Hôm nay,  

Sống Lâu Trăm Tuổi

28/04/201900:00:00(Xem: 12499)
Tác giả: Y Châu
Bài số  5676-20-31481-vb8042819
 
Tác giả là cư dân Miami, Florida, đã góp nhiều bài viết tuy ngắn nhưng tinh tế, cho thấy tấm lòng của ông với quê hương, con người,  và nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2015. Sau đây là hai bài viết mới.

***

Con người rất nhỏ bé trong vũ trụ bao la vô tận, như giọt nước trong đại dương, như hạt cát trong sa mạc; nhưng với những tìm tòi khám phá... những ước mơ tưởng chừng như xa vời, đã trở thành hiện thực. Nhờ những tiện nghi và tiến bộ trên nhiều lãnh vực,  con người đã ngày vàng sống lâu, sống khoẻ mạnh. Tuổi thọ trung bình đã gia tăng đáng kể.

Những cậu chúc thọ "sống lâu trăm tuổi" xem chừng  sắp lạc hậu. Ngày xưa, "thất thập cổ lai hy." Ngày nay, tuổi bẩy mươi còn là tuổi sung mãn. Trong tương lai không chừng sẽ được coi là tương đương với tuổi thanh xuân, tràn đầy nhựa sống.

Theo một tài liệu về sức khỏe, một người sống thọ, sống khỏe mạnh có nhiều nguyên nhân, tựu trung lại là do:

 - Di truyền, huyết thống: từ ông bà, cha mẹ; sẽ không thay đổi được, vì không ai chọn được nơi sinh ra, không ai chọn được cha mẹ!

 - Cách sống: cách ăn uống dinh dưỡng, thói quen sinh hoạt hằng ngày, mội trường chung quanh; do chúng ta chọn lựa, quyết định.

 - Tinh thần, tình cảm. Theo tài liệu thì yếu tố tinh thần rất quan trọng, ảnh hưởng gần 50% đến sức khỏe, nhất là đối với cái tuổi "cáo lão qui điền", khi mà chân run, gối mỏi.

Nhạc mẫu của chúng tôi ở California năm nay đang chờ cùng con cháu mừng “thượng thọ bách niên”. Tuy tuổi về chiều khó tránh khỏi bệnh tật nhưng xem ra người vẫn còn minh mẫn.

Mới đây, gia đình chúng tôi về Cali thăm bà, khi cả đi nhà mang bà ngoại đi nhà hàng,  mấy đứa cháu lẳng lặng trở về "làm việc lớn". Từ lâu, thấy phòng bà vật dụng ngổn ngang  các con không dám ý kiến vì sợ mẹ giận... Nay bọn cháu cùng nhau vô phòng bà, mỗi người một tay "remodeling": từ thay thảm, thay "drap", rèm cửa,... sắp xếp lại các thứ mà bà đã trân quí, thu giữ từ lâu.

Căn phòng của bà sau đó trở nên khang trang đẹp đẽ. Thoạt đầu, thấy bị xáo trộn,  bà không vui, có lẽ bà khó quên những món đồ xưa cũ với vô vàn kỷ niệm, để chấp nhận cái mới! Đặc biệt là ánh đèn, vì mắt bà đã "mờ mờ nhân ảnh" không chịu nổi ánh sáng đèn "led" tân kỳ và hệ thống "ADT" khi vô cũng biết, khi rời cũng hay. Nhưng rồi dần dần Bà cũng thấy dễ chịu với thứ tự mới.

Trong đời người một trăm năm ngắn ngủi, cái chuyện rõ ràng chính xác, mờ mờ nhân ảnh chắc chắn là còn có nhiều điều thú vị... khi "pass away" linh hồn còn trở lại đòi nợ...

