Hôm nay,  

Viết Về Nước Mỹ 2002: danh Sách 35 Giải Thưởng

30/10/200200:00:00(Xem: 184235)
Giải thưởng Viết Về Nước Mỹ năm thứ hai, 2002, đã chính thức công bố kết quả với 35 tác giả được trao tặng các loại giải thưởng, thay vì chỉ có 28 như tin sơ khởi đã loan báo trước đây. Kết quả chung quyết về các giải thưởng gồm:

* Một (1) giải chính thức chung kết, 10,000 mỹ kim: Nguyễn Hà, bài "Có phải Tàn Tật Là Tàn Đời".
* Một (1) giải Vinh Danh Tác Giả, 1,500 mỹ kim: Bà Trùng Quang, bài “Tôi Đi Tìm Tự Do Dân Chủ.”
* Hai (2) giải chính thức bán kết, mỗi giải 1,500 mỹ kim:
- Bồ Tùng Ma, bài “Ông Ba Đau Khổ” và các bài khác.
- Thụy Nhã, bài “Cha Bố Mày, Con Vàng”; và các bài khác.
* Mười (10) giải danh dự, mỗi giải 500 mỹ kim:
- Huỳnh Phương Lộc, bài "Những ngày đầu trong đời lính.”
- Trương Lệ Chi, bài “Gửi Con Vào Viện Mồ Côi Để Chúng Đi Mỹ” và “16 Năm Tìm Con.”
- Orchid Nguyễn, bài "Việt Nam-Canada-Nước Mỹ.”
- Lê Hiền, bài "Những Đứa Con và Niềm Hạnh Phúc.”
- Phong Lan, bài "Người Mỹ Di Động.”
- Nguyễn Bính Châu, bài “Ấn tượng nước Mỹ.”
- Ngọc Anh, bài "Tiểu Hợp Chủng Quốc.”
- Xuân Phượng, bài "Bảo Tồn Di Tích Lịch Sử.”
- Khanh Phan, bài Chồng Tôi Bị Sạn Thận.”
- Chu Tất Tiến, bài “Tôi Bị Sạn Thận.”
*Hai mươ (20) giải thưởng đặc biệt, mỗi giải 300 mỹ kim:
- Phạm Ngọc Bích, bài “Chàng Rể Số Một” và “Chúng Tôi Làm Ông Mai Bà Mai Hụt”.
- Hoàng Ngọc Hiển, bài “Đợi Chờ Cơn Mưa.”
- Hồ Phi, bài "Thình Lình Đui Mắt."
- Lê Hải Dương, bài “Mùi Thơm Ngát Lòng.”
- Trần Đức Hợp, bài "Cầu Colorado-San Diego."
- Tống Minh Châu, bài "Chuyện vào College."
- Faith Linh H. Ngo, bài “Chuyện Đời Một Nữ Sinh Viên.”
- Trần Quốc Sỹ, bài "Hành Trình Xuyên Tiểu Bang."
- Phạm Hoài Linh, bài “Một Ngày Đưa Nội Xuống Phố Bolsa.”
- Nguyễn Thị A Tiên, bài "Ngày Tháng Thu Tàn."
- Thy Vi Du, bài "Tiếng Anh và Linh Hồn Hắn."
- Nguyễn Ngọc Trâm, bài "Nghề Cải Tiến Cách Nghe và Cách Nói ở Mỹ."
- Duy Nhân, bài "Tôi và nước Mỹ.”
- Trương Kim Hoàng Thư và Bảo Xuân, bài "F.O.B.", Chuyện 1/4 thế kỷ.”


- Bùi Xuân Đáng, bài "Peoria, có gì lạ không em""
- Hà Kim, bài "Hiệp Chủng Quốc, Sự Hoà Hợp Kỳ Diệu.”
- Minh Trang, bài “Tên Việt, Tên Mỹ.”
- Phan Tịnh Tâm, bài “Vui Buồn Nghề Nail.”
- Phương Toàn, bài "Chuyện Lái Máy Bay."
-Hà Tuệ Việt, bài “Chuyện Hàng Xóm: Lá Cờ Về Từ Kabul.”

*Và Một (1) giải cho tác giả trẻ tuổi nhất: Trần Hạnh Duy Thanh, 14 tuổi, với bài "Lá thư gửi bạn thân phương xa,"

Tổng số giải thưởng 30,000 mỹ kim cho năm thứ II, được chi $25,800 cho các phần thưởng kể trên bằng hiện kim và $4,200 chi cho vật dụng, tặng phẩm.
Họp mặt phát giải -đồng thời ra mắt sách Viết Về Nước Mỹ 2002- được tổ chức vào ngày 27-12-2002 tại nhà hàng Seafood World ở Little Saigon. Chi phí ẩm thực do Việt Báo đài thọ thêm, không tính vào ngân khoản dành cho giải thưởng.
Giải thưởng Viết Về Nước Mỹ, khởi sự từ tháng 5 năm 2000, hiện đang tiến hành sang năm thứ ba giải thưởng Viết Về Nước, tiếp tục được đông đảo người viết và người đọc hưởng ứng.
Bên những tác giả mới đang tới, sẽ tới vẫn liên tục có sự hiện diện của những tác giả đã tham dự hoặc đã được trao tặng giải thưởng năm thứ nhất, như Trương Ngọc Bảo Xuân, Lê Như Đức, Nguyễn Trần Diệu Hương, Nguyễn Viết Tân, Tôn Thất Hùng, Nguyễn Hữu Thời, Vũ Phương Nam, Minh Tường, Suzie Trần, Nguyễn Văn Luận, Helen Le, Hải Triều Lại Thế Lãng... Chính giá trị từ những bài viết mới của các tác giả tới từ buổi đầu đã góp phần làm cho giải thưởng chung, bộ sách chung ngày càng thêm vững mạnh.
Sách Viết Về Nước Mỹ tập III, với bài viết của 72 tác giả hiện đang ấn hành tới trang cuối. Sách Việt Về Nước Mỹ tập II 2001 bán hết từ lâu cũng được tái bản trong dịp này. Môi cuốn sách dầy 640 trang, giá bán 20 mỹ kim/ 1 cuốn, bao cước phí gửi tận nhà. Các đại lý có giá riêng.
Quí vị muốn đặt mua sách có thể liên lạc với trụ sở Việt Báo:
9393 Bolsa #E
Westminster, CA 92683
Phone: (714) 418-5099
Fax: (714) 418-0705
Hoặc liên lạc với:
[email protected]
[email protected]

