Hôm nay,  

TỪ FREE ĐẾN... TAG SALE, GARAGE SALE, GARDEN SALE!

25/11/201900:00:00(Xem: 22426)

Bài số: 5843-20-31614-vb2112519

 

Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 9, 2018. Ông tên thật Trần Vĩnh, 66 tuổi, thấy giáo hưu trí, định cư tại Mỹ từ năm 2015, hiện là cư dân Springfield, MA. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.

 

***

 

Người Việt mới qua Mỹ, hoặc sống ở Mỹ, thường hay ngạc nhiên khi một buổi sáng đi trên đường, bắt gặp trên vĩa hè, hoặc trước hiên một căn nhà, người ta bày ra những bộ bàn ghế, cái tủ, nệm, áo quần... thậm chí là cái lò vi sóng, cái tivi, Computer... cũ với tờ giấy ghi  chữ “ Free”, có nghĩa là những đồ cũ... đã bỏ ra (hầu hết, còn tốt, sử dụng được) ai cần, hay thiếu có thể “tự do” tới lấy mang về mà không cần phải hỏi qua gia chủ?

Đây có lẽ là thói quen rất lâu đời của những gia đình người Mỹ bản xứ, mỗi khi thay mới các vật dụng hay đồ dùng sử dụng trong nhà, thay vì “bỏ đi” thì người ta lại có ý muốn “san sẻ” cho những người thiếu thốn hay cần dùng theo phương châm... tự nhiên, mang, lấy về dùng. Phải chăng đây cũng là một nghĩa cử mang tính nhân văn của hai từ “chia sẻ”, mà không làm người nhận phải bận tâm suy nghĩ hay mặc cảm “mang ơn” vì của... giữa đàng, ai xin ai lấy cũng tự nhiên? Và có lẽ, chủ nhân của các đồ dùng ấy, cũng chẳng ai màng sự chia sẻ, hay “vật cho” cần lấy một tiếng cảm ơn hay một cử chỉ chịu ơn của người nhận. Bố thí, mà không phải “bố thí”, của cho nhưng chẳng hề hàm ý cho, tặng. Cứ để ngoài đường ai cần dùng thì cứ thế mang về, nếu không thì những người làm công tác vệ sinh, cũng phải nhọc công thu gom chất lên xe đổ rác để mang đi... tiêu hủy!

Cũng là một cách “Thi ân bất cầu báo” theo cái đạo của những người phương Đông xưa nhưng chẳng cần phải ra mặt vì... tiện cả đôi đường, kẻ muốn...bỏ đi hay đổi mới đồ dùng và kẻ thiếu hay cần thì cứ lấy dùng. Hai bên đều vui và có lợi!

Cũng từ cái sự tự do, free này, lại nảy sinh ra một cái nghề... mới, mà phần lớn là những người Việt, cũng có một số người Mễ, người da đen. Đó là nghề... chạy chiếc xe tải nhỏ, loanh quanh các khu phố, tìm lựa trong đám các đồ “Free” ấy, những vật dụng, máy móc hư cũ, đem về gia công sửa chữa lại, sơn phết lau chùi và... bán lại cho những ai cần dùng, cũng kiếm được đồng ra, đồng vào, khỏi phải lao động cực nhọc, căng thẳng trong các hãng xưỡng, hay cũng kiếm thêm chút thu nhập cho gia đình và cuộc sống, lại hoàn toàn tự do, thoải mái.

Bên cạnh việc... cho free các đồ dùng, vật dụng cũ, thì có nhiều gia đình, do cần sắp xếp lại nhà kho, dư dôi nhiều đồ dùng cũ, hay thay đổi nhà cửa, hoặc cần move sang một chỗ ở khác, thậm chí là... phá sản, cần bán đi hết những vật dụng trong gia đình, người ta không thể “free” quá nhiều vật dụng, đồ dùng mà cần... bán để thu hồi lại một số tiền, trang trãi cho việc mua sắm, di chuyển hay công nợ, thế là có hình thức... Tag sale, Garage sale, Garden sale v.v...vào những ngày cuối tuần thứ bảy và Chủ nhật.

