Hôm nay,  

Về Quận Cam, Tháng Tám

18/08/201800:00:00(Xem: 13426)
Người viết: Phan

Bài số 5469-20-31276-vb7081818

 
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006, đã nhận Giải Danh Dự, thêm Giải Á Khôi, Vinh Danh Tác Giả VVNM 2016, và sau 12 năm, vừa chính thức nhận giải Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm  2018, với bài “Thằng Tý Con là... Con Thằng Tý”.

Chương trình Viết Về Nước Mỹ bắt đầu từ 30 tháng Tư năm 2000. Liên tục suốt 19 năm qua, không ngày nào không có thêm bài viết mới được phổ biến. Trang chuyên đề Viết Về Nước Mỹ trên Việt Báo Online, với đầy đủ 5469 bài của hàng ngàn tác giả, hiện đã đạt gần 796 triệu lượt người đọc. Trong số này, Phan là tác giả đầu tiên có nhiều bài đạt số lượt người đọc trên dưới một triệu.

Phan VVNM2018
Họp mặt Việt Báo Viết Về Nước Mỹ, 12-08-2018, Phan phát biểu khi nhận giải Chung Kết năm thứ 19.

 
***
 

Năm nay về quận Cam cũng không khác mấy không khí nóng nực của tháng tám trong những năm gần đây.

Ngoài khu thương mại của người Việt dọc đường Bolsa vẫn là những hình ảnh cũ như ông già Việt nam mặc áo có hình cờ vàng ba sọc đỏ. Có thể ai đó nghĩ về ông như thế này hay như thế khác… thì cũng chỉ là suy nghĩ của người ta. Tôi chỉ thoáng thấy cha mình qua hình ảnh ông nên tôi chào hỏi ông ở bãi đậu xe của khu Phước Lộc Thọ, “Chào bác trai. Cháu nghĩ, nếu bố cháu còn sống thì nay cũng cỡ tuổi bác. Và chắc là bố cháu cũng rất vui khi được mặc cái áo có hình cờ vàng ba sọc đỏ như bác, rất tiếc là bố cháu đã mất trong tù cộng sản…”

Bác trai làm dấu thánh giá, lâm râm nguyện cầu… Bác nắm tay tôi, xiết mạnh, nhịp tim của bác truyền vào tim tôi lòng thương xót mà tôi đã cầu nguyện cho linh hồn cha tôi được siêu thoát, nhưng chưa có vị thần linh nào rảnh rỗi để ban ơn cho. Rồi bác ấy rảo bước đi tiếp vào hư vô của người lính gãy súng tháng tư. Hoa nắng dợn vờn màu cờ phai nhạt trên lưng còng áo vải của bác trai. Người lính già đi vào trang viết “viết về nước Mỹ năm 2018”. Xin ơn trên cưu mang tấm lòng người lính già - gãy súng tháng tư…

Người đồng hương tôi gặp đầu tiên ở quận Cam năm nay là chị lái taxi quen thuộc đã đón tôi từ phi trường về Phước Lộc Thọ. Chị không nhớ tôi vì cứ tưởng tôi là khách quen của chồng chị vì lời hỏi han quá thân tình của tôi, “chị trông gầy hơn năm ngoái…” Thôi thì hoàn cảnh biết nói làm sao khi mỗi người có hoàn cảnh khác nhau. Chúng ta chỉ cùng nói tiếng Việt trên quê hương tạm dung nên tôi quyết định dè xẻn tiêu xài, để còn được bao nhiêu thì gởi hết cho chị khi chị đưa tôi ra phi trường tạm biệt quận Cam năm 2018.

Tôi chờ cô Thanh Thủy hay cô chờ tôi cũng không sao vì đường xa như đời dài chưa từng gặp mặt. Cảm ơn cô đội trưởng của Biệt Đội Thiên Nga ngày xưa đã đón chào thằng nhóc con em đến quận Cam với một bữa trưa ngon miệng. Cảm ơn người bạn đã bắc một nhịp cầu cho tôi có cơ duyên biết cô Thanh Thủy và phụ hợ một tay để ra cuốn sách về Biệt Đội Thiên Nga. Kỷ niệm chan hoà như nắng Calif khi cô ký tặng sách cho tôi ngay bãi đậu xe, vì hôm ra mắt sách bên quận Cam thì tôi không về được, cô gởi sách biếu cho tôi đầu tiên mà thành sau chót vì Bưu điện bây giờ làm ăn hụ hợ.

