Hôm nay,  

Ông Noel và Bé Emilie

25/12/201200:00:00(Xem: 283943)
viet-ve-nuoc-my_190x135Tác giả đã nhận giải danh dự Viết Về Nước Mỹ. Ông là cư dân Lacey, Washington State, tốt nghiệp MA, ngành giáo dục và trong ban giảng huấn tại trường dạy người da đỏ và giảng viên tại Đại học cộng đồng SPSCC, Olympia, WA.

Bé Emilie, sáu tuổi, học sinh tiểu học ở trường Sandy Hook, New Town, bang Connecticut cùng 19 em khác bị một tên thanh niên bắn chết ngày Thứ Sáu 14 tây tháng Mười Hai năm 2012. Sáu cô giáo và bà hiệu trưởng cũng bị thảm sát cùng ngày.

Ông Neol đứng trước cổng Thiên Đàng hai tay dang rộng đón bé Emilie:

- Con mau lại đây với ta!

Bé Emilie chạy đến ôm chầm lấy ông khóc nức nở:

- Ông ơi, sao con bị người ta bắn chết như vày hả ông? Con đâu có làm gì hại ai đâu? Ông xem lại sổ ông ghi năm nay đi, đâu có tên con trong danh sách những bé hư xấu! Sao vậy ông?

Ông Noel rơi nước mắt:

- Ta biết Emilie ơi! Ta biết! Con là và những bạn xấu số của con là những đứa bé ngoan dưới trần vì vậy giờ đây chúng con được lên Thiên Đàng với ta.

- Ông ơi, con không muốn lên Thiên Đàng! Con chỉ muốn ở với cha mẹ và anh em con để đi học và xem cây Noel ngày lễ tới này thôi!

Ông Noel nghe Emilie nói mà lòng quặn thắt:

- Con ơi ta biết vậy và biết là anh em và cha mẹ con buồn lắm. Ông muốn nói với con điều này là Trời đã định số phàn của các con phải chịu như vậy để con người biết thương yêu nhau hơn và biết quý những gì mình đang có.

- Như vậy là sao ông? Con không hiểu? Emilie hỏi.

- Con à mỗi người sinh ra đều có số phần không ai muốn được theo ý mình nhưng mỗi cuộc đời mang theo nó một ý nghĩa và đóng một vai trò mà Thượng Đế giao cho.


Như các con đây mới sinh ra đời được sáu bảy năm mà phải bị lấy đi mạng sống một các tàn nhẫn như vậy phải là do theo ý Trời định.

Đầu tiên là số phần con ở trần thế chỉ có được bấy nhiêu năm và các con bị chết một cách oan uổng và kinh khiếp là để thức tỉnh con người vì chỉ biết chạy theo vật chất và ham muốn thấp hèn mà quên đi những người thân và gía trị của cuộc sống trong từng ngày. Các con đã hy sinh cuộc sống của mình để làm việc đánh thức lương tri con người đó Emilie à.

- Nhưng ông ơi con thương cha mẹ, anh em, bạn con và cô giáo lắm. Emilie khóc.

- Ông biết là con nhớ cha mẹ anh em và bạn bè cùng thấy cô lắm nhưng ông nói để cho con mừng là rồi con sẽ được gặp lại họ hết ở trên cỏi Thiên Đường này. Chẳng những vậy mà ngay giờ đây con sẽ gặp lại mười chín bạn con bị chết cùng này và cả sáu cô và bà hiệu trưởng đang chờ con.

- Thiệt hả ông? Con cảm ơn ông quá. Emilie reo lên.

- Không phải chỉ có vậy mà con sẽ thấy một cây Noel đẹp chưa từng có ở dưới trần như con mong muốn trước khi qua đời và vô số quà mà con và các bạn con sẽ được mở ra trong ngày Giáng Sinh đó!

- Thiệt vậy hả ông? Thôi con hết buồn rồi ông! Ông dẫn con vào để con gặp bạn con và các cô giáo đi ông.

Emilie tung tăng nắm tay Ông Noel bước qua cổng Thiên Đàng trong tiếng ca vang của các vị thiên thần.

Xin thương nhau thật nhiều và nhận biết ra rằng cuộc sống thật là mỏng manh. Tưởng niệm Emile và các em bị thảm sát cùng các nhà giáo dục đã hy sinh đời mình cho thế hệ tương lai.

