Hôm nay,  

Chờ "Nàng Irma"

20/09/201700:00:00(Xem: 11562)
Tác giả: Y Châu

Bài số 5222-19-31065-vb4092017
 

Tác giả là cư dân Miami, Florida, đã góp nhiều bài viết tinh tế, cho thấy tấm lòng của ông với quê hương, con người,  và nhận Giải Đặc Biệt  Viết Về Nước Mỹ 2015. Sau đây là bài mới của ông.
 

cho nang Irma
Hậu quả bão Irma ở Pont Vedra Beach, Florida.
 

***
 

Cái tên là do con người đặt ra, để thuận tiện khi gọi nhau. Tên bão cũng không ra ngoài thông lệ. Những trận bão lớn, với sức tàn phá dữ dội đa số có tên nữ: như Wilma, Katrina,... Có những trận bão tên nam như: Andrew, Harvey, cũng đâu thua kém gì. Một định kiến, khó thay đổi, mỗi khi bão lớn sắp tiến vào, người ta chuẩn bị chờ đợi, nếu là trận bão có tên nữ thì người ta lo lắng nhiều hơn?

Cuối tháng 8 vừa rồi, chàng Harvey, không bắt người ta phải chờ lâu. Được hình thành từ vùng vịnh Mexico rồi, bất ngờ tiến thẳng vào đất liền; như chàng Thủy Tinh làm nước dâng cao, gây lụt lội, chết chóc, gây thiệt hại nặng nề, ước tính chừng 180 tỷ Mỹ kim.

Đầu tháng 9, mọi người chưa hết bàng hoàng cứu giúp do chàng Harvey gây ra, thì nàng Irma được hình thành từ Đại Tây Dương. Người ta theo dõi chờ đợi những bước chân nàng.

Nàng tiến về hướng Tây, gió tối đa của một cơn bão, cấp 4,5 (category 4,5), tàn phá dữ dội những quần đảo mà nàng đi qua. Theo tin tức, nàng Irma sẽ qua đảo quốc Cuba, dự đoán vào nội địa Hoa Kỳ, qua nhiều ngả:

- Dọc theo bờ biển phía Đông (Miami, Fort Lauderdale, Jacksonville,...)

- Qua vùng vịnh Mexico, cặp theo phía Tây của bán đảo Florida (Naples, Fort Meyers, Tampa,...) lên hướng Bắc.

Thống đốc tiểu bang Florida, Rick Scott, thông báo tình trạng khẩn cấp: "Các bạn hãy di tản tránh bão, nếu ở lại, là một quyết định nguy hiểm,..."

Mọi người đua nhau mua nước uống: hết nước.

Mọi người xếp hàng mua xăng: cạn xăng.

Nhà cửa: làm rào chắn, bảo vệ,...

Người dân có hai con đường phải chọn: ở lại "tử thủ", hay là "di tản chiến thuật"?

Trong khi chờ đợi nàng Irma đến, tôi hỏi ý kiến:

 - Đứa con: Ba mẹ phải có quyết định tức thì, mua vé máy bay một chiều là $600.00; con sẽ lo hết, bay qua ở với con tránh bão.

 - Một chiến hữu: Ông ơi! Ở lại tử thủ với tui, chuyện nhỏ thôi. Bộ chưa từng đi lính sao? Chưa từng uống nước mưa, nước phèn à! Chưa từng ăn cơm xấy, nhai gạo sống. Chỉ cần tấm vải mũ, "poncho" qua đêm. Chưa từng qua mưa đạn, pháo rền!...

Tôi chọn ở lại "tử thủ": Sự chờ đợi, càng lúc càng mỏi mệt, nặng nề.

Tất cả các đài truyền hình, internet,... dồn dập đưa tin về "n. Irma": từ hướng đi, với kinh độ, vĩ độ, vận tốc gió... với con mắt trủng sâu, đường kính bao phủ cả một vùng trời, rực lửa.

Thứ bảy 9/9: từ sáng sớm, gió bão tăng dần, đến 12:15 khuya thì mất điện, bão đến.

Chủ nhật 10/9: gió giật tăng cao, tiếng vi vu như ma rên, quỷ khóc; cây cành gãy đổ, đủ loại đồ vật quay cuồng theo cơn mưa bão.

Nước từ con kinh Sneak Water, phía sau nhà, dâng cao sắp tràn bờ,...

Sau hơn 18 giờ phẫn nộ, 6:00 chiều chủ nhật mưa gió giãm dần.

Con đường thứ hai: "di tản chiến thuật":

Một sư huynh đã di tản từ mấy ngày trước. Lái xe vạn dặm, lên tiểu bang North Carolina, luôn dịp thăm con cháu. Gọi về hỏi thăm tình hình Miami thế nào? Sư huynh cho biết một tin không vui: chiếc xe của huynh bị chảy dầu hộp số, đi sửa lại tốn cả ngàn bạc!

