Hôm nay,  

Bạn Cũ Vào Chùa Xuất Gia

28/04/201900:00:00(Xem: 13410)
Tác giả: Y Châu
Bài số  5676-20-31481-vb8042819
 
Tác giả là cư dân Miami, Florida, đã góp nhiều bài viết tuy ngắn nhưng tinh tế, cho thấy tấm lòng của ông với quê hương, con người,  và nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2015. Sau đây là hai bài viết mới.

***

Gần đây một hôm có người bạn thâm giao, chúng tôi từng học chung trường ở Nha Trang, nhà ở Homestead, cách nhà tôi không xa, gọi tôi:    - Chúa nhật nầy đến nhà anh, có người muốn gặp, người nầy biết anh từ còn thuở học trò đến khi vào quân đội...

Tôi hỏi lại:

- Anh ta tên gì?

- Người nầy đã thay tên đổi họ, đến đi sẽ biết liền!

Đúng ngày giờ, tôi chở thêm đứa con theo, để gặp người lạ. Khi đến nhà anh, có nhiều xe đậu kín, tôi khó khăn lắm mới tìm được chỗ đậu. Khi vào nhà anh, rất đông người, mọi người ngồi quanh một cái bàn nối dài, ở đầu bàn là một vị sư đang giảng Phật Pháp.

Rồi anh sắp tôi ngồi kế bên anh và vị sư. Tôi không hiểu gì cả, chỉ tuân theo sự sắp xếp của anh.

Sau khi xong một phần bài giảng, vị sư quay sang tôi:

 - Hơn mấy mươi năm mới gặp lại, YC khỏe không?

Qua giọng nói và dáng điệu, tôi ngờ ngợ:
 

 - Xin lỗi thầy có phải là Đ. Nan?

Đúng Đ. Nan, ngày xưa học chung lớp với tôi giờ là nhà sư. Sau đó Đ. Nan kể cho tôi nghe về con đường đến cửa thiền, xuất gia và hiện nay đang trụ trì một ngôi chùa, ở một tiểu bang vùng Trung Tây.

Trong khi trò truyện ,  trong đầu tôi bỗng bật lên một hình ảnh từ thời còn ở quê nhà cách đây chừng 40 năm, khi chúng tôi đang ngồi ở một quán cà phê, ngoài trời mưa rả rích. Khi cơn mưa vừa tạm ngưng thì có nhiều người vội vàng chạy ra, trong số nầy đặc biệt có một người mặc đồ vàng, đầu không tóc như một thầy tu Phật Giáo, vừa kéo cái áo dài lượt phượt, rộng thùng thình lên để tránh mấy vũng nước mưa còn đọng trên mặt đường. Nhìn vị sư, tôi thấy quen quen, nhưng không nhớ ra được là ai.

Tôi nhắc lại chuyện xưa, "người mặc đồ vàng, đầu không tóc từ quán cà phê bước ra,  Đ. Nan trả lời ngay:

 - Chính là tôi, sau một thời gian tu học, đó là lần đầu tiên trở về thăm nhà...

Tôi nói xin chúc mừng thầy, đã vượt qua được nhiều thử thách, ngũ giới cấm, tam quy, theo chân Đức Thích Ca Mâu Ni, để giúp mình, giúp cho người đời thoát cảnh trầm luân, bể khổ.

Nhiều người muốn như thầy nhưng có được đâu!

Y Châu

Ý kiến bạn đọc
28/04/201912:58:34
Khách
TU là cõi phúc, TÌNH là dây oan
Có mấy người chịu vào cõi phúc khi đã lụy tình ???
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 866,287,162
Với bài viết “Lời Cám Ơn Của Mẹ Tôi”, kể chuyện bà Mẹ 90 tuổi thiđậu Quốc Tịch Mỹ, Nguyên Phương đã nhận giải đặc biệt Viết Về NướcMỹ 2007. Tại Việt Nam trước 1975, bà là một dược sĩ. Vượt biển,định cư tại Mỹ từ 1982, bà làm việc trong một cơ quan chính phủ tạiVirginia. Sau khi về hưu, Nguyên Phương hiện là cư dân vùng Little Saigon.Sau đây là bài viêt mới nhất của tác giả.
Tác giả định cư tại Hoa Kỳ theo diện H.O. đầu thập niên 90, cư dânBerryhill, Tennessee, làm việc trong Artist room của một công ty Mỹ. Giảithưởng VVNM 2013, cô có 5 bài tham dư và đã nhận giải Vinh Danh TácGiả (hình bên) với hai bài viết tiêu biểu: “Thiên Thần Đen” và “CũngMột Đời Người”, kể về những di dân tị nạn tại Mỹ làm việc tới mứcquên mình để gửi tiền tiếp viện cho người thân còn ở quê nhà. Sau đâylà bài viết mới nhất của tác giả.
Tác giả sinh năm 1957, cư dân Santa Ana, công việc: làm nail. Tham gia viết về nước Mỹ từ 2011, với bút hiệu Hữu Duyên Nguyễn và bài "Cám Ơn Bố", bà đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2012. Sau đây là bài viết mới nhất của bà.
Tác giả là một Y sĩ nội khoa và là Giáo Sư Đại Học tại Texas. Bài viết về nướcMỹ đầu tiên của Bà là “Chai Dầu Gió Xanh”, kể chuyện trên một chuyến bay khitác giả hướng dẫn phái đoàn gồm 33 giáo sư, sinh viên đi Việt Nam thực hiện mộtchương trình y tế của đại học TWU, Texas. Bài viết thứ hai của bà là môt chuyệntình “đơn phương, nhẹ nhàng, thâm trầm mà sâu sắc” từng làm chính nhân vật màcũng là tác giả đẫm lệ.
Tác giả đã cộng tác với nhiều diễn đàn văn chương Việt và tham dự nhiều sinh hoạt văn hoá giáo dục cộng đồng. Nhân dịp Chợ Tết Cộng Đồng vừa được khai trương tại Little Saigon, xin mời đọc bài viết mới về gian hàng “Thả Thơ” trong Chợ Tết.
Tác giả định cư tại Seattle từ 1975, đã hồi hưu sau khi phục vụ trong ngành xã hội tiểu bang nhiều năm. Hai bài Viết Về Nước Mỹ đầu tiên của Nguyễn Đặng Bắc Ninh là “Nàng Dâu Mỹ” và “Cô Khách Sở Welfare” cho thấy cách viết chừng mực mà sống động. Sau đây là bài viêt thứ ba của tác giả là một truyện ngắn về phân ly và đoàn tụ, được ghi lấy ý từ một truyện ngắn của Rev. Howard C. Schade.
Chúc Mừng Năm Mới, mùng Một Tết Giáp Ngọ, Viết Về Nước Mỹ năm thứ 15 trân trọng mời đọc bài viết cảm động về hoa mai và mùa xuân từ một gia đình H.O. Tác giả sinh năm 1956. Qua Mỹ tháng 10 năm 1994 cùng với gia đình theo diện HO.; Hiện sống tại thành phố Tacoma, làm việc cho một công ty thuộc ngành lâm nghiệp,
Ngày cuối năm Tỵ, đón giao thừa Tác giả định cư tại vùng Seattle, tiểu bang Washington từ năm 1975, đã hồi hưu hơn mười năm qua. Ông đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2013 với bài viết đầu tiên và cũng là bài duy nhất trong năm, kể về một gia đình có ba tôn giáo lớn của thế giới kết hợp:
Tác giả đã dự Viết Về Nước Mỹ từ năm 2006, với bút hiệu PNT, PnT và từng nhận một giải thưởng đặc biệt. Sau mấy năm bặt tin, ông viết lại với bút hiệu mới là Phạm Ngọc. Bài gần đây là “Cái Giá Của Tự Do.” Bài mới trước thềm Tết Giáp Ngọ là tự sự của tác giả, người tuổi Nhâm Ngọ, sinh năm 1942.
Tác giả tên thật là Tô vĩnh Phúc. Trước 1975, tốt nghiệp cử nhân Luật Khoa và Văn Khoa tại Sài Gòn. Định cư tại Sacramento, California từ 1986, học và làm nhiều ngành khác nhau. Hai tập thơ đã xuất bản: "Bên Bến Sông Buồn" (2011) và "Nắng Chiều Còn Vương" (2012).
Nhạc sĩ Cung Tiến