Hôm nay,  

Những Cái Giá Phải Trả

02/10/201900:00:00(Xem: 15433)

Bài số: 5800-20-31606-vb4100219

 

 Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006 với bút hiệu Huyền Thoại. Một số bài viết khác của cô được ký tên Thịnh Hương. Nay hai bút hiệu hợp nhất, thành một tác giả thân quen của sinh hoạt Việt Báo. Tác giả hiện vui thú điền viên tại miền Bắc California. Sau đây, thêm một bài viết mới. Bài đăng 2 kỳ.

 

***

Hiện nay đang có tranh cãi kịch liệt trong quốc hội liên quan đến ngân sách dành cho việc xây bức tường biên giới giữa Hoa Kỳ và Mể Tây Cơ của Tổng Thống Trump nhằm ngăn chận nạn nhập cư bất hợp pháp.

Chuyện chưa ngã ngũ thì Bộ Nội An được lệnh của tổng thống, đi lùng bắt và trục xuất những dân nhập cư lậu về nguyên quán. Trong khi chờ đợi, họ bị giam giữ, tách rời con cái của họ -  những đứa trẻ được sinh ra trong nước Mỹ và nghiễm nhiên trở thành công dân Mỹ ngay từ lúc lọt lòng. Các kênh truyền hình liên tục chiếu những cảnh trẻ em khóc lóc đòi cha mẹ, nhìn rất thảm não.

Những người cha mẹ này đã vào đất Mỹ bằng nhiều cách.  Họ đã bơi qua con sông dữ dằn Grand Rio để mong tìm một cuộc sống tốt đẹp [khiến tôi nhớ chuyện những người Việt Nam vượt sông Bến Hải tìm ánh sáng tự do trong miền Nam sau 1954].  Họ đã phải liều mình đi bộ qua sa mạc khô khốc, nóng ban ngày lạnh ban đêm, hay nép mình ẩn trốn trong những thùng xe tải ngụy trang để vượt biên giới.  Nhiều người trong số họ đã bỏ mình vì đói khát, vì ngộp thở và bị thú dữ tấn công.

Có nhiều phe phái ủng hộ quyết định này của tổng thống, vì họ sợ quyền lợi của người dân Mỹ sẽ bị cắt giảm và tài nguyên chính phủ bị khô cạn trong một tương lai không xa nếu cứ phải cưu  mang những người khách không mời mà đến vô hạn định.  Họ lý giải là người Mễ không bị chính quyền Mễ áp bức, họ không bị khủng bố chính trị, mà họ sang Mỹ chỉ để “tị nạn kinh tế”. 

Nhưng cũng có nhiều tổ chức bảo vệ nhân quyền lên tiếng chỉ trích thậm tệ cái chính sách mà họ cho là vô nhân đạo. Nhiều cuộc biểu tình đã được các nhóm này tổ chức để đả phá việc cưỡng bức hồi hương mà các cơ quan công lực không dám có biện pháp mạnh [Ngược laị, người Việt Nam  trong nước bị công an đánh đập và bỏ tù vì họ dám biểu tình chống lại Tầu cộng!  Chuyện lạ thế gian!]

Tình hình chao đảo này khiến tôi nhớ đến những thảm cảnh mà người Việt Nam đã trải qua khi cộng sản Bắc Việt cưỡng chiếm Miền Nam Việt Nam tháng 4/1975.  Vì không chịu đựng nổi lối cai trị dã man và mị dân của cộng sản Bắc Việt nên dân chúng rầm rộ bỏ nước ra đi trên những con thuyền gỗ nhỏ bé, mong manh, dù họ biết trước có thể chết ngoài khơi hay phải đương đầu với nạn hải tặc hung bạo. 

Để chấm dứt những cái chết thê thảm trên Biển Đông, chính phủ Hoa Kỳ đã cho phát động phong trào ODP – Orderly Departure Program – cho dân Việt được di cư chính thức vào Mỹ nếu có thân nhân bảo lãnh, sau đó là Chương Trình Humanity Operations, Quốc Hội Hoa Kỳ đem các cựu sĩ quan Việt Nam Cộng Hoà từng bị cộng sản bỏ tù sang định cư.