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 866,267,629
Tác giả sinh năm 1957, cư dân Santa Ana, nghề nghiệp: làm nail. Loạt bài viết về nước Mỹ gần đây của tác giả với tên thật Nguyễn Thị Hữu Duyên gồm: Bỏ Gì Thì Bỏ; Ước Vọng Của Tin, thể hiện tình thương yêu và ý chí của một gia đình Việt Nam trên đất Mỹ. Sau đây là bài viết mới nhất.
Tác giả tên thật là Yến Phi, 63 tuổi, hiện là cư dân WA. Bài viết về nước Mỹ đầu tiên của bà cũng là bài viết đầu tay nhân mùa Mothers Day, sau nhiều “vật lộn” khó khăn với chữ Việt trên computer, được tác giả trân trọng gọi là “Tác Phẩm Đầu Tay Dâng Mẹ.” Tựa đề được đặt lại theo nội dung bài viết. Mong tác giả tiếp tục.
Từ giữa năm 2010, tác giả tự sơ lược tiểu sử khi tham dự Viết Về Nước Mỹ: Trước 75, còn đi học, chỉ viết cho các báo thiếu nhi, học trò. Qua Mỹ từ 1990. Hiện ngụ tại Myrtle Beach, SC. Bài mới của Hải Âu cho giải thưởng năm thứ mười hai là một chuyện tình chia lìa vào Tháng Tư 1975.
Kông Li là bút hiệu vui vẻ của Phạm Công Lý, tác giả đã có nhiều bài viết về nước Mỹ giá trị, vừa nhận giải danh dự Viết Về Nước Mỹ 20011. Là một cựu sĩ quan VNCH, cựu tù, ông cùng gia đình đến Mỹ từ tháng 11/1994 theo diện HO, định cư tại Boston.
Tác giả đã góp cho Viết Về Nước Mỹ năm thứ 12 nhiều bài viết đặc biệt. Ông tên thật là Nguyễn Cao Thái, sinh năm 1959 tại Huế, vào Saigon 1968, vượt biên đến Mỹ 1979, hiện định cư tại San Jose, CA. Bài viết mới của tác giả cho mùa Mothers Day là một tự sự cảm động về Mẹ.
Tác giả tên thật là Nguyễn Tân, tuổi 60', cựu sĩ quan hải quân, cư dân Glendale, CA. Ông dự Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu tiên, từng nhận các giải bán kêt 2001 và giải Việt Bút 2008, hiện là thành viên "Ban Tuyển Chọn Chung Kết" Giải Thưởng Việt Báo. Bài mới “góp vui” của ông là một truyện hiếm có mở đầu cho mùa Mothers Day đang tới.
Tác giả là một nhà giáo, từng là Chủ tịch Hội Ái Hữu Ninh Thuận, hiện đã về hưu và là cư dân Riverside, Nam Cali. Ông đã góp nhiều bài viết đặc biệt cho giải thưởng Việt Báo từ năm đầu tiên, và nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ 2009. Tháng 2, ngày 3, 2012, Phạm Hoàng Chương có bài “Người Lấy Ba Vợ”, kể về người bạn thân từ thời học trò đi H.O. qua Mỹ, về Việt Nam sông với bà vợ mới đang gặp cảnh khó khăn, lương hưu bị ăn chặn. Bài từ tháng Ba, hiện đã có tới 19,151 lượt người đọc. Biết tác giả sau đó đã giúp bạn trở lại Mỹ để giải quyết vụ lương hưu, nhiều thân hữu hỏi kết quả ra sao. Sau đây là đầy đủ câu chuyện: ông bạn chỉ có ba mà là bốn bà vợ. 
Bài viết về nước Mỹ đầu tiên của tác giả dành cho giải thưởng năm thứ 12 là “Chuông Gọi Mẹ Thương” đã phổ giến vào dịp Mother's Day 2011, Chủ Nhật 8-5-2011. Mới đây, ông có thêm 2 bài viết mới, trước hết là một chuyện kể về con tầu vượt biển đúng vào một đêm 30 Tháng Tư. Bài còn lại sẽ phổ biến sau.
Thời hạn dành cho bài Viết Về Nước Mỹ hàng năm kết thúc ngày 30 tháng Tư, nhưng như mọi năm, số lượng bài đã góp trước ngày này vẫn chưa thể phổ biến hết. Do đó, từ hôm nay, Việt Báo tiếp tục phổ biến thêm những bài dành cho năm 2012.
Nguyễn Trần Diệu Hương là một trong những tác giả Viết Về Nước Mỹ kỳ cựu, được bạn đọc quí mến. Tham dự từ năm đầu, với nhiều bài viết đặc biệt, cô đã nhận giải Danh Dự năm 2001, và sau đó là giải vinh danh tác giả năm 2005 với bài viết “Còn Đó Ngậm Ngùi.” Sau đây là bài viết mới của cô.
Nhạc sĩ Cung Tiến