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 94,827,309
Tác giả tên thật Linda Hoa Nguyễn, sinh năm 1950, đến Mỹ năm 1994 diện tị nạn chính trị theo chồng, vừa làm vừa học. Năm 2012, bà tốt nghiệp đại học ngành Early Childhood Education tại Chapman University California khi 62 tuổi. Hiện đang volunteer tại một trường tiểu học ở Marysville, Bắc Cali, trong khi chờ đi dạy.” Bài viết mới của tác giả cho mùa Valentine là một truyện tình Việt-Mỹ bắt đầu từ thời chiến, với ghi chú:
Tác giả tên thật là Tô vĩnh Phúc. Trước 1975, tốt nghiệp cử nhân Luật Khoa và Văn Khoa tại Sài Gòn. Định cư tại Sacramento, California từ 1986, học và làm nhiều ngành khác nhau. Hai tập thơ đã xuất bản: "Bên Bến Sông Buồn" (2011) và "Nắng Chiều Còn Vương" (2012). Tác giả hiện là cư dân ở Sacramento, Cali và tham dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 5, 2011. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Tác giả sinh năm 1938, cựu sĩ quan an ninh quân đội, sang Mỹ theo diện H.O. vào năm 1990, hiện đã về hưu và an cư tại Westminster. Ông tham dự Viết Về Nước Mỹ từ năm 2008 và đã góp nhiều bài viết giá trị. Trong một bài viết được phổ biến đầu năm, tác giả kể chuyện về một Linh Mục giúp giải cứu những nạn nhân bị buộc làm nô lệ lệ tình dục.
Tác giả đã nhận giải danh dự Viết Về Nước Mỹ. Ông là cư dân Lacey, Washington State, tốt nghiệp MA, ngành giáo dục, từng trong ban giảng huấn tại trường dạy người da đỏ và giảng viên tại Đại học cộng đồng SPSCC, Olympia, WA.
Tác giả là một nhà văn đã xuất bản 3 tác phẩm, góp bài cho Việt Báo Viết Về Nước Mỹ từ nhiều năm qua. Ông sinh tại Hội An, Quảng Nam, tốt nghiệp Đốc Sự Học Viện Quốc Gia Hành Chánh, Cựu tù chinh trị, hiện định cư tại Virginia. Truyện tết Cali sau đây của ông có lời của tác giả trân trọng đề tặng cho nhân vật:
Tác giả đã có nhiều bài viết về nước Mỹ được phổ biến, như "Chồng Tếch Vợ Ly"; "Cái Bát Mạ Vàng", “Kết Hôn Để Qua Mỹ”... Cô cũng là người đã mời đã mời Chú Sáu Steve Brown -một người Mỹ yêu tiếng Việt- gia nhập sinh hoạt làng Việt Bút, Sách Viết Về Nước Mỹ 2012 vừa phát hành, cô có bài viết “Sinh Nhật 4 Tháng Bẩy”. Các bài viết của cô luôn cho thấy sự thẳng thắn, đôi khi ngang tàng nhưng tử tế vui vẻ.
Tác giả phải rời bố mẹ vượt biển năm 1983 khi còn tuổi học trò. Mười năm sau, 1993, cô đã là một kỹ sư đại diện Intel đi “bàn giao kỹ thuật” cho các kỹ sư bản xứ tại phân xưởng duy nhất của Intel ở Penang, Mã Lai. Hai mươi năm sau, 2013, tại Intel Santa Clara miền Bắc Cali, nhóm của kỹ sư Khôi An đang nỗ lực trong khâu đầu tiên để chế tạo “bộ óc” đời mới nhất cho máy tính di động.
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ năm thứ XII, 2012. Ông tên thật là Nguyễn Cao Thái, sinh năm 1959 tại Huế, vào Saigon 1968, vượt biển đến Mỹ 1979, hiện định cư tại San Jose, CA. Bài sau đây trích từ báo xuân Việt Báo Tết Quý Tỵ 2013.
Tác giả từng nhận giải vinh danh tác phẩm Viết Về Nước 2007. Một bài viết của ông từ năm nhận giải, “Bài Không Tên thứ 20” hiện đã có tới 134,588 lượt người đọc trên Viebao Online, tính tới hôm nay. Ông là một cựu SVSQ Học viện CSQG Thủ Đức, cao học Xã hội học CSUF, CA State parole officer, đệ tử bốn đẳng của Võ sư Đặng huy Đức. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Tác giả tên thật Vũ Văn Cẩm; Vượt biển năm 1981. Đến Mỹ 1982, hiện là cư dân Oklahoma từ 2003. Nghề Nghiệp: Electrical Engineer. tại Công Ty American Airlines, M&E Center, Tulsa, OK. Bài viết -trích từ Việt Báo Tết QWuý Tỵ - là một chuyện tình đẹp.
Nhạc sĩ Cung Tiến