Hôm nay,  

Trở lại Long Beach

26/09/201800:00:00(Xem: 14031)
Tác giả: Y Châu

Bài số: 5430-19-31268-vb4092618

 
Tác giả là cư dân Miami, Florida, đã góp nhiều bài viết tinh tế, cho thấy tấm lòng của ông với quê hương, con người,  và nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2015. Sau đây là hai bài mới của ông.

 
 ***
 

Đã nhiều năm, tôi trở lại thăm Long Beach, CA, nơi đây có nhiều kỷ niệm khi tôi vừa đến Mỹ: có buồn, có vui. Có bãi biển xanh, cát trắng trời xanh ngắt, bên bờ Đông là quê hương Việt Nam dấu yêu.

Đứa con dặn trước: ba mẹ năm nay phải về, và đã mua vé máy bay, để dự ngày sinh nhật của nó và đứa cháu ngoại (chỉ cách nhau vài ngày) ngày chủ nhật. Ngày hôm sau thứ hai, đứa cháu tròn 5 tuổi, vào lớp "Kindergarten", là ngày quan trọng trên đường học vấn của cháu sau nầy...

Cuối tháng tám, bên ngoài vẫn còn cái nắng chói chang, dù đã xế chiều, nhiệt kế chỉ 99 độ F. Tôi lái xe theo hướng Bắc I-95, xa lộ tấp nập xe cộ, đến phi trường Fort Lauderdale, FL cho kịp chuyến bay đêm về Long Beach, CA. Cái iphone kêu tit-tit, nhắn tin: "Delayed" chuyến bay, rồi lại "Cancel delayed",... từ hảng hàng không JB, làm tôi bối rối!

Cuối cùng, cả trăm người theo thứ tự vào "Boarding", trên chiếc máy bay A 320 (do hảng chế tạo máy bay Airbus, EU). Tiếng kêu rè rè, của máy lạnh thổi ra từ thành của chiếc máy bay, làm dịu cái nóng từ bên ngoài. Chiếc máy bay rồi cũng cất cánh, bay thẳng đến phi trường Long Beach, mất 5:30 phút.

Phi hành đoàn thông báo là đã đến nơi, 2:30 sáng ngày hôm sau, giờ ET, tức là 11:30 tối giờ WT (CA), trễ hơn 2 giờ. Hành khách đồng loạt vỗ tay, không biết vì vui mừng được đến nơi an toàn, hay do phi hành đoàn tài ba!

Khi ra ngoài chờ đợi lấy hành lý, tôi nhận ra một đoàn người Việt Nam, lúc ở trên máy bay ngồi cách tôi vài hàng ghế. Anh chị cho biết, cư trú ở OC, đi "vacation" ở Nam FL, trước khi các cháu trở lại trường học.

Tôi hỏi thăm:

- Có vui không?

- Các cháu thích lắm, nhứt là bãi biển tuyệt đẹp; còn vườn trái cây ở Homestead thi không phải là đặc sản của Miami, giống như ở quân Cam, mà giá cả lại không rẻ!

Tôi phân trần:

- Bây giờ là cuối tháng 8, đã hết mùa: vãi, nhãn, xoài, lồng mức (sa-pô-chê). Măng cục, chôm chôm, sầu riêng ở đây trồng không được; vú sữa trồng ra trái rất nhỏ; khi trái mùa người ta phải mua từ nơi khác.

Rồi tôi hạ giọng:

- Chác là anh chị không có "thổ địa" ở Miami.

Tôi chỉ "va-li" hành lý của tôi, toàn là trái cây "organic" không hà. Nhà tôi đứng kế bên, thúc tôi:

- Ông lại "nổ" nữa rồi...

Chúng tôi mang hành lý ra ngoài, mọi người chờ đợi đón chúng tôi hơn 2 giờ, hai đứa cháu ngoại đã ngủ say, vì sắp bước qua ngày mới không ôm hôn ông bà ngoại, từ Miami mới tới, thôi thi để ngày mai vậy.

