Hôm nay,  

Tôi Đi Dự “Viết Về Nước Mỹ” 2019

16/08/201900:00:00(Xem: 10876)

Tôi Đi Dự “Viết Về Nước Mỹ” 2019

Tác giả: Cao Đắc Vinh

Bài số: 5765-20-31572-vb6081619

 

Tác giả là một kỹ sư hồi hưu, đã sống 25 năm bên Pháp, hiện là cư dân Irvine, từng nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2013. Bài viết mới của ông là thư gửi cô giáo cũ, vị niên trưởng trong các tác giả vào chung kết VVNM năm thứ 20.

Ngoc Hanh_norfolk

Cô giáo Ngọc Hạnh.

 

Cao Dac Vinh

Tác giả Cao Đắc Vinh.

 

* * *

Kính thưa cô Ngọc Hạnh,

Chúng ta cùng sống trên đất Mỹ, cô ở miền Đông, em ở miền Tây. Khi xưa cô là giáo sư trung học Nguyễn Trãi, em là cựu học sinh... Năm cô vào dạy cũng là lúc em rời trường, xa nhà, xa đất nước lưu lạc cho đến nay!

Tuy không học cô ngày nào nhưng em nhận cô là Thầy qua nhân cách của một nhà giáo tiêu biểu và lòng từ bi độ lượng đối với nhân quần xã hội. Em biết cô qua lời thương ý đẹp từ đám học trò cũ ân cần hỏi thăm rồi gần đây, em gặp cô qua văn chương... Cô là văn sĩ nghĩ sao viết “dzậy” để người đọc luôn nhận ra một chân tình mộc mạc nhưng thành thực tín cẩn.

Cô sanh ở Sa Đéc, người miền Nam hai mùa mưa nắng nên cá tính giản dị, sống trên đời dù mưa hay nắng cũng thế thôi, quan trọng vẫn là tình thương. Buffon đã viết: “Văn là người” quả đúng không sai.

Thế rồi cô tham dự Việt Báo “Viết Về Nước Mỹ” năm thứ 20 khi tuổi đã ngoài 80, kết quả bất ngờ cô là một trong 8 người được vào chung kết tháng 8, 2019.

Niềm vui trọn vẹn bởi vì đây cũng là dịp để cô về thăm họ hàng, hội cựu học sinh Nguyễn Trãi nam Cali, anh chị Mai Đông Thành dự tính một bữa tiệc chào đón cô, bạn mới hội Văn Bút cũng tha thiết mời gọi để gặp mặt cô lần đầu rồi bạn cũ đồng nghiệp trải qua bao khó khăn thời quê hương đổi chủ cũng mong chờ hội ngộ bởi tuổi già như lá vàng, một cơn gió thoảng cũng dễ lìa cành!

Ở đây cô có người bạn thân, một nhà văn được lắng nghe và đọc nhiều trong cộng đồng là cô Bùi Bích Hà. Cô Hà cũng vui mừng và mong ngày gặp cho bõ tháng ngày xa cách.

Tiếc thay trời không đãi ngộ, “tuổi già như nắng chiều” hẹn nhau rồi không đến! Qua những tâm tình trao đổi, đọc lên ai cũng mủi lòng... Cô Hà viết:

“Tuổi già như nắng chiều, không còn mấy niềm vui. Nghe tin Hạnh không bớt ho, các bạn dưới này và Hà chia sẻ phần nào những khó chịu trong cơ thể của bạn, chẳng biết làm gì, nói gì hơn là cùng nhau cầu nguyện an bình cho nhau. Hà vẫn đau chân, đi đứng đều đau và nhất là ngồi lâu một chút thì đau nhiều hơn nên dù muốn lắm cũng đành để vợ chồng Vinh đại diện Hạnh cho gọn gàng thôi. Hạnh đừng buồn Hà nhé, mình đã chẳng cùng nhau đi bao nhiêu đoạn đường gian nan hay sao mà giờ phút này, hưởng ké một chút tiếng thơm của bạn lại đành ngồi nhà nhìn?”

Thế rồi một chiều chủ nhật không như mọi chiều, bầu trời tháng tám Cali trong xanh, tuy buồn không gặp được cô Hạnh và cô Hà, vợ chồng em cũng lên đường vinh dự thay cô dự lễ phát giải VVNM 2019.

