Hôm nay,  

Ông Bố Ngoại

06/12/201900:00:00(Xem: 28381)
Tác giả Đoàn Thị và nhà văn Nhã Ca tại Giải Thưởng Việt Báo Viết Về Nước Mỹ.
Tác giả Đoàn Thị và nhà văn Nhã Ca tại Giải Thưởng Việt Báo Viết Về Nước Mỹ.


Khanh con gái bà chị họ của tôi, sinh năm Nhâm Tý xuân này tròn 48 tuổi, ông bà mình bảo, Nam Nhâm, Nữ Quý bảnh nhất thiên hạ.

Mẹ nó tuổi Quý Tỵ, khổ như trâu, một đời vất vả gánh vác chồng con, con bé tuổi Nhâm mạnh mẽ như con trai nhờ ông ngoại hun đúc từ tấm bé.

Ông là người dạy dỗ chị em nó nên nhân cách suy nghĩ chúng nó khác hẳn bố mẹ đẻ cứ như chị em nó là con nuôi bà chị họ của tôi, con bé thần tượng ông ngoại đến độ không thèm chơi với con trai VN.

Mẹ nó yêu cuồng dại ông Tâm Lý Chiến đúng điệu nghệ sĩ đàn hát, thuốc lá, cà phê, bạn bè trai gái loạn xị, bỗng nó xuất hiện bất ngờ trong bụng mẹ, ông toát mồ hôi hột, đời trai trẻ chấm dứt từ đây.

Ông bà ngoại hắc hiu buồn « con dại cái mang » phải gã con gái vì Khanh sẽ chào đời vài tháng tới, mẹ nó hạnh phúc tràn trề, bố nó hoang mang chưa hình dung gia đình nhỏ của mình như thế nào.

Chị em nó lần lượt ra đời trong lúc bố hành quân miền xa, đến tên của chúng nó bố cũng lúng túng, mẹ chưa nghĩ kịp đành nhờ ông ngoại chọn giúp tên các cháu, tuy vui nhưng ông bùi ngùi thương chị em nó lẩn khuất đâu đó trong cuộc đời bố mẹ chúng nó.

Tết năm đó nó hẹn đi ăn phở với tôi rồi hai cô cháu ra công viên hóng mát và hóng chuyện.

Khanh tâm sự :
- Đến bây giờ mình vẫn không thương bố bằng ông ngoại.

Tôi trợn mắt :
- Chuyện lạ thế kỷ đây, răng lại rứa, mi nói rõ lý do coi.

Khanh nhún vai :
- Tình yêu làm gì có lý lẽ, nhưng mối tình này thì có lý do chính đáng.
- Giời ạ, mi nói yêu là yêu, rồi lại có lý do, hết hiểu luôn, thằng chồng mi chắc vất vả tả tơi theo cách giải thích của mi, thôi nói đại đi.

Giọng Khanh trầm buồn :
- Giữa tháng 4 năm 75 từ miền Trung bố mang gia đình chạy về Sàigòn ở chung nhà ông bà ngoại, sau ngày Sàigòn bị đổi tên mẹ lăn lóc chợ trời bon chen kiếm cơm cho gia đình nên giao mình với thằng Kỳ cho ông bà ngoại chăm sóc.
Bố cởi áo lính đi tù mấy năm, ngày trở về bố tiếp tục để mặc mẹ mưa nắng chợ trời, bố chỉ làm xe ôm đưa đón mẹ đi buôn.
Sáng bố thả mẹ đi lùng hàng đầu chợ bán cuối chợ kiếm lời, bố vào hàng cà phê làm một ly, phì phèo thuốc lá đến trưa đi ăn cơm quán với mẹ, trả mẹ trở về chợ bố tiếp tục la cà cà phê thuốc lá như công tử.
Tàn chợ về nhà mẹ bù đầu đếm tiền, ăn cơm xong mẹ soạn hàng cho buổi chợ sáng hôm sau đến tối mịt lăn ra ngủ, một ngày của mẹ dài lê thê, chị em mình là cháu bà nội mà tội ông bà ngoại.