Ngày sinh nhật: thật vui vẻ náo nhiệt, đông đủ họ hàng thân hữu:

 
Sinh nhật, ngày vui tuổi trẻ

365 ngày lặng lẻ, vào đời

Bên cha, bên mẹ nói cười

Một thời thơ ấu, suốt đời sao quên.
 

Theo thói quen, tôi dậy sớm, mang đôi "sneaker" ra ngoài. Khu dân cư Mira Loma, nằm ở phía Đông LA, chập chùng đồi núi. Ngoài những nhà xây xong, còn có một số nhà đang xây cất dang dở chờ người mua. Tôi tìm nhà của một sư huynh, mà đứa con đã giới thiệu, nhưng không bóng người ở bên ngoài, chỉ nhìn thấy vài chiếc ghế chỏng chơ trước "patio". Tôi chạy đão một vòng, khi quay lại thì nghe từ trong chiếc xe đâu trước nhà, vang vang bài hát:

 

"Giờ nầy, anh đang ở đâu?

Quang Trung nắng cháy da người.

Giờ nầy anh ở đâu?

Dục Mỹ hay Lam Sơn?

Giờ nầy anh ở đâu?

Đồng Đế nắng mưa thao trường.

Anh ở đâu?

Pleicu gió núi biên thùy...

Giờ nầy anh ở đâu?..."

(do Thanh Tuyền hát)

Tôi đưa tay chào và đến gần, bên trong xe là một người trẻ tuổi:

- Hi, excuse me, are you a Vietnamese? (Chào, xin lỗi, có phải cháu là người VN?)

Cậu ta trả lời:

- Đúng rồi, có phải chú từ Miami mới qua, tía của Emily?

- Y chang, sao cháu biết rành quá vậy?

- Xóm nầy chỉ có mấy nhà Việt Nam, nên có người mới, ai cũng biết hết. Tía con ngồi kìa, chắc là đang đợi chú đó.

Tôi đến nhà, chào hỏi sư huynh Tấn:

 
Tháng Tám, nắng hạ vẫn theo

Nắng từ "Long Beach", lên đèo núi cao

Nắng mang sắc thắm, lắm màu

"Mira Loma", đồi núi nao nao lòng người

Đường Starling, nắng đã lên đồi

"Tấn, Tài" chiến hữu, nửa đời tha hương

Lần đầu, huynh đệ kiến tường

Chuyện cũ, chuyện mới vấn vương tràn về.

Đất người xứ lạ thành quê.

Miami thấy đường về xa xôi

Cái duyên, cái phận đời người

Nắng vàng tháng Tám, đến rồi lại đi.

 
Từ nhà sư huynh Tấn về thì đứa con hối thúc, mọi người lên xe, hướng về khu Bolsa, đúng như lịch trình: Trước tiên là đi ăn, tôi đề nghị đi nhà hàng T. Chim hay nhà hàng Vua B.B. (do thổ địa Ly Hóng giới thiệu). Đứa con tìm số điện thoại và gọi: hai nhà hàng T. Chim, một ở Westminster, một ở Bolsa đều không biết ông chủ Ng. H. T. Sau đó gọi nhà hàng Vua B.B., có người trả lời là:

- Ông Tân Le, vừa mới từ Houston về và đang làm "nhiệm vụ".

Tôi nói:

- Cho tôi một bàn, 15 phút sau sẽ đến.

Bước vào nhà hàng Vua B.B. mọi người ngồi vào bàn gọi món ăn, tôi thì lóng ngóng, nhìn ngoài nhìn trong để tìm Tan Le. Chúng tôi ngày xưa ở chung trung đội vũ khí nặng, ĐĐ 4732.4, đã gần nửa thế kỷ, kẻ còn người đã ra đi!

Kia rồi, ở trong nhà bếp có một ông... tôi xúc động gọi:

- Tân ơi, tôi là YC, từ Miami mới qua...

Ông ta quay lại nhìn tôi... chạy đến gần, nắm vai tôi lắc lắc, rồi phán một câu:

- Y C à, không còn "đẹp giai" như xưa!

- Ông ơi, bộ lẹo lưỡi hay sao vậy?

