Hôm nay,  

Tôi Đi Dự “Viết Về Nước Mỹ” 2019

16/08/201900:00:00(Xem: 10781)

Tôi Đi Dự “Viết Về Nước Mỹ” 2019

Tác giả: Cao Đắc Vinh

Bài số: 5765-20-31572-vb6081619

 

Tác giả là một kỹ sư hồi hưu, đã sống 25 năm bên Pháp, hiện là cư dân Irvine, từng nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2013. Bài viết mới của ông là thư gửi cô giáo cũ, vị niên trưởng trong các tác giả vào chung kết VVNM năm thứ 20.

Ngoc Hanh_norfolk

Cô giáo Ngọc Hạnh.

 

Cao Dac Vinh

Tác giả Cao Đắc Vinh.

 

* * *

Kính thưa cô Ngọc Hạnh,

Chúng ta cùng sống trên đất Mỹ, cô ở miền Đông, em ở miền Tây. Khi xưa cô là giáo sư trung học Nguyễn Trãi, em là cựu học sinh... Năm cô vào dạy cũng là lúc em rời trường, xa nhà, xa đất nước lưu lạc cho đến nay!

Tuy không học cô ngày nào nhưng em nhận cô là Thầy qua nhân cách của một nhà giáo tiêu biểu và lòng từ bi độ lượng đối với nhân quần xã hội. Em biết cô qua lời thương ý đẹp từ đám học trò cũ ân cần hỏi thăm rồi gần đây, em gặp cô qua văn chương... Cô là văn sĩ nghĩ sao viết “dzậy” để người đọc luôn nhận ra một chân tình mộc mạc nhưng thành thực tín cẩn.

Cô sanh ở Sa Đéc, người miền Nam hai mùa mưa nắng nên cá tính giản dị, sống trên đời dù mưa hay nắng cũng thế thôi, quan trọng vẫn là tình thương. Buffon đã viết: “Văn là người” quả đúng không sai.

Thế rồi cô tham dự Việt Báo “Viết Về Nước Mỹ” năm thứ 20 khi tuổi đã ngoài 80, kết quả bất ngờ cô là một trong 8 người được vào chung kết tháng 8, 2019.

Niềm vui trọn vẹn bởi vì đây cũng là dịp để cô về thăm họ hàng, hội cựu học sinh Nguyễn Trãi nam Cali, anh chị Mai Đông Thành dự tính một bữa tiệc chào đón cô, bạn mới hội Văn Bút cũng tha thiết mời gọi để gặp mặt cô lần đầu rồi bạn cũ đồng nghiệp trải qua bao khó khăn thời quê hương đổi chủ cũng mong chờ hội ngộ bởi tuổi già như lá vàng, một cơn gió thoảng cũng dễ lìa cành!

Ở đây cô có người bạn thân, một nhà văn được lắng nghe và đọc nhiều trong cộng đồng là cô Bùi Bích Hà. Cô Hà cũng vui mừng và mong ngày gặp cho bõ tháng ngày xa cách.

Tiếc thay trời không đãi ngộ, “tuổi già như nắng chiều” hẹn nhau rồi không đến! Qua những tâm tình trao đổi, đọc lên ai cũng mủi lòng... Cô Hà viết:

“Tuổi già như nắng chiều, không còn mấy niềm vui. Nghe tin Hạnh không bớt ho, các bạn dưới này và Hà chia sẻ phần nào những khó chịu trong cơ thể của bạn, chẳng biết làm gì, nói gì hơn là cùng nhau cầu nguyện an bình cho nhau. Hà vẫn đau chân, đi đứng đều đau và nhất là ngồi lâu một chút thì đau nhiều hơn nên dù muốn lắm cũng đành để vợ chồng Vinh đại diện Hạnh cho gọn gàng thôi. Hạnh đừng buồn Hà nhé, mình đã chẳng cùng nhau đi bao nhiêu đoạn đường gian nan hay sao mà giờ phút này, hưởng ké một chút tiếng thơm của bạn lại đành ngồi nhà nhìn?”

Thế rồi một chiều chủ nhật không như mọi chiều, bầu trời tháng tám Cali trong xanh, tuy buồn không gặp được cô Hạnh và cô Hà, vợ chồng em cũng lên đường vinh dự thay cô dự lễ phát giải VVNM 2019.

Đúng 6 giờ chúng em đến nhưng quan khách đã tề tựu đông đủ. Bà Kiều Chinh nhận xét rất sâu sắc khi phát biểu mở màn bữa tiệc... Bà đi dự tiệc nhiều nơi, lần nào cũng thấy sự chậm trễ, đặc biệt chiều nay nhiều người hăng hái đến trước giờ khai mạc nên bà ngạc nhiên vì cả chỗ đậu xe cũng khó tìm.

Những cô tiếp viên mặc đồng phục áo dài màu phượng đỏ nhìn thật vui và đẹp mắt. Họ như đã quen tổ chức một buổi lễ trang trọng như thế nên sắp xếp mọi việc rất chu đáo, mang niềm vui đến mọi người với nụ cười tươi tắn luôn nở sẵn trên môi.