Trong đại gia đình của tôi có nhiều tai họa vượt biên dẫn đến những cái chết rùng rợn.  Đã hơn ba chục năm sống ở Mỹ mà tôi vẫn chưa thể quên.  Nhiều đêm giật mình bừng tỉnh, thấy mình đang khóc và run rẩy vì trong cơn ác mộng tôi thấy người ta đang bị hải tặc cướp bóc, chém giết.

Đầu tiên là chuyện gia đình anh Tâm, anh họ tôi.  Anh cưới chị Trúc, con gái một thương gia giầu có ở Đà Nẵng.  Do bản tính cần cù và có óc thương mại nên anh Tâm được sự ủng hộ của gia đình vợ, rồi trở nên người thành công nhất trong số những người con bên chồng tôi. 

Sau tháng tư 1975, gia đình anh và cha mẹ vợ bị kiểm kê tài sản rổi không được buôn bán nữa.  Qua ba năm bán dần của chìm để sinh sống qua ngày, gia đình anh quyết định tìm đường vượt biên vì không thể chịu đựng thêm sự hà khắc và kỳ thị của chế độ mới.  Họ móc nối với ba gia đình chài lưới để đóng một ghe đánh cá.  Hợp đồng của họ là sau khi những người vượt biên đã được tầu quốc tế vớt thì những người đánh cá được mang ghe trở về làm kế sinh nhai. 

Một đêm không trăng họ khởi hành lúc gần nửa đêm.  Tầu gồm 6 thủy thủ và 23 người vươt biên, tòan người trong gia đình.  Mọi chuyện diễn biến êm xuôi cho đến khi gần tới hải phận quốc tế thì chuyện kinh khủng diễn ra!  Sáu tên thủy thủ lực lưỡng đã bội tín! Chúng biết những người ra đi mang theo nhiều tiền và vàng nên chúng động lòng tham.

Chúng dấu dao búa và những thanh sắt vào chỗ kín trong tầu, và khi đến gần hải phận quốc tế là bắt đầu ra tay chém giết những con người đã từng cưu mang, giúp đỡ mình trong những tháng vừa qua. 

Mặc kệ những tiếng kêu la, những lời van xin thảm thiết, họ thản nhiên đập chết những người đàn ông trước khi hạ sát những người đàn bà, trẻ em rồi quăng họ xuống biển.  Anh họ tôi bị một nhát búa vào đầu và hai nhát chém trên mặt.  Tưởng anh đã chết, họ vất anh xuống biển lúc anh còn thoi thóp thở.  Do một phép lạ, anh trôi nổi trên xác chết của một người thân.  Khi tỉnh dây thấy mình nằm trong tầu của Pháp.  Anh nằm bệnh viện tâm thần hơn ba năm.  Sau khi xuất viện anh xin vào chùa, sống đời tu hành từ đó.

Chuyện thứ hai là chuyện gia đình chú tôi, chú Sinh.  Trước ngày việt cộng xâm chiếm miền Nam chú có hai tiệm cầm đồ và một tiệm kim hoàn ở Ngã Ba Ông Tạ.  Chú cũng bị đánh tư sản và phải hiến vài dãy phố cho Ủy Ban Quân Quản làm trụ sở.  Không chịu nổi cảnh o ép của cộng sản, chú tôi móc nối với những người làm nghề đánh cá dưới vùng bốn để đóng tầu, tổ chức vượt biên. 

Tháng 8 năm 1978, gia đình chú gồm 30 người con cháu và anh em ruột thịt  vượt thoát và sang tới traị tỵ nạn Thái Lan an toàn. Thừa thắng xông lên, chú tôi chuẩn bị chuyến tiếp theo để vợ chồng chú và số con cháu còn lại ra đi.  Tôi năn nỉ chú cho vợ chồng và con tôi đi theo.  Chú nhận lời, nhưng không hiểu vì lý do gì mà ngày đi chú không báo cho tôi biết. Nhưng buồn thay, chú thím tôi và cả đoàn người đã chết trên biển Đông! 

