Hôm nay,  

Bubble, Con Mèo Vàng

02/08/201900:00:00(Xem: 13638)
Bubble, Con Mèo Vàng
Tác giả: Y Châu
Bài số: 5752-20-31559-vb6080219
 
Tác giả là cư dân Miami, Florida, đã góp nhiều bài viết tuy ngắn nhưng tinh tế, cho thấy tấm lòng của ông với quê hương, con người,  và nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2015. Sau đây, thêm một bài viết mới.

con meo vang
Hình cháu ngoại, mũ vàng yếm vàng.

***

Chưa vào hè, Ontario, Đông CA có ngày nhiệt độ trên 100 độ F. Từ tiểu bang Texas trải dài qua vùng Trung Tây mưa lũ, nước ngập tràn sông Mississippi. Trong khi đó vùng Đông Nam, tiểu bang Florida lúc thì nóng bức khô hạn, lúc thì mưa liên tục,..
Miami FLorida, một buổi trưa nóng bức, khi chiều về từ Đại Tây Dương gió biển mang không khí trong lành, làm cho nhiệt độ hạ xuống còn trên 80 độ, tôi đi ra ngoài vòng vòng vận động thân thể.
Bên đường cỏ lên xanh tươi, những gốc cây thường là nơi để người ta gắn những miếng giấy như: mất mèo, mất chó,... Những cây to tàn rộng nay được thành phố cho người cắt tỉa ngắn gọn, chuẩn bị cho một mùa Hurrican, được dự đoán là dữ dội do thời tiết bất thường xảy ra ở nhiều nơi.
Khi vừa về đến trước nhà, thì có hai người một nữ, một nam, tay cầm một xấp giấy, chận tôi lại:
- Hi, my name is Nina, my husband is Robert, we are your new neighbors, we need your help... What's your name?
Tôi nghiêm mặt trả lời:
- Y.
Họ bất ngờ, chắc là tưởng tôi không hiểu rõ ràng câu hỏi, nên lặp lại chầm chậm:
-  What's your name?
Tôi lặp lại y chang:
- Y.
Đứa con trong nhà bước ra, giải thích là ba tôi tên là Y, chớ không phải là "Why?" (nghĩa là tại sao?) Làm cho những người mới quen đều cảm giác bất ngờ!
Một trận cười vui vẻ, dành cho người láng giềng mới.
Sau đó, Nina đưa những xấp giấy trên tay, có in hình con mèo vàng bị thất lạc, khi dọn đến đây; nếu thấy xin chỉ dùm.

Nina còn nói thêm là xómnầy tôi là người ra ngoài nhiều nhứt, đặc biệt là lúc sáng sớm và chiều tối. Khi biết tôi là người Việt Nam, họ hứa sẽ đãi một chầu phở đặc biệt "xe lửa", nếu giúp tìm được con mèo vàng...
Tôi sinh năm Tân Mão, có lẽ vì vậy trong mười hai con giáp, con mèo có duyên với tui nhất. Chỗ tôi làm có cô Linda, là một cựu quân nhân US Navy, cô rất thích tôi kể chuyện đời lính.
Linda rất yêu thú vật, nhà cô ngoài chuồng chó, còn là nhà mèo. Một hôm cô khoe là vừa có thêm con mèo con. Tôi cũng báo cho cô một tin mới, là tôi cũng vừa có thêm một con mèo con.
Linda hỏi:
-  Có tên chưa? Màu gì?
- Tên là Bubble, còn màu, để tôi suy nghĩ coi... (người Châu Á thì tóc đen, da vàng) À, màu vàng. Rồi tôi đưa hình cho cô xem.  - Trời đất!
Rồi mọi người xúm lại xem, cùng cuời! Đó là hình của đứa cháu ngoại của tôi, nằm co, đội mũ vàng yếm vàng. Nick name là Bubble:

Bubble, bụ bẫm trong lòng
Bao nhiêu gian khổ dần dần, tan đi
Công cha nghĩa mẹ, cho đi
Làm sao đo đếm, những gì mẹ cho
Bubble, no sữa tròn vo
Phùng phình đôi má thơm tho, ngọt ngào
Khi hôn: nhè nhẹ hôn vào
Xin đừng: quá mạnh làm đau Bubble...

Trở lại chuyện mất mèo của Tina và Robert, làm tôi thèm chầu phở "xe lửa", nên khi ra khỏi nhà là tôi đảo mắt tìm kiếm, thấy bóng dáng của con mèo chạy ngang tôi chỉnh kiếng lại, nhìn cho kỹ màu sắc của nó, nhưng nó vẫn biệt tăm.
Một hôm, sau một trận mưa dầm, nhìn tấm hình của con mèo vàng gắn trên gốc cây không còn; sau đó nhận được “tin nhắn" từ Tina là đã tìm được con mèo. Nó trốn ở trong bụi kiểng lớn của nhà kế bên, sau khi người ta cắt cỏ tỉa cây, thấy nó đói khát, run rẩy.
Con mèo cấp tốc được chở đi bác sĩ thú y chữa trị, hy vọng nó qua được mùa bão bùng...