Đúng 6 giờ chúng em đến nhưng quan khách đã tề tựu đông đủ. Bà Kiều Chinh nhận xét rất sâu sắc khi phát biểu mở màn bữa tiệc... Bà đi dự tiệc nhiều nơi, lần nào cũng thấy sự chậm trễ, đặc biệt chiều nay nhiều người hăng hái đến trước giờ khai mạc nên bà ngạc nhiên vì cả chỗ đậu xe cũng khó tìm.

Những cô tiếp viên mặc đồng phục áo dài màu phượng đỏ nhìn thật vui và đẹp mắt. Họ như đã quen tổ chức một buổi lễ trang trọng như thế nên sắp xếp mọi việc rất chu đáo, mang niềm vui đến mọi người với nụ cười tươi tắn luôn nở sẵn trên môi.

Có tất cả 16 tác giả nhận giải Viết Về Nước Mỹ, sau 8 giải Đặc Biệt thì đến 7 tác giả Danh Dự phần chung kết.

Cuối cùng cô Hạnh giải Danh Dự, chị Tố Nguyễn giải vinh danh Tác Giả, ông Nguyễn Văn Tới giải Tác Phẩm và bác sĩ Vĩnh Chánh giải quán quân chung kết Tác Giả & Tác Phẩm với bài: “Đằng Sau Mặt Trăng”.

Văn chương không hẳn là hư cấu, có hư có thực và những tác giả sống với tác phẩm để đời đa số là thực chẳng hạn bài viết “Đằng Sau Mặt Trăng” đoạt giải cao quý hôm nay của tác giả Vĩnh Chánh.

Cốt truyện là sự thật, tuy phũ phàng đau thương đối với gia tộc và gia đình ông nhưng niềm lạc quan và hy vọng vẫn luôn tiềm tàng giữa hạnh phúc xum vầy.

Chiếc bàn tròn chúng em ngồi nhìn ra sân khấu rất rõ. Cô Hằng ở toà soạn Việt Báo xếp đặt thật khéo, tất cả ba cặp cựu học sinh Nguyễn Trãi ngồi gần nhau bên cạnh cô Kim Ngân xinh đẹp, giám đốc Hội Việt Học và học giả Nguyễn Văn Sâm.

Tình cờ vợ chồng em bắt truyện với cô Ngọc Ánh, người lãnh giải Trùng Quang năm nay với bài “Ông Đồ Già Trên Đất Mỹ”, ai đọc truyện này cũng hiểu ngay chân dung “ông đồ già” chính là người cô nhận làm chồng.

Đêm nay em thoáng nhận ra nhiều khuôn mặt cũ vì cách đây 6 năm, cùng ngày tháng chỉ khác năm, chủ nhật 11 / 8 / 2013 tại nhà hàng Moonlight Westminster… ông Vĩnh Chánh, bà Phương Hoa và em lãnh giải Danh Dự. Tác giả Phan giải vinh danh Tác Giả và Mimosa Phương Vinh giải Tác Phẩm. Khôi An là “Hoa Hậu” giải chung kết.

Sáu năm trôi qua nhưng nhìn họ hôm nay vẫn tươi trẻ yêu đời. Chị Trương Ngọc Bảo Xuân bây giờ đã lên chức chủ khảo, thật đẹp với mái tóc mới và chiếc áo đỏ sang trọng.

Sau khi bác sĩ Vĩnh Chánh diễn tả cảm tưởng và đề nghị phân nửa phần thưởng trao lại VietBao Foundation để tiếp tục duy trì văn hoá, nửa kia sẽ làm thiện nguyện giúp đỡ thương phế binh và tù nhân lương tâm nơi quê nhà thì em nghĩ ngay đến cô bởi đó cũng là ước nguyện tâm huyết của chính cô. Viết đến đây, em biết cô đang vui trong lòng.

Về ẩm thực, đêm nay hơn cả tiệc cưới, cá thịt tôm rau đủ loại... hết món này lại đến món khác.

Tóm lại, giải văn chương “Viết Về Nước Mỹ” 2019 đã tổ chức hoàn hảo, nhà hàng Grand Garden biến thành một không gian thân mật nhưng không kém phần trang trọng.

Những cô gái áo đỏ xinh tươi như hoa, cô Thụy Trinh và anh Hoàng Dũng điều khiển chương trình điêu luyện, thành phần ban giám khảo có người tóc đã hoa râm, những thi sĩ, văn sĩ, những quan khách trong bộ âu phục chỉnh tề và lẫn cả một chính trị gia lên sân khấu bày tỏ cảm tưởng rất nồng ấm với áo T shirt và quần Jean... Dù thế nào đi nữa, họ đã cùng nhau làm nên một nghĩa cử tuyệt vời, ấy là duy trì nền văn học Việt.