Trương Tấn Thành

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 94,844,532
Tác giả đã nhận giải đặc biệt Viết Về Nước Mỹ 2012. Cô định cư tại Hoa Kỳ theo diện H.O. đầu thập niên 90, hiện là cư dân Berry Hill, Tennessee, làm việc trong Artist room của một công ty Mỹ. "Cha và Con" là chuyện về một "tổ ấm thời chiến" ở Hồng Hoa Thôn, Đà Lạt, nơi một cô bé lai Mỹ bị cả cha lẫn mẹ bỏ rơi, đang sống trong một buôn Thượng, trong khi người cha là một kỹ sư thành đạt, giầu có tại nước Mỹ. Bài trích từ báo xuân Việt Báo Tết Quý Tỵ 2013.
Với “Hồi Ức Tháng Tư Của Long Mỹ,” cùng viết với người cháu là Hải Quân Trung Tá Paul LongMy Choate, Trương Kim Hoàng Thư đã nhận giải Vinh Danh Viết Về Nước Mỹ 2011. Là một kỹ sư điện, cô hiện làm việc tại DPW-LACO. 
Trương Ngọc Anh (hình bên) đã nhận giải bán kết Viết Về Nước Mỹ 2002. Bài và hình ảnh được thực hiện theo lời kêu gọi của chương trình Foodbank tại Quận Cam: "Nếu biết ai đó cần sự giúp đỡ, xin vui lòng hướng dẫn vào chương trình trợ giúp của chúng tôi." Vào những ngày cuối năm, tác giả đã có dịp trở lại khu phát thực phẩm trợ cấp tại một nhà thờ, thấy rau quả tươi, thực phẩm phong phú,các thiện nguyện viên tiếp đãi ân cần.
Tác giả tên thật Linda Hoa Nguyễn, sinh năm 1950, đến Mỹ năm 1994 diện tị nạn chính trị theo chồng, hiện sống ở Bắc Cali. Thư kèm bài viết về nước Mỹ đầu tiên, bà cho biết "Tôi tốt nghiệp đại học ngành Early Childhood Education tại Chapman University California hồi tháng 5, 2012 khi tôi vừa tròn 62 tuổi.
Tác giả Lê Thị, người nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ 2012 chính là Calvin Trần, nhà thiết kế thời trang gốc Việt nổi tiếng trong dòng chính.
Tác giả ba mươi tuổi, sinh năm 1982 tại Việt Nam, du học Australia từ 2007. Sau khi học xong từ đầu năm 2012, hiện sống tại Flemington, Victoria. "Một chị bạn từng sống một thời gian ở Mỹ khích lệ tôi viết văn trong lúc nhàn cư vi.
Chú Sáu Steve Brown chính là "người Mỹ yêu tiếng Việt" mà tác giả Donna Nguyễn đã kể trong bài "Việt Bút, Việt Báo và Chú Sáu." Báo xuân năm Thìn, khi nhắc tới tài làm thơ Việt của ông, Khôi An viết: "Tôi gọi ông là chú Sáu thay vì Mr. Steve Brown. Chú Sáu đã từng đóng quân ở Việt Nam, nơi đó chú đã gặp thím Sáu."
Tác giả sinh năm 1980, dự Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu 2000, đã nhận giải Chung Kết 2008 với bài “Chuyện Của Cây Vông”. Thụy Nhã (hình bên) hiện làm việc trong một bệnh viện tại Nam Cali. Sau đây là bài trích từ báo xuân Việt Báo Tết Quý Tỵ, hiện đã phát hành khắp nơi.
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu, 2000, nhận giải bán kết năm 2001, thêm giải Việt Bút 2010, và đã là thành viên Ban Tuyển Chọn Chung Kết. Sách đã xuất bản: Chuyện Miền Thôn Dã. Sau đây là bài viết mới nhất.
Tác giả là cư dân vùng Little Saigon, liên tục góp bài cho giải thưởng Việt Báo từ nhiều năm qua, đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2011. Bài gần đây nhất của Tịnh Tâm là “Cu Đất”, kể chuyện đi dự đám cưới cô bạn tên Nhã, tình cờ nhận ra chú rể tên Jonathan chính là đứa em nuôi ngày xưa tên Cu Đất, biệt tích từ nhiều năm, sau một chuyến vượt biển. Sau đây là hồi hai câu chuyện.
Nhạc sĩ Cung Tiến