Từ lúc gã mẹ cho bố ông ngoại buồn lắm, thương con gái u mê lấy phải anh chồng ích kỷ tệ hại để mặc vợ đội mưa nắng gánh vác gia đình, mình thương mẹ lắm, mới sáu tuổi mình có giúp được gì cho mẹ đâu.
Đôi lúc mình thèm được mẹ vuốt tóc, ôm vào lòng mà mẹ không rảnh, bố đang thời trai tráng có vợ bao cơm, tối ngủ có đôi, con cái như con hàng xóm may mà có ông ngoại chăm lo cẩn thận.

Ông ngoại bùi ngùi thương con gái bạc phận, thương cháu ngoại bơ vơ dù có đủ cha mẹ nên ông thương chị em mình như Con Đẻ để bù đắp đứa con gái ruột mà ông mất trắng vào tay bố mình.
Sáng sáng ông mua xôi, bánh mì …cho mình với thằng Kỳ ăn rồi dẫn hai đứa đến trường, trưa đón về ăn cơm với bà ngoại, ông chu toàn nhiệm vụ với chị em mình như một người cha suốt thời thơ ấu của mình.

Thỉnh thoảng ông chở chị em mình đi Sở Thú, ra vườn Tao Đàn… đi ăn hàng ngoài phố và không quên mua quà vặt cho bà ngoại, trước tết mẹ đưa tiền cho bà ngoại nấu nướng ba ngày xuân.
Có năm mẹ sắm quần áo mới cho hai đứa mình mà quên đôi giầy, ông ngoại dẫn hai đứa đi cắt tóc mua giầy cho thằng Kỳ, mình đòi đôi guốc.
Ông ngồi trên chiếc ghế xếp ngoài chợ xem mình chọn guốc, bà chủ sạp đo chân đóng cho mình đôi quai vẽ nhánh mai vàng mình chọn mà ông ngoại cũng ưng ý.

Đêm ba mươi bố mẹ dẫn chị em mình về bên nội đón giao thừa, ông bà nội có một bày cháu lỳ xì mõi tay, ăn xong bánh mức rồi mới quay về nhà ngoại.
Nhà ngoại đã rước Ông Bà nhưng chờ gia đình mình về lì xì rồi mới ăn bánh mứt, chỉ mấy ngày này mẹ mới rảnh chuyện trò với ông bà ngoại, ôm ấp chị em mình, mẹ thấy đôi guốc tết của mình, đôi giầy mới của thằng Kỳ cảm ơn ông ngoại chu đáo với các cháu.

Mẹ cảm thấy có lỗi với các con nên gọi bố đến xem đôi giày của Kỳ và guốc của mình rồi nói :
- Sang năm bố mẹ sẽ dẫn các con đi sắm đồ tết, mẹ chưa báo hiếu ông ngoại lại còn giao các con cho hai cụ.

Nói đến đây mắt mẹ đỏ hoe, bố chả nói gì châm điếu thuốc giải sầu, đã không yêu nên lúc nào bố cũng dửng dưng với vợ con, nhưng gái gú thì không bỏ qua chán thật.

Mỗi chiều ông ngoại làm gia sư kiểm tra bài vở ở trường, có hôm ông chở mình với thằng Kỳ trên chiếc Honda cũ xì ra chợ ăn hàng, muốn ăn cái gì ông cũng chiều ý, bò bía, bún riêu, kem mỗi đứa ăn hai ba cốc…

Về nhà bị bà ngoại quỡ :
- Hay nhỉ, ông dẫn cháu đi ăn bậy nên mâm cơm chiều của tôi ế ẩm này.

Ông xoa dịu bà :
- Bà cứ để đấy mai tôi thầu hết.

Thằng Kỳ bênh ông ngoại :
- Ngày mai con ăn phụ ngoại.

Bà cười :
- Ông cháu nhà này phe đảng thật, khổ thân tôi lo toan đủ thứ mà chả ai cảm ơn một lời.

Mình ôm bà :
- Có con nè bà, con sẽ sát cánh với bà.