Chiều Calif bây giờ thôi lãng mạn với thay đổi khí hậu toàn cầu. Nói theo người nhà quê Texas là nóng như con gà cồ mới đạp mái. Nhưng cuộc hội ngộ hằng năm của nhóm Việt bút luôn đưa tôi vào giấc mơ mà tôi hằng ấp ủ trong đời. Tôi không mong gì nhiều hơn khi phải giao tiếp trong xã hội mà người ta không phải động não, nên con tim tôi ôm chầm lấy mấy bà chị từ San Jose xuống, người Minnesota về… nhớ chị Oregan năm nay không gặp - Chị ạ! Cái cốc bia có nam châm để giữ hoá đơn trên tủ lạnh nhà em vẫn nhắc nhớ về bà chị nhẹ hều như gió thoảng mây bay khi chị nói cười…; Các đàn anh tôi đã già nên thấy ai thì mừng người nấy như mừng bác Bồ Tùng Ma vẫn giữ mãi được nụ cười liêu trai chí dị…

Đêm Calif vẫn ánh đèn vàng ngoài khung cửa sổ nhà ông anh bà chị ở Bolsa. Sương vẫn thoảng hương đêm tiền kiếp làm lá rụng, chiếc lá vào thu hay đời người đã qua mùa hè rực rỡ nên hết háo hức và háo thắng như những đêm xưa không ngủ được, chỉ mong trời sáng để thi thố tài năng trên sân bóng đá, chỉ có ngôi vị đôi giày vàng mới xứng đáng nhất thôi, bằng mọi giá phải lấy vinh dự ấy, còn đội banh của mình đứng thứ mấy trên bảng xắp hạng toàn quốc lại không quan trọng bằng. Những mùa hè tuổi trẻ háo thắng lặng lẽ đi không vương mang, sao tuổi già gõ cửa lại nhiều phiền muộn với cây lá Calif năm nay không xanh tươi như vốn dĩ thổ nhưỡng của miền đất hứa?

Tố Như tiên sinh đã phán rằng, “người buồn cảnh có vui đâu bao giờ?” Đúng là tôi đã về quận Cam năm nay trong tâm khảm mùa hè đang qua, rực rỡ theo sương khuya lá rụng để vào thu. Tôi nghĩ về ngày mai là ngày hội Viết Về Nước Mỹ năm 2018. Với riêng tôi, mỗi năm được đọc những cây viết mới xuất hiện là một niềm vui vì đó là bằng chứng ủng hộ, tiếp sức, góp tay… cho chuyêm đề VVNM. Càng vui khi thấy những cây viết trẻ; càng trẻ càng vui vì tương lai không ai đặt để ở những người vào thu lá rụng thoáng buồn cả.

Cảm ơn các bạn trẻ đã đến với VVNM như tôi ngày nào chỉ xúc động trước nhận định của cố nhà giáo, nhà thơ Nguyên Sa, Tôi đã đến với chuyên đề VVNM từ nhận định, “Đây là quyển sách lịch sử của ngàn người viết…”  Tôi tham gia không ngoài mục đích góp một bàn tay, để quyển sách ngàn người viết về lịch sử của người Việt hải ngoại thêm phong phú.

Có thề nói hoài bão của tôi là những đời sau chúng ta, con cháu chúng ta có thể sử dụng bộ sách VVNM như một tài liệu quan trọng vì đầy đủ hình ảnh từ những cá nhân đến những gia đình, những cộng đồng người Việt hải ngoại sau biến cố tháng 04 năm 1975 ở quê nhà.

Bộ sách do ngàn người viết mang giá trị lịch sử trung thực của cộng đồng người Việt lưu vong; Ngoài giá trị lịch sử về hình ảnh và tính trung thực. Chúng ta, ngàn người viết đã lưu lại cho con cháu chúng ta về cội nguồn của người Việt hải ngoại; về tâm tư tình cảm của những thế hệ xa quê đầu tiên, công cuộc giữ gìn tiếng Việt và văn hoá Việt trên xứ người…

Không biết các bạn (bao gồm cả chú bác cô dì) đã đọc qua quyển “Cội rễ” của Alex Haley chưa? Người cháu đời thứ bảy của nô lệ châu Phi đã viết lại gia phả, nguồn gốc của người nô lệ da đen trên đất nước mà chúng ta đang tạm dung này. Lịch sử nhân loại thay đổi theo trào lưu văn hoá nên chúng ta không chừng cứ xem như điều tự nhiên có, lẽ đương nhiên…

Với riêng tôi hiểu, quyển sách của ngàn người viết này vô giá, và nó gặp may sau đại nạn mất nước thì thiên đình ưu ái cho, không phải đợi tới bảy đời sau mới cất được tiếng nói của giống nòi.

