Hôm nay,  

Cám Ơn Người - Tạ Ơn Đời

20/11/201800:00:00(Xem: 12792)
Tác giả: Chu Kim Long

Bài số 5552-20-31358-vb3112018

 
Thứ Năm 22-11 sắp tới là Ngày Lễ Tạ Ơn, mời đọc bài viết của Chu Kim Longh. Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ đầu năm 2018. Ông tên thật là  Chu Văn Huy, hiện là cư dân San Jose, cựu tù, vượt biển, đã nghỉ hưu sau 37 năm làm việc cho các hãng điện tử tại Silicon Valley - Thung lũng Hoa Vàng, California.

 
***
 

Thanksgiving – lễ Tạ ơn là một trong những lễ hội được đón mừng vào những ngày tháng cuối năm. Ngày Tạ ơn đang được mọi người nô nức chào đón, và sửa soạn tiệc mừng thịnh soạn trên khắp đất nước Hoa Kỳ cũng như các châu lục trên thế giới – từ đất liền đến biển cả mênh mông, những nơi có ảnh hưởng của nền văn hóa Hợp chủng quốc Hoa Kỳ. Ngày lễ hội Thanksgiving là một truyền thống và như một hơi thở bất tận trong tâm tư của người dân Hoa Kỳ.

Tôi đã làm quen cũng như tham dự những bữa tiệc chúc mừng ngày lễ hội thanksgiving tại Hoa Kỳ hơn bốn mươi năm qua. Nhưng, đây là lần đầu tiên tôi viết đôi dòng liên hệ tới hai chữ Thanksgiving.

Ngày lễ hội cám ơn... tạ ơn là một sinh hoạt đặc thù và rõ nét trong nền văn hóa Hoa Kỳ, ngày nhắc nhở cho nhau nhớ đến những khó khăn, sự thành đạt và lòng biết ơn của những bậc tiền nhân đối với Thượng đế, và cũng là ngày để mọi người đoàn tụ, cám ơn nhau – ngày lễ được khởi đi từ những thế hệ di dân khai phá đầu tiên của thời lập quốc. Và là một dấu mốc cho một xã hội nhân bản, công bình, tự do, bác ái được thăng tiến trong thịnh vượng và phú cường.

Mỗi nền văn hóa đều có những nét chấm phá đặc sắc khác nhau. Trong nền văn hóa Việt, tuy không ấn định một ngày riêng lẻ như lễ tạ ơn ở Hoa Kỳ. Nhưng lòng biết ơn được nhắc nhở và thể hiện một cách man mác quanh năm và suốt đời qua những câu ca dao tục ngữ, như : Ăn qủa nhớ kẻ trồng cây – công cha nghĩa mẹ ơn thầy - uống nước nhớ nguồn – công cha như núi Thái sơn nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra... Lòng biết ơn của người Việt còn được thể hiện qua những ngày hội làng, hội đình, nhất là ngày tết nguyên đán. Lòng biết ơn một cách trân qúy của người Việt cũng được thể hiện rõ nét và mang ý nghĩa sâu sắc nhất qua lễ giỗ, các nghi lễ kính nhớ tổ tiên, lễ cúng giao thừa, đón rước ông bà về ăn tết với những hương hoa mâm trái để tỏ lòng biết ơn công lao sinh thành dưỡng dục, chúc tết ông bà, cha mẹ, thân bằng quyến thuộc, cũng như ngay từ thủơ thiếu thời, để thể hiện lòng biết ơn: Từng cá nhân hay đại diện lớp đã đi chúc tết, cám ơn thày cô tạo lên một bầu không khí đầy tình nghĩa thày trò. Lòng biết ơn của người dân Việt còn được thể hiện qua đức tính hiếu thảo, phụng dưỡng các bậc sinh thành khi già yếu. Đức tính cao qúy này đã được lưu truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác.