Bà xoa đầu mình :
- Con nói thì nhớ đấy, từ ngày mai sau khi ăn cơm rữa chén hộ bà nhá.

Hôm sau mình rữa chén phụ bà được mấy ngày, bà cho mình « thôi việc » vì chén bát ly tách của bà bị sút càn gẫy gọng, mình vừa mừng vừa áy náy sợ bà ngoại buồn.  


Tâm sự với ông, ông xoa đầu mình :
- Con giữ lời hứa với bà là đúng, nhưng đừng hứa bừa, phải liệu sức mình, làm sứt mẻ chén bát trong nhà không sao, ra ngoài nói mà không làm được điều mình hứa người ta sẽ không tin mình nữa.
Con tập nghe trước khi nói, con người có hai tai để nghe, hai mắt để quan sát, chỉ một cái đầu để suy nghĩ và miệng để nói cho đàng hoàng vì lời nói không lấy lại được, con nhớ đấy.

Từ ngày làm chén bát của bà be bét và được ông ngoại dạy bảo, mình trưởng thành trước tuổi, đến trường quan sát bạn bè, thầy cô xem ai giỏi ai dở, cẩn thận trước khi nói như lời ông dạy.

Đám tang ông mình khóc hết nước mắt, khóc như cha chết, đến độ bạn cũ của ông bà lâu ngày không gặp ông họ nghi ngờ mình là con rơi của ông.

Chôn ông xong bà nói cho mình biết nghi ngờ của bạn bè của ông, mình thản nhiên nói :
- Ừ ông là bố của con đó, Ông Bố Ngoại đó bà.

Giọng bà buồn hiu :
- Bà biết, ông từng đùa với bà, ông bảo chúng mày là con rơi cháu rụng của ông mà.

Mình ngạc nhiên :
- Sao lúc đó bà không nói cho con biết ?

Bà lắc đầu :
- Chúng mày có mồ côi đâu mà gọi ông là Bố được, mà có mồ côi thì cũng phải gọi là ông chứ.
- Dù có gọi là Ông Bố Ngoại con vẫn nghĩ ông là bố của con, dù không đẻ con nhưng ông đã thay bố mẹ dạy con nên người bà ạ.

Mình dứt lời hai bà cháu ôm nhau khóc, mình thực sự gần gũi với ông bà ngoại hơn bố mẹ mình cho đến ngày bà ngoại mất, bố mẹ vẫn chưa thay được ông bà trong lòng mình.

Tôi hất hàm :
- Đến bây giờ mi đã yêu bố mẹ chưa ?
- Mình thương mẹ nhưng không bằng ông bà ngoai, đã bảo tình yêu không có lý lẽ mà.
- Còn bố thì sao, không thương à ?
- Nói không thương thì không đúng, mình vẫn thấy xa cách sao ấy, moi móc mãi chả tìm ra kỷ niệm nào với bố cả.
- Gì kỳ lạ vậy ?

Khanh gãi đầu :
- Kỷ niệm cũng có, toàn chuyện vớ vẫn chả làm mình xúc động.
- Ít ra cũng phải thế, đời người ai chả có kỷ niệm, mi kể thử xem.

Khanh chậm rãi :
- Năm 92 qua đây một tay mẹ gánh vác cả gia đình như bên nhà, mình không hiểu nỗi sao mẹ yêu rồ dại, kinh niên đến thế, bố vẫn nhỡ nhơ như trai tơ.
Mẹ nhận hàng may mặc về nhà làm, bố không quen việc, may được vài bộ bị trả về, thế là mẹ ôm show, bố chỉ cắt chỉ thôi. Mình đi học và chạy bàn quán phở, về nhà nấu cơm phụ mẹ, bố rữa rau, nấu cơm, rữa chén là xong việc, thế là tiến bộ lắm rồi đừng đòi hỏi nhiều, kỷ niệm nhớ đời về bố của mình chỉ vậy thôi.
Đời người ai cũng có thần tượng để suy tôn, người cha là rường cột của gia đình bao giờ cũng là người hùng của đàng con, bố chưa làm chuyện đại sự để mình thán phục, mẹ vào vai đàn ông đến độ không rảnh để gần gũi các con làm mình thất vọng lắm.