Em đi về với bức hình chụp tay cầm ngân phiếu và bằng khen đứng trước phông ảnh “Viết Về Nước Mỹ”, gia đình và bạn bè sẽ ngỡ em là nhân vật chính thế nên “sự thật” mắt thấy tai nghe chưa hẳn đã là sự thật! Muốn biết sự thật về một người hãy đọc văn vì “văn chính là người”, khó lòng giả dối.

Sáng nay em đã ra bưu điện gởi đến cô món quà văn chương Việt Báo gồm ngân phiếu, sách báo và nhiều bằng khen tặng.

Vợ chồng em nghĩ đã chu toàn trách nhiệm mà cô giao phó. Cuối thư kính chúc cô nhiều sức khỏe và vui sống bình an tuổi già.

Kính bút,

Irvine 8/12/2019

 

Cao Đắc Vinh

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 864,637,145
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu, 2000, nhận giải bán kết năm 2001, thêm giải Việt Bút 2010, và đã là thành viên Ban Tuyển Chọn Chung Kết. Sách đã xuất bản: Chuyện Miền Thôn Dã. Sau đây là bài viết mới nhất.
Tác giả là cư dân vùng Little Saigon, liên tục góp bài cho giải thưởng Việt Báo từ nhiều năm qua, đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2011. Bài gần đây nhất của Tịnh Tâm là “Cu Đất”, kể chuyện đi dự đám cưới cô bạn tên Nhã, tình cờ nhận ra chú rể tên Jonathan chính là đứa em nuôi ngày xưa tên Cu Đất, biệt tích từ nhiều năm, sau một chuyến vượt biển. Sau đây là hồi hai câu chuyện.
Tác giả nguyên là một sĩ quan hải quân VNCH, một nhà thơ quân đội. Sau tháng Tư 1975, ông là người tù chính trị, định cư tại Mỹ theo diện H.O., hiện là cư dân San Diego. Tham dự Viết Về Nước Mỹ từ những năm đầu tiên, Phạm Hồng Ân đã nhận giải danh dự 2012. Sau đây là bài viết mới nhất của ông, nhân ngày tưởng niệm Hoàng Sa, 19 tháng Giêng, 2013.
Trước 30/4/1975, tác giả từng viết nhiều truyện ngắn, truyện dài cho bán nguyệt san Tuổi Hoa, và Tủ Sách Tuổi Hoa - hiện có trên trang mạng: http://tuoihoa.hatnang.com/ và http://www.camlinguyenthimythanh.com Sau ngày 30/4/1975,
Tác giả là cư dân Houston, Texas, lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Mong bà sẽ tiếp tục góp thêm những bài viết mới và bổ túc dùm địa chỉ liên lạc.
Với cách viết tinh tế, Nguyễn Văn đã nhận giải Vinh Danh Tác Giả Viết Về Nước Mỹ 2012. Ông sinh năm 1965, quê ở Phú Yên; Vượt biên năm 1988, hiện sống cùng gia đình tại Chicago. Sau đây là bài viết mới của tác giả.
Tác giả là cư dân vùng Little Saigon.Đây là bài Viết Về Nước Mỹ thứ hai của bà, với lời ghi “Tặng thế hệ thứ 2, thứ 3 rất xuất sắc trên nước Mỹ và trên khắp Năm Châu. “Mong bà sẽ tiếp tục viết bằng những chuyện sống thật của người Việt tại Mỹ.
Tác giả đã nhận giải danh dự Viết Về Nước Mỹ. Ông là cư dân Lacey, Washington State, tốt nghiệp MA, ngành giáo dục và trong ban giảng huấn tại trường dạy người da đỏ và giảng viên tại Đại học cộng đồng SPSCC, Olympia, WA.
Tác giả tên thật là Tô vĩnh Phúc. Trước 1975, tốt nghiệp cử nhân Luật Khoa và Văn Khoa tại Sài Gòn. Định cư tại Sacramento, California từ 1986, học và làm nhiều ngành khác nhau. Hai tập thơ đã xuất bản: "Bên Bến Sông Buồn" (2011) và "Nắng Chiều Còn Vương" (2012). Tác giả hiện là cư dân ở Sacramento, Cali và tham dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 5, 2011. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Tác giả đã góp nhiều bài viết về nước Mỹ và được bạn viết bạn đọc rất quý mến. Ông và gia đình hiện là cư dân San Jose. Mời đọc bài mới.
Nhạc sĩ Cung Tiến