Tag sale, Garage sale, Garden sale... dịch ra tiếng Việt, không phải là “bán nhãn”, “ bán nhà để xe” hay “ bán vườn” v.v... mà là nếu bạn để đồ dùng, vật dụng cũ ra bán ở trước nhà, bên hàng hiên thì gọi là “Tag sale” thông thường thì ở các khu vực nhà cũ, không có garage để xe, như ở vùng Đông Bắc nước Mỹ, nhà hầu hết đều có basement ( hầm nhà), nên không làm nhà để xe, nên thường sử dụng từ “Tag sale”? Nếu bày bán đồ dùng, vật dụng ở nhà để xe thì gọi là “Garage sale”, tương tự, nếu ông chủ nhà bày bán ở khu vườn nhà thì gọi là “Garden sale”...

Ở Mỹ, trừ những khu thương mại, còn khu vực nhà ở thì tuyệt đối không có hàng quán nào được phép mở bán hay kinh doanh bất cứ thứ gì, khác hẵn với quê hương xứ sở xa lắc, xa lơ của người Việt, nơi nào càng đông dân cư, nhà ở, thì càng tranh thủ mở quán nhậu, quán cà phê, hay chí ít, các quầy chạp phô, tạp hóa ở trước nhà, hay bày cái chợ chồm hỗm cũng kiếm được tiền rau cháo mỗi ngày!

Chính vì lẽ không thể lẫn lộn hàng quán với nhà ở như vậy, nên việc tổ chức bán Tag sale, Garage sale hay Garden sale... cần phải xin phép và khi được cấp giấy phép mua bán mới được phép tổ chức, và cũng chỉ được phép bán trong hai ngày thứ bảy và Chủ nhật, do vậy, khi người chủ nhà, cầm được tờ giấy phép bán Tag sale, hay Garage sale thì cần phải PR, quảng cáo ngay, để nhiều người biết mà tìm đến mua.

Thông thường việc quảng cáo cũng rất đơn giản, chủ nhà chỉ cần mươi tờ giấy bìa cứng, trên đó có ghi dòng chữ lớn như “Tag sale” hay “Garage Sale”, phía dưới ghi địa chỉ thời gian tổ chức bán và cái... “mũi tên” chỉ hướng đến nơi bán và dán ở các ngã ba, ngã tư dẫn đến địa chỉ nhà, nơi bày bán và... yên chí ngồi chờ tới ngày bán, khách sẽ đến mua...

Song việc đứng hay ngồi bán Tag sale hay Garage sale cũng không hề... đơn giản như trí... tưởng tượng của mọi người. Như đã viết ở trên, Tag sale và Garage Sale, là bày bán đồ dùng, vật dụng cũ, từ thượng vàng đến hạ cám: Áo quần, giày, dép, mũ mão, đến máy giặt, máy sấy, máy lạnh, máy cắt cỏ... cho đến tranh ảnh, sách vở, va ly, cặp, túi sách, thậm chí cả đồ trang sức từ giả cho đến thật, rồi lu hủ, bình lọ, chén bát v.v và v.v...

Các đồ dùng, vật dụng, thì tùy vào gia chủ, có đồ xưa, cũ từ hồi não hồi nao, cho đến thời hiện tại, có đồ dùng cũ cần thay mới, có đồ dùng là vật kỷ niệm, thậm chí là đồ dùng của người... đã khuất, còn để lại! Với từng ấy đồ dùng, phải trình bày và để sao cho có thứ tự, lớp lang ở ngoài hiên nhà, chái nhà, hay phải để trong khu vườn là cả một sự tính toán, xếp đặt... kỳ công, của gia chủ, người bán. Cho nên, vấn đề khí hậu, thời tiết là hết sức quan trọng, gặp hôm thời tiết xấu, tuyết rơi, hay có một cơn mưa thì chỉ có từ mếu đến khóc, lại phải dọn dẹp, thậm chí chẳng có ma nào đến... ngó hay tìm mua, thì quả là điều xui xẻo!

