Hôm nay,  

Bạn Cũ Vào Chùa Xuất Gia

28/04/201900:00:00(Xem: 13287)
Tác giả: Y Châu
Bài số  5676-20-31481-vb8042819
 
Tác giả là cư dân Miami, Florida, đã góp nhiều bài viết tuy ngắn nhưng tinh tế, cho thấy tấm lòng của ông với quê hương, con người,  và nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2015. Sau đây là hai bài viết mới.

***

Gần đây một hôm có người bạn thâm giao, chúng tôi từng học chung trường ở Nha Trang, nhà ở Homestead, cách nhà tôi không xa, gọi tôi:    - Chúa nhật nầy đến nhà anh, có người muốn gặp, người nầy biết anh từ còn thuở học trò đến khi vào quân đội...

Tôi hỏi lại:

- Anh ta tên gì?

- Người nầy đã thay tên đổi họ, đến đi sẽ biết liền!

Đúng ngày giờ, tôi chở thêm đứa con theo, để gặp người lạ. Khi đến nhà anh, có nhiều xe đậu kín, tôi khó khăn lắm mới tìm được chỗ đậu. Khi vào nhà anh, rất đông người, mọi người ngồi quanh một cái bàn nối dài, ở đầu bàn là một vị sư đang giảng Phật Pháp.

Rồi anh sắp tôi ngồi kế bên anh và vị sư. Tôi không hiểu gì cả, chỉ tuân theo sự sắp xếp của anh.

Sau khi xong một phần bài giảng, vị sư quay sang tôi:

 - Hơn mấy mươi năm mới gặp lại, YC khỏe không?

Qua giọng nói và dáng điệu, tôi ngờ ngợ:
 

 - Xin lỗi thầy có phải là Đ. Nan?

Đúng Đ. Nan, ngày xưa học chung lớp với tôi giờ là nhà sư. Sau đó Đ. Nan kể cho tôi nghe về con đường đến cửa thiền, xuất gia và hiện nay đang trụ trì một ngôi chùa, ở một tiểu bang vùng Trung Tây.

Trong khi trò truyện ,  trong đầu tôi bỗng bật lên một hình ảnh từ thời còn ở quê nhà cách đây chừng 40 năm, khi chúng tôi đang ngồi ở một quán cà phê, ngoài trời mưa rả rích. Khi cơn mưa vừa tạm ngưng thì có nhiều người vội vàng chạy ra, trong số nầy đặc biệt có một người mặc đồ vàng, đầu không tóc như một thầy tu Phật Giáo, vừa kéo cái áo dài lượt phượt, rộng thùng thình lên để tránh mấy vũng nước mưa còn đọng trên mặt đường. Nhìn vị sư, tôi thấy quen quen, nhưng không nhớ ra được là ai.

Tôi nhắc lại chuyện xưa, "người mặc đồ vàng, đầu không tóc từ quán cà phê bước ra,  Đ. Nan trả lời ngay:

 - Chính là tôi, sau một thời gian tu học, đó là lần đầu tiên trở về thăm nhà...

Tôi nói xin chúc mừng thầy, đã vượt qua được nhiều thử thách, ngũ giới cấm, tam quy, theo chân Đức Thích Ca Mâu Ni, để giúp mình, giúp cho người đời thoát cảnh trầm luân, bể khổ.

Nhiều người muốn như thầy nhưng có được đâu!

Y Châu

Ý kiến bạn đọc
28/04/201912:58:34
Khách
TU là cõi phúc, TÌNH là dây oan
Có mấy người chịu vào cõi phúc khi đã lụy tình ???
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 866,090,901
Không biết có phải là tình yêu không mà mới có tám tuổi cu Lộc cứ nhớ nhung đến cô bạn nhỏ cùng lớp. Tối nào nó cũng nằm mơ đến con nhỏ và sáng sớm kể cho tôi
Từ ngày vào làm cho nursing home này ở ngoại ô New York, Hà để ý thấy một cụ bà bệnh nhân người Âu châu khoảng trên dưới 85 tuổi
Cô Lý con bà Sáu Vụ còn nằm ngáy khò trên chiếu manh trải trên bộ ván gỗ đã tì vết vì miểng đạn pháo kích. Bà sáu Vụ la ầm giữa tiếng gà đua nhau gáy sáng
Theo báo Tuổi Trẻ, tại các tỉnh vùng núi của miền Bắc Việt Nam, trong cộng đồng các sắc dân thiểu số, có một bộ tộc chỉ còn hơn 100 người.
Thương con mến cháu nên ông bà Dương Chí vui vẻ nhận lời. Nhưng chưa đầy một tuần là ông Chí đã nhận ra lời các cụ nói không sai, bốn là "tứ quý"
Tôi còn nhớ bài viết đầu tiên của tôi được đăng trên báo là bài Chiếc Lồng Đèn, năm mười bốn tuổi, chuyện kể một đứa trẻ con nhà nghèo không lồng đèn
Tôi nhớ như nét mực in, chưa phai mờ theo năm tháng, khi nghĩ về quê hương nước Việt mến yêu, và ngày ba tôi lê gót ra khỏi tù, ba tôi nói gì và làm gì.
Mấy mươi năm trước, chẳng ai có thể ngờ được bây giờ hầu hết ở các thành phố, các Shopping Mall hay Shopping Center lớn nhỏ ở California
Hình ảnh của bà mẹ Việt Nam qua thi ca, âm nhạc thường gắn liền với lũy tre xanh, với ruộng vườn Việt Nam
Ông không nhớ ngươì ta đặt cho ông caí tên Ông già Bãi Giá từ hồi nào, nhưng có điều ông nhớ chắc chắn địa danh
Nhạc sĩ Cung Tiến