Đại gia đình Kersie di tản: Gồm bà mẹ già, đứa con gái, đứa cháu 1 tuổi; vợ chồng đứa con trai, đứa cháu 6 tháng tuổi và một bầy chó lớn nhỏ 6 con. Họ đi trên ba chiếc xe hướng về phía Tây, theo xa lộ I-75 North. Nhưng nàng Irma luôn ở phía sau lưng rượt đuổi, đến tiểu bang Alabama mất 18 giờ. Hết bão, ba ngày sau họ về lại Miami.

Một sư huynh khác: là một  cựu cư dân Miami, một nhân chứng về chàng Andrew viếng Homestead, 25 năm trước, 1992. Thuở đó hai anh chị và hai đứa con nhỏ vừa mới đến định cư. Hai đứa con đi học về, cho biết là sẽ có bão đến, trường học, chợ búa đều đóng cửa,... chuẩn bị di tản! Anh chị nghĩ rằng chuyện nhỏ thôi. Khi bão đến thì tìm chỗ ẩn núp, lo gì? Ở Việt Nam, mình đã từng trải qua rồi, mỗi năm đều có bão lụt mà.

Đến hẹn lại lên, đúng như dự đoán con mắt chàng Andrew đi ngay khu vực nhà anh. Anh chị và hai con đang núp trong phòng để máy giặt, nơi an toàn nhứt trong nhà, vẫn nghe rõ tiếng gầm rú. Anh hé cửa ra ngoài lấy chút thức ăn nước uống, thì tiếng bùng nổ lớn, mấy cánh cửa kính nát vụn. Một lúc sau chị lại mở hé cửa, thì một tiếng đùng! Anh chị không dám ra ngoài nữa; trong phòng giặt nhỏ hẹp họ ôm nhau tử thủ...

Khi cơn bão dịu bớt, người ta đi tìm cứu người, gia súc.

Cổng rào trước nhà anh đã bị giật sập. Anh nghe rõ có nhiều tiếng chân người, tiếng gõ cửa, có người lớn tiếng:

 - Nhà nầy có con nhỏ, chắc là họ ở trong đống gạch đá. Đừng chần chờ, hãy phá cửa xông vào, cứu họ.

 - Ầm ầm! Tiếng phá cửa nhà...

Anh chị và hai con được dìu ra, trông thật thảm thương, như người tị nạn!

Họ hỏi anh chị:

 - Are you OK?

 - I don't know!

Chị trả lời, vì chị như người mới vừa sống lại, không biết mình thế nào nữa.

Nhìn lên nóc nhà, chỉ thấy trời xanh mây trắng, từng cuộn bay bay,... Chàng Andrew đã xé nó thành những mảnh vụn, vương vãi khắp đó đây!

Cảnh tàn phá đó còn hằn trong tâm trí anh, anh quyết di tản chiến thuật trước khi nàng Irma đến.

Nàng Irma vào nội địa Hoa Kỳ, tàn phá dữ dội,... nhất là vùng Keys và vùng bờ biển Đông Tây của Florida. Theo tin tức ban đầu vùng Keys bị thiệt hại nặng nhất: Có đến 90%, trong đó 25% nhà cửa bị san bằng.

Nhờ chánh quyền ra lệnh báo động, chuẩn bị,... di tản nên thiệt hại do bão cũng giảm đánh kể. Sau bão, tin mới là nhà dưỡng lão ở thành phố Hollywood, Fort Lauderdale do mất điện làm cho 8 người già chết, số còn lại phải chở đi cấp cứu.

May mắn, là vài ngày sau nhà tôi có điện, nhưng điện thoại, internet hiện chữ: "no line", "no connection". Nếu bà con, thân hữu thương tình hỏi thăm, mà không gọi được hay đang nói chuyện vài câu rồi tự nhiên ngắt ngang; xin thông cảm dùm, lý do ngoài ý muốn. Ông nhà đèn, ông điện thoại thời mưa bão là vậy!

Bên kia đường nhà tôi, đến ngày thứ 7, sau bão vẫn còn tối thui. Ngày, đêm vẫn còn nghe tiếng vang rền của "generater" (máy phát điện riêng). Bên dải nhà đó có nhà ông thầy giáo già, gần tuổi trăm, không còn tự chăm sóc mình được! Sau khi nàng Irma đến, tôi thấy có nhiều nhân viên mặt đồng phục của bệnh viện đến. Một buổi chiều, tôi đi làm về thì đứa con ông đang đứng trước cửa nhà, huơ huơ tay dồn dã chào tôi một cách khác thường.

 - Không lẽ ông đã qui tiên, về cõi vĩnh hằng, thoát khỏi vòng "sanh, lão, bệnh, tử". Khỏi cần chờ đợi nhận quà sinh nhật 100 tuổi của ngài Tổng Thống.

Thêm nàng Maria, từ Đại Tây Dương đang tiến vào vùng Ca-ri-bê? Trong khi mọi người lo giúp đở... sau bão Irma.

Y Châu

Ý kiến bạn đọc
06/11/201714:48:03
Khách
How can I find a translation of the article CHO NANG 'IRMA"
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 867,133,009
Trong chuyến viếng thăm tiểu bang Utah, tôi được gia đình con tôi đưa đi thăm hầu hết các thắng cảnh nơi đây. Thủ phủ của tiểu bang là Salt Lake City. Cái hồ nước mặn rộng mênh mông nằm trên vùng đất có cao độ hàng ngàn bộ cách mặt biển.Một kỳ công của Thượng Đế đã ưu đãi cho vùng đất cao nguyên này. Utah còn là Thánh địa
Chiều qua, em điện thọai hỏi chị ngày Father s Day năm nay gia đình chị dự định đi nghỉ ở đâu. Chị chưa kịp trả lời em thì đường dây bên kia có người gọi đến, chị xin lỗi tạm "hold" và khi nói chuyện lại với em thì máy đã cúp. Có lẽ em vội đi đâu, chờ lâu không được. Em có biết ai gọi chị hôm qua
Tôi có hai người bạn: Khang và Dũng. Tôi biết Khang vào một ngày mùa Hạ trong chương trình Chiều Vui Đại Học tại Sàigòn. Lúc đó Khang đang là sinh viên Luật khoa. Hiền hoà và ít nói, Khang thỉnh thoảng đến nhà tôi. Thường chúng tôi gặp nhau ở quán cóc. Cái thuở tuổi xanh còn nhiều ước vọng. Khang nói sau nầy nhất định
Vào dịp lễ giáng sinh, khoảng 5 giờ chiều trời đã tối, tôi và đứa cháu gái xếp hàng trong chợ bán thực phẩm chờ trả tiền. Chợ đông nghẹt, hai bà cháu tôi đứng cuối nên hơn nửa tiếng mới thanh toán xong. Cháu đẩy xe đi trước, tôi đi sau, bỗng có tiếng gọi: - Bác ơi, cho con hỏi một chút được không" Ngoảnh nhìn lại phía sau
Nước Mỹ nơi mang đến cho những người nhập cư một khái niệm "Tự Do" đầy nhân bản, cũng là nơi có quá nhiều thử thách trước nhu cầu "hội nhập", một yếu tố quyết định để xây dựng cuộc sống mới trên Xứ Cờ Hoa. Người Việt mình không nằm ngoài quy luật ấy. Tôi đã nghe ai đó nói... Nước Mỹ tựa như một lò luyện, nó có thể nấu chảy
Chiều nay, Đính vừa mở computer thì nhận được điện thư của Thăng, người em họ cho biết tin vắn tắt "Chú Tư bị ung thư gan thời kỳ thứ ba chắc khó qua khỏi, anh làm ơn nhắn cho chị Hoàng và anh Hân biết dùm em, số điện thoại của chú ấy là. ." Đính tự nhiên thấy một niềm bồi hồi lo âu xâm chiếm lấy tâm hồn anh vốn đang
Từ Little Saigon lâu nay vẫn có những chuyến xe bus đón khách đi "Tour Casino." Trước đây, xe đón tại khu chợ ABC và chợ Bến Thành, trên đường Bolsa. Nay thì hàng ngày ở ngã ba đường Bishop và Moran, thuộc thành phố Westminster. Xe này cũng rước các người đi Casino (đánh bạc) từ Los Angeles đa số là đồng bào người Việt
Chiều nay, Đính vừa mở computer thì nhận được điện thư của Thăng, người em họ cho biết tin vắn tắt "Chú Tư bị ung thư gan thời kỳ thứ ba chắc khó qua khỏi, anh làm ơn nhắn cho chị Hoàng và anh Hân biết dùm em, số điện thoại của chú ấy là. ." Đính tự nhiên thấy một niềm bồi hồi lo âu xâm chiếm lấy tâm hồn anh vốn đang
Cali đi dễ khó về Trai đi có vợ, gái về có con Khi phổ biến hai câu thơ trên, chắc người ta chỉ có ý rằng (") Cali là đất tốt để dừng chân, sinh sống, lập nghiệp. Không nơi nào trên đất Mỹ có khí hậu dễ chịu như ở Cali, rất thích hợp cho người lớn tuổi. Hơn thế nữa, Cali còn có những khu thương mại được mệnh danh là Saigon Nhỏ
Đang lang thang "ngắm tủ kính" trong khu Phước Lộc Thọ như một người "Di Tản Buồn", Linh giật bắn người khi bị một người vỗ mạnh vào vai. Linh quay lại nhìn với khuôn mặt đằng đằng sát khí thì nhìn thấy ngay một khuôn mặt nham nhở vừa cười vừa nói: - Chị Linh! Nhớ em hông" Hoàng nè! Hoàng hồi xưa ở bên Baton Rouge
Nhạc sĩ Cung Tiến