Hôm nay,  

Món Quà Mùa Đông & Số Trời Định Sẵn

15/01/201900:00:00(Xem: 14563)
Tác giả: Y Châu

Bài số 5595-20-31401-vb3011519

 
Tác giả là cư dân Miami, Florida, đã góp nhiều bài viết tuy ngắn tinh tế, cho thấy tấm lòng của ông với quê hương, con người,  và nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2015. Sau đây, thêm hai bài viết ngắn.

 
***
 

1. Món quà mùa Đông

Năm nay mùa Đông bắt đầu vào hạ tuần tháng 12, nhưng cái lạnh đã đến sớm mang theo tuyết giá, đông đá trải dài từ Tây sang Đông, lan xuống cả vùng trung Đông, trung Tây nước Mỹ; những tiểu bang miền Nam nắng ấm cũng bị ảnh hưởng. Tin tức thời tiết cập nhật hằng ngày cho biết thời tiết thất thường, mọi người khi đi ra ngoài trời đừng quên mang theo áo ấm, dù che... sẽ dễ bị bệnh, mất vui trong những ngày lễ "Holidays".

Những người sống ở những tiểu bang "sunshine" nóng ấm, không còn "khoe khoang": năm nay được nhìn thấy hoa tuyết lửng lơ ngoài khung cửa, trên kiến xe có đông đá, nhiệt độ xuống gần 40 F rồi đó nha!

Dù kinh tế có thăng trầm, thời tiết có thay đổi thất thường, nhưng trong lòng mỗi người vẫn rộn rã không phân biệt giàu sang quyền quí hay nghèo khổ bần hàn.

Lễ Tạ Ơn, vào ngày thứ năm, thứ tư của tháng 11 qua nhanh, mỗi người đều có dự tính cho mùa lễ; mà ngộ thiệt, sau mùa lễ đều nghe người ta than thở, "bị vỡ kế hoạch". Sau lễ Tạ Ơn, người ta sắp hàng dài trước cửa hàng "đại hạ giá", để hâm nóng cái không khí hội hè mỗi năm, để mua hàng mới thay hàng cũ, làm quà cho người thân, bạn bè thân hữu.

Những người làm nghề "services", có một mùa bận rộn, phải làm thêm "over times", theo luật định thì đương nhiên được công ty, hảng xưởng trả thêm tiền phụ trội. Những đứa con lên tiếng: mùa nầy có nhiều việc, nên càng thêm bận rộn,... Tôi đề nghị thội thì năm nay "án binh bất động", mọi người ở đâu thì ở đó... chờ quà!

Cũng như mọi người, tôi xem mấy tờ "flyer" quảng cáo, lên "online" tìm hàng giảm giá,... Đây rồi, cái máy "chính hiệu" USA, chỉ còn 50% so với ngày thường, tôi tức tốc lên xe đến cửa hàng, chỉ còn lại một cái duy nhất. Tôi lấy ngay, để lên xe đẩy ra tính tiền. Người thu ngân "scan" vào cái "stamp" mã số trên máy, số tiền hiện ra... Cô thu ngân nhìn mặt tôi rồi hỏi:

- Ông lấy cái nầy ở đâu vậy?

Tôi chỉ ở đàng kia kià. Rồi cô quay qua hỏi thêm một cậu đồng nghiệp gì đó không nghe rõ. Cuối cùng tôi trả tiền, vui mừng vì mua được món hàng "clearance 50% off".

Nhưng chỉ hơn mươi ngày sau, tôi chở cái máy trả lại, vì nó dở chứng không chịu chạy, lưng tôi muốn vẹo, khi vận hành nó! Trong khi xếp hàng chờ tới lượt mình, nhìn lên tường phía sau của những nhân viên nhận trả hàng có hàng chữ: "Our goal are to service our customer".

Dù làm rất vất vả, nhưng họ luôn luôn vui vẻ và không quên những câu: Thanks, see you again, you have a great day,... Lâu ngày thành quen tai, thiếu những câu nói "đầu lưỡi" giống như khi nấu ăn không có gia vị, nhạt nhẽo lắm!

Theo tài liệu mà tôi đọc qua, là vì những hàng bị trả lại, các công ty mất nhiều tỷ Mỹ kim.

Sau khi trao đi, nhận lại... tới ngày, tôi trân trọng mở những gói quà của những người khác màu da, chủng tộc mang những ý nghĩa khác nhau làm ấm lòng kẻ tha hương! Đặc biệt: Edward, người láng giềng của chúng tôi ngoài bánh, rượu còn có thêm một tờ vé "Lotto", nhà tôi ra chợ cà số thì trúng được $10.00, rồi mua tiếp... nhưng số hên không đến lần thứ hai!