Y Châu

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 864,090,254
Sau 26 năm trong binh chủng Hải Quân, tôi vẫn cảm thấy mình còn trẻ và hăng say. Tôi sẽ đảm nhiệm chức vụ mới trong 30 tháng, trên hàng không mẫu hạm USS Carl Vinson (CVN-70) hiện đang rẽ sóng trong vùng biển Úc Đại Lợi.
Tác giả cho biết ông đến Mỹ đã dược 20 năm. Nghề nghiệp: Nails salon s owner tại Culver City, California, và đây là bài viết về nước Mỹ đầu tiên của ông. Mong Tom Tom sẽ tiếp tục viết.
Đây là bài thứ tư của Lê Thị, một cư dân Chicago, 35 tuổi,. Với hai bài “Tôi Vẫn Là Tôi” “Đâu Đó Có Chỗ Cho Chúng Ta” “Lựa Chọn Sinh Tử” kể chuyện tình đồng tính, Lê Thị hiện dẫn đầu số lượng người đọc Viết Về Nước Mỹ trong hơn hai tháng qua.
Mr. Bond là bút hiệu của David Huỳnh, cư dân Los Angeles. Ông nói về mình, “Người ta gọi tôi là "Cái Thằng Trời Đày" vì lỡ mang máu mê đi câu, vừa tốn tiền vừa vất vả mò đêm mò hôm. Trong loạt bài Mr. Bond góp cho viết về nước Mỹ, có chuyện câu cá nước ngọt lẫn nước mặn, câu từ Nam đến Bắc Cali, qua Alaska, hay xuống Mễ, câu về tới VN hay qua tận Thái lan... rồi chuyện đi lặn bắt bào ngư, bắt tôm hùm, và đi săn “hàng khủng” cá Tầm (Sturgeon) trên Delta Bắc Cali. Sau đây là bài viết thứ ba của “người bị trời đày.”
Tác giả có ba tập thơ song ngữ Anh-Việt đã xuất bản. Cô sinh tại Việt Nam năm 1975, định cư tại Hoa Kỳ từ 1994, khi đã 19 tuổi. Năm 2004-05, cô được cấp học bổng Fulbright, bậc tối ưu, để thực hiện nghiên cứu về người Việt tại Thụy Điển. Sau khi tốt nghiệp cao học hai ngành: Lịch Sử Truyền Khẩu & Cộng Đồng tại CSUF.; và Nhân Chủng Học tại Đại học Stanford, cô hiện đang hoàn tất chương trình tiến sĩ. Cô đã góp cho Viết Về Nước Mỹ năm thứ XII nhiều bài viết đặc biệt và sau đây là bài mới nhất.
Tác giả cho biết ông họ Vũ, Martin Vu, hiện là cư dân California. Bài viết về nước Mỹ đầu tiên của ông là “Giấc Mơ Thiên Đường”, truyện ngắn về một thảm cảnh gia đình Việt tị nạn, online từ 05/30/2012, đã gần 6,000 lượt người đọc. Bài thứ hai của Tuyết Phong là truyện ông gia trưởng gốc Việt học phép làm chồng từ ông Mỹ hàng xóm.
Tác giả sinh năm 1940, cựu sĩ quan VNCH, khoá 12 SVSQ Thủ Đức, Giảng Viên Anh ngữ trường Sinh Ngữ Quân Đội, cựu tù chính trị, đến Mỹ năm 1991 theo diện HO9, hiện định cư tại Greenville South Carolina. Từ năm 2002, tác giả đã tham gia Viết Về Nước Mỹ với nhiều bài viết giá trị. Sách đã xuất bản: "Hành Trình Về Phương Đông." Sau đây là bài viết mới của ông.
Nhân ngày Fathers Day 2012, xin mời đọc chuyện kể của người con lai Mỹ-Việt, về một ông bố nuôi cựu chiến binh Mỹ và người Mẹ từ Việt Nam sang Mỹ tìm con. Tác giả hiện là một bác sĩ gia đình làm việc ở San Bernadino count, CA., cho biết ông rời Vietnam năm 1992. Sau 7 tháng tại Phillipines, đến California vào năm 1993. "Mồ Côi" là bài viết về nước Mỹ đầu tiên của ông. Mong tác giả sẽ tiếp tục viết thêm.
Tác giả là một Linh mục dòng truyền giáo Ngôi Lời thuộc tỉnh dòng Chicago, đã nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ năm thứ mười, 2010. Vì không thể rời nhiệm sở tại Alice Springs, Northern Territory, Úc Châu, tác giả đã không thể trực tiếp dự buổi họp mặt nhận giải. Mãi tới, ba năm sau, 2011 lần đầu tiên, vị Linh mục nhà văn và Việt Báo mới có dịp gặp gỡ lần đầu. Sau đây là bài viết mới nhất của nhà văn linh mục nhân mùa Fathers Day: Chuyện một ông bố từng có ý nghĩ giết bà vợ phụ bạc.
Tác giả đã góp cho Viết Về Nước Mỹ năm thứ 12 nhiều bài viết đặc biệt. Ông tên thật là Nguyễn Cao Thái, sinh năm 1959 tại Huế, vào Saigon 1968, vượt biên đến Mỹ 1979, hiện định cư tại San Jose, CA. Sau đây là bài viết mới nhất của ông nhân dịp Fathers Day.
Nhạc sĩ Cung Tiến