 Từ đây, hâụ duệ của chúng ta có thể tìm thấy nhiều mảng từ tinh thần dân tộc, lòng yêu nước, nỗi nhớ thương quê nhà… đến những vất vả đời thường của thế hệ ông bà, cha mẹ nơi xứ lạ quê người để cộng đồng người Việt trong tương lai luôn là một cộng đồng thăng tiến về mọi mặt trong xã hội Mỹ.

Tôi rất biết ơn độc giả luôn động viên những người viết trong suốt hành trình Viết Về Nước Mỹ. Tôi mang ơn những bạn viết đã chung tay góp sức thành bộ sách lịch sử ngàn người viết. Thọ ơn Việt báo đã tạo điều kiện cho hàng ngàn người đã và sẽ tiếp tục viết có cơ hội trải lòng viễn xứ, và cùng nhau tạo nên một công trình có giá trị tinh thần to lớn với cộng đồng người Việt hải ngoại hôm nay và mai sau…

Cảm ơn mọi người đã cho tôi cảm xúc vui - buồn thực sự của nhân sinh sau chuyến về quận Cam 2018 lần này. Vinh dự đi tìm không gặp trong tuổi trẻ thì khi biết nghĩ cho người khác, vinh dự ấy đến như lá rụng về cội. Niềm vui không thuộc về độc quyền của tiếng cười khi đứng trên sân khấu vinh danh mà cõi lòng ở trọn trong bệnh trạng của người bạn nhỏ đang gần đất xa trời ngay ở quận Cam.

Cảm ơn mọi người, cảm ơn cuộc đời luôn rộng lượng và thủy chung. Xin cảm ơn tất cả.