Garage sale thì đơn giản hơn, vì chỉ cần dọn dẹp cái garage cho có chỗ trồng, rồi bày biện đồ cần bán ra là xong, không sợ mưa gió hay trời tuyết, song thời tiết xấu sẽ không có khách tìm đến để mua, cũng là điều nan giải, bởi thường giấy phép cho “bán hàng” chỉ gói gọn trong 2 ngày cuối tuần. Hết hạn phải xin phép lại, tốn công lại mất thời gian vô ích.

Người tìm mua Tag Sale, Garage sale, Garden sale là những ai? Họ đa phần là dân... nghèo? Ít tiền, cần mua những thứ mình thiếu, mình cần, song trong số họ cũng không ít người... có tiền, nhưng muốn tiết kiệm, sử dụng những đồ vật dụng cũ nhưng có giá trị, và cũng không thiếu những người thích sưu tầm đồ cũ, đồ cổ... Có người may mắn còn mua được những bức tranh cũ có giá trị hay chiếc đồng hồ Thụy Sĩ có niên hiệu trước thế chiến lần thứ I, người viết bài, do tò mò, và cũng hứng thú với việc sưu tầm các lọ độc bình, các ấm trà cổ, cũng đã may mắn mua được vài thứ đồ khá ưng ý có từ thời nhà Thanh, hay các thời vua chúa của Châu Âu để làm... kỷ vật, hay tặng bạn bè cùng sở thích!

Thực ra, ở nước Mỹ, không những chỉ có Tag sale, Garage sale hay Garden sale là có bán những đồ dùng, vật dụng cũ đã qua sử dụng mà còn có hệ thống cửa hàng Good Will, chuyên bán áo quần cũ, mà người Việt Nam khi còn ở quê nhà hay gọi là hàng...Sida! Ngoài quần áo cũ, các cửa hàng này cũng bán thêm rất nhiều đồ dùng cũ khác như vali, mắt kiếng, đồng hồ, hộp quẹt Zipo và những thứ linh tinh khác, hên xui cũng có thể kiếm, sưu tầm mua được những đồ dùng cũ có giá trị! Trước đây, khi hàng hóa còn mắc mỏ, khó khăn, nhiều người Việt, thường vào đây mua đồ dùng để mang về nước... biếu tặng bạn bè, người quen! Nay thì ít thấy.

Trở lại việc đứng bán Tag sale, Garage sale... người bán cần phải kiên trì và luôn vui vẻ, chào mời nhiệt tình mỗi khi thấy một người khách xuất hiện, dù là người đi ngang qua, hay tò mò muốn ghé lại... dòm ngó một chút cũng phải...”helo hoặc...Hi nhiệt tình” và mời mua vài món hàng mà mình chưng bán. Phần nhiều những món hàng đều có giá trị không cao, chỉ từ 1, 2 cho đến chừng 100 USD, người mua, dù là Mỹ, Ta hay Mễ... cũng đều biết... trả giá như các bà nội trợ sành điệu ở... chợ Bến Thành. Ví dụ món hàng, người bán kêu giá $5, người mua có thể trả giá... xuống từ $1 trở lên đến khi “thuận mua, vừa bán” đôi bên đều hài lòng thì tiền trao, cháo múc, vui vẻ cả hai!

Bán hàng Tag sale, Garage sale cũng như việc... kiếm bạc cắc, “của đổ hốt lại” nhiều khi đứng bán rã rời cả ngày trời chỉ thu vào được chừng vài ba chục đô, có khi... xui, cả ngày chẳng bán được đồng nào, còn phải tốn công thu dọn, song dường như đây cũng là một nếp văn hóa hay một thói quen của người bản xứ một khi muốn, dọn dẹp nhà cửa, kho bãi hay phải move đi nơi khác, nhân tiện... giải quyết bớt những đồ dùng cũ, dư thừa trong gia đình mà chưa đến nỗi phải đem ra lề đường, trước cổng nhà, gắn bảng hiệu “Free”.