Nhớ lại hơn bốn mươi năm qua, từng đoàn người vượt biên bằng ghe thuyền, bằng đôi chân dạn dày gió sương, gai góc của núi rừng để đến những quốc gia đang cưu mang người tỵ nạn như Thái Lan, Mã Lai, Nam Dương, Phi luật Tân...Bỏ qua và quên đi những đau khổ do một thiểu số hải tặc, mán rừng gây ra, mà bất cứ dân tộc nào cũng có những thiểu số không có tình người như vậy. Thế giới hôm hôm qua và ngày nay vẫn tràn đầy lòng nhân ái giữa người với người, khiến không ai quên được hai chữ Cám ơn – Thanksgiving. Làm sao quên được ân tình của những chuyến tàu cứu người như tàu Cap Anamur...và các bác sĩ không biên giới, làm sao không nhớ mãi được những phái đoàn thiện nguyện hàng ngày đến với người tỵ nạn để giúp đỡ từng đoàn người Việt tỵ nạn Cộng sản, bất kể màu da và những phong tục, tập quán, ngôn ngữ khác biệt trong các trại tỵ nạn Đông Nam Á, hết chuyến ghe này đi định cư lại có những chiếc thuyền mỏng manh khác trôi dạt vào bờ. Những người thiện tâm là những mục sư, linh mục, dì phước và là những thanh thiếu nữ trẻ trung, sinh viên trong các viện đại học, trong các hội đoàn tham gia những chương trình thiện nguyện thường niên. Những năm qua, các trại tỵ nạn dành cho người Việt đã đóng cửa. Nhưng những tấm lòng nhân ái tươi đẹp kia vẫn tiếp tục nhân rộng và dang tay giúp đỡ tha nhân trong các trại tỵ nạn khắp nơi, từ các quốc gia Nam Á,  u Châu, Trung Đông đến Phi châu... Nam Mỹ. Tình yêu thương tha nhân vì tự do và công lý còn được thể hiện trên diễn đàn của các nhà lập pháp đang tranh đấu và bênh vực cho những nhân quyền và dân quyền khắp nơi, từ diễn đàn thành phố, tiểu bang đến liên bang – họ là những chiến sĩ nhân quyền vô danh mang những trái tim qủa cảm và chan hòa yêu thương, giống như mọi người thiện tâm, thiện nguyện – tất cả chỉ biết cho đi và không mong nhận lại: Dù chỉ là hai chữ Cám ơn – Thanksgiving.


Đi từ các sinh hoạt thiện nguyện chứa chan tình người trong các trại tỵ nạn để nhớ đến hai chữ tạ ơn đời, tạ ơn ai đã cho tôi cuộc đời này. Rồi đọc trên các truyện ngắn hay trên các diễn đàn ngôn luận, người ta thấy thật bồi hồi xúc động khi đọc được những dòng chữ cám ơn của các cựu tù nhân Việt Nam, viết để nhớ đến các đấng bậc sinh thành, cám ơn người anh, cám ơn người chị gái, người em gái đã cưu mang nuôi dưỡng đàn cháu thơ dại khi cả cha lẫn mẹ bị bắt tập trung trong các trại tù Cộng sản sau ngày ba mươi tháng tư năm 1975, viết để tưởng nhớ đến người mẹ hiền, tóc bạc xương mai, đã cong lưng, oằn vai gánh những lon gạo, những bao khoai, gói bột, vượt núi băng rừng đi thăm nuôi người con sa cơ thất thế.

Đã có  nhiều câu truyện vê sự hy sinh bản thân của người phụ nữ Việt Nam dành cho chồng con - một tấm gương tuyệt vời của tình thủy chung. Lòng can đảm vượt qua mọi thử thách, vượt qua mọi đe dọa, băng rừng vượt núi để đem tình yêu, đem sức sống cho người chồng trong những năm tháng tù đày nơi rừng thiêng nước độc.

 

Mùa lễ Hội Thanksgiving năm nay đang về. Trong lúc mọi người từ muôn phương đang sửa sọan về lại mái nhà xưa để sum họp với các lễ hội cuối năm, thì tại tiểu bang California vẫn chưa hồi phục và hàn gắn được nỗi đau thương của trận cháy khủng khiếp vùng Sonoma county. Nỗi đau chưa lành, oan khiên chưa dứt, thì thị trấn Paradise thuộc Butte County và các county Ventura, Santa Barbara và Riverside lại đang gánh chịu thảm cảnh thật kinh hoàng, với hàng ngàn căn nhà bị thiêu hủy cũng như số người tử nạn và mất tích đã lên con số ngàn.