- Ngày xưa, tụi mình ai cũng nói vậy nên tui nói theo, mà nói thiệt nghe, nhìn ông thấy "đẹp giai lắm".

- Thiệt, hết nói nổi!

Tân Le hỏi tôi uống bia được không? Rồi đem hai ly cho hai đứa và hai cái "khu lẳng" để trong cái tô lớn với với kéo và nĩa. Hai ông đầu bạc nhâm nhi bia, với miếng sụn mềm béo, nhắc chuyện đời xưa: Những ngày đi công tác ở Bình Tuy,... Chuyện ở QT Nha Trang, cuối tuần không có tiền đi phép, dạo phố biển Nha Trang, nhà ăn vắng vẻ... lê la ở Câu Lạc Bộ uống bia.

Nhìn quanh mọi người trong bàn đã ăn xong, chỉ còn lại hai người lính già, tôi nhắc khéo Tân Le trở về với "nhiệm vụ":

- Nhà hàng của ông nấu ngon thiệt nghe, riêng bia có hương vị đặc biệt mà tôi chưa từng nếm qua?

- Bia Heineken thôi, khi để trong tủ lạnh... "càng lâu, càng ngon".

Sau khi chia tay người bạn cũ, tôi vẫn còn lâng lâng, tâm đắc câu: "càng lâu càng ngon".

Tiếp tục lịch trình: chúng tôi đến viếng nhà ông thầy Ph. H. Đ. (K. 16 VB) ông đã qui tiên gần 2 năm, mà tôi không có mặt để tiễn đưa ông lần cuối. Nay trước bàn thờ của ông, tôi cầm cây mà không cầm được dòng lệ: mới đây mà thầy đã đi rồi, con luôn luôn ghi nhớ lời chỉ dạy...

Thời gian qua nhanh, chỉ 5 ngày ngắn ngủi viếng thăm Long Beach, chúng tôi phải trở lại Miami, như cưỡi ngựa ngắm hoa, xin hẹn lần sau.

