Hôm nay,  

Ngày Lễ Tình Nhân

24/02/201900:00:00(Xem: 11452)
Tác giả: Minh Thúy

Bài số  5624-20-31430-vb8022419

 
Tác giả lần đầu tiết về nước Mỹ từ tháng 11, với bài “Tình người hoa nở”, tháng 12,  “Mùa kỷ niệm” và “Chị em trung học Nữ Thành Nội.”  Cô tên thật là Nguyễn thị Minh Thuý sinh năm 1955. Qua Mỹ năm 1985, hiện là cư dân thành phố Hayward thuộc Bắc Cali và còn đi làm. Sau đây là bài viết thứ tư của cô.

 
 ***
 

Suốt tuần nay miền Bắc California bị mưa gió liên tục, trời mưa tầm tã rồi lại nắng loé lên thay đổi nhanh làm bà con dễ bị cảm, nhức đầu.

Sáng nay ra khỏi nhà trời tối đen như mực, mưa nặng hạt, Giang lái xe từ freeway 880 chuyển qua 580 để lên chỗ làm việc là thành phố Livermore, chung quanh toàn xe truck, chạy tung bụi nước mù mịt chẳng thấy lane, thật nguy hiểm. Giang phải trợn mắt để nhìn thật rõ phía trước, vừa cẩn thận lái xe, vừa niệm Phật để trấn an.

Công việc cũng như thường ngày, bận rộn và rối rắm với xấp giấy order hàng chi chít, nhưng hôm nay hơi đặc biệt khi thấy giới phụ nữ sửa soạn kỹ hơn, nét mặt mọi người yêu đời hơn...

Giang thắc mắc hỏi các cô Linda, Packer, Lisa:

- Why everybody looks beautiful today?

Một cô nhanh nhẩu đáp:

- Mom ...why you don’t remember Valentine’s Day.

Giang giật mình “Ô” rồi nhoẻn miệng cười trừ.

Phải rồi. Hèn chi. Valentine’s Day, Ngày lễ tình nhân, cho những lứa đôi yêu thương. Giang miên man nghĩ đến câu chuyện về ngày này mà nàng đã tìm đọc trên mạng wikipedia:

Valentine là một linh mục dưới thời Hoàng đế La Mã Claudius II. Lúc bấy giờ là thế kỷ thứ III, Đế quốc La Mã phải tham gia nhiều cuộc chiến tranh đẫm máu và không được dân ủng hộ.

Do gặp phải khó khăn khi kêu gọi các chàng trai trẻ gia nhập vào quân đội, Claudius II cho rằng nguyên nhân chính là đàn ông La Mã không muốn rời xa gia đình hay người yêu của họ và hôn nhân chỉ làm người đàn ông yếu mềm, do đó, vua Claudius II ra lệnh cấm tổ chức các đám cưới hoặc lễ đính hôn để tập trung cho các cuộc chiến.

Linh mục Valentine ở thành La Mã, cùng Thánh Marius đã chống lại lệnh của vị hoàng đế hùng mạnh và tiếp tục cử hành lễ cưới cho các đôi vợ chồng trẻ trong bí mật. Khi bị phát giác, linh mục Valentine bị bắt và kết án tử hình bằng hình thức kéo lê và bị ném đá cho đến chết. Buổi chiều trước khi ra pháp trường, ông gửi tấm "thiệp Valentine" đầu tiên cho cô con gái của viên cai tù Asterius, người thiếu nữ mù lòa bẩm sinh đã được ông chữa lành bằng phép lạ trước đó, và ký tên "Dal vostro Valentino" - from your Valentine ("Từ Valentine của em").

Cho đến nay, các cặp tình nhân vẫn có truyền thống ký tên bằng hàng chữ "From your Valentine" của ngày xưa thay vì tên mình trong các tấm thiệp Valentine. Dần dần, ngày 14 tháng 2 hàng năm đã trở thành ngày trao đổi các bức thông điệp của tình yêu và Thánh Valentine đã trở thành vị Thánh bổn mạng của những lứa đôi.