Hình ảnh những nạn nhân thống khổ cùng với những hình ảnh đầy gian khổ và sự can đảm tuyệt đỉnh của những người lính cứu hỏa đang xông pha vào vùng biển lửa để cứu lấy những sinh mạng và sản nghiệp của người dân, đã làm cho mọi người bùi ngùi và xúc động. Đã có hàng trăm người lính chiến, hàng trăm thiện nguyện viên đang ngày ngày đi tìm kiếm những nạn nhân trên những đống tro tàn vào mùa Thanksgiving để một phần nào xoa dịu được những cơn đau, nỗi thống khổ của cư dân Paradise, cũng như của cư dân các county miền Nam California. Tất cả đang đồng hành trong tinh thần biết ơn những người lính cứu hỏa đang quên mình, tạm xa cách vợ con trong những ngày lễ hội, để lao mình trong những biển lửa mênh mông, với ước mong dập tắt được biển lửa, cứu người cứu đời.

Ngọn lửa oan khiên cuối năm đã khơi dậy lòng nhân ái, tình yêu thương đồng loại trong mọi hoàn cảnh vui buồn, cũng như nhắc nhớ tới và biết ơn những người đang ngày ngày chấp nhận mọi gian nguy bản thân để cứu giúp đồng loại. Nghe những lời kêu gọi của Hồng thập tự Hoa Kỳ, nghe những báo cáo từ các tổ chức thiện nguyện và những hình ảnh trên truyền hình và báo chí – tất cả, đã làm cho mọi người xúc động và dấn thân tham gia bằng mọi phương diện.

Thu đi Đông về và biển lửa mênh mông vẫn đang hoành hành. Nhưng tình người như ấm lại khi thấy mọi người đang góp một bàn tay, một chia sẻ tài lực để an ủi các gia đình nạn nhân, tất cả mọi hành động, mọi đóng góp đều tượng trưng cho những lời nói ân tình xoa dịu nỗi thương đau, cũng như chân tình cám ơn những người chiến sĩ cứu hỏa anh hùng nhân mùa lễ tạ ơn đầy gian khổ nhưng chan chứa tâm tình tạ ơn.

Mùa Thanksgiving – mùa tạ ơn: Tạ ơn Thượng đế đã cho người dân Cali có các anh: Những người chiến sĩ cứu hỏa quên mình trong phục vụ tha nhân. Tạ ơn Người tạ ơn Đời: Trong vui buồn sướng khổ mọi người vẫn còn nhớ tới nhau, phục vụ nhau và cám ơn nhau trên mọi lãnh vực của cuộc đời.

