Hôm nay,  

Bà Ta cháu Tây

04/04/202407:29:00(Xem: 2942)
05092023 Deena Dinh Lại Thị Mơ
Tg Lại Thị Mơ nhận giải đặc biệt tại Lễ Trao Giải VVNM 2017 từ Deena Nguyễn, Wells Fargo.

 

Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ 2017 và đã nhận giải đặc biệt năm thứ mười tám và giải Danh Dự năm 2023. Bà cho biết bút hiệu là tên thật, trước là nhà giáo tại Việt Nam, định cư tại New Jersey năm 1994 theo diện HO.

 

*

 Đa số người Việt khi có con cháu nhỏ, thường kiếm đồng hương gởi cho dễ bề nói chuyện. Vả lại người mình cũng tính tiền công phải chăng, chứ gọi Sì (Spanish) cũng ngại.

Nghe người Việt mới qua ở nhà gần đó, con gái bà Cửu lân la hỏi thăm, may quá đồng hương vui vẻ nhận lời trông thằng bé 3 tuổi mỗi ngày. Mọi chuyện bình thường trôi qua, không có gì phải than phiền. Cho đến một hôm, tình cờ thằng bé vớ được cái phone của ba nó để trên bàn. Nó cầm hí hoáy bấm lung tung, thằng rể chạy tới giựt ra từ tay nó. Nếu dỗ dành để lấy lại thì không sao, đằng này sợ hư, giựt mạnh bạo làm thằng nhỏ nổi giận, bất ngờ miệng nó thốt ra rõ ràng:

- ĐM mày, ba.

Ối trời. Cả nhà thất kinh, trong nhà không ai chửi thề. Nó học ở đâu? Cuối cùng tìm ra sự thật. Bà vợ giữ thằng nhỏ, nhưng ông chồng làm thợ mộc ở nhà. Chữ ĐM, là tiếng đệm của ổng mỗi khi nói chuyện. Bất kỳ cười giỡn hay chửi rủa, bao giờ cũng bắt đầu bằng ĐM. Ổng lại thích thằng nhóc, tối ngày chọc ghẹo: ĐM, sao mày dễ cưng goá dzậy.

Cô chị vừa kể chuyện thằng con, thì cô bạn trong sở cũng kể chuyện con gái về nhà hỏi mẹ, rặt giọng Huế: Mi nọi cái chi?

Thì ra cô giữ trẻ gốc Huế, nhưng khi tiếp xúc với người không phải đồng hương, nói giọng Bắc nhuyễn nhừ.

Cô bạn cũng nhái theo, kể lại cho bạn: Răng mà biệt họ nói tiếng Huệ ở nhà mô.

Tá hỏa tam tinh, bà ngoại phải qua giữ thằng nhỏ. Bà ở với con trai, nhưng có thằng cháu nội 8 tuổi, bà phải ngó chừng sau giờ học.

Bây giờ dặn xe bus thả cháu nội xuống trước cửa nhà con gái, để bà trông luôn. Sau khi tan sở ba nó ghé qua đón về.

Vì ở với bà nội từ khi sinh ra, nên thằng nhóc 8 tuổi hiểu tiếng Việt. Bà vừa trông hai cháu, vừa nấu ăn dưới bếp. Thằng cháu nội có thằng bạn Mỹ hàng xóm qua chơi, mấy đứa nhỏ đùa giỡn bày đồ chơi ngổn ngang. Bà đang cắt râu tôm trong bếp, nghe chúng nó la hét ồn ào quá. Bà đứng ở cửa phòng khách, tay vẫn cầm cái kéo dứ dứ, miệng nói (bằng tiếng Việt): - Không dọn dẹp, bà “cắt chim.”


Thằng cháu nghe bà doạ hàng ngày, nên vẫn tỉnh bơ. Nhưng thằng bạn Mỹ thắc mắc:

- What did she say?

Vì hiểu tiếng Việt, nên thằng cháu nội thủng thẳng dịch (nghĩa đen) ra tiếng Anh. Khốn nỗi khi vừa nghe “cut your penis! “thằng nhóc rú lên, oà khóc chạy về nhà mét mẹ.

Bà hàng xóm với bộ mặt thất thần, hớt hải chạy qua. Bà nội không biết tiếng Anh để phân trần, “doạ “thôi mà.

Thằng cháu cũng không biết diễn tả kiểu nói của bà, chỉ biết quơ quơ xua tay: Not real.