Tôi thở dài :
- Khổ thật, xã hội chưa có trường dạy nghệ thuật làm bố mẹ nên mới ra nông nỗi.

Khanh lắc đầu :
- Ô hay, sao lại phải học, tình cha con mẹ con tự có trong mỗi người, tại bố chả yêu mẹ nên những gì của mẹ không hẳn là của bố, thế thôi. Mình biết mấy bố VN đời xưa rất khắc khe, ít gần với con cái nhưng họ lại yêu « gia tài » của họ đến hy sinh cả đời cho con cái, bây giờ thì các cụ văn minh hơn rồi.
Ông ngoại từng làm việc với Tây Mỹ nên chịu ảnh hưởng văn hóa Âu Mỹ biết quý trọng vợ con. Mình sống với ông bà từ bé, được ông dạy dỗ theo văn hóa phương tây, bước tập tễnh vào đời của mình mang dấu ấn của ông ngoại trong khi bố lại vắng bóng suốt thời niên thiếu của mình, nhân cách của mình là phiên bản của ông ngoại đấy.

Tôi cười :
- Tại, bị như rứa nên mi không lấy chồng VN, mi hạnh phúc với John chứ ?

- Ừ thì mình sợ ôm một núi sầu muộn như mẹ, ngại cảnh chán cơm thèm phở của các cụ xứ mình nên lấy dân bản địa cho yên thân. Hạnh phúc của mình là hai vợ chồng cùng chăm sóc các con, yêu thì cũng yêu nhưng ở tuổi này làm sao mình yêu đắm đuối mù lòa như mẹ được.
John hiểu mình bị thiếu tình thương của cha nên chăm sóc mình cẩn thận đến phát khiếp, hắn bảo mình là chị cả của hai đứa con nhà này đấy, cô thấy ớn chưa ?

- Mi đừng nói là hắn làm mi ngộp thở nhe.
- Có chứ, lúc bị hắn chăm sóc quá mức, mình than « tía tui ơi » là hắn hiểu, xụ mặt như con nít.

Tôi nheo mắt :
- Nó giận mi lắm phải không, rồi bao lâu mới làm lành.
- Chỉ vài giây thôi, mình hạ hỏa ôm chầm John mắt đỏ hoe nói, honey làm mình nhớ ông Bố Ngoại.
- Thế hai đứa con mi gọi Ông Ngoại là gì ?
- Ông Bố Cố, dĩ nhiên là mình phải giải thích cho tụi nhỏ hiểu, chúng nó thần tượng ông cố lắm, lúc bé khi nào bị John rầy la, hai đứa dọa sẽ « méc » ông Bố Cố.
- Bây giờ vào đại học rồi, chúng nó còn nhắc nhở đến ông nữa không ?
- Có chứ, bên cạnh bố John yêu dấu của chúng nó, Bố Cố vẫn có chỗ đứng vững vàng.
- Thế bố của mi, ông ngoại chúng nó thì sao ?
- Chúng nó cũng mến ông ngoại nhưng không thân vì ông không biết chơi với con nít, bạn thân của ông là cà phê thuốc lá. Bây giờ mình hết giận bố, thương thì thương mà vẫn thua Bố Ngoại xa.

Nam Nhâm, nữ Quý, xưa rồi Diễm, cá tính nhân cách chắc chắn chịu ảnh hưởng bởi văn hóa của dân tộc và giáo dục của gia đình, Khanh được ông ngoại hun đúc theo phương tây, nam nữ bình quyền là điều căn bản con nhỏ ôm khư khư quyết không chịu thiệt thòi như mẹ nó.

Cháu ông ngoại tội ông Bố Ngoại, ông đã luyện con bé trở nên tự trọng, tự tin, mạnh mẽ không kém nam nhi mà vẫn đoan trang thùy mị như phụ nữ Việt Nam dù Khanh tuổi Nhâm Tý.  