Từ khi đầu tóc tôi không còn đẹp đẽ trở nên trơn tru, khi đi đâu tôi thường đội nón, và cũng nhận được những cái nón mới từ những người thân quen. Những cái nón mà tôi nhận, thường từ các chiến hữu với hàng chữ: "Tổ Quốc-Danh Dự - Trách Nhiệm" ở phía trước mà tôi luôn luôn trân trọng giữ gìn.

Hôm nay tôi lại có thêm hai cái nữa: Một cái màu xanh lục, phiá trước có hình cái đầu của con đại bàng, mắt sáng quắc với cái mỏ màu vàng và phía dưới có ba chữ USA màu cờ Hoa. Đây là món quà của Rudy. Theo lời ke,å thì cô có người cháu từng đóng quân ở Nhật, Nam Hàn. Cô từng du lịch qua các nước Châu Á, và rất yêu thích.

Một cái khác nữa là của bà Ann, màu đỏ "bordeau", bên trên có hàng chữ HARVARD, hàng dưới "16 H 36", mà bà nhờ đứa cháu, vừa được nhận vào học năm rồi, mua dùm.

Đại Học Harvard, thuộc nhóm "Ivy League" nổi tiếng, được biết đến năm 1636, năm 1638 được mang tên Harvard University, là tên của một nhà tu, nhà chánh trị, John Harvard, đã hiến tặng hơn 400 cuốn sách cho nhà trường. Trường có nhiều ngành khác nhau, nhưng luật là nổi tiếng hơn hết. Trường nầy có tới 8  cựu sinh viên là Tổng Thống Mỹ: như Franklin, Roosewelt, Kennedy, Obama... và nhiều tài năng nổi tiếng khác. ĐH Harvard là niềm ước mơ của mọi người, nhiều sinh viên Việt Nam được nhận vào trường. Gần tôi cũng có một cháu, con của anh Tùng, chủ nhà hàng Hy Vọng, ở Calle Ocho, Miami Florida cũng được nhậân vào trường ĐH nầy, xin chúc mừng.

Ngày xưa chúng tôi phải "xếp bút nghiên theo việc kiếm cung", luôn luôn ước mơ trở lại trường học. Ngày nay các em các cháu giỏi ngoan được nhậân vào các trường Đại Học danh giá; là món quà vô giá dành cho đấng sanh thành, cho dòng giống Tiên Rồng, là món quà nồng ấm trong mùa Đông lạnh lẽo. Xin cám ơn các em, các cháu.

 
2. Số Trời Định Sẵn

Những năm đó, chúng tôi lưỡng lự giữa đi và ở. Trong dịp đi Vía Bà, núi Sam, chúng tôi qua bên kia đường, lên lăng Thoại Ngọc Hầu, lần đường leo núi. Chỉ "bò" lên được môt đọan ngắn, nhưng  đôi chân rã rời, thở không còn hơi. Tôi vừa mở miệng than mệt, thì nhà tôi đưa tay lên miệng ra dấu:

 - Núi rừng linh thiêng, không được than thở, ngồi nghỉ một chốc lát, sẽ hết mệt thôi!

Tôi định cãi lý, nhưng chung quanh có nhiều người, họ cũng ngồi thở dốc mà đâu có than thở gì! Hỏi ra mới biết, người ta ngồi chờ để xem quẻ của ông thầy mù. Nhà tôi đề nghị:

 - Sẵn dịp mình chờ để xin quẻ nhe!

Trên triền núi gió thổi vù vù, mát lạnh; xa xa những vầng mây trắng tự do bay giữa bầu trời vô tận, kéo theo cái bóng râm, đi khắp mọi nơi; đôi khi dừng bước nghỉ ngơi nơi đồi núi... rồi tự tan biến, khi thời tiết thay đổi.

Bên kia là đồi Bạch Vân cheo leo đơn đôc, nhìn xuống là những xe cơ giới đang khai thác đá. Xa hơn là chợ Bến Đá, có con đường thẳng dẫn vào Nhà Bàn, Bảy Núi huyền bí.

Cái am của ông thầy mù, một phần dựa vào vách núi, phần còn lại được xây bằng những cây vuông, tròn được tô điểm bằng những hàng chữ đỏ vàng lạ mắt. Tới lượt tôi được gọi vào, bên trong am đèn nhang sáng rực. Ông thầy bói mù đang ngồi trên bộ ván trải chiếu bông, đầu không tóc, mặc áo lam như một nhà sư, đôi mắt đeo kiến râm của người mù.

Ông hỏi tôi muốn xem gì? Tôi kể, là gia đình tôi viếng miếu Bà xong, rồi leo núi, vô tình biết được ông thầy nên vô xem thử... xin thầy cho vài lời chỉ dạy.