Một ngày đẹp trời cuối tuần, bạn muốn biết cảm giác của mình ra sao, cứ thử chạy xe tà tà, theo hướng chỉ của mũi tên trên những tấm bảng đề “Tag sale” hay “Garage sale” và ghé vào để thử lựa chọn một món đồ, cam đoan bạn sẽ cũng cảm thấy... thư giãn và là lạ, vui trong ngày...

 

Chính Vũ

 

Ý kiến bạn đọc
10/09/202206:50:08
Khách
<<< Phải chăng đây cũng là một nghĩa cử mang tính """""nhân văn """"của hai từ “chia sẻ”, mà không làm người nhận phải bận tâm suy nghĩ hay mặc cảm “mang ơn” >>>>>, Xin Lỗi Tác Giả , Tôi Không hiểu hai Chữ "nhân văn " trong Câu trích dẫn ở trên có nghĩa là gì ???? Gần đây trong các bài viết,văn , góp ý trong nước ,và bây giờ những người mới di dân qua tại hải ngoại cũng dùng ....., BẤT CỨ điền gì cũng dùng chữ "nhân văn """ , Mà Tui cũng không biết họ dùng hai chữ kép này là danh từ , tĩnh từ , trạng từ , động từ KÉP , Tui nghĩ hình như 'nhân văn" bị nhân dân lạm dụng thành nhăn răng . Sau 75 trong nuóc bất cứ trường hợp nào cũng "khần trương , Vô tư , và nhiều tiếng" Kép " v.v.v., - Ngày trước " Nhân Văn """ cũng có trong tự điển ,nhưng rất kén dùng , , nếu Tôi nhớ không lầm , trước 75 Đai học Văn Khoa cũng có 1 , 2 Tín Chỉ có Chữ "Nhân Văn """ , chữ NHÂN [ con người ] Nhân Bản , Nhân Vị , Nhân Ái , Nhân Cách, Nhân Từ , Nhân Phẩm , Nhân Trí Đức , nhân quần, Nhân Dân [ chữ nhân dân bị Miền Bắc xã hội lạm dụng nhiều nhất , cái gì cũng nhân dân mà chẳng của Dân ,do Dân : quân đôi nd , ủy ban nd .v.v.v, nhưng ngân hàng nhà nước , Rồi thôn , ấp ,xã văn hóa ,nhà văn hóa , văn hóa đồi trụy , văn hóa tư bản , Chữ văn hóa cũng bị lạm dụng [ họ nói như vẹt ,mà họ không hiểu họ nói cái gì ] Theo đà này [ đã có trường phục hồi nhân phẩm ] sẽ có truòng phục hồi nhân văn dậy chủ thuyết nhân văn,