Nov. 2019 / Đoàn Thị

Ý kiến bạn đọc
12/12/201916:08:31
Khách
Cảm ơn bạn Oanh đã cảm câu chuyện thật ít ai chịu trãi lòng.
Chúc bạn mùa Giáng Sinh đầm ấm, năm mới vạn sự An Vui
09/12/201918:26:25
Khách
hay quá một bài viết "rất thật" tôi từng được biết qua sự chia sẽ tâm tình của những người bạn có cuộc đời tương tự.
08/12/201907:32:17
Khách
Cảm ơn chia sẻ và phân tích chí lý của Người Hà Nội.
Xin chúc NHN mùa Giáng Sinh ấm áp với gia đình.
Năm 2020 nhiều niềm vui và sức khẻo dồi dào.
06/12/201922:46:33
Khách
Đoàn Thị ơi,
Lâu quá mới được đọc bài của bạn.
ĐT nói rất đúng về câu chuyện của Khanh. Không phải cứ tạo ra đứa con là đương nhiên nó thương yêu cha mẹ. Sự chăm sóc, trìu mến, âu yếm mới tạo nên lòng yêu thương của con cái.
Ông Ngoại của Khanh và Kỳ đã lo cho các cháu từng miếng ăn thức uống, đưa đón các cháu đi học, tối về cón kèm làm bài, thỉnh thoảng còn dẫn các cháu đi sở thú, đi ăn tiệm trong khi Mẹ đầu tắt mặt tối mà cha lại lơ là, lạnh nhạt, bảo sao các cháu không thương "Bố Ngoại" hơn cha mẹ được.
Cám on ĐT đã cho đọc một bài thật hay và thấm thía.
Chúc bạn và gia đình một mùa lễ an lành, hạnh phúc.
06/12/201921:26:49
Khách
Cảm ơn Từ Huy lúc nào cũng viết vài hàng chia sẻ thân tình với từng tác giả.
Cũng chúc Từ Huy & gia đình Mùa Gáng Sinh đầm ấm, Năm mới tràn đầy niềm vui.
Đừng quên đồng với các tác giả của mục này nhe.
Sẽ cố gắng theo lời khuyên của TH để trình làng - mấy nhóc trên giấy - của chị.
06/12/201921:11:12
Khách
Chị Đoàn Thị,
Mong bài viết của chị từ hồi tháng Tám, sau khi chị từ Mỹ về. Vì chị là người đặc biệt. “Mùa thu Paris, lòng buồn chia ly...” (Cung Trầm Tưởng).
Tháng 9, tháng 10, rồi tháng 11 cũng qua...
“Từng người tình bỏ ta đi như những dòng sông nhỏ...” 🤓

Câu chuyện của Khanh như chuyện trong tưởng tượng của em về ông ngoại của mình. Má em mất cha rất sớm. Tự dưng đọc câu chuyện của Khanh và ông ngoại em có cảm giác nồng nàn, gần gụi sao đó. Cũng lạ.