Thằng nhỏ Mỹ vẫn mếu máo:

- She holds the scissors ✂️, like that.

Nó giơ hai ngón tay lên, thì đúng là bà có dứ dứ cái kéo “tình ngay lý gian”.

Cũng may cô con gái về kịp nên mọi chuyện sáng tỏ. Cô cằn nhằn: “Mẹ ơi! Ở Mỹ không phải như ở VN. Nhiều thứ “phiền phức” lắm. Dao kéo họ coi như vũ khí (weapons), dứ dứ như vậy gọi là “đe doạ “trẻ con.

Ở Mỹ nhiều chuyện “tào lao“lắm.

Nào là hút thuốc lá cho “cố “, rồi thưa hãng sản xuất.

Bưng tách cà phê nóng quá, tự mình làm đổ, cũng thưa tiệm bán.

Chưa sờ tới cô gái, chỉ buông lời chọc ghẹo, cớt nhả, nháy nhó… cũng bị thưa.

Mà hễ có người thưa, thì tòa phải xử.

Rồi cô kể thêm một lô chuyện “kỳ cục “xứ Mỹ cho mẹ nghe.

Bà Cửu chỉ nói: Vậy à.

Tiện thể cô Tâm nhắc mẹ thêm một “lô rắc rối “, bà Cửu nói vậy.

Nào là mẹ nhớ đeo răng giả khi trông con nít, nhiều đứa sợ khi thấy miệng bà trống hoác.

Không mặc đồ ngủ khi ra ngoài…

Bên Mỹ con nít cởi trần nhưng mặc quần, ở VN con nhà nghèo mặc áo nhưng cởi truồng.

Thằng cháu theo bà về VN chơi, nó rất ngạc nhiên khi thấy có ông già trong xóm chọc ghẹo một thằng bé con đang đi chập chững. Thằng bé không mặc quần, mũi dãi lòng thòng. Ông già nhe hàm răng đen xỉn, cái còn cái mất đã làm thằng cháu của bà sợ phát khiếp. Tới khi thấy ông già “nắm chim “thằng bé, cười khà khà: Tao thẻo mang về nhắm rượu.

Thằng nhóc hoảng hồn chạy một mạch về nhà.

Ở Mỹ, bộ phận sinh dục phải che chứ không phô ra trước mắt mọi người. Các bà các cô tha hồ phô đôi gò bồng đảo chẳng ai cấm.

Nhập gia tuỳ tục bà ơi!

Bà già Bắc di cư vào Nam, mang theo cả những tiếng đã gắn liền với cuộc đời bà qua Mỹ.

Ối giời ơi! Thằng dở hơi.

Thằng cháu ngoại 3 tuổi ở với bà ngoại, đã quên chữ ĐM, thì lại học được chữ “thằng dở hơi.“Vì bà trông toàn con trai, nên không có dịp nói “con dở hơi.“. Ấy vậy mà trẻ con thông minh hiểu khi bà mắng (yêu). Cho đến một buổi tối ngồi thủ thỉ nói chuyện với bố mẹ, nó đã gọi thằng em là “thằng dở hơi “, làm cho bố mẹ nó tròn mắt ngạc nhiên.



Chỉ năm ngoái thôi, mẹ nó có bầu lần thứ hai, nó không hề biết bầu là gì?

Chỉ biết khi bố mẹ mang em bé về nhà, nó thấy mọi người xúm xít mừng vui, ai cũng chú ý tới thằng nhóc đang nằm trong car-seat, quên bẵng nó. Tự dưng nó cảm thấy ghen tị, hồi nào giờ chỉ có mình nó thôi mà, mãi một lúc sau nó mới hỏi:

Chừng nào em bé về với mẹ nó?

Nó nhất định không chịu khi mọi người nói mẹ và bà thằng nhóc cũng là mẹ và bà của nó.

Nó gào to: No, no, bà của Bi, bà của Bi.

Bà phải dỗ dành: Ừ, bà của Bi thôi.

Nó cứ tưởng em bé cũng là khách. Như hôm trước, vợ chồng của người bạn mang con ghé chơi.

Mấy tháng sau, cảm giác ganh tị của Bi càng mãnh liệt. Nó không cho em dùng chung chăn gối cũ trước kia của nó.

Vậy mà bây giờ, hễ đi đâu nó cũng hỏi: Em bé có đi không?

Nếu em ở nhà, nó sẽ không đi. Sợi dây huyết thống máu mủ thật kỳ diệu, nