Hôm nay,  

Bạn Cũ Vào Chùa Xuất Gia

28/04/201900:00:00(Xem: 13294)
Tác giả: Y Châu
Bài số  5676-20-31481-vb8042819
 
Tác giả là cư dân Miami, Florida, đã góp nhiều bài viết tuy ngắn nhưng tinh tế, cho thấy tấm lòng của ông với quê hương, con người,  và nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2015. Sau đây là hai bài viết mới.

***

Gần đây một hôm có người bạn thâm giao, chúng tôi từng học chung trường ở Nha Trang, nhà ở Homestead, cách nhà tôi không xa, gọi tôi:    - Chúa nhật nầy đến nhà anh, có người muốn gặp, người nầy biết anh từ còn thuở học trò đến khi vào quân đội...

Tôi hỏi lại:

- Anh ta tên gì?

- Người nầy đã thay tên đổi họ, đến đi sẽ biết liền!

Đúng ngày giờ, tôi chở thêm đứa con theo, để gặp người lạ. Khi đến nhà anh, có nhiều xe đậu kín, tôi khó khăn lắm mới tìm được chỗ đậu. Khi vào nhà anh, rất đông người, mọi người ngồi quanh một cái bàn nối dài, ở đầu bàn là một vị sư đang giảng Phật Pháp.

Rồi anh sắp tôi ngồi kế bên anh và vị sư. Tôi không hiểu gì cả, chỉ tuân theo sự sắp xếp của anh.

Sau khi xong một phần bài giảng, vị sư quay sang tôi:

 - Hơn mấy mươi năm mới gặp lại, YC khỏe không?

Qua giọng nói và dáng điệu, tôi ngờ ngợ:
 

 - Xin lỗi thầy có phải là Đ. Nan?

Đúng Đ. Nan, ngày xưa học chung lớp với tôi giờ là nhà sư. Sau đó Đ. Nan kể cho tôi nghe về con đường đến cửa thiền, xuất gia và hiện nay đang trụ trì một ngôi chùa, ở một tiểu bang vùng Trung Tây.

Trong khi trò truyện ,  trong đầu tôi bỗng bật lên một hình ảnh từ thời còn ở quê nhà cách đây chừng 40 năm, khi chúng tôi đang ngồi ở một quán cà phê, ngoài trời mưa rả rích. Khi cơn mưa vừa tạm ngưng thì có nhiều người vội vàng chạy ra, trong số nầy đặc biệt có một người mặc đồ vàng, đầu không tóc như một thầy tu Phật Giáo, vừa kéo cái áo dài lượt phượt, rộng thùng thình lên để tránh mấy vũng nước mưa còn đọng trên mặt đường. Nhìn vị sư, tôi thấy quen quen, nhưng không nhớ ra được là ai.

Tôi nhắc lại chuyện xưa, "người mặc đồ vàng, đầu không tóc từ quán cà phê bước ra,  Đ. Nan trả lời ngay:

 - Chính là tôi, sau một thời gian tu học, đó là lần đầu tiên trở về thăm nhà...

Tôi nói xin chúc mừng thầy, đã vượt qua được nhiều thử thách, ngũ giới cấm, tam quy, theo chân Đức Thích Ca Mâu Ni, để giúp mình, giúp cho người đời thoát cảnh trầm luân, bể khổ.

Nhiều người muốn như thầy nhưng có được đâu!

Y Châu

Ý kiến bạn đọc
28/04/201912:58:34
Khách
TU là cõi phúc, TÌNH là dây oan
Có mấy người chịu vào cõi phúc khi đã lụy tình ???
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 866,094,365
Chủ Nhật, 12 tháng Tám 2012, vào lúc 12:00PM, Đại Nhạc Hội Cám Ơn Anh, Người Thương Binh VNCH Kỳ 6 sẽ khai diễn tại sân vận động trường Bolsa Grande, Garden Grove. Xin mời đọc bài viết về những nỗ lực “tiền đại hội” của Philato, và hưởng ứng lời kêu gọi đến với đại hội. Tác giả tên thật là Tô Văn Cấp, sinh năm 1941, định cư tại Hoa Kỳ theo diện H.O. 1, hiện làm việc tại học khu Ocean View. Ông đã góp nhiều bài viết về nước Mỹ, bài nào cũng cho thấy tấm lòng, tình đồng đội và sự lạc quan, yêu đời. 
Lê Thị, 35 tuổi, cư dân Chicago, là tác giả có tên trong danh sách chung kết giải Viết Về Nước Mỹ năm thứ mười hai. Với 5 bài viết đã phổ biến, hầu hết về đề tài đồng tính, Lê Thị cũng là một trong những tác giả dẫn đầu về số lượng người đọc Viết Về Nước Mỹ. Sau đây là bài Viết Về Nước Mỹ thứ sáu.
Nguyễn Văn là tác giả có tên trong danh sách chung kết Viết Về Nước Mỹ 2012. Trong năm, ông góp 3 bài viết: “Chuyện Của Bill,” “Tôi Không Là Ai Cả” và bài thứ ba, “Ngày Tháng Buồn Hiu.”
Nguyễn Văn là tác giả có tên trong danh sách chung kết Viết Về Nước Mỹ 2012. Trong năm, ông góp 3 bài viết: “Chuyện Của Bill,” “Tôi Không Là Ai Cả” và bài thứ ba, “Ngày Tháng Buồn Hiu.” Cả ba bài đều cho thấy cách viết tinh tế và sống động.
Nhà văn, nhà giáo Nguyễn Mộng Giác, tuổi Canh Thìn 1940, vừa tạ thế đúng vào năm Nhâm Thìn. Tang lễ đã được cử hành cuối tuần qua. Trong số tác giả nhận giải Viết Về Nước Mỹ 2011, có người em gái của nhà văn Nguyễn Mộng Giác la Bà Sương Nguyễn.
Tác giả đã nhận giải danh dự Viết Về Nước Mỹ 2006. Cô hiện là cư dân San Jose và luôn gắn bó với sinh hoạt giải thưởng Việt Báo. Bài mới sau đây kể về một họp mặt vui vẻ giữa các thân hữu Viết Về Nước Mỹ tại San Jose nhân dịp Lễ Độc Lập năm nay
Tác giả vào danh sách chung kết Viết Về Nước Mỹ 2012 với bài "Cô Em Cùng Dòng Khác Họ," kể về người con gái vị thuyền trưởng Đại Hàn từng cứu mạng các thuyền nhân Việt trên Biển Đông và là khách danh dự tại Little Saigon.
Tác giả tên thật Tô vĩnh Phúc, từng viết một số văn thơ dưới nhiều bút hiệu khác nhau, thơ văn đã đăng ở tuần báo Phụ Nữ Cali và Làng magazine ở bắc Cali và các trang web. Tác phẩm mới nhất được xuất bản là thi tập "Bên Bến Sông Buồn"(2011). Trong những năm 1990, xuất bản và phát hình tuần báo Phù Sa ở Bắc Cali. Hiện là cư dân Sacramento, California. Ông tham dự Viết Về Nước Mỹ từ mùa Mothers Day 2011, ông với bài “Chuông Gọi Mẹ Thương.” Sau đây là bài mới của ông.
Tác giả là một nhà báo quen biết tại Dallas, từng dự phần biên tập, chủ biên các báo Ca Dao, tuần báo Trẻ, Thời Báo... Phan cũng từng góp nhiều bài viết về nước Mỹ giá trị và đã nhận giải danh dự Viết Về NướcMỹ. Bài mới của Phan là chuyện buổi trưa của Dallas mùa hè 96 độ, ghi nhận từ góc quán cà phê.
Tác giả là một thuyền nhân, hiện là cư dân Quận Cam, đã tham dự Viết Về Nước Mỹ từ năm 2010 với bài viết Bài viết “Từ Câu Chuyện Cậu bé Thành Padua," thể hiện sự phẫn nộ trước việc nươc Tàu cộng sản trắng trợn lấn đất, lấn biển của Việt Nam, bắn giết ngư dân Việt. Sau đây là bài viết mới của bà.
Nhạc sĩ Cung Tiến