Em xin chúc chị một mùa Noel an lành hạnh phúc bên người thân và gia đình. Một năm mới an vui thịnh đạt.
Chị nhớ đừng... “chia ly” lâu vậy nữa nha! 🤓
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 864,418,239
Tác giả Nguyễn Hưng chuyển bài đến bằng điện thư. Đúng vào dịp kỷ niệm một năm sau cơn thiên tai Katrina tàn phá New Orleans, bài Viết Về Nước Mỹ đầu tiên của ông là chuyện viết về những cư dân gốc Việt trong một xóm đạo ở vùng bị đất thiên tai. Mong tác giả sẽ tiếp tục viết thêm và bổ túc dùm sơ lược tiểu sử và địa chỉ liên lạc
Tác giả Nguyễn Hưng lần đầu dự viết về nước Mỹ. Đề tài bài viết đầu tiên của ông là mộng hão huyền và thực tế Mỹ. Nhân vật là một người hãnh tiến đến cùng, được mô tả bằng bút pháp tinh tế. Bài được chuyển tới bằng điện thư. Mong tác giả tiếp tục viết thêm và bổ túc địa chỉ liên lạc cùng vài dòng tiểu sử. Những điều ông biết về nước Mỹ
Cho dù đang sống với hiện tại, hình như những cái bóng của quá khứ đủ mầu lúc nào cũng đeo đuổi chúng ta. Gia đình tôi thuộc cỡ trung bình của người Việt Nam, nghĩa là gồm ba mẹ và tám anh em. Sinh ra giữa đám anh em trai, thưở nhỏ tôi thích những trò chơi tạc lon, thả diều hơn là bế em, giải gianh. Tính con gái của tôi chỉ thể hiện
Thịnh Hương,cư trú và làm việc tại miền Bắc California, là một trong 12 tác giả vào chung kết Viết Về Nước Mỹ năm thứ sáu. Sau đây là hồi ký viết vội của bà, kể chuyện cùng con trai lái xe từ San Jose về Westminster
Chuyện xảy ra vào năm một ngàn chín trăm hồi đó, lúc mà gia đình tôi vừa từ Bình Giả, một vùng đất đỏ, không có điện đóm gì cả đến mảnh đất Hoa Kỳ này. Đúng là đổi đời.Tuy đã được học sơ về nước Mỹ và thói quen của người Mỹ một vài ngày ở Thái Lan nhưng tôi không khỏi kinh ngạc khi bước chân tới phi trường Los Angeles, nào là cửa tự động mở,
Tác giả Quân Nguyễn cùng vợ con đến Mỹ năm 1987, ông trở lại trường học, tốt nghiệp cao học về Sociology tại CSUF, đệ tam đẳng huyền đai Tae Kwon Do, từng làm counlelor tại nhà tù tiểu bang ở Chino, hiện làm state parole officer ở Santa Ana, và là cư dân Anaheim, CA. "Cách đây khoảng ba năm, chú em út của tôi,
"Bước tới đèo ngang bóng xế tà, Cỏ cây chen lá, lá chen hoa. Lom khom dưới núi tiều vài chú, Lác đác bên sông rợ mấy nhà." Tôi không biết tại sao mình nhớ bài thơ nầy. Có lẽ "tiều vài chú" gắn liền với định mệnh tôi: lấy chồng Tiều. Mặc đầu chồng tôi là người Tiều Châu (Trung Hoa) ), không phải người tiều phu (đốn củi) mà
Hoa Kỳ là một nước văn minh giàu có. Có thể nói là giàu nhất thế giới. Từ bao nhiêu năm, qua hằng bao Thế Kỷ, đã có biết bao người mơ ước được đến sinh sống trên đất nước Hoa Kỳ. Nhiều dân tộc đã đổ xô di dân đến Mỹ, vì Mỹ là vùng "Đất Hứa", là Cõi Thiên Đường. Người ta đã ví cho Mỹ là như vậy. Người Việt Nam sống dưới chế độ Cộng Sản từ sau 1975, cũng đã ôm ấp giấc mơ này
Thuở còn cắp sách đến trường, tôi không nhớ mình đã viết đến bao nhiêu dòng suy nghĩ trong các quyển lưu bút mỗi khi bắt đầu thấy hàng phượng ở sân trường một hôm bỗng đơm hoa đỏ thắm. Những dòng chữ ngây ngô mang nặng nổi buồn man mác khi sắp phải xa trường lớp với thầy cô cùng bè bạn dù chỉ trong vài tháng
Bà Đoan mấy bữa nay bận rộn với hai đứa con: thằng Doãn lên 9 và con Liên lên 7, hễ bà đi làm về chưa kịp uống ngụm nước thì chúng nó hối thúc đi chợ mua sắm đồ dùng để đi cắm trại. Thân thể mệt nhừ sau 8 tiếng làm trong hãng, bà chỉ muốn về nhà ngồi trên chiếc Lazy-boy nghỉ ngơi chốc lát, nhưng xem chừng số bà lận đận lao đao từ nhỏ
Nhạc sĩ Cung Tiến