Hôm nay,  

Sống Lâu Trăm Tuổi

28/04/201900:00:00(Xem: 12619)
Tác giả: Y Châu
Bài số  5676-20-31481-vb8042819
 
Tác giả là cư dân Miami, Florida, đã góp nhiều bài viết tuy ngắn nhưng tinh tế, cho thấy tấm lòng của ông với quê hương, con người,  và nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2015. Sau đây là hai bài viết mới.

***

Con người rất nhỏ bé trong vũ trụ bao la vô tận, như giọt nước trong đại dương, như hạt cát trong sa mạc; nhưng với những tìm tòi khám phá... những ước mơ tưởng chừng như xa vời, đã trở thành hiện thực. Nhờ những tiện nghi và tiến bộ trên nhiều lãnh vực,  con người đã ngày vàng sống lâu, sống khoẻ mạnh. Tuổi thọ trung bình đã gia tăng đáng kể.

Những cậu chúc thọ "sống lâu trăm tuổi" xem chừng  sắp lạc hậu. Ngày xưa, "thất thập cổ lai hy." Ngày nay, tuổi bẩy mươi còn là tuổi sung mãn. Trong tương lai không chừng sẽ được coi là tương đương với tuổi thanh xuân, tràn đầy nhựa sống.

Theo một tài liệu về sức khỏe, một người sống thọ, sống khỏe mạnh có nhiều nguyên nhân, tựu trung lại là do:

 - Di truyền, huyết thống: từ ông bà, cha mẹ; sẽ không thay đổi được, vì không ai chọn được nơi sinh ra, không ai chọn được cha mẹ!

 - Cách sống: cách ăn uống dinh dưỡng, thói quen sinh hoạt hằng ngày, mội trường chung quanh; do chúng ta chọn lựa, quyết định.

 - Tinh thần, tình cảm. Theo tài liệu thì yếu tố tinh thần rất quan trọng, ảnh hưởng gần 50% đến sức khỏe, nhất là đối với cái tuổi "cáo lão qui điền", khi mà chân run, gối mỏi.

Nhạc mẫu của chúng tôi ở California năm nay đang chờ cùng con cháu mừng “thượng thọ bách niên”. Tuy tuổi về chiều khó tránh khỏi bệnh tật nhưng xem ra người vẫn còn minh mẫn.

Mới đây, gia đình chúng tôi về Cali thăm bà, khi cả đi nhà mang bà ngoại đi nhà hàng,  mấy đứa cháu lẳng lặng trở về "làm việc lớn". Từ lâu, thấy phòng bà vật dụng ngổn ngang  các con không dám ý kiến vì sợ mẹ giận... Nay bọn cháu cùng nhau vô phòng bà, mỗi người một tay "remodeling": từ thay thảm, thay "drap", rèm cửa,... sắp xếp lại các thứ mà bà đã trân quí, thu giữ từ lâu.

Căn phòng của bà sau đó trở nên khang trang đẹp đẽ. Thoạt đầu, thấy bị xáo trộn,  bà không vui, có lẽ bà khó quên những món đồ xưa cũ với vô vàn kỷ niệm, để chấp nhận cái mới! Đặc biệt là ánh đèn, vì mắt bà đã "mờ mờ nhân ảnh" không chịu nổi ánh sáng đèn "led" tân kỳ và hệ thống "ADT" khi vô cũng biết, khi rời cũng hay. Nhưng rồi dần dần Bà cũng thấy dễ chịu với thứ tự mới.

Trong đời người một trăm năm ngắn ngủi, cái chuyện rõ ràng chính xác, mờ mờ nhân ảnh chắc chắn là còn có nhiều điều thú vị... khi "pass away" linh hồn còn trở lại đòi nợ...

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 866,477,356
Tác giả Nguyễn Hưng chuyển bài đến bằng điện thư. Đúng vào dịp kỷ niệm một năm sau cơn thiên tai Katrina tàn phá New Orleans, bài Viết Về Nước Mỹ đầu tiên của ông là chuyện viết về những cư dân gốc Việt trong một xóm đạo ở vùng bị đất thiên tai. Mong tác giả sẽ tiếp tục viết thêm và bổ túc dùm sơ lược tiểu sử và địa chỉ liên lạc
Tác giả Nguyễn Hưng lần đầu dự viết về nước Mỹ. Đề tài bài viết đầu tiên của ông là mộng hão huyền và thực tế Mỹ. Nhân vật là một người hãnh tiến đến cùng, được mô tả bằng bút pháp tinh tế. Bài được chuyển tới bằng điện thư. Mong tác giả tiếp tục viết thêm và bổ túc địa chỉ liên lạc cùng vài dòng tiểu sử. Những điều ông biết về nước Mỹ
Cho dù đang sống với hiện tại, hình như những cái bóng của quá khứ đủ mầu lúc nào cũng đeo đuổi chúng ta. Gia đình tôi thuộc cỡ trung bình của người Việt Nam, nghĩa là gồm ba mẹ và tám anh em. Sinh ra giữa đám anh em trai, thưở nhỏ tôi thích những trò chơi tạc lon, thả diều hơn là bế em, giải gianh. Tính con gái của tôi chỉ thể hiện
Thịnh Hương,cư trú và làm việc tại miền Bắc California, là một trong 12 tác giả vào chung kết Viết Về Nước Mỹ năm thứ sáu. Sau đây là hồi ký viết vội của bà, kể chuyện cùng con trai lái xe từ San Jose về Westminster
Chuyện xảy ra vào năm một ngàn chín trăm hồi đó, lúc mà gia đình tôi vừa từ Bình Giả, một vùng đất đỏ, không có điện đóm gì cả đến mảnh đất Hoa Kỳ này. Đúng là đổi đời.Tuy đã được học sơ về nước Mỹ và thói quen của người Mỹ một vài ngày ở Thái Lan nhưng tôi không khỏi kinh ngạc khi bước chân tới phi trường Los Angeles, nào là cửa tự động mở,
Tác giả Quân Nguyễn cùng vợ con đến Mỹ năm 1987, ông trở lại trường học, tốt nghiệp cao học về Sociology tại CSUF, đệ tam đẳng huyền đai Tae Kwon Do, từng làm counlelor tại nhà tù tiểu bang ở Chino, hiện làm state parole officer ở Santa Ana, và là cư dân Anaheim, CA. "Cách đây khoảng ba năm, chú em út của tôi,
"Bước tới đèo ngang bóng xế tà, Cỏ cây chen lá, lá chen hoa. Lom khom dưới núi tiều vài chú, Lác đác bên sông rợ mấy nhà." Tôi không biết tại sao mình nhớ bài thơ nầy. Có lẽ "tiều vài chú" gắn liền với định mệnh tôi: lấy chồng Tiều. Mặc đầu chồng tôi là người Tiều Châu (Trung Hoa) ), không phải người tiều phu (đốn củi) mà
Hoa Kỳ là một nước văn minh giàu có. Có thể nói là giàu nhất thế giới. Từ bao nhiêu năm, qua hằng bao Thế Kỷ, đã có biết bao người mơ ước được đến sinh sống trên đất nước Hoa Kỳ. Nhiều dân tộc đã đổ xô di dân đến Mỹ, vì Mỹ là vùng "Đất Hứa", là Cõi Thiên Đường. Người ta đã ví cho Mỹ là như vậy. Người Việt Nam sống dưới chế độ Cộng Sản từ sau 1975, cũng đã ôm ấp giấc mơ này
Thuở còn cắp sách đến trường, tôi không nhớ mình đã viết đến bao nhiêu dòng suy nghĩ trong các quyển lưu bút mỗi khi bắt đầu thấy hàng phượng ở sân trường một hôm bỗng đơm hoa đỏ thắm. Những dòng chữ ngây ngô mang nặng nổi buồn man mác khi sắp phải xa trường lớp với thầy cô cùng bè bạn dù chỉ trong vài tháng
Bà Đoan mấy bữa nay bận rộn với hai đứa con: thằng Doãn lên 9 và con Liên lên 7, hễ bà đi làm về chưa kịp uống ngụm nước thì chúng nó hối thúc đi chợ mua sắm đồ dùng để đi cắm trại. Thân thể mệt nhừ sau 8 tiếng làm trong hãng, bà chỉ muốn về nhà ngồi trên chiếc Lazy-boy nghỉ ngơi chốc lát, nhưng xem chừng số bà lận đận lao đao từ nhỏ
Nhạc sĩ Cung Tiến