,
05/02/202205:50:08
Khách
Доброго дня ребята!
У меня вопрос,извините,если не в тему...
Выбираю помощник по работе с криптобиржами
Подскажите,плиз ,какой нибудь с дальнейшей автоматизацией обмена
обмен будет между 2 биржами
02/02/202204:55:32
Khách
Доброго дня ребята!
У меня вопрос,извините,если не в тему...
Выбираю помощник по работе с криптобиржами
Подскажите,плиз ,какой нибудь с дальнейшей автоматизацией обмена
обмен будет между 2 биржами
28/01/202208:55:57
Khách
Очень большой ассортимент,советую заехать в один из их магазинов
25/11/201921:47:48
Khách
Cám ơn anh Đinh Văn Hòa đã đồng cảm và chia sẻ. Tôi ngày xưa cũng là Hướng đạo, nhưng thích đội mũ bê-rê đen hơn. Ở TX thấy có bán loại mũ nỉ giống Hướng Đạo đội ngày xưa nhiều. Hy vọng anh sẽ tìm mua được chiếc mũ như mong muốn. Trân trọng
25/11/201916:53:38
Khách
Chào bạn Trần Vĩnh.
Cảm ơn bạn đã viết bài này, đọc thấy vui lắm, rất dể hiểu đối với những người đang sống trên đất Mỹ và kể cả đang sống ngoài nước Mỹ. Văn phong, văn phạm và chính tả (Việt ngữ) không còn chỗ nào để khen thêm nữa ?. Nếu bạn đến định cư tại Mỹ năm 2015 thì mình may mắn đến sớm hơn bạn 20 năm. Bạn viết về garage sale thì mình cũng xin hầu chuyện về g.s .
Ngày xưa, lại "ngày xưa", thời niên thiếu mình sinh hoạt trong Hướng đạo thuộc đạo Dalat (ấu, thiếu, kha, tráng), khi đã là tráng rồi thì cũng được nhận "chức" huynh trưởng. Thời đó "sắc phục" của hướng đạo sinh VN là áo sơ mi trắng có cầu vai để đeo "lon", quần tây mầu xanh dương (short hoặc dài tùy theo thời tiết, nếu sinh hoạt tại sân cù ngay cạnh hồ Xuân Hương thì mặc quần short, khi đi cắm trại ở xa trong rừng thì mặc quần dài) đầu đội mũ nỉ rộng vành (có thể che mưa, nắng), tay cầm gậy dài, lưng đeo ba lô, chân đi giầy mang "vớ" cao tới gần đầu gối (oách ghê chưa ?). Sở dĩ mình kể chuyện này là vì nó có liên quan đến chuyện garage sale mà bạn đề cập trong bài viết chủ này.
Gần 8 năm nay, sau khi hưu trí, ngoài giờ luyện Yoga, bơi lội và tennis ra thì mình đi câu cá cho khuây khỏa tuổi già. Đồng thời để ý lượn qua các địa chỉ mà bạn đã kể ở trên, rồi lượn thêm chỗ "cầm đồ" (pawn) mà cũng chưa mua được chiếc mũ hướng đạo giống như năm xưa vẫn thường đội (mình vào mua hàng online mua vài lần nhưng không vừa ý), mình đến mấy địa chỉ sinh hoạt hướng đạo của Mỹ trong mấy thành phố xung quanh để hỏi mua chiếc mũ HĐ vừa ý thì thấy những hướng đạo sinh từ nhỏ đến lớn họ đội mũ lưỡi trai không hà !?. (Cái mũ hướng đạo xưa mà tôi vẫn ôm ấp trong lòng, trông giống như mũ của cảnh sát TX hiện đang sử dụng). Hy vọng có ngày đến TX hỏi mua 1 cái mũ hướng đạo vừa ý để đội cho thoải mái trước khi "về quê thật". (đúng là trẻ con ?!).
Mình năm nay cũng đã vượt 3 tuổi qua tuổi "cổ lai hi" rồi, cái tuổi mà ngày xưa khi vào chầu vua được cho phép chống gậy đấy. Mình đọc bài viết này của bạn TV cũng như của những người khác mục đích là ôn tập văn phong, văn phạm và chính tả Việt ngữ, nếu các bậc trưởng bối, niên trưởng, đại sư huynh, đại sư tỷ và quý độc giả của VB thấy mình viết có gì "hồ đồ" hoặc sai sót gì về văn phong, văn phạm và chính tả Việt ngữ thì kính mong quý vị cứ chỉ giáo cho mình để sửa lại cho đúng. Nếu quý vị cứ nói là mình sai mà không nói rõ phải làm gì cho đúng thì mình sẽ sai vẫn hoàn sai.