Phan

Ý kiến bạn đọc
20/08/201811:00:19
Khách
Tôi được hân hạnh mời anh ly rượu mừng ngày anh nhận giải quán quân. Lần nữa mừng anh có những lời tâm sự khiêm tốn và chân thành.
19/08/201819:34:14
Khách
không thể viết hay hơn
"Cảm ơn mọi người, cảm ơn cuộc đời luôn rộng lượng và thủy chung. Xin cảm ơn tất cả."
1 Tự Lực Văn đoàn thời đại MỚi từ Mỷ , anh Phan, Bồ tùng Ma ....v..v....
18/08/201815:49:25
Khách
Rất xứng đáng nhận giải Danh Dự, Người Lính Già Gảy Súng Tháng Tư Năm Nào, ngắn nhưng đầy đủ ý nghĩa,
Cảm ơn Chú Phan.
18/08/201815:41:27
Khách
Thân ái chào Hoa Vương Phan! Thật không hổ danh với giải quán quân Phần vừaf nhận từ Việt Báo vói những bài viết thật hay. Xin được lần nữa cụng ly chúc mừng nha!
18/08/201814:53:48
Khách
Văn phong của Phan lúc nào đọc lên nghe cũng mượt mà như những bài trường ca. Mười mấy năm ... múa bút, đã nhận giải nhiều lần, lần nay thật xúng đáng để Phan nhận giải Quán Quân! Rất vui và hạnh phúc kỳ này được gặp lại Phan và các bạn.tiếp tục viết nhé Phan
PHoa
18/08/201814:40:51
Khách
Cuối cùng tôi đoán thầm đã đúng ,năm nay nhà báo Phan đã đoạt giải Chung Kết. Văn chương ngôn từ của các bài viết của NB Phan đều hay, súc tích, uyển chuyển, phong phú, lưu loát...;còn ý nghĩa nỗi niềm gửi gắm thật nhiều qua mỗi trang viết , và dường như luôn có những trăn trở về các số phận những cuộc đời NB Phan đã gặp ,đã viết; có cảm tưởng những gì đã viết, đã suy tư vẫn còn day dứt trong lòng tác giả truyền đến cảm nhận cho độc giả nữa.
Xin cảm ơn và chúc mừng thật nhiều !
NCM.
18/08/201813:01:33
Khách
Không đâu anh Phan ơi. Chúng tôi phải cám ơn anh mới đúng.
Xin được thay mặt các độc giả Việt Báo chân thánh cám ơn anh đã viết.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 867,015,083
Họp mặt phát giải thưởng và ra mắt sách “Viết Về Nước Mỹ tuyển tập VI” sẽ được tổ chức tại Little Saigon vào chiều Chủ Nhật, 27-8-2006. Nhân dịp này, ban điều hành Giải thưởng Việt Báo trân trọng mời quí vị tác giả đã góp bài Viết Về Nước Mỹ và thân hữu tham dự 2 sinh hoạt đặc biệt:
Không biết tại số phận hẩm hiu hay tại không có duyên nợ, hơn cả nửa đời người hắn vẫn không có được một mảnh tình vắt vai. Sang Mỹ vào cái thuở nam thừa nữ thiếu, đốt đuốc tìm hết cái thành phố lạnh ngắt lạnh ngơ này cũng chỉ có vài ba cô gái Việt nam đếm được trên đầu ngón tay, muốn với tới các
Có lẽ tôi sanh ra dưới một ngôi sao xấu, lại “đầu thai lầm thế kỷ” -nói theo thơ của thi sĩ Vũ Hoàng Chương, đồng thời cũng là một giáo sư văn chương nổi tiếng của trường Chu Văn An. Cuộc sống vốn đã chẳng xuôi chèo mát mái, nên phận tôi phải ba chìm bảy nổi tám cái long đong.... Tôi có Mẹ cũng như không, nên theo Cha sống với Mẹ ghẻ
Biển Dừa là bút hiệu của một kỹ sư 31 tuổi tại Arizona. Tựa đề đầu tiên của bài viết này là “Cái Nóng Tàn Nhẫn,” ghi lại tâm trạng của một người nữ trong trận dịch nóng tháng Bẩy, mong được ai đó “lau dòng nước mắt nóng cho cô bằng chiếc khăn tẩm hơi lạnh.” Nhưng nước mắt mới đó đã bốc hơi mất tiêu, làm sao lau kịp" Hy vọng sau “nước mắt bốc hơi”
Danh tính đầy đủ của tác giả là Khiet M Phan, cư dân cao niên tại San Jose. Nguyên cựu sĩ quan không quân VNCH, cựu tù cộng sản, định cư theo diện H.O., tác giả kể là ông đã có 15 năm ở Mỹ, 12 năm đi làm đóng thuế, bây giờ thì tháng tháng lãnh lương hưu. Bài Viết Về Nước Mỹ đầu tiên của ông là những mảnh hồi ức vui.
Năm mới đến Mỹ (1996), tôi có viết bài "Những Nhận Định Khác Nhau Về Cuộc Sống" đăng trên báo Việt ngữ Sacramento; Nguyên do từ câu nói của một bạn học tại trường Sacramento City College: "Nước Mỹ là Thiên Đường của tuổi thơ; Là Chiến Trường của thanh niên, và là Địa Ngục của người già". Lúc bấy giờ tôi cũng như người
Thảm cảnh đây tiếp sau bao thảm cảnh đã phủ lên dân tộc, nước non này. chưa ngừng ư cuộc nội chiến hôm nay" Để lớp trẻ ngày mai xây dựng lại, những đổ nát, mà cha anh đành bất lực lớp người trí thức phải khoanh tay Đó là lần đầu tiên tôi biết đến Chú Hoành em trai út của Ba, qua những câu thơ chú đề tặng khắc trên bia mộ anh trai
Thật tình tôi không rành chữ nho nhưng tôi được chồng tôi giải thích cho tôi câu trên có nghĩa la "cái xui xẻo không tới một mà nó tới nhiều lần". Đúng là y như vậy đó bà con! Cách đây cỡ một tháng chồng tôi đi làm về vẻ mặt buồn buồn nói với tôi ngay khi vừa bước vào cửa: - Mình có tin buồn em à. Anh bị lây ốp năm học tới!
Hôm thứ Hai, thị trường cổ phần tương đối dậm chân tại chỗ tìm hướng đi sau một tuần bị xuống nhiều, với dầu thô xuống giá vì hy vọng sắp ngừng chiến tranh bên Trung Đông. Về kinh tế, mức sản xuất kỹ nghệ toàn quốc tăng 0.8%
Đó là danh xưng của một anh bạn làm chung hãng với tôi, anh hãnh diện vì anh là con rồng cháu tiên, nhưng anh chỉ dùng tên "con nhà Rồng" xưng cho phái nam mà thôi. Tôi cũng hãnh diện vì tôi tuy là khác giống nhưng chung một giàn. Bài nầy tôi muốn viết về một vài cá tánh của các vị “con nhà rồng” làm chung với tôi mà thôi.
Nhạc sĩ Cung Tiến