Sau nhiều năm tìm kiếm, thăm hỏi các tổ chức cứu trợ, con cháu chú đành chấp nhận sự thật là chú thím tôi và thân nhân đã chết, đành ngưng việc tìm kiếm.

Tôi còn nhớ, khoảng năm 1970, chú dẫn tôi đến một ông thầy coi tử.  Ông này nói huỵch toẹt ra rằng lúc về già chú tôi sẽ bị chết lạnh, chết đói!  Chú tôi ra về, rất giận giữ, nói ông thầy này bá láp.  Gia tài của chú xài ba đời không hết thì làm sao có chuyện chết đói, chết lạnh!                  

Riêng tôi... Tôi cũng đã từng cạy cựa đi vượt biên nhiều lần, dù một bà thầy bói đã báo trước là tôi không có số xuất ngoại bằng đường biển!  Tôi phải xuất ngoại có "tiền hô hậu ủng".  Ý bà nói đi chánh thức, không phải đi chui!  Chuyện tôi và bà thầy bói này bắt đầu như sau. 

Tám tháng sau ngày VC vô Nam chồng tôi đã đi tù được nửa năm, dù họ nói sĩ quan cấp úy chuẩn bị thực phẩm cho mười ngày!  Sau này bị dân chúng ca thán, chúng bảo "chuẩn bị lương thực mười ngày", chứ chúng không nói đi bằng đó ngày.  Hiểu ra thì đã quá muộn.  Lưỡi không xương nhiều đường lắt léo là vậy!   Sau ba tháng vẫn chưa thấy chồng về, tôi và bà bạn rủ nhau ra chợ trời Huỳnh Thúc Kháng tìm cách buôn bán nuôi chồng, nuôi con.

Một hôm tôi nghe bạn hàng bàn tán về một bà thầy bói trên đường Lê Thánh Tôn, gần rạp hát Lê Lợi.  Người ta nói bà coi rất hay, rất chính xác.  Nhưng bà chỉ coi cho hai khách buổi sáng và môt khách buổi chiều.  Muốn được bà coi bài phải có sự “tiến dẫn” của người tín cẩn của bà và giá cả của bà thì...tuốt trên mây!  Trong khi những thầy bói bình thường chỉ tính khoảng năm hay sáu trăm một quẻ thì bà thâu đúng sáu ngàn.  Có chồng Tây nên bà cũng đang chờ đi Pháp.  Do vậy bà càng cẩn thận để tránh phiền toái với công an khu vực.  Dạo đó chính quyền cộng sản cho bói bài là tệ nạn mê tín dị đoan phải quyết liệt bài trừ. [Nhưng bây giờ thì khác rồi.  Các ông bà thầy bói, thầy tử vi hay các nhà ngoại cảm rất được dân chúng và cán bộ nhà nước trọng vọng].  Nghe số tiền quẻ quá lớn, tôi và bạn nghĩ bà phải giỏi thì thiên hạ mới chịu chi tiền cỡ đó.  Tuy tiếc tiền, một số tiền khá lớn với chúng tôi dạo đó, nhưng vì nóng lòng muốn biết số phận của chồng và tương lai của mình, tôi và chị bạn đành nhắm mắt làm liều, nhờ người móc nối với bà.  Cả tháng trời chúng tôi mới được hẹn. 

Trong căn phòng nhỏ, đồ đạc khiêm tốn, có môt chiếc bàn sáu ghế nơi bà thầy bói hành nghề. Bà ngồi hút thuốc. Trước mặt bà là một tẩu đựng tàn đầy lên tới miệng, chứng tỏ bà hút thuốc liên tu như ống khói tầu.  Sau khi tôi chào và ngồi trước mặt bà, bà nói:

-  Tôi chỉ nói một lần, không lập lại lần thứ hai vì khi nói xong tôi không nhớ gì nữa. 

Bà lấy ra một bộ bài Tarrot Ai Cập, một loại bài rất lạ và đẹp tôi chưa bao giờ thấy.  Bà bảo tôi chia bộ bài làm hai và lật úp xuống bàn.  Không hỏi tuổi tác của tôi, bà cầm bàì lên nhìn sơ qua rồi nói:

-  Tôi sẽ hỏi cô hai câu.  Nếu câu trả lời ăn khớp thì tôi và cô có duyên với nhau và tôi tiếp tục mở bài.  Nếu không thì cô cảm phiền ra về.

Tôi chỉ biết gật đầu và “dạ” nho nhỏ. Bà bắt đầu:

- Cô đang trông tin một  người đàn ông bị giam giữ?

- Dạ đúng

Câu hỏi thứ hai, cô có hai người đàn bà trẻ biệt tăm?

- Dạ

- Vậy thì tôi sẽ tiếp tục coi cho cô.  Đầu tiên, người đàn ông đó sẽ không trở về trước 5 năm.  Nhưng khi trở về y laị bỏ cô mà đi tiếp. Lúc cô gặp lại thì y đã có trong tay một người đàn bà khác. Người này là nợ y phải trả!

Tôi lúng túng nhìn bà thì bà nhún vai... rất Tây:

 - Nợ cuả cô tới đó là hết! Hai người đàn bà cô đang mong tin thì một người là em ruột, một người là bạn thân.

Tôi gật đầu xác nhận. Bà thản nhiên nói tiếp:

- Ba năm sau cô sẽ nhận tin người em trước tết ba ngày.  Mười ngày sau Tết sẽ có người đàn ông đem tin người bạn của cô.

Tôi chưa kịp hỏi thêm thì bà “phán” như đi guốc trong bụng tôi:

- Cô đừng nghe lời ai rủ rê xuất ngoại bất hợp pháp kẻo tiền mất tật mang.

(còn tiếp một kỳ)

 

