Hôm nay,  

Tư Lễ Phật Đản Tới Memorial Day

29/05/201700:00:00(Xem: 16140)

Tác giả: Triều Phong (TPN)
Bài số 5130-18-30810-vb8052817

Tác giả từng sống ở trại tỵ nạn PFAC, Phi Luật Tân, gần mười một năm. Ông tên thật Trần Phương Ngôn, hiện hành nghề Nail tại tiểu bang South Carolina và cũng đang theo học ở trường Trident Technical College. Với bài "Niềm Đau Ơi Ngủ Yên" viết về trại tị nạn Palawan-Philippines, Triều Phong đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Tháng Tư, 2017, tác giả có bài “Nhận và Cho” kể việc nhóm bạn tại Dayton tặng quà cơ quan từ thiện chuyên lo cho phụ nữ và gia đình vô gia cư. Sau đây, thêm một bài viết mới.

* * *

blank
“The Wall that Heals” tại Đài Tưởng Niệm Tử Sĩ trong chiến tranh VN tại Washington DC.

Memorial Day (Ngày Lễ Chiến Sĩ Trận Vong) của Hoa Kỳ thường trùng hợp vào tháng chúng ta cử hành Lễ Phật Đản. “Memorial Day” luôn được chính phủ và người Mỹ kỷ niệm vào ngày Thứ Hai của tuần cuối cùng trong Tháng Năm và ngày này được xem là ngày dầu tiên của mùa hè.

Nhân dịp làm MC cho buổi Lễ Phật Đản lần thứ 2641 tức Phật lịch 2561 tại Chùa Tịnh Quang hôm 21 tháng 05 năm 2017 vừa qua, khi được Thượng Tọa Thích Quảng Văn; trụ trì Chùa Phật Bảo, quang lâm đến chứng minh buổi lễ và cho nghe “Thông Điệp Phật Đản 2561” do chính Đức Đệ Ngũ Tăng Thống của Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất (GHPGVNTN,) Hoà Thượng Thích Quảng Độ, tuyên đọc qua Fi ghi âm từ Việt Nam và Thông Bạch Phật Đản, Bồ Đề Tâm, của Hoà Thượng Thích Quảng Thanh, Viện Trưởng Viện Hoá Đạo Việt Nam Thống Nhất (VNTN) thì tôi mới ngộ được ý nghĩa của ngày lễ này là một ngày lễ vui vì Đức Phật được sinh ra để cứu độ chúng sanh nên mọi người hãy phát tâm làm việc thiện như bố thí giúp đỡ người nghèo khó, thăm viếng người cao niên, bệnh tật… nhằm mang lại niềm vui, giảm bớt đau khổ phiền não cho người xung quanh mình. Đối với đồng bào trong nước đang đau khổ thì phải cố gắng tìm cách tranh đấu buộc chính phủ Cộng Sản Việt Nam trả lại “linh quyền và nhân quyền” cho người dân, phải tranh đấu cho dân tộc tránh họa diệt vong trước việc Việt Nam đang bị đầu độc bởi các nước bá quyền điển hình qua “vu án Formosa!”

Sau buổi lễ trên đường về tôi suy nghĩ chuyện bên nhà là một việc lớn cần nhiều hội đoàn, đoàn thể nỗ lực tham gia cứu nguy dân tộc tôi chưa thể làm được trong lúc này nên việc trước mắt là nhân ngày “Memorial Day” sắp đến tôi sẽ phụ với một số anh em có lòng thương người phát “Bồ Đề tâm”mua một số tặng phẩm cho một cơ quan quân đội nào đó để tri ân những người lính đã hy sinh bảo vệ đất nước này để chúng tôi được bình an, có một đời sống thanh bình kiếm tiền lo cho gia đình con cái.

Từ ý tưởng ấy chúng tôi đã đến Sam Club mua một số đồ đạc như tã, vớ, xà bông tắm hiệu Pantene, nước súc miệng Listerine, khăn lông…rồi lùng sục trên computer suốt đêm Chủ Nhật đó để tìm chỗ gửi vì cơ quan lo cho quân nhân Hoa Kỳ là việc lớn tuy nhiên văn phòng thường trực chính thức của họ nằm nơi chỗ tôi ở là Dayton, OH, lại không có! Cuối cùng tôi quyết định chọn Dayton VA Medical Center để hỏi thăm.

Sáng Thứ Hai hôm sau, tôi gọi vào gặp cô nhân viên trực bắt máy và may mắn thay là cô đã hết sức mừng rỡ khi biết chúng tôi; những người tị nạn Việt Nam năm xưa, muốn hiến tặng một ít quà tới mấy người lính nhân ngày Lễ Chiến Sĩ Trận Vong năm nay như một sự tri ân cho sự hy sinh của người chiến binh nên đã vui vẻ chuyển nguyện vọng của tôi sang “Voluntary Services” là bộ phận chuyênlo nhận quà cáp và mấy dịch vụ khác.

Trong cuộc điện đàm tiếp xúc với ông Ryan Pleasants, tôi mới biết đây là bệnh viện quân đội, chuyên lo cho các quân nhân và ông Ryan thì vô cùng cảm kích trước ước vọng của chúng tôi nên đã vội vã xin e-mail của tôi để gửi địa chỉ của bệnh viện như quý vị đã thấy dưới đây:

Donation to Dayton VAMC PE

Pleasants, Ryan E. <[email protected]>

Mon 5/22, 8:56 AM

Good Morning Mr. Ngont,

Thank you for thinking of our Veterans here at the Dayton VAMC. You can drop off your donation during normal business hours to B305 loading dock. I've attached a map for your reference. The loading dock is located between building 305 and B 409. Our address to the VA is 4100 West Thirds Street, Dayton, Ohio 45428. Thank you again for thinking of our Veterans.

Sincerely,

Ryan

Ryan Pleasants | Chief, Voluntary Services | Dayton VA Medical Center (35). T 937.262.2162 | F 937.267.3979| 4100 W. 3rd Street. | Dayton, OH 45428

blank
Phật tử Chùa Tịnh Quang với Đại Đức Thích Viên Pháp hôm Lễ Phật Đản, 21 tháng 05, 2017

Sáng sớm Thứ Tư, 24 tháng 05 năm 2017, anh Đức (Bradley) chủ tiệm Venetian Nail and SPA ở Beavercreek cùng tôi và anh Phật tử Anh lái xe đến bệnh viện. Khi chuẩn bị vô cổng, thấy có tấm biển ghi “Department of Veteran Affairs” thì chúng tôi biết chúng tôi đã chọn đúng nơi để gửi quà tặng lần này. Sau một lúc tìm kiếm cuối cùng chúng tôi đã tìm được ông Ryan ở Building 305. Ông ra tiếp chúng tôi với một người đàn ông khác nữa và không quên mang theo xe nhận quà.

Nhìn Ryan trong chiếc áo sơ mi đỏ dài tay, tôi đoán anh còn trẻ lắm chỉ độ ngoài ba mươi tuổi chứ không như tôi tưởng khi đọc thấy anh là “Chief, Voluntary Services.” Anh niềm nở bắt tay tôi và đưa một cái “form” điền để gửi quà tặng. Sau khi chuyển hết phẩm vật lên xe đẩy họ lại không quên bắt tay từng người ngỏ lời cảm kích.

Trên đường về tôi chợt nhớ tôi có người dì trước 1975 dạy trường Quốc Gia Nghĩa Tử vì chồng của dì là đại uý không quân tử trận trong một phi vụ trước năm 1975 nên ngày xưa dưới thời Đệ Nhật Cộng Hòa, Tổng Thống Ngô Đình Diệm đã có ý giúp đỡ các cô nhi, con cái của tử sĩ và thương phế binh trong Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa và chọn đó là một trong những quốc sách với nhà nước nhận vai trò nuôi dạy các em cho đến 18 tuổi.

Theo Wikipedia, năm 1962 Nha Xã Hội đệ trình thông qua Bộ Quốc Phòng thành lập một tổ chức đảm nhiệm vai trò này, theo mẫu “Office des Pupilles de la Nation” của Pháp.

Năm 1963, chính phủ lập cơ sở đầu tiên mang tên Viện Quốc gia Nghĩa Tửở Sài Gòn. Việc xây dựng có đóng góp của các thành phần dân sự qua Ủy Ban Vận Động xây cất Quốc gia Nghĩa Tử do Kiến Trúc Sư Trương Đức Nguyên thiết kế và Nhà Thầu Trần Ngọc Trình đảm nhận mà không lấy thù lao. Công trình xây cất tiến hành đến Tháng Chín 1963 thì khánh thành Viện Quốc gia Nghĩa Tử trên đường Võ Tánh gần Ngã Tư Bảy Hiền, thuộc Tân Sơn Hòa, Tỉnh Gia Định.

Một ngày đầu thập niên 1970, dì đến chào từ giã má tôi để chuẩn bị dẫn một số học sinh trường này lên đường sang Thuỵ Sĩ du học. Dì được mời vào Dinh Độc Lập gặp Tổng Thống Nguyển Văn Thiệu. Buổi gặp gỡ này được thu hình và phát đi cho dân chúng xem trên TV mà trong đó Tổng Thống có giao trọng trách cho dì lo lắng cho số học sinh trên ăn học thành tài vì đây là chương trình mới mẽ đầu tiên mà Việt Nam Cộng Hòa nhận được từ quốc gia Thụy Sĩ bảo trợ.

Đó là chuyện ngày xưa. Còn bây giờ? Nghĩ tới những người lính nằm xuống nơi đây tôi chợt bùi ngùi khi nhớ tới những người lính Việt Nam Cộng Hoà của chúng ta ngày nào. Họ cũng đã hy sinh tuổi trẻ, xả thân bảo vệ tổ quốc nhưng rủi thay “quê hương ấy lại bị thua cuộc” nên số phận của người lính thảm bại và những người nằm xuống đã trở nên bi đát!

"Hồn tử sĩ gió ù ù thổi,
Mặt chinh phu trăng dõi dõi soi,
Chinh phu tử sĩ mấy người,
Nào ai mạc mặt, nào ai gọi hồn?"
(Chinh Phụ Ngâm -Đặng Trần Côn; Đoàn Thị Điểm dịch)

Nhưng thôi, dẫu sao thì hình ảnh của họ thì mãi vẫn ở trong lòng dân tộc, trong lòng của người Việt Nam yêu tự do, chuộng hòa bình ở khắp nơi trên thế giới hôm ngay.

Ohio, ngày 25 tháng 05, 2017

Triều Phong (TPN)

Ý kiến bạn đọc
07/06/201713:28:44
Khách
Hello all,
Lần đầu tiên tôi nghe từ "linh quyền." Không biết có phải ý thầy là vì ở VN mồ mả người chết bị đào bới, xới lở khiến cho người chết rồi mà vẫn không yên thân và theo duy tâm chúng ta tin là linh hồn vẫn còn nên thầy mới đòi quyền cho những người đã chết này không? Dù sao thì cũng cám ơn Thầy Quảng Độ đã cho tiếng Việt mình thêm một ừ ngữ mới.
Benson P.
05/06/201700:22:03
Khách
Đồng ý với "khách lỡ đường." Đó là điều mà người Việt sống trên nước Mỹ nên làm.
LP
03/06/201713:23:25
Khách
Một nghĩa cử cao đẹp, đáng qúy, nên trân trọng và tiếp tục gìn giữ trong tương lai để người bản xứ có cái nhìn thiện cảm về người Việt Nam chúng ta. Điều quan trọng hơn không phải là tạo một hình ảnh đẹp về chúng ta mà việc hành thiện này để nói lên cái nhân bản, giá trị của “con người Việt Nam,” biết lẽ phải, biêt đạo lý làm người, biết cám ơn ân nhân giúp đỡ mình khi hoạn nạn. Nếu có thêm các hội đoàn, đoàn thể, chùa chiền, nhà thờ Việt Nam tham gia công tác này thì việc làm càng thêm giá trị!
Khách lỡ đường!
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 866,251,541
Tác giả đã nhận giải đặc biệt Viết Về Nước Mỹ 2011. Bà là một Phật tử, pháp danh Tâm Tinh Cần, nhũ danh Quách Thị Lệ Hoa, sinh năm 1940 tại Cần Thơ. Hai bài viết đầu tiên của bà là tự sự của một phụ nữ Việt thời chiến, kết hôn với một chàng hải quân Hoa Ky. Cưới nhau: 1972. Tới Mỹ năm 1975. Từ 1985, hai vợ chồng mở v/p Di Trú và Thuế Vụ tại Long Beach. Bài viết mới
Tê Hát I Cờ Rét là bút hiệu của Thy, ông xã của tác giả Nguyễn Trần Phương Dung, giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ 2011. Sau đây là bài viết thứ ba của chàng.
Tác giả sinh năm1949, định cư tại Mỹ theo diện HO năm 1991. Nghề nghiệp trước 75: dạy học. Công việc làm ở Mỹ: du lịch. Hiện đã hưu trí và là cư dân vùng Little Saigon, Westminster, California. Bài viết về nước Mỹ đầu tiên của bà năm 2013 là "Kock and Me / Vi trùng lao và Tôi." Sau đây là bài viết thứ tám,đang 2 kỳ, tiếp theo và hết.
Tác giả đã nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ 2001, giải Việt Bút 2011, và là thành viên Ban Tuyển Chọn Giải Thưởng Việt Báo từ 7 năm qua. Bà hiện là cư dân vùng Little Saigon, công việc: giám khảo của Bureau of Barbering &amp; Cosmetology (Nha Khảo Thí ngành Thẩm Mỹ) thuộc tiểu bang California. Bài mới của Bảo Xuân là chuyện về mối lo mùa lễ lạc đang tới.
Tác giả sinh năm 1940, cựu sĩ quan VNCH, khoá 12 SVSQ Thủ Đức, cựu tù chính trị, đến Mỹ năm 1991 theo diện H.Ọ 9, hiện định cư tại Greenville, South Carolina, tham dự Viết Về nước Mỹ từ 2002. Tác phẩm đã xuất bản: Hành Trình Về Phương Đông. Sau đây là bài viết mới của ông.
Tác giả sinh tại Saigon năm 1962, hiện cư trú tại Tulsa, Oklahoma. Nghề nghiệp: kỹ sư cơ khí, làm cho hãng Learjet, Wichita. Học vấn: cao học. Gia đình: vợ và ba con- hai gái, một trai. Góp bài Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu tiên, Lê Như Đức đã nhận giải bán kết 2001 và là một trong những tác giả được đặc biệt quí trọng. Sau hơn 8 năm ngưng viết và bặt tin, Thảo Ơi là bài viết mới nhất của ông.
Tác giả, một kỹ sư điện tử tại công ty Intel, Bắc California, dự Viết Về Nước Mỹ từ 2008 và đã lần lượt nhận Giải Danh Dư 2009, với bài "Tình Nghĩa, Nghĩa Tình", Giải Vinh Danh Tác Phẩm 2010, với bài “Việc Làm Ơi, Mi Đi Đâu”. Bằng sức viết được thể hiện mạnh mẽ suốt 5 năm, với bài “Những Đoạn Đường Cho Nhau”, kể về một người bạn và tình bạn trong “đám con nít của Sài gòn thất thủ năm xưa, Khôi An đã trở thành tác giả nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ 2013.
Tác giả lần đầu dự viết về nước Mỹ. Theo bài viết, đây là chuyện kể của một bà mẹ trong gia đình đến Mỹ theo diện H.O., an cư ở Seattle. Một đứa bé được định cư ở Hoa Kỳ sẽ phát triển và hội nhập như thế nào?Xã hội mới, hoàn cảnh mới tạo cho em những điều kiện sinh hoạt ra sao. Cha mẹ sẽ khuyến khich giúp đỡ em như thế nào? Đó là nội dung chuyện kể. Mong tác giả tiếp tục viết và vui lòng bổ túc sơ lược tiểu sử cùng địa chỉ liên lạc.
Tác giả sinh năm 1957, cư dân Santa Ana, công việc: làm nail. Tham gia viết về nước Mỹ từ 2011, với bút hiệu Hữu Duyên Nguyễn và bài "Cám Ơn Bố", bà đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2012. Sau đây là bài viết mới nhất của bà.
Tác giả sinh năm 1950, đến Mỹ năm 1994 diện tị nạn chính trị theo chồng, hiện sống ở Bắc Cali. Tốt nghiệp đại học ngành Early Childhood Education (giáo dục nhi đồng) tại Chapman University
Nhạc sĩ Cung Tiến