Hôm nay,  

Just A Smile: Nụ Cười Trong Tầm Tay

08/08/201900:00:00(Xem: 14298)
Just A Smile: Nụ Cười Trong Tầm Tay
Tác giả: Lệ Hoa Wilson
Bài số: 5758-20-31565-vb5080819

Tác giả là một Phật tử, pháp danh Tâm Tinh Cần, nhũ danh Quách Thị Lệ Hoa, đã nhận giải đặc biệt Viết Về Nước Mỹ 2011, với loạt bài tự sự của một phụ nữ Việt thời chiến, kết hôn với một chàng hải quân Hoa Kỳ. Năm 2016, bà nhận giải Vinh Danh Tác Phẩm với bài “Bốn Ngọn Đèn Cầy”. Sau đây là bài viết mới nhất của tác giả.
image004
Các bác sĩ thay phiên nhau giúp vui  cho các trẻ em

image003
Giám đốc buổi gây quỹ, y tá trưởng Sharon Vargas  đang nhận check từ cháu Brooke 

image001
Cháu Brooke đang sửa soạn Búp bê tặng phẩm của Hội.

image002
Các cháu trong hội từ thiện Just A Smile


***

Vào một ngày thứ Bảy cuối tháng 07/2019, các bác sĩ và y tá cùng nhân viên trong bộ phận Xứt Môi và Răng Hàm Mặt (Cleft Craniofacial) của nhà thương CHOC (Children Hospital Of Orange County) có tổ chức một buổi họp mặt vui chơi cho gia đình và các em bé đã từng chữa trị chứng bịnh trên tại nhà thương.

Trời mùa hè nóng bức nhưng các lều trại mát mẻ  với màu sắc rực rỡ được dựng lên quay thành vòng trong một khoảng đất trống của Santa Ana Zoo. Mọi người được phục vụ ăn trưa và nước uống  miễn phí, được hướng dẫn nhảy múa điệu Hawaii , Limbo v.v..  các em “ cựu bịnh nhân” được vẽ mặt, được nhận quà, được tham gia nhiều trò chơi sống động, vui vẻ. Nhưng được hoan nghinh nhứt có lẽ là khi các vị nam nữ bác sĩ với quần ngắn và áo thun, leo lên một thùng nước lớn. Họ thay phiên nhau ngồi trên cây bắc ngang mặt nước và các em bé thay phiên nhau chọi banh vào cần ngang cho đến khi có một em nào đó mạnh tay lẹ mắt chọi trúng cần và vị bác sĩ té vào thùng nước, đầu mình ướt đẫm. Mọi người reo hò cười nghiêng ngả.

Tôi nhìn mọi người, mọi cảnh tượng  mà lòng bồi hồi cảm động,  trước hết là cám ơn Ơn Trên đã cho tôi sống trong một xã hội đầy tình người và sau đó là biết ơn những con người và một quốc gia đã mở rộng vòng tay đón nhận chúng ta.

Cháu Brooke Hira có mẹ là Việt Nam và cha là Nhật Bổn. Năm nay cháu được 15 tuổi. Sanh ra với bịnh xứt môi, dù cháu may mắn là sanh ra tại Mỹ và được chữa trị ngay  từ khi một tuổi, nhưng những dấu vết của sự không toàn vẹn vẫn còn đó, vẫn hằn trên vành môi, khóe miệng. Vẫn có một cái gì đó làm sự tự tin hơi lung lay, sự ngẩng đầu hơi gượng gạo.

Năm cháu học lớp 8, cháu vào internet tìm kiếm và bỗng nhận thấy rằng cái vết sẹo nhỏ nhoi nơi môi trên , cái hàm răng hơi thụt vào một chút không đáng gì so với những trẻ em khác ở những nước nghèo không có tiền và phương tiện để mổ, cho tới khi 17, 18 tuổi vẫn sống với cái miệng hở hang, méo mó và vẫn nhận lấy những ánh nhìn ghê tởm của người đời.  Thế là cháu quyết định lập ra một hội từ thiện lấy tên là “Just A Smile” để kiếm tiền giúp một phần nào cho các trẻ em trên. Dù cho sự giúp đỡ đó có nhỏ nhoi tới đâu.

Nhưng với số tuổi 13 , kiếm tiền bằng cách nào? Cháu bắt đầu bằng cách xin bà hiệu trưởng cho cháu bán kẹo trong giờ chơi. Cháu mua kẹo ở Costco và bán lại cho học sinh, mỗi cây lời được 20 xu. Các học sinh biết được ý định của cháu nên cũng vui lòng ủng hộ.

Lên lớp 9, năm đầu tiên của trung học, cháu rủ các bạn cùng lớp gia nhập hội, cùng bán kẹo và quyên tiền từ bạn bè, thầy cô, thân nhân. Một ngàn đô la đối với các em thiện nguyện nầy là bao nhiêu mồ hôi và thời gian.

Năm 2018 cháu tặng cho CHOC một ngàn để mua bình sữa cho trẻ em Phi Châu  (các em bé bị xứt môi không thể dùng núm vú và bình sữa thông dụng). Dần dần cháu biết được bác sĩ Quỳnh Kiều với Project Viet Nam nên cháu liên lạc với bà. Bác sĩ QK kêu cho cháu và nói là hội cần búp bê và thuốc Tylenol. Búp bê để an ủi các em và Tylenol để giảm đau sau khi mổ.

Thế là cả nhóm cật lực làm việc sau giờ học và đã đem đến tặng cho Project VietNam bốn thùng búp bê và cả trăm hộp thuốc Tylenol. Bác sĩ Karen Wu, phụ tá cho bác sĩ Quỳnh Kiều đã đăng trên Facebook của bà là bà rất vui mừng khi thấy tuổi trẻ biết chia xẻ và thương người bất hạnh vì dần dần các người đi trước sẽ già đi và mong đợi sự đóng góp của thế hệ sau.

Các em trong hội tiếp tục và năm nay đã tặng cho CHOC được $2,000. Số tiền không to lớn nhưng bạn hãy làm một bài toán coi bao nhiêu lần 20 cents mới thành ra 2,000. Tuy nhiên các cố gắng của nhóm cũng được một số các người quen biết với ông bà cha mẹ các cháu ủng hộ.

Với số tuổi càng ngày càng lớn, chương trình càng ngày càng phát triển, việc bán kẹo không đủ cho các cố gắng từ thiện của cháu vì thế cháu nghiên cứu và quyết định làm đơn xin với  AMAZON  ủng hộ cháu.

Một tin vui cho riêng cháu và là một tin hãnh diện cho cộng đồng VietNam. Sau khi xem xét và thẩm định những việc làm của cháu và những xác nhận của trường học cũng như các cơ quan liên hệ, AMAZON nhận hội từ thiện của cháu vào  chương trình AMAZON SMILE của họ, có nghĩa là mỗi khi bạn mua hàng hóa từ Amazon, bạn không cần phải trả thêm một xu nào hết,  mà chỉ nhấn vào tên hội từ thiện của cháu thì công ty sẽ cho cháu 0.5 trên số tiền lời của họ.

Một đứa trẻ VietNam 15 tuổi được một công ty quốc tế như AMAZON nhìn nhận những hoạt động từ thiện và ủng hộ thì có làm cho bạn vui và hãnh diện không? Vậy xin bạn khi đọc bài xong hãy truyền tin tức nầy đến bạn bè thân nhân để mỗi khi mua hàng hóa từ AMAZON  thì xin hãy nhấn vào link dưới đây, mọi hàng hóa đều hiện ra bình thường, bạn cũng trả tiền bình thường, nhưng hội từ thiện của cháu sẽ được credit và có nhiều trẻ em VietNam và các nơi khác trên thế giới được nở nụ  cười.

Với những tệ nạn cần sa, rượu chè hiện nay, cha mẹ của các học sinh trong trường trung học TESORO ở Mission Viejo chia xẻ với nhau rằng họ rất vui mừng khi thấy các con họ gia nhập hội để học hỏi phát triển lòng thương yêu đồng loại và biết nhìn những thiếu sót của người khác với lòng bao dung hơn là mai mỉa.

Hội từ thiện của cháu xin gởi lời cám ơn đến các nhóm người sau đây:

• Amazon International
• MPAC Mortgage company
• Boston Consulting Group
• Julie Tonnu O.D. INC
• Ilana OlguinTrust
• Gia đình bác sĩ John Abe
• Sky Light Seating Corp.
• Tiệm ăn Thành Mỹ
• Nhóm Line Dancing Thư Viện VN
• Nhóm Line Dancing Royal Garden
• Nhóm Line Dancing SouthLand
• Và các ân nhân khác

Ghi chú : Khi mua hàng của AMAZON xin các bạn nhấn vào link dưới đây và shopping như thường lệ :

https://smile.amazon.com/.ch/81-5412856

Nếu các bạn muốn giúp tiền thì có thể gởi check và được trừ thuế về:

Just A Smile, 2 Windgate, Mission Viejo, CA 92692

Thay mặt cháu và tất cả hội viên cùng những trẻ em bịnh tật vô phước ở những nước nghèo khổ, tôi xin gởi đến các bạn lời cảm ơn chân thành và cầu mong ơn trên giúp các bạn luôn nhớ về những kẻ kém may mắn hơn mình.
Thương Yêu,

Lệ Hoa Wilson

Ý kiến bạn đọc
11/08/201912:34:09
Khách
Bài viết hay, làm rung động lòng người!
08/08/201914:50:28
Khách
"sứt môi" chớ không phải là "xứt môi", thưa tác giả.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 864,469,476
Tác giả sinh năm 1940, cựu sĩ quan VNCH, khoá 12 SVSQ Thủ Đức, Giảng Viên Anh ngữ trường Sinh Ngữ Quân Đội, cựu tù chính trị, đến Mỹ năm 1991 theo diện HO9, hiện định cư tại Greenville South Carolina. Từ năm 2002, ông đã góp nhiều bài Viết Về Nước Mỹ đặc biệt. Sách đã xuất bản: "Hành Trình Về Phương Đông." Sau đây là bài viết mới.
Tác giả định cư tại Mỹ năm 2000, hiện là cư dân Boston và làm việc trong một bệnh viện của tập đoàn Partners. Với bài “Đoá Hồng Bạch” tưởng niệm một nữ sĩ quan Mỹ gốc Việt hy sinh tại chiến trường Trung Đông, Nhất Chi Mai nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2012 và đã từ miền Đông bay về Little Saigon dự họp mặt năm thứ 12 của giải thưởng Việt Báo. Sau đây là bài viết mới nhất của cô.
Tác giả là cư dân châu Âu, làm việc trong một văn phòng thiết kế công chánh tại nước Pháp. Tuy sống bên kia Đại Tây Dương, những bài viết của cô thường thường rất bén nhậy với chuyện của người Việt tại Mỹ. Họp mặt Viết Về Nước Mỹ 2011, Đoàn Thị đã bay từ Paris sang để nhận giải Vinh Danh Tác Giả, thường được gọi đùa là Giải Á Hậu.
Tác giả đã góp nhiều bài viết giá trị và có tên trong danh sách chung kết giải thưởng Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIÌ, 2012. Ông tên thật là Nguyễn Cao Thái, sinh năm 1959 tại Huế, vào Saigon 1968, vượt biển đến Mỹ 1979, hiện định cư tại San Jose, CA.
Tác giả là một cựu sĩ quan Thuỷ Quân Lục Chiến Hoa Kỳ, đã nhận giải tác phẩm xuất sắc Viết Về Nước Mỹ 2006 với truyện kể về hai chàng sĩ quan Mỹ gốc Việt thuyền nhân: “Thế và Tôi,” một trong những truyện xúc động nhất của 12 năm giải thưởng Việt Báo. Bài mới nhất, ông viết cho mùa Vu Lan đang tới.
Tác giả là cư dân vùng Little Saigon, liên tục góp bài cho giải thưởng Việt Báo từ nhiều năm qua, đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2011. Sau đây là bài viết mới của tác giả.
Tác giả, cựu giáo sinh sư phạm Qui Nhơn khoá 10, cư dân Anaheim, California, đã góp nhiều bài đặc biệt và nhận giải danh dự Viết Về Nước Mỹ 2005. Bài mới của Kim N.C. được ghi là “viết vội” về buổi họp mặt 12 năm giải thưởng Việt Báo.
Tác giả là cư dân Lacey, Washington State, tốt nghiệp MA, ngành giáo dục naêm 2000, từng là nhà giáo trong ban giảng huấn tại trường dạy người da đỏ và giảng viên tại Đại học cộng đồng SPSCC, Olympia, WA. Sau đây là bài mới nhất của ông.
Nhà văn nhà báo Đặng Trần Huân nổi tiếng từ Việt Nam, trước 1975. Ông là tổng thư ký một trong những tờ báo quen biết của Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà và là tác giả bộ truyện cười dí dỏm mang tên “Chuyện Cấm Đàn Bà.”
Kông Li là bút hiệu vui vẻ của Phạm Công Lý, tác giả từng nhận giải danh dự Viết Về Nước Mỹ 2011. Là một cựu sĩ quan VNCH, cựu tù, ông cùng gia đình đến Mỹ từ tháng 11/1994 theo diện HO, định cư tại Boston. Công việc từng làm: thông dịch cho Welfare, social worker, phụ giáo, tutor toán ở Middle School của Boston Public Schools. Bài mới nhất của ông là chuyện vui thời học nghề hớt tóc.
Nhạc sĩ Cung Tiến