Thịnh Hương Huyền Thoại

Ý kiến bạn đọc
03/10/201903:31:11
Khách
Ông thày bói nói "chú chị vê gia chết dới chét lạnh" và bà thày nói 'chồng chị qua mỹ lấy vợ khác" giỏi hơn (nói rõ chi tiết hơn) các thầy bói tui xem trước khi đi vuợt biên.
03/10/201900:49:58
Khách
Wow! Hấp dẫn, ly kỳ dữ.
Xưa nay em luôn nghĩ: “Bói ra ma quét nhà ra rác.”
Giờ chắc phải coi lại... một... xịu🤓
Đang mong chờ để xem hồi sau 🎶🎶
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 867,020,249
Bút hiệu của tác giả là tên thật. Bà cho biết sinh ra và lớn lên ở thành phố Sài Gòn, ra trường Gia Long năm 1973. Vượt biển cuối năm 1982 đến Pulau Bibong và định cư đầu năm 1983, hiện đã nghỉ hưu và hiện sinh sống ở Menifee, Nam California.
Tháng Năm tại Âu Mỹ là mùa hoa poppi (anh túc). Ngày thứ Hai của tuần lễ cuối tháng Năm -28-5-2018- là lễ Chiến Sỹ Trận Vong. Và Memorial Day còn được gọi là Poppy Day. Tác giả Sáu Steve Brown, một cựu binh Mỹ thời chiến tranh VN, người viết văn tiếng Việt từng nhận giải văn hóa Trùng Quang trước đây đã có bài về hoa poppy trong bài thơ “In Flanders Fields”. Nhân Memorial sắp tới, xin mời đọc thêm một bài viết khác về hoa poppy bởi Phan. Tác giả là nhà báo trong nhóm chủ biên một tuần báo tại Dallas, đã góp bài từ nhiều năm, từng nhận giải Vinh Danh Tác Giả Viết Về Nước Mỹ. Ông cũng là tác giả Viết Về Nước Mỹ đầu tiên có nhiều bài đạt số lượng người đọc trên dưới một triệu.
Với bài “Hành Trình Văn Hóa Việt tại UC Irvine”, tác giả đã nhận Giải Việt bút Trùng Quang 2016. Ông tốt nghiệp cử nhân về Ngôn Ngữ Học tiếng Tây-Ban-Nha tại UC Irvine. Sau 5 năm rời trường để theo học tại UCLA, tốt nghiệp với hai bằng cao học và tiến sĩ về ngành Ngôn Ngữ Học các thứ tiếng gốc La-Tinh, ông trở lại trường cũ và trở thành người đầu tiên giảng dạy chương trình tiếng Việt, văn hoá Việt tại UC Irvine từ năm 2000 cho tới nay. Sau khi nhận giải Việt Bút Trùng Quang 2016, tác giả vẫn tiếp tục góp thêm bài viết về nước Mỹ.
Tác giả 58 tuổi, hiện sống tại Việt Nam. Bài về Tết Mậu Thân của bà là lời kể theo ký ức của cô bé 8 tuổi, dùng nhiều tiếng địa phương. Bạn đọc thấy từ ngữ lạ, xin xem phần ghi chú bổ túc.
Tác giả hiện là cư dân Arkansas, đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Bà tên thật Trịnh Thị Đông, sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Với bút hiệu Dong Trinh, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016, và luôn cho thấy sức viết mạnh mẽ và cách viết đơn giản mà chân thành, xúc động. Sau đây, là bài mới viết về đứa con phải rời mẹ từ lúc sơ sinh năm 1975, hơn 40 năm sau khi đã thành người Mỹ ở New York vẫn khắc khoải về người mẹ bất hạnh.
Tác giả sinh trưởng ở Bến Tre, du học Mỹ năm 1973, trở thành một chuyên gia phát triển quốc tế của USAID, hiện đã về hưu và an cư tại Orange County. Ông tham gia VVNM năm 2015, đã nhận giải Danh Dự năm 2016 và giải á khôi “Vinh Danh Tác Phẩm” năm 2017. Bài mới của ông nhân Ngày Lễ Mẹ kể về người Mẹ thân yêu ở quê hương.
Hôm nay, Chủ Nhật 13, Mother’s Day 2018, xin mời đọc bài viết đặc biệt dành cho Ngày Lễ Mẹ. Tác giả tên thật Trần Năng Khiếu. Trước 1975 là Công Chức Bộ Ngoại Giao VNCH. Đến Mỹ năm 1994 theo diện HO. Đã đi làm cho đến năm 2012. Hiện là công dân hưu trí tại Westminster. Tham dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 8/2015. Đã nhận giải đặc biệt 2016. Nhận giải danh dự VVNM 2017.
Chủ Nhật 13 tháng Năm là Ngày Của Mẹ tại nước Mỹ năm 2018. Mời đọc bài viết của Nguyễn Diệu Anh Trinh. Tác giả sinh năm 1959 tại Đà Nẵng, đến Mỹ năm 1994 diện HO cùng bố và các em, định cư tại tiểu bang Georgia. Hiện là nhân viên công ty in Scientific Games tại Atlanta, tiểu bang Georgia. Bà đã góp bài từ 2015, kể chuyện về người bố Hát Ô và nhận giải Viết Về Nước Mỹ.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ bằng cách viết lời giới thiệu và chuyển ngữ từ nguyên tác Anh ngữ bài của một người trẻ thuộc thế hệ thứ hai của người Việt tại Mỹ, Quinton Đặng, và ghi lại lời của người me, Bà Tôn Nữ Ngọc Quỳnh, nói với con trai.
Năm nay, Chủ Nhật thứ hai của tháng Năm, ngày 13 sắp tới, sẽ là Ngày Của Mẹ tại nước Mỹ năm 2018. Mời đọc sớm bài viết mới của Song Lam. Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Bà định cư tại Mỹ từ 26 tháng Ba 1992, hiện là cư dân Cherry Hill, New Jersey.
Nhạc sĩ Cung Tiến