Ông bảo tôi đưa bàn tay cho ông. Sau khi lật ngược lật xuôi, hết sờ, tới nắn lần theo đường chỉ tay. Tôi cảm thấy như có một dòng điện truyền vào, làm tôi thẫn thờ. Nhà tôi ngồi kế bên, thúc vào lưng làm tôi bừng tỉnh.

Sau đó ông thầy mù cho tôi lời tiên tri:

 
Số trời định sẵn, dễ thay!

Năm dài tháng ngắn, nắng mai chiều tàn

"Tâm, trí, mạng đạo", dọc ngang

Bàn tay năm ngón, hèn sang, rõ ràng

Lửng lơ mây trắng, nhẹ nhàng

Phút giây bỡ ngỡ miên man nhớ hoài

Số trời định sẵn, dễ thay!
 

Đúng là số trời định sẵn, chúng tôi đến định cư ở tiểu bang California, xin ghi lại để cùng chia sẻ với những người đi trước, đi chung, đi sau:

Nước Mỹ rộng lớn, diện tích gần 10 triệu cây số vuông, trải dài từ bờ Tây của Thái Bình Dương đến bờ Đông của Đại Tây Dương; dành độc lập từ Vương Quốc Anh từ năm 1,776, đây rồi! Dù đã chuẩn bị tâm lý nhưng tôi vẫn có những giây phút đầu tiên bỡ ngỡ. Tôi tự vỗ vào mặt, xem có thật hay không?

Người xưa dạy rằng: "trường đời..." Tất cả phải đi học lại để cập nhật kiến thức, để hội nhập vào xã hội mới.

Tuổi trẻ: có căn bản, thông minh, chuyên cần, có nhiều hoài bảo... đây là nơi chấp cánh cho những tài năng.

Những người ở tuổi "nửa chừng xuân", theo các nhà khoa học thì bộ não đã được định hình, nên có nhiều khó khăn đang chờ sẵn mà họ phải vượt qua.

Những thực tế đầu tiên, mà họ gặp phải:

 - Tờ giấy xanh dollars: luôn được so sánh giá trị tương đương với tiền Đồng VN, hay qui ra vàng, mấy chỉ, mấy phân.

 - Đơn vị đo lường,  Trọng lượng: ounces, pounds tương đương bao nhiêu: grams, kilograms; Chiều dài: inches, feet, miles tương đương bao nhiêu: tấc, thước, cây số

 - Nhiệt độ: Quen dùng nhiêt kế bách phân (centigrade thermometer) hơn là nhiệt kế F (fahrenheit thermometer), mà người sống ở Mỹ thường dùng.

 - Quan trọng hơn trong giao tiếp hàng ngày, là ngôn ngữ: Người Mỹ nói tiếng Anh giọng Mỹ, khác với giọng Châu Âu, Châu Úc, Châu Phi, Châu Á,... dù cho chữ viết giống nhau, làm khó khăn hơn cho người mới định cư!

Theo kinh nghiệm: những người đến trước dễ hòa nhập hơn, vì họ có gì đâu để so sánh, băn khoăn chỉ có một con đường tiến bước, với vô vàn khó khăn và họ đã có những thành tựu đáng trân trọng.

Thông thường phải mất 5 năm để người nhập cư tự lập: trả bills, tự lái xe đi đây đó, mua sắm...; 5 năm kế tiếp mới cảm nhận được cuộc sống mới, có cái nhìn xa trông rộng; nhưng có một số người lại muốn "đi tắt, đón đầu", khư khư giữ lấy cái "áo mão" ngày xưa thì đều không thành công.

Làm tôi nhớ đến chuyện xưa: trước khi được gắn trên cầu vai cái "Alfa" vàng, thì phải vượt qua "8 tuần huấn nhục", học làm người lính vô cùng vất vả. Theo nhà văn võ hiệp Kim Dung: trước khi luyện tập "công phu thượng thừa" phải tự phế võ công trước đó, cho trinh nguyên như tờ giấy trắng, thì sẽ rút ngắn thời gian tập luyện; bằng trái lại dễ bị "tẩu hỏa nhập ma", thân tàn ma dại!

Hợp Chủng Quốc Mỹ giàu mạnh, là quê hương của di dân; không phân biệt màu da, chủng tộc, tín ngưỡng, phong tục tập quán, mọi người đều có tiếng nói và cơ hội vươn lên.