Người ta kỷ niệm ngày này bằng cách gửi cho nhau những bài thơ và tặng cho nhau những món quà truyền thống là hoa hồng và sô cô la. Bây giờ tại nước Mỹ, cứ vào ngày lễ này là người ta gởi card hoặc phone chúc mừng thành thông lệ.

Riêng vợ chồng Giang là Hai Lúa thứ thiệt, tuy qua Mỹ đã lâu nhưng chỉ biết cúi đầu “cày bừa", và cũng không lãng mạn được như vậy. Giang mỉm cười một mình với ý nghĩ này.

Giờ nghỉ trưa trong sở, có vài chàng đến trao hoa cho bạn gái, những bó hồng rực sắc thật tươi. Cũng có mấy ông chồng đến chở bà xã ra ngoài ăn trưa. Nhìn không khí yêu đời, hớn hở của mấy em, tự nhiên cũng chuyền niềm rung cảm qua Giang.

Buổi trưa Giang ngồi một góc nặn óc hoạ bài thơ Đường luật về ngày Lễ Tình Yêu hôm nay.

Thật bất ngờ khi Giang mở phone để gõ chữ, có email của Hậu (ông xã) gởi tới với tấm card. Nhìn dòng chữ trong tấm card mà cảm động vô cùng: “To a friend who’s always close to my heart.”

Có đời nào như vậy hè, Giang hứng chí tuôn ra bài thơ:

 

Lễ Tình Nhân

 

Tặng bó hoa hồng thắm đẹp tươi

Thương em sát cánh sống bên đời

Lầm than vất vả từng cam chịu

Khốn khổ lao đao chẳng đổi dời

Bát cháo no lòng khi nắng tỏ

Chum trà ấm dạ lúc trăng rơi

“Tình nhân” đón lễ mình xao xuyến

Tuổi hạc êm đềm dẫu sức vơi.

 

Sau đó Giang cứ nghĩ tới chồng và thầm cười…

Nhớ lúc trước 75 Hậu dạy môn toán trường Trung học Đà Nẵng, sau 75 trở thành tên “vô lương mất dạy” (không có lương, không được đi dạy), sống trốn chui trốn nhủi vì luôn bị công an lên danh sách bắt đi đi rà mìn hoặc công tác lao động.

Vượt biên qua Mỹ, Hậu vẫn liên lạc thường xuyên với Giang, và luôn nhờ Mẹ nếu “đánh chuyến khác” thì giúp Giang “học một nghề” nuôi thân (đó là tiếng lóng thay từ “vượt biên”).

Giang vất vả trong 5 năm trời đeo đuổi chuyện vượt biên, đã từng vô tù ra tội, cuối cùng cũng đến được bến bờ tự do.

 Khi định cư ở Mỹ Giang mới hiểu Hậu có máu “quân tử Tàu”. Bước đầu tuy ai cũng được chính phủ trợ cấp một năm tiền welfare, nhưng lúc làm giấy tờ, workers hỏi:

 -Bây giờ có công việc hãng điện tử đang tuyển người, anh có làm không?

Vậy là Hậu gật đầu, rồi đi làm không hưởng đồng trợ cấp nào hết.

Khi Giang qua, tiêu chuẩn cũng sẽ được hưởng một năm quyền lợi, Hậu đưa Giang lên sở xã hội làm giấy tờ. Giang còn nhớ rõ ông worker tên PT, không biết ở nhà ông có gây lộn với vợ, mà nét mặt ông lộ ra vẻ cộc cằn hỏi:

-Anh qua trước 5 năm có làm gì để nuôi vợ không?

Tự nhiên Hậu đỏ mặt không nói, ra về đến gặp người anh có văn phòng làm việc, xin chứng nhận Hậu có làm partime, thế là Hậu nạp tờ giấy đó, kết quả thì Giang bị cúp trợ cấp, chỉ được bảo hiểm sức khoẻ.

Giang lúc đó chới với, Hậu thì đang học không có tiền, ở ké nhà anh em nên Giang phải xin việc “cày” gấp, dĩ nhiên Giang đã càm ràm việc đó suốt cả năm mới nguôi.

Thế rồi đời sống thực tế với bao nhiêu thứ nợ, cả hai chỉ biết cặm cụi làm việc, Hậu ca đêm, Giang ca ngày, lo làm việc nuôi con lớn thành tài, rồi chúng theo sự nghiệp đi ở xa tất cả, chỉ còn lại hai mái đầu điểm sương.

Những lúc ngồi gần thường hay khắc khẩu, tính Hậu hiền hoà, chân thật, không hoa bướm, rất mê người lính Việt Nam Cọng Hoà với những trận đánh oai hùng, nếu như được gặp đúng đối tượng Hậu sẽ thao thao bất tuyệt, Hậu biết rất nhiều tên tuổi tướng lãnh và chuyện binh lính. Lúc Giang mới qua Mỹ nghe đài VN quảng cáo cuốn băng Cassetetes “Bông hồng cho người chiến sĩ VNCH”, đọc hồi ký của phu nhân Thiếu tướng Lê Văn Hưng, thế là Hậu tìm mua, cuối tuần nào Hậu cũng ra các tiệm hỏi đã có chưa, khi mua được, Hậu rất trân quý nó.

Giang thì đủ bao nhiêu tánh xấu nhưng lại mê thơ văn, có những lúc hồn thơ hơi thức giấc là bị Hậu dập tắt, chẳng hạn như khi Giang cao hứng hát:

 

“Em đến thăm anh đêm ba mươi

Còn đêm nào vui bằng đêm ba mươi

Anh nói với người phu quét đường

Xin chiếc lá vàng làm bằng chứng yêu em...”

 

Chưa kịp hát tiếp thì bị Hậu trề môi:

- Trên trời dưới đất… lá vàng mần sao làm chứng được.

Giang vốn sẵn hung dữ, đâu có nhịn:

- Đi trên mây một chút, thấy ở đó đẹp lắm. “May mà có thơ có văn... đời còn dễ thương".

Hậu nhếch môi:

- Đi trên mây chi cho rớt cái đụi đau hơn, hèn chi hồi xưa lúc đi học bà kể xem phim “La valse dans l’ombre”, bà mê cặp tài tử Vivien Leigh với Robert Taylor, xem xong phim ra khỏi rạp thấy những hình ảnh kẻ buôn người bán, gánh gồng cơ cực, bà bị lưng chừng giữa cảnh thần tiên và thực tế, bà xây xẩm mặt mày buồn xo. Chưa hết, bà còn kể xem Doctor Zhivago, Romeo and Juliet v v... về nhà bà mất ngủ một tuần… ha...ha... như ta đây thoải mái.

Giang bị chọc tức thì cũng bướng lại:

- Người khô khan, không có máu lãng mạn chắc chẳng bao giờ hiểu được “Sleepless in Seattle...”

Câu chuyện ngưng lại ngang vừa tầm “biết đủ là đủ”, rồi từ đó Giang cũng cố tránh trở lại đề tài này.... Thời gian qua rồi cũng êm, hai người càng siêng năng cày bừa, cũng lo lắng cho nhau mấy chục năm nay, có điều chàng mê bài Tứ Sắc thì cuối tuần cứ về chơi với anh chị em trong gia đình, Giang mê ngắm cảnh trời mây trăng nước thì cứ thả bộ nhìn ngắm, rung động và mần thơ. Giang thích thơ thì tập viết, còn chàng không bao giờ thèm đọc bài thơ nào của Giang thì mặc chàng.

Trở lại chuyện ngày Valentine. Buổi chiều sau giờ làm về, bước vô nhà Giang mở lớn mắt với bó hoa hồng,

Khuôn mặt Hậu vui vẻ cười nói:

- Chiều này đi ăn ngoài.

Nhìn ra trời Giang cũng hơi lo có gió bão động đất chi đây với hiện tượng lạ. Đón nhận cảm giác vui vui, Giang đồng ý nhưng chỉ chọn nhà hàng Mỹ gần nhà là Applebee’s, bởi vì tìm nhà hàng Việt thì phải lên San Jose đường sá quá xa, lại gặp giờ kẹt xe.

