Hôm nay,  

Cái Nệm Mềm

02/08/201900:00:00(Xem: 14172)
Cái Nệm Mềm
Tác giả: Sao Nam Trần Ngọc Bình
Bài số: 5753-20-31560-vb680219
 
Tác giả từng nhận giải Viết Về Nước Mỹ 2015. Ông là cựu sĩ quan VNCH, giảng viên trường Sinh ngữ quân đội, cựu tù cải tạo. Ông cũng là tác giả sách "Hành Trình về Phương Đông" do "Xây Dựng" xuất bản năm 2010. Mới nhất, là cuốn "Within & Beyond" do tác giả viết bằng Anh ngữ và tự xuất bản. Sau đây, bài viết mới.

***
Lâu nay tôi bị khó chịu ở cổ, rồi bị đau luôn cái chân bên phải. Mỗi lần muốn nhấc chân lên để bước đi, dù chỉ là một bước ngắn cũng đã là khó khăn lắm.

Tôi-một đệ tử trung thành của Yoga từ năm 1980 lúc tôi còn bị tù trong trại tù Gia Trung thuộc tỉnh  Pleiku-đã tập cái thế chống đau thần kinh tọa hàng ngày. Vậy  mà tại sao tôi còn bị cái đau này hành ha?

Lối ba tháng nay, mỗi khi tập Yoga tôi vẫn xoa cổ như thường lệ mà vẫn không hết và bây giờ cái đau lại “hành quân” xuống dọc chân phải làm tôi đi không được đứng cũng không xong. Vậy tôi phải làm sao đây?

Tôi chợt nhớ ra cách đây hai năm con gái tôi vì thương bố già nên mua cho bố cái nệm memory foam. Cứ theo như quảng cáo thì cái nệm này sẽ điểu chỉnh độ cong  dọc theo xương sống của người xử dụng sao cho người nằm thoải mái nhất khi ngủ.

Thế nhưng cái gì cũng có mặt phải, mặt trái của nó. Thình lình, tôi nhớ ra, hồi còn  ở Việt Nam tôi đã có dịp đọc một bài báo nói là nằm ngủ trên bộ ván ngựa tuy cứng nhưng lại tốt hơn nằm ngủ trên một tấm nệm mềm.

Lý do bài báo đưa ra là nằm trên bộ ván ngựa ngủ thì tốt vì vì những dây thần kinh của cơ thể  khi chạm vào mặt phẳng của tấm ván ngựa sẽ dội lại và gây ra những phản xạ có lợi cho cơ thể người xử dụng.

Có thể vì cái nệm mà tôi nằm quá mềm nên chính hắn là nguyên nhân gây ra chứng đau cái nhượng của tôi.

Đang nghĩ ngợi thì chợt chuông điện thoại reo và phía bên kia là giọng nói của con trai tôi hỏi thăm sức khỏe bố già như cháu vẫn thường làm. Tôi cho cháu biết khỏe thì vẫn khỏe nhưng cái chân bị đau không nhấc lên được, nói chi đến đi với đứng. Rất bình thản cháu cho biết đã lâu lắm rồi cháu ra chợ X. mua một cái nệm mềm về nằm ngủ được một hời gian thì bị đau chân giống như tôi. Cháu mang cái nệm ra chợ và nói lý do thì họ cho đổi liền dù cái nệm đã bị ố vàng.
Nghe thấy thế tự nhiên tôi lên tinh thần giống như ông Archimede  khi tìm ra lực đẩy của nước cách đây mấy ngàn năm. Tôi vội điện thoại hỏi cô em ở Florida, chú em ở Paris, ông anh họ ở Cali, anh bạn ở Colorado.  Tất cả đều xác nhận là nếu nằm cái nệm mềm thì có người không hạp sẽ bị đau như tôi.

Vội phone cho con gái tôi thì cháu cũng cho biết cháu cũng bị đau không phải là ở chân mà là ở tay phải. Vậy là đúng rồi. Tôi đích thị là nạn nhân của cái “nệm mềm” đây mà! Vậy là chính món quà tặng với ý định tốt  của con gái tôilại không đưa tới điều tốt  như ý mong muốn.

Thế là tôi phone cho công ty bán nệm và “kể khổ” về cái nệm mềm này với ông manager phụ trách. Rất vui vẻ ông ta cho biết, dù đã mua từ lâu, nhưng  nếu còn giữ được biên lai thì ông ta sẽ hoàn tiền lại cho tôi và cả cho con gái tôi nữa.

Thật đúng là “Vui lòng khách đến, vừa lòng khách đi” của các cửa hàng ở xứ Cờ Hoa này. Theo đúng lối xã giao của người Mỹ tôi không quên nói cám ơn trước khi gác máy.

Tôi cũng không quên nói thêm cách buôn bán này đúng là buôn bán theo lối Mỹ, chả trách nước Mỹ đứng đầu thế giới về thương mại là phải!

Sao Nam Trần ngọc Bình

Ý kiến bạn đọc
03/08/201916:06:08
Khách
Kính thăm anh Sao Nam Trần ngọc Bình
Lâu lắm rồi, mấy chục năm trước, có một lúc tự nhiên NA bị đau lưng, đau tới nổi phải đến gặp bác sĩ gia đình. Ông thiệt tử tế, sau khi hỏi han, không cho thuốc men gì hết, chỉ dặn về nhà, nằm dưới đất 3 đêm liên tiếp. Đêm đầu tiên nằm dưới sàn nhà có lót miếng trải, ôi chao là đau điếng suốt đêm, đêm thứ 2, cơn đau bớt lại, qua đêm thứ 3 thì hoàn toàn hết đau lưng, như thần. Từ đó tới nay, thỉnh thoảng NA nằm dưới đất...cho cái lưng nó vui. Cám ơn bài viết tử tế của anh.
02/08/201916:23:49
Khách
Người ta nói rằng nằm trên nệm mềm. cơ thể sẽ bị lún xuống, nhất là cột sống lưng bị cong khiến gáy, vai, hông bị áp lực làm mình bị đau lưng, đau chân hoặc tay.
Bây giờ anh đã không dùng nệm mềm nữa thì hy vọng chân của anh sẽ mau trở lại bình thường.
Chúc anh luôn khỏe mạnh và an vui.
02/08/201911:58:43
Khách
“Có những niềm riêng làm sao nói hết
Như mây như mưa như cát biển khơi...”
Chú Sao Nam ơi! Sẽ có một ngày cháu đến “Tạ lỗi cùng người!”

Chú ơi! Chừng hơn 10 năm trở lại đây cháu không nằm nệm nữa, cháu chỉ nằm trên bộ ván, trải đôi lớp mền cho ấm. Thiệt tình hổng giống ai hết. Ai biết cũng quở tại số cháu... khổ🤓‼️
Cháu cầu mong cho chú luôn khoẻ mạnh, hạnh phúc và trường thọ. Chừng... 30 năm nữa nha chú🙏‼️
Kính chú.
Cháu Từhuy.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 864,382,349
Tác giả sinh năm 1957, cư dân Santa Ana, nghề nghiệp: làm nail. Loạt bài viết về nước Mỹ gần đây của tác giả với tên thật Nguyễn Thị Hữu Duyên gồm: Bỏ Gì Thì Bỏ; Ước Vọng Của Tin, thể hiện tình thương yêu và ý chí của một gia đình Việt Nam trên đất Mỹ. Sau đây là bài viết mới nhất.
Tác giả tên thật là Yến Phi, 63 tuổi, hiện là cư dân WA. Bài viết về nước Mỹ đầu tiên của bà cũng là bài viết đầu tay nhân mùa Mothers Day, sau nhiều “vật lộn” khó khăn với chữ Việt trên computer, được tác giả trân trọng gọi là “Tác Phẩm Đầu Tay Dâng Mẹ.” Tựa đề được đặt lại theo nội dung bài viết. Mong tác giả tiếp tục.
Từ giữa năm 2010, tác giả tự sơ lược tiểu sử khi tham dự Viết Về Nước Mỹ: Trước 75, còn đi học, chỉ viết cho các báo thiếu nhi, học trò. Qua Mỹ từ 1990. Hiện ngụ tại Myrtle Beach, SC. Bài mới của Hải Âu cho giải thưởng năm thứ mười hai là một chuyện tình chia lìa vào Tháng Tư 1975.
Kông Li là bút hiệu vui vẻ của Phạm Công Lý, tác giả đã có nhiều bài viết về nước Mỹ giá trị, vừa nhận giải danh dự Viết Về Nước Mỹ 20011. Là một cựu sĩ quan VNCH, cựu tù, ông cùng gia đình đến Mỹ từ tháng 11/1994 theo diện HO, định cư tại Boston.
Tác giả đã góp cho Viết Về Nước Mỹ năm thứ 12 nhiều bài viết đặc biệt. Ông tên thật là Nguyễn Cao Thái, sinh năm 1959 tại Huế, vào Saigon 1968, vượt biên đến Mỹ 1979, hiện định cư tại San Jose, CA. Bài viết mới của tác giả cho mùa Mothers Day là một tự sự cảm động về Mẹ.
Tác giả tên thật là Nguyễn Tân, tuổi 60', cựu sĩ quan hải quân, cư dân Glendale, CA. Ông dự Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu tiên, từng nhận các giải bán kêt 2001 và giải Việt Bút 2008, hiện là thành viên "Ban Tuyển Chọn Chung Kết" Giải Thưởng Việt Báo. Bài mới “góp vui” của ông là một truyện hiếm có mở đầu cho mùa Mothers Day đang tới.
Tác giả là một nhà giáo, từng là Chủ tịch Hội Ái Hữu Ninh Thuận, hiện đã về hưu và là cư dân Riverside, Nam Cali. Ông đã góp nhiều bài viết đặc biệt cho giải thưởng Việt Báo từ năm đầu tiên, và nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ 2009. Tháng 2, ngày 3, 2012, Phạm Hoàng Chương có bài “Người Lấy Ba Vợ”, kể về người bạn thân từ thời học trò đi H.O. qua Mỹ, về Việt Nam sông với bà vợ mới đang gặp cảnh khó khăn, lương hưu bị ăn chặn. Bài từ tháng Ba, hiện đã có tới 19,151 lượt người đọc. Biết tác giả sau đó đã giúp bạn trở lại Mỹ để giải quyết vụ lương hưu, nhiều thân hữu hỏi kết quả ra sao. Sau đây là đầy đủ câu chuyện: ông bạn chỉ có ba mà là bốn bà vợ. 
Bài viết về nước Mỹ đầu tiên của tác giả dành cho giải thưởng năm thứ 12 là “Chuông Gọi Mẹ Thương” đã phổ giến vào dịp Mother's Day 2011, Chủ Nhật 8-5-2011. Mới đây, ông có thêm 2 bài viết mới, trước hết là một chuyện kể về con tầu vượt biển đúng vào một đêm 30 Tháng Tư. Bài còn lại sẽ phổ biến sau.
Thời hạn dành cho bài Viết Về Nước Mỹ hàng năm kết thúc ngày 30 tháng Tư, nhưng như mọi năm, số lượng bài đã góp trước ngày này vẫn chưa thể phổ biến hết. Do đó, từ hôm nay, Việt Báo tiếp tục phổ biến thêm những bài dành cho năm 2012.
Nguyễn Trần Diệu Hương là một trong những tác giả Viết Về Nước Mỹ kỳ cựu, được bạn đọc quí mến. Tham dự từ năm đầu, với nhiều bài viết đặc biệt, cô đã nhận giải Danh Dự năm 2001, và sau đó là giải vinh danh tác giả năm 2005 với bài viết “Còn Đó Ngậm Ngùi.” Sau đây là bài viết mới của cô.
Nhạc sĩ Cung Tiến