/201715:57:25
Khách
Một bài rất hay viết bởi chính tác giả là một người với những kinh nghiệm sống nhiều lần phải vác chiếu ra hầu tòa .
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 864,207,536
Tác giả sinh năm 1957, cư dân Santa Ana, nghề nghiệp: làm nail. Loạt bài viết về nước Mỹ gần đây của tác giả với tên thật Nguyễn Thị Hữu Duyên gồm: Bỏ Gì Thì Bỏ; Ước Vọng Của Tin, thể hiện tình thương yêu và ý chí của một gia đình Việt Nam trên đất Mỹ. Sau đây là bài viết mới nhất.
Tác giả tên thật là Yến Phi, 63 tuổi, hiện là cư dân WA. Bài viết về nước Mỹ đầu tiên của bà cũng là bài viết đầu tay nhân mùa Mothers Day, sau nhiều “vật lộn” khó khăn với chữ Việt trên computer, được tác giả trân trọng gọi là “Tác Phẩm Đầu Tay Dâng Mẹ.” Tựa đề được đặt lại theo nội dung bài viết. Mong tác giả tiếp tục.
Từ giữa năm 2010, tác giả tự sơ lược tiểu sử khi tham dự Viết Về Nước Mỹ: Trước 75, còn đi học, chỉ viết cho các báo thiếu nhi, học trò. Qua Mỹ từ 1990. Hiện ngụ tại Myrtle Beach, SC. Bài mới của Hải Âu cho giải thưởng năm thứ mười hai là một chuyện tình chia lìa vào Tháng Tư 1975.
Kông Li là bút hiệu vui vẻ của Phạm Công Lý, tác giả đã có nhiều bài viết về nước Mỹ giá trị, vừa nhận giải danh dự Viết Về Nước Mỹ 20011. Là một cựu sĩ quan VNCH, cựu tù, ông cùng gia đình đến Mỹ từ tháng 11/1994 theo diện HO, định cư tại Boston.
Tác giả đã góp cho Viết Về Nước Mỹ năm thứ 12 nhiều bài viết đặc biệt. Ông tên thật là Nguyễn Cao Thái, sinh năm 1959 tại Huế, vào Saigon 1968, vượt biên đến Mỹ 1979, hiện định cư tại San Jose, CA. Bài viết mới của tác giả cho mùa Mothers Day là một tự sự cảm động về Mẹ.
Tác giả tên thật là Nguyễn Tân, tuổi 60', cựu sĩ quan hải quân, cư dân Glendale, CA. Ông dự Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu tiên, từng nhận các giải bán kêt 2001 và giải Việt Bút 2008, hiện là thành viên "Ban Tuyển Chọn Chung Kết" Giải Thưởng Việt Báo. Bài mới “góp vui” của ông là một truyện hiếm có mở đầu cho mùa Mothers Day đang tới.
Tác giả là một nhà giáo, từng là Chủ tịch Hội Ái Hữu Ninh Thuận, hiện đã về hưu và là cư dân Riverside, Nam Cali. Ông đã góp nhiều bài viết đặc biệt cho giải thưởng Việt Báo từ năm đầu tiên, và nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ 2009. Tháng 2, ngày 3, 2012, Phạm Hoàng Chương có bài “Người Lấy Ba Vợ”, kể về người bạn thân từ thời học trò đi H.O. qua Mỹ, về Việt Nam sông với bà vợ mới đang gặp cảnh khó khăn, lương hưu bị ăn chặn. Bài từ tháng Ba, hiện đã có tới 19,151 lượt người đọc. Biết tác giả sau đó đã giúp bạn trở lại Mỹ để giải quyết vụ lương hưu, nhiều thân hữu hỏi kết quả ra sao. Sau đây là đầy đủ câu chuyện: ông bạn chỉ có ba mà là bốn bà vợ. 
Bài viết về nước Mỹ đầu tiên của tác giả dành cho giải thưởng năm thứ 12 là “Chuông Gọi Mẹ Thương” đã phổ giến vào dịp Mother's Day 2011, Chủ Nhật 8-5-2011. Mới đây, ông có thêm 2 bài viết mới, trước hết là một chuyện kể về con tầu vượt biển đúng vào một đêm 30 Tháng Tư. Bài còn lại sẽ phổ biến sau.
Thời hạn dành cho bài Viết Về Nước Mỹ hàng năm kết thúc ngày 30 tháng Tư, nhưng như mọi năm, số lượng bài đã góp trước ngày này vẫn chưa thể phổ biến hết. Do đó, từ hôm nay, Việt Báo tiếp tục phổ biến thêm những bài dành cho năm 2012.
Nguyễn Trần Diệu Hương là một trong những tác giả Viết Về Nước Mỹ kỳ cựu, được bạn đọc quí mến. Tham dự từ năm đầu, với nhiều bài viết đặc biệt, cô đã nhận giải Danh Dự năm 2001, và sau đó là giải vinh danh tác giả năm 2005 với bài viết “Còn Đó Ngậm Ngùi.” Sau đây là bài viết mới của cô.
Nhạc sĩ Cung Tiến