Một lần nữa cảm ơn bạn TV và quý vị đã đọc bài viết ngắn của mình. Trân trọng
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 867,082,248
Con may mắn được mẹ sinh con tại Mỹ, tỉnh Alexandria bang Virginia . Mẹ dạy con nói tiếng Việt từ thuở còn thơ. Mẹ nấu cơm Việt cho con ăn. Mẹ kể lại chuyện xưa, ông bà ngoại dạy dỗ mẹ chu đáo nên ngày nay nhờ kinh nghiệm đó mẹ rèn luyện chúng con nên người tốt. Mặc dầu sanh đẻ tại Mỹ nhưng con lúc nào cũng nghĩ tới
Chiều nay trên đường từ sở về nhà, con đã chứng kiến một tai nạn giao thông khá nghiêm trọng. Ba xe cứu thương đến vây quanh làm lưu thông bị tắc nghẽn. Khi đi ngang qua hiện trường, con đã nhìn thấy các nhân viên cứu thương đang cố gắng cưa những mảnh sắt móp méo để lấy người bị thương đang kẹt trong xe
Tác giả là một nhân viên ngân hàng, cư trú và làm việc tại Seattle , tiểu bang Washington . Bài viết về nước Mỹ đầu tiên của bà, “Con Đi Trường Học...” là thư của một bà mẹ độc thân viết cho con gái đi thực tập tại một nước châu Phi, đã được phổ biến ngày 13-1-2006 với bút hiệu Hồng Ngọc-Vương. Bài viết thứ hai
Mẹ ơi! Biết bao giờ con mới được gọi lại tiếng "Mẹ" ngọt-ngào đầy yêu-thương này! Ngày Mẹ còn sống, gọi tiếng Mẹ đã thấy ấm lòng, thấy chứa-chan tình-cảm. Bây giờ Mẹ không còn nữa, tiếng Mẹ làm con xót-xa tận cõi-lòng, chẳng bao giờ con còn có dịp ngồi bên Mẹ, nắm lấy tay Mẹ rồi nói
Những ngày đầu bà Bẩy vui vẻ đi đây đi đó. Thấy gì cũng lạ, cũng đẹp, nhưng cái cảm giác lớn nhứt bà có là thấy mình &nbsp; an toàn. &nbsp; Không bị hạch xách, không bị hỏi han, điều tra, điều này điều nọ, bị sợ sệt khi phải đến cơ quan công quyền mà bà đã gặp phải ngày xưa.... Trong bữa ăn tại nhà con gái, có đông đủ
Bởi vì Việt Kiều chẳng mấy ai quan tâm đến những điều ấy, có người không chịu ở nhà mà ra ở khách sạn &nbsp; cho thoải mái và chẳng muốn làm phiền đến ai. Họ muốn thăm ai thì tự nhiên đến nhà, ăn uống thì đơn giản không cầu kỳ, chẳng cần cao lương mỹ vị gì hết, có rất nhiều người xà vào quán hàng trong nhà lồng
Tôi mơ mơ màng màng nheo mắt nhìn chiếc đồng hồ bên cạnh giường ngủ, và vội vàng ngồi bật lên vì đã gần 12 giờ trưa. Đầu óc tôi vẫn còn choáng váng và khó chịu lắm, nhưng nghĩ tới mảnh giấy mẹ để trên gối, tôi chạy vội ra nhà bếp không kịp đánh răng rửa mặt. Tối hôm qua, phải nói là sáng nay mới đúng
Con không dám đi cửa trước, con vòng ra cửa sau. Mùa Xuân đã trở lại, những củ &nbsp; tulip con trồng trên luống mùa thu năm nào trước khi bỏ đi đã mọc lên và ra hoa, những bông hoa tulip mà cha yêu. Mọi thứ trông buồn bã và tàn tạ, chỉ có những bông hoa tulip rực rỡ. Mầu đỏ và vàng, xen lẫn với những mầu hồng nhạt
Vì nhà tôi khá xa trường, tôi luôn cố gắng căn giờ để dù có kẹt xe cũng tới trường sớm ít nhất nửa giờ. Tôi muốn tránh cho mình tình trạng phải phóng xe vội vã trong nỗi hồi hộp lo âu sợ trễ; hoặc hớt hải tới trường vừa sát giờ dạy; hoặc tệ hơn, tới sau khi chuông vào lớp đã reo! Kinh nghiệm cho tôi biết, chính trong ít phút
Vận nước nổi trôi, tôi đến Hoa kỳ vào tháng chín năm 1975. &nbsp; Ngồi trên xe từ phi trường về nhà trọ, tôi thấy ngay cái không khí ở đây khác với không khí tại những nơi tôi đã đi qua. &nbsp; Nó có phần tươi mát hơn, khoáng đạt hơn. &nbsp; Không phải là một người trong ngành y khoa, tôi không biết cái gì đã kích thích ngũ quan
Nhạc sĩ Cung Tiến