Y Châu

Ý kiến bạn đọc
30/09/201801:11:54
Khách
Y ơi, bài viết của you hay lắm, đi qua Nam Cali, đến phố Bolsa khi nào? Mới tháng 8 này hả? Ở đây ngang cửa Phước Lộc Thọ là nhà hàng của Lê Tâm, Vua Bún Bò đó!Lê Tâm (ko phải Lê Tân, Tân Lê đâu) nó làm tiếp liệu đđi 4/7324 mình hồi học Đồng Đế, Nhà Trang. Đúng là nó gốc ở Houston, Texas, sau này nó qua Cali cùng đứa con trai buôn bán làm ăn khắm khá lắm, nhưng vẫn vui vẹn tình đồng đội với bọn mình rất thắm thiết lắm Y ơi. Nó gần như ghiền bia Ken light.
26/09/201814:36:00
Khách
Tôi qua Florida làm gần một năm, mua nhà với vườn sau to nửa mẫu để trồng trọt nên cũng coi như là thổ địa của Florida.
Dân du lịch mà tới Florida sẽ bị đồng hương chém thật đẹp. Bao nhiêu trái cây ngon đều xuất cảng nên lớ ngớ từ phương xa tới mua trái cây thì giá vừa mắc, chất lượng vừa tệ.
Đừng nói chi trái cây, cá tôm cũng mắc nữa.
Muốn rẻ thì phải tự trồng lấy hay quen biết thân tình vừa bán vừa cho.
Cá thì tôi phải mua cần câu, mướn tàu đi kiếm. Tôm thì phải mua lưới, giăng cọc mò bắt nên đồ seafood ở Florida rẻ rề à, không phải trả tiền, chỉ tốn giờ đi tìm bắt thôi.
Tôi lên New York mua nhãn vừa to vừa rẻ. Chị bán hàng hỏi tôi từ đâu tới. Tôi không dám nói Florida sợ bị cười nên trả lời từ Oklahoma
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 864,173,994
Đáng lý ra thì nó đã được gọi bằng một cái tên Việt-Nam cho khỏi “Mỹ hoá”! Nhưng là vì hai đứa anh lớn của nó “bàn ra tán vô”trước khi con bé được sinh ra. Đại-khái là dùng tên Mỹ để sau đi học cho dễ gọi, chứ như hai đứa anh lúc qua Mỹ đã sáu bảy tuổi, đi đến trường bằng tên Việt bình thường, mấy tháng đầu nhiều khi
Tác giả Anne Khánh-Vân, 33 tuổi, hiện đang sống tại Thủ Đô Hoa Thịnh Đốn. Sau khi tốt nghiệp Kinh Tế Kế Toán ở Pháp, cô sang Mỹ, vừa làm vừa học thêm về Management Information System. Bài viết về nước Mỹ đầu tiên của cô là chuyện về một cựu chiến binh Mỹ gặp gỡ trên chuyến bay đi Việt Nam .
Tác giả Trương Tấn Thành, cư dân Lacey, Washington State, tốt nghiệp MA, ngành giáo dục năm 2000, hiện trong ban giảng huấn tại trường dạy người da đỏ và giảng viên tại Đại học cộng đồng SPSCC, Olympia, WA. Ông là một tác giả rất nhiệt thành đóng góp bài vở cho giải thưởng Viết Về Nước Mỹ và đã được trao tặng
Năm 2000, sau gần 25 năm cày bừa chăm chỉ trên đất Mỹ, hai vợ chồng già đã làm một chuyến qui cố hương đáng giá, đi từ bắc vô nam. Sau chuyến đi này, tôi vẫn thường ra rả bên tai chồng rằng: nì, Ôn ơi, kể từ nay mỗi năm tụi mình chỉ nên kéo cày 11 tháng, còn một tháng thì kiếm chỗ đi chơi, kẻo già rồi cố quá có ngày
Tác giả cho biết ông sinh năm 1934 tại Cần Thơ, hiện là cư dân Austin , Texas . Bài Viết Về Nước Mỹ đầu tiên của ông là “Những Người Tuổi Sửu”, kể chiuyện “đi cầy tại Mỹ” cho thấy tấm lòng của các bậc cha anh với thế hệ con em. Bài mới lần này là câu chuyện về một bà mẹ thuyền nhân phấn đấu với hoàn cảnh, một mình
Sáng sớm xe chạy, trưa đoàn dừng chân ở thị trấn Solvang ăn trưa, tiếp tục hành trình đến lâu đài Hearst, toà lâu đài trơ vơ trên núi, 2 đứa mua vé, mỗi vé $20 dollars vào xem, chờ xe ở trạm, Phụng bỏ 25cents vô kính viễn vọng để xem lâu đài trên núi, mùa đông, toà lâu đài chìm trong sương mù dày đặc, xe đón
Tác giả Ai Cơ Hoàng Thịnh là một nhà giáo tại tiểu bang Victoria , Úc. Bà là người đã vận động đưa được tiếng Việt vào chính khoá và chương trình thi Tú Tài Úc, từ 1983 tới nay; Đã được Úc vinh danh Citizen of the Year 1994 (Thành phố Footscray) & Teacher of the Year 1997 (Tiểu bang Victoria). Bài viết về nước Mỹ
Tác giả Ai Cơ Hoàng Thịnh là một nhà giáo tại tiểu bang Victoria , Úc. Bà là người đã vận động đưa được tiếng Việt vào chính khoá và chương trình thi Tú Tài Úc, từ 1983 tới nay; Đã được Úc vinh danh Citizen of the Year 1994 (Thành phố Footscray) & Teacher of the Year 1997 (Tiểu bang Victoria). Sau đây là bài đầu tiên
Tác giả Nguyễn Viết Tân, cư dân Costa Mesa, đã được tặng giải danh dự Viết Về Nước Mỹ 2001 với bài viết “Bên Bờ Freway.” Từ nhiều năm qua, ông là người viết được bạn đọc Việt Báo đặc biệt trân trọng. Bài viết mới của ông kể chuyện đi săn trên đất Mỹ. Mấy hôm nay tôi thường nằm dài ra ghế coi Basketball game
Nhạc sĩ Cung Tiến