 
Chu Kim Long

Ý kiến bạn đọc
20/11/201819:12:49
Khách
thank you-you welcome-how are you-fine thank you-you welcome-sorry-thank you-you welcome-no-sorry-thank you very much-no-no-you welcome-no sorry-thanks so much-no problem-you welcome......
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 863,971,506
Tác giả là cựu sĩ quan VNCH, khoá 8/68 Sỹ Quan Trừ Bị Thủ Đức, phục vụ tại Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn II, bị bắt tại Ban Mê Thuột ngày 14 tháng 3 năm 1975; Đến Mỹ tháng 4/2005, hiện cư ngụ tại Carlsbad, California, đã góp nhiều bài viết về nước Mỹ đặc biệt. Bài mới nhất là một truyện tình đầu chung thuỷ.
Mr. Bond là bút hiệu của David Huỳnh, cư dân Los Angeles. Ông nói về mình, “Người ta gọi tôi là "Cái Thằng Trời Đày" vì lỡ mang máu mê đi câu, vừa tốn tiền vừa vất vả mò đêm mò hôm. Trong loạt bài Mr. Bond góp cho viết về nước Mỹ, có chuyện câu cá nước ngọt lẫn nước mặn, câu từ Nam đến Bắc Cali, qua Alaska, hay xuống Mễ, câu về tới VN hay qua tận Thái lan... rồi chuyện đi lặn bắt bào ngư, bắt tôm hùm, và đi săn “hàng khủng” cá Tầm (Sturgeon) trên Delta Bắc Cali. Tuần trước, là chuyện “Đi săn Cá Sấu Gar”. Lần này là chuyện thủ phủ Cali mùa “cá bẹ”. Nơi đàn cá đi qua, có cả vùng bờ sông đầy vàng lẫn trong cát...
Tác giả là cư dân Chicago, 35 tuổi. Trong email kèm bài viết, Lê Thị cho biết, "Mới đây, sau khi đọc một số sách của nhà văn Nhã Ca, tôi bỗng có cảm hứng muốn viết và đây là bài viết bằng Việt ngữ đầu tiên của tôi trong 20 năm qua." Bài viết theo lối tự sự, nhân vật xưng tôi đến Mỹ khi còn là một cậu bé “tiếng Việt chưa đủ vốn, tiếng Anh dăm ba chữ chập choẹ,” kể về chuyện tình đồng tính dữ dội. Bài viết đầu tiên, “Tôi Vẫn Là Tôi”, Vietbao Online từ 19 tháng 5, 2012, hiện đã có 10054 lượt người đọc. Sau đây là chuyện tiếp theo.Tựa đề cũng là tên bài hát nổi tiếng “There is a Place for Us” của Leonard Bernstein.
Kông Li là bút hiệu vui vẻ của Phạm Công Lý, tác giả đã có nhiều bài viết về nước Mỹ giá trị, vừa nhận giải danh dự Viết Về Nước Mỹ 20011. Là một cựu sĩ quan VNCH, cựu tù, ông cùng gia đình đến Mỹ từ tháng 11/1994 theo diện HO, định cư tại Boston. Công việc từng làm: thông dịch cho Welfare, social worker, phụ giáo, tutor toán ở Middle School của Boston Public Schools. Bài mới nhất của ông là một du ký công phu mà vui vẻ hiếm thấy.
Tác giả cho biết ông họ Vũ, là cư dân California. Bài viết về nước Mỹ đầu tiên của ông là truyện ngắn về một thảm cảnh gia đình Việt tị nạn. Mong Tuyết Phong sẽ tiếp tục viết thêm.
Tác giả tên thật Ngô Thị Bạch Huệ, định cư ở Mỹ từ 1980, cư dân Orange County, đã nhận giải danh dự Viết Về Nước Mỹ 2001, với bài "Người Mỹ Di Động". Đây là một tự truyện đầy tính lạc quan: 7 lần dọn nhà, 12 lần đổi job, không ngán. Công việc thứ 12 của cô là thành lập công ty consulting firm của riêng mình, viết sách technical bán trên AMAZON.COM và sách được sắp hạng Best Seller. Sau đây là bài viết mới nhất của cô.
Mr. Bond là bút hiệu của David Huỳnh, cư dân Los Angeles. Ông nói về mình, “Người ta gọi tôi là "Cái Thằng Trời Đày" vì lỡ mang máu mê đi câu, vừa tốn tiền vừa vất vả mò đêm mò hôm., và tự gọi mình là “Chi nhánh “Hội Trời Đày”. Số dân “bị trời đầy” kiểu này tại Mỹ khá đông, cũng không ít dân gốc Việt. Mr Bond góp cho Viết Về Nước Mỹ không chỉ một bài mà là một loạt bài với đầy đủ hình ảnh sống động và hấp dẫn. Bài đầu tiên là chuyện ông Mít trời đầy một mình lặn lội tới sông Trinity, Texas, vùng đất nổi tiếng của đảng KKK kỳ thị chủng tộc, để câu cá sấu gar (Alligator Gar Fish). Đây là loại cá nước ngọt lớn nhất ở vùng Bắc Mỹ, dài từ 8 đến 10 feet, nặng trung bình trên 200lb/90 kg., có con nặng tới 279lb/127kg.
Tác giả là cư dân Portland, Oregon. Bài viết về nước My đầu tiên là chuyện cảm động trong một viện dưỡng lão. Mong ông tiếp tục viết.
Tác giả tên thật là Tô Văn Cấp, sinh năm 1941, định cư tại Hoa Kỳ theo diện H.O. 1, hiện làm việc tại học khu Ocean View. Ông đã góp nhiều bài viết về nước Mỹ, bài nào cũng cho thấy tấm lòng, tình đồng đội và sự lạc quan, yêu đời. Sau đây là bài viết mới nhất.
Tác giả sinh năm 1940, cựu sĩ quan VNCH, khoá 12 SVSQ Thủ Đức, Giảng Viên Anh ngữ trường Sinh Ngữ Quân Đội, cựu tù chính trị, đến Mỹ năm 1991 theo diện HO9, hiện định cư tại Greenville South Carolina. Từ năm 2002, tác giả đã tham gia Viết Về Nước Mỹ với nhiều bài viết giá trị. Sách đã xuất bản: "Hành Trình Về Phương Đông."
Nhạc sĩ Cung Tiến