Y Châu

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 864,382,349
Xin thưa với bạn có hai cái "sai" ở tựa đề. Thứ nhất, Ông Mandino không phải là một thương nhân mà là tác giả của quyển sách có tựa đề trên. Thứ hai, "lắm của" ở trong quyển sách self-help này (ta thường gọi là loại sách tu thân), "The Greatest Salesman in the World", không chỉ có nghĩa là của cải
Từ đêm đưa thuyền rời quê đã hơn 30 năm, nay dù muốn hay không, tôi vẫn phải về thăm lại, cha mất mới đây, mẹ còn khỏe, cả hai đều đã gần 100 tuổi. Trên cùng chuyến bay sang VN, may tôi lại gặp ông bà Nguyễn Quang Liên, một ông bạn cũ từ xưa ở Saigon, Tôi được biết thêm chuyện và kể lại: Quen lâu năm, biết ông là
Nàng nghe có tiếng cửa mở, nhưng không để ý. Nàng nhìn đồng hồ đeo tay thấy năm rưỡi thì biết ngay là lão đã về. Nàng vừa cười vừa nói chuyện điện thoại, rồi nhìn lão hất hàm ra dấu cho lão biết có thức ăn trên bếp. Lại món gà kho, ngán quá. Lão đi vào phòng ngủ thay đồ, nghe loáng thoáng tiếng nàng trên điện thoại: "...vậy à"
Ngày còn nhỏ, tôi trông thật gầy gò, ốm yếu, tính tình lại nhút nhát lắm. Mẹ tôi sanh tôi thiếu tháng, chẳng biết sao mà hồi đó tôi lại sống được cũng lạ! Lớn lên một chút, chừng năm sáu tuổi, tôi đã biết thế nào là ăn đòn, vì bố tôi rất dữ đòn đối với con cái, một phần vì thích hàng xóm thấy mình dữ với vợ con, còn phần nữa thì tôi
Mẹ tôi năm nay 86, bắt đầu trở bệnh lãng trí nặng. Khi thì cụ thống trách đôi tay đôi chân vụng về, lẩy bẩy, vô dụng của mình. Khi thì cụ lộ vẻ hoảng hốt hoặc tự dằn vặt về những đổ vỡ, hư hại do sự "hoá đần độn" của mình gây ra. Khi thì cụ uất ức vật vã kêu khóc vì nhận ra giai đoạn tang thương cuối đời đã thực sự đến với mình rồi.
Tôi hỏi người bán vé: Từ đây đi Washington DC giá bao nhiêu và xe chạy mất mấy giờ và nếu tôi là người có tuổi thì bớt được bao nhiêu" Ngửng lên nhìn tôi, ông ta vừa bấm máy bán vé vừa trả lời: Ông được bớt còn 145.37 xu, còn nếu ông mua trước 7 ngày thì giá vé trong khoảng từ 80 đến 119 dollars tùy theo xa gần.
Lúc 12giờ đêm Lão Cát lai ra đi, một cái chết lặng lẽ cũng như cuộc sống vốn thầm lặng của Lão ! Bệnh viện F.V có lẽ là nơi Lão đến đó lần cuối trong chặng đường đời nhiều nổi truân chuyên, bộ óc bình dị đầy lòng nhân ái ấy đã thôi không còn thao thức trong quãng đời già nua ... Tôi viết câu chuyện này, tham dự cuộc thi
Đi làm về, nếu không đi chợ thì về thẳng nhà, nhìn xung quanh căn phòng của một người độc thân, cái gì cũng lặng lẽ. Từ cái bàn, chiếc ghế, cái Ti Vi trong góc, một chiếc gối, ngay cả chiếc gối để ôm gác phía dưới chân, cái mền kẻ những sọc vuông không hoa hòe xếp phẳng phiu ... cái gì cũng như tỏa ra một mùi vị lặng lẽ
Chiều nay, thứ sáu 28/4, trên đường lái xe đi làm về, chợt nhớ Chủ Nhật này là 30 tháng 4. Lại 30 tháng Tư nữa rồi! Chẳng hiểu sao tôi lại quyết định sẽ viết một mẩu truyện về đời mình nhân dịp kỷ niệm lần thứ 31 của ngày này. Có lẽ tôi nghĩ rằng bây giờ mình đã 50 rồi, đời cũng đã từng trải, chả còn sợ sệt gì nữa khi muốn nói ra những điều mình nghĩ, ít ra là về cuộc đời của mình. Năm 1987, sau năm tháng sống
Qua bao năm dài thai nghén, bố tôi mới sẵn sàng cho tôi chào đời. "Thân Phận” là tên của tôi được bố chọn. Đó là nỗi đau trăn trở của Người muốn gởi gắm vào tôi. Sau buổi ra mắt sách, tôi được ký tặng cho một người bạn vong niên của bố. Chủ của tôi là một người Việt định cư ở Hoa Kỳ khá lâu, từ thuở còn là học sinh trung học
Nhạc sĩ Cung Tiến