Có tất cả 16 tác giả nhận giải Viết Về Nước Mỹ, sau 8 giải Đặc Biệt thì đến 7 tác giả Danh Dự phần chung kết.

Cuối cùng cô Hạnh giải Danh Dự, chị Tố Nguyễn giải vinh danh Tác Giả, ông Nguyễn Văn Tới giải Tác Phẩm và bác sĩ Vĩnh Chánh giải quán quân chung kết Tác Giả & Tác Phẩm với bài: “Đằng Sau Mặt Trăng”.

Văn chương không hẳn là hư cấu, có hư có thực và những tác giả sống với tác phẩm để đời đa số là thực chẳng hạn bài viết “Đằng Sau Mặt Trăng” đoạt giải cao quý hôm nay của tác giả Vĩnh Chánh.

Cốt truyện là sự thật, tuy phũ phàng đau thương đối với gia tộc và gia đình ông nhưng niềm lạc quan và hy vọng vẫn luôn tiềm tàng giữa hạnh phúc xum vầy.

Chiếc bàn tròn chúng em ngồi nhìn ra sân khấu rất rõ. Cô Hằng ở toà soạn Việt Báo xếp đặt thật khéo, tất cả ba cặp cựu học sinh Nguyễn Trãi ngồi gần nhau bên cạnh cô Kim Ngân xinh đẹp, giám đốc Hội Việt Học và học giả Nguyễn Văn Sâm.

Tình cờ vợ chồng em bắt truyện với cô Ngọc Ánh, người lãnh giải Trùng Quang năm nay với bài “Ông Đồ Già Trên Đất Mỹ”, ai đọc truyện này cũng hiểu ngay chân dung “ông đồ già” chính là người cô nhận làm chồng.

Đêm nay em thoáng nhận ra nhiều khuôn mặt cũ vì cách đây 6 năm, cùng ngày tháng chỉ khác năm, chủ nhật 11 / 8 / 2013 tại nhà hàng Moonlight Westminster… ông Vĩnh Chánh, bà Phương Hoa và em lãnh giải Danh Dự. Tác giả Phan giải vinh danh Tác Giả và Mimosa Phương Vinh giải Tác Phẩm. Khôi An là “Hoa Hậu” giải chung kết.

Sáu năm trôi qua nhưng nhìn họ hôm nay vẫn tươi trẻ yêu đời. Chị Trương Ngọc Bảo Xuân bây giờ đã lên chức chủ khảo, thật đẹp với mái tóc mới và chiếc áo đỏ sang trọng.

Sau khi bác sĩ Vĩnh Chánh diễn tả cảm tưởng và đề nghị phân nửa phần thưởng trao lại VietBao Foundation để tiếp tục duy trì văn hoá, nửa kia sẽ làm thiện nguyện giúp đỡ thương phế binh và tù nhân lương tâm nơi quê nhà thì em nghĩ ngay đến cô bởi đó cũng là ước nguyện tâm huyết của chính cô. Viết đến đây, em biết cô đang vui trong lòng.

Về ẩm thực, đêm nay hơn cả tiệc cưới, cá thịt tôm rau đủ loại... hết món này lại đến món khác.

Tóm lại, giải văn chương “Viết Về Nước Mỹ” 2019 đã tổ chức hoàn hảo, nhà hàng Grand Garden biến thành một không gian thân mật nhưng không kém phần trang trọng.

Những cô gái áo đỏ xinh tươi như hoa, cô Thụy Trinh và anh Hoàng Dũng điều khiển chương trình điêu luyện, thành phần ban giám khảo có người tóc đã hoa râm, những thi sĩ, văn sĩ, những quan khách trong bộ âu phục chỉnh tề và lẫn cả một chính trị gia lên sân khấu bày tỏ cảm tưởng rất nồng ấm với áo T shirt và quần Jean... Dù thế nào đi nữa, họ đã cùng nhau làm nên một nghĩa cử tuyệt vời, ấy là duy trì nền văn học Việt.

Em đi về với bức hình chụp tay cầm ngân phiếu và bằng khen đứng trước phông ảnh “Viết Về Nước Mỹ”, gia đình và bạn bè sẽ ngỡ em là nhân vật chính thế nên “sự thật” mắt thấy tai nghe chưa hẳn đã là sự thật! Muốn biết sự thật về một người hãy đọc văn vì “văn chính là người”, khó lòng giả dối.

Sáng nay em đã ra bưu điện gởi đến cô món quà văn chương Việt Báo gồm ngân phiếu, sách báo và nhiều bằng khen tặng.

Vợ chồng em nghĩ đã chu toàn trách nhiệm mà cô giao phó. Cuối thư kính chúc cô nhiều sức khỏe và vui sống bình an tuổi già.

Kính bút,

Irvine 8/12/2019

 

Cao Đắc Vinh

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 863,830,164
Tác giả là một nhà báo quen biết tại Dallas, từng trong nhóm chủ biên nhiều tuần báo và tạp chí tại địa phương. Phan góp bài Viết Về Nước Mỹ từ nhiều năm qua, và vừa nhận giải Vinh Danh Tác Giả Viết Về Nước Mỹ 2013. Bài viết cuối năm của Phan là một chuyện tình oan nghiệt kéo dài từ thời học trò vượt biên ở quê nhà cho tới nhà tù trên đất Mỹ.
Tác giả thuộc lớp tuổi 60, định cư tại Mỹ từ 26 tháng Ba 1992, hiện là cư dân Cherry Hill, tiểu bang New Jersy. Bài viết về nước Mỹ đầu tiên của bà là “Tháng Ba, Trời Đất Vào Xuân,” tự sự của người vợ người mẹ trong một gia đình H.O., tự sơ luợc về mình “22 năm dạy học trong nước, 22 năm làm “culi job” trên đất Mỹ. Sau đây là bài viết thứ mười của tác giả cho Viết Về Nước Mỹ năm thứ 15. Bài trích từ báo Xuân Việt Báo Tết Giáp Ngọ, đang phát hành khắp nơi.
Tác giả là một kỹ sư công chánh, cư dân Torrance, California, đã góp một số bài viết về nước Mỹ. Anh cũng đã du lịch nhiều nước và ghi lại trong ba quyển du ký với tựa đề Á Châu Quyến Rũ tập 1 & 2 và Đi Cruise Bắc Mỹ hiện có bán tại các nhà sách trong vùng Little Saigon. Việt Báo xin trân trọng giới thiệu với bạn đọc. Dưới đây là bài viết mới nhất của tác giả về Tết ở Little Saigon/
Tác giả tên thật Trần Phương Ngôn, cho biết ông là thuyền nhân trên chiếc tàu vào loại lớn nhất, chở 246 người, con số đông nhất trong một chuyến vượt biển. Tác giả cũng đã sống ở trại tỵ nạn PFAC của Phi Luật Tân gần mười một năm và chỉ mới định cư tại Hoa Kỳ từ 2004. Hiện hành nghề Nail tại tiểu bang South Carolina và cũng đang theo học ở trường Trident Technical College. Bài viết mới nhất của Triều Phong là chuyện bàn thờ ngày giáp Tết.
Tác giả sinh năm 1962, tốt nghiệp Đại Học Mỹ Thuật năm 1988 khoa Đồ Họa tại Việt Nam, từng làm công việc thiết kế sáng tạo trong ngành quảng cáo. Đến Mỹ tháng Tư năm 2000, hiện là cư dân Waxahachie, Texas, đang làm việc trong phân xưởng in của một nhà máy in tại địa phương. Cô đã góp nhiều bài Viết Về Nước Mỹ. Sau đây là bài viết mới nhất.
Tác giả tự sơ lược tiểu sử: Sinh năm 1960 tại Quảng nam. Qua Mỹ tháng 9/2003. Hiện sống tại California. Tham dự Viết về nước Mỹ từ năm 2010 với bài “Căn Hộ Đầu Tiên Trên Đất Mỹ” ngay bài viết đầu, đã cho thấy cách viết thứ tự, tỉ mỉ, bồi hồi. Đó là tâm sự chuyện ngày tết. Mong tác giả sẽ tiếp tục viết thêm.
Tác giả đã nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ 2001, và từ 8 năm qua, là thành viên Ban Tuyển Chọn giải thưởng Việt Báo. Sau đây là bài viết mới nhất của Trương Ngọc Bảo Xuân, kể về một cô bạn Mỹ làm nghề “mang bầu mướn, đẻ mướn”. Bái trích từ Báo xuân Việt Báo Tết Giáp Ngọ 2014, đang phát hành khắp nơi.
Với bài viết tựa đề “Viện Dưỡng lão và Viện Mồ Côi”, Trần Thiện Phi Hùng có tên trong danh sách nhận giải đặc biệt Viết Về Nước Mỹ 2013. Tác giả cho biết ông nguyên là lính Hải Quân VNCH; 12 năm 4 tháng đúng, tính đến ngày 30 tháng Tư 75, tự lái tầu vượt biển năm 1982, hiện định cư tại Úc. Bài mơi nhất của ông, vẫn với chi tiết về nhà hộ sinh và viện dưỡng lão như từng kể, nhưng gần như quay một vòng 360 độ, biến thành một câu chuyện khác hẳn.
Orchid Thanh Lê sinh trưởng tại Sài Gòn, định cư tại Hoa Kỳ tháng 9 năm 1997. Hiện là Phó Giáo Sư Tiến Sĩ tại Viện Nghiên Cứu Ngôn Ngữ Bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ tại Monterey, California.
Hai tuần nữa mới Tết, nhưng đã tới lúc lo thức ăn cho ngày Tết sắp tới. Tác giả Nguyễn Viết Tân, thành viên Ban Tuyển Chọn Chung Kết, muốn chia xẻ với bạn...
Nhạc sĩ Cung Tiến