Vợ chồng Hai Lúa lần đầu tiên đi mở mắt quan sát ...nhà hàng trong đêm lễ Tình Nhân, đông người đứng xếp hàng ở ngoài, bên trong ánh đèn mờ nhiều màu sắc hoà hợp, trên mỗi bàn đều có chưng một cánh hồng tươi, bao nhiêu cặp ngồi chờ dọn thức ăn nhìn nhau tình tứ, tiếng nhạc hoà tấu êm dịu của bản Love story tạo thêm không gian mơ màng tuyệt vời, cả hai chẳng rành món ăn gì nên nhìn menus thấy cá Salmon, beef steak thì chọn đại món: Shrimp’N Parmesan Sirloin Cedar Salmon with Maple Mustard Glaze.

Giang nhìn Hậu mỉm cười nói:

- Chưa lúc nào tui thấy ông đẹp trai như lúc này.

Hậu hóm hỉnh cười:

- Chưa bao giờ tụi mình lãng mạn như bây giờ.

Tối đó về nhà, Giang khoe và đọc bài thơ làm buổi trưa, Hậu lắng nghe xong rồi nói:

- Để tui đi châm trà uống và ăn mứt gừng cho ấm bụng, rồi bà ngâm bài thơ cho tui nghe.

Thật đi từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác, mọi khi tôi ngâm thơ, Hậu thường nói “giọng chi mà giống vịt đực, ngâm thơ cứ tưởng đá đang đè”

Đêm nay, trong ngôi nhà nhỏ hẹp có ông già đang lim dim lắng nghe tiếng ngâm của bà già, thỉnh thoảng hớp ngụm nước trà gật gù ...Ngoài trời mưa đang rơi, nhưng chắc chắn không phải: “Trời mưa chỉ làm buồn chúng mình thêm”, mà là “Đêm nghe thấy tình đi nhè nhẹ / Mà ngỡ như mình còn đôi mươi ...”

Lúc ông già đã đi ngủ, bà già say sưa ngồi ngắm những đoá hồng xinh tươi, rồi lại cảm hứng hoạ thêm bài thơ theo thể Toán Sắc, mang ý nghĩa thanh cao tuyệt vời của Lễ Tình Yêu:

 

Valentine’s Day

 

Giữa tháng hai đây tặng bó hồng

Yêu mười nhánh đỏ ấm tim trong

Ba lần tiệc họp chiều vàng nắng

Bốn bữa thuyền đưa nước trắng dòng

Kết nghĩa trăm ngày đen mớ tóc

Hoà tình nửa kiếp tím vườn bông

Năm con hạnh phúc đời xanh mộng

Một mái nhà xinh chẳng bạc lòng

14 Tháng 2 năm 2019

Minh Thuý

Ý kiến bạn đọc
04/04/202409:09:00
Khách
Hello, did you receive my offer?
from2325214cv https://google.com
18/02/202405:54:49
Khách
go fish dating northern ireland
themeforest dating website

Let's get acquainted. Join us.
Link availability is limited.
https://short-link.me/AiWQ
25/02/201902:43:44
Khách
Chuyện kể thật dễ thương!
24/02/201916:53:40
Khách
Sao Nam Trần Ngọc Bình
Chào tác giả
Chỉ tiếc là không có hình của tác giả và ông xã.
Thăm tác giả và ông xã thân tâm thường an lạc.Trân trọng
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 866,690,356
Tác giả Nguyễn Hưng chuyển bài đến bằng điện thư. Đúng vào dịp kỷ niệm một năm sau cơn thiên tai Katrina tàn phá New Orleans, bài Viết Về Nước Mỹ đầu tiên của ông là chuyện viết về những cư dân gốc Việt trong một xóm đạo ở vùng bị đất thiên tai. Mong tác giả sẽ tiếp tục viết thêm và bổ túc dùm sơ lược tiểu sử và địa chỉ liên lạc
Tác giả Nguyễn Hưng lần đầu dự viết về nước Mỹ. Đề tài bài viết đầu tiên của ông là mộng hão huyền và thực tế Mỹ. Nhân vật là một người hãnh tiến đến cùng, được mô tả bằng bút pháp tinh tế. Bài được chuyển tới bằng điện thư. Mong tác giả tiếp tục viết thêm và bổ túc địa chỉ liên lạc cùng vài dòng tiểu sử. Những điều ông biết về nước Mỹ
Cho dù đang sống với hiện tại, hình như những cái bóng của quá khứ đủ mầu lúc nào cũng đeo đuổi chúng ta. Gia đình tôi thuộc cỡ trung bình của người Việt Nam, nghĩa là gồm ba mẹ và tám anh em. Sinh ra giữa đám anh em trai, thưở nhỏ tôi thích những trò chơi tạc lon, thả diều hơn là bế em, giải gianh. Tính con gái của tôi chỉ thể hiện
Thịnh Hương,cư trú và làm việc tại miền Bắc California, là một trong 12 tác giả vào chung kết Viết Về Nước Mỹ năm thứ sáu. Sau đây là hồi ký viết vội của bà, kể chuyện cùng con trai lái xe từ San Jose về Westminster
Chuyện xảy ra vào năm một ngàn chín trăm hồi đó, lúc mà gia đình tôi vừa từ Bình Giả, một vùng đất đỏ, không có điện đóm gì cả đến mảnh đất Hoa Kỳ này. Đúng là đổi đời.Tuy đã được học sơ về nước Mỹ và thói quen của người Mỹ một vài ngày ở Thái Lan nhưng tôi không khỏi kinh ngạc khi bước chân tới phi trường Los Angeles, nào là cửa tự động mở,
Tác giả Quân Nguyễn cùng vợ con đến Mỹ năm 1987, ông trở lại trường học, tốt nghiệp cao học về Sociology tại CSUF, đệ tam đẳng huyền đai Tae Kwon Do, từng làm counlelor tại nhà tù tiểu bang ở Chino, hiện làm state parole officer ở Santa Ana, và là cư dân Anaheim, CA. "Cách đây khoảng ba năm, chú em út của tôi,
"Bước tới đèo ngang bóng xế tà, Cỏ cây chen lá, lá chen hoa. Lom khom dưới núi tiều vài chú, Lác đác bên sông rợ mấy nhà." Tôi không biết tại sao mình nhớ bài thơ nầy. Có lẽ "tiều vài chú" gắn liền với định mệnh tôi: lấy chồng Tiều. Mặc đầu chồng tôi là người Tiều Châu (Trung Hoa) ), không phải người tiều phu (đốn củi) mà
Hoa Kỳ là một nước văn minh giàu có. Có thể nói là giàu nhất thế giới. Từ bao nhiêu năm, qua hằng bao Thế Kỷ, đã có biết bao người mơ ước được đến sinh sống trên đất nước Hoa Kỳ. Nhiều dân tộc đã đổ xô di dân đến Mỹ, vì Mỹ là vùng "Đất Hứa", là Cõi Thiên Đường. Người ta đã ví cho Mỹ là như vậy. Người Việt Nam sống dưới chế độ Cộng Sản từ sau 1975, cũng đã ôm ấp giấc mơ này
Thuở còn cắp sách đến trường, tôi không nhớ mình đã viết đến bao nhiêu dòng suy nghĩ trong các quyển lưu bút mỗi khi bắt đầu thấy hàng phượng ở sân trường một hôm bỗng đơm hoa đỏ thắm. Những dòng chữ ngây ngô mang nặng nổi buồn man mác khi sắp phải xa trường lớp với thầy cô cùng bè bạn dù chỉ trong vài tháng
Bà Đoan mấy bữa nay bận rộn với hai đứa con: thằng Doãn lên 9 và con Liên lên 7, hễ bà đi làm về chưa kịp uống ngụm nước thì chúng nó hối thúc đi chợ mua sắm đồ dùng để đi cắm trại. Thân thể mệt nhừ sau 8 tiếng làm trong hãng, bà chỉ muốn về nhà ngồi trên chiếc Lazy-boy nghỉ ngơi chốc lát, nhưng xem chừng số bà lận đận lao đao từ nhỏ
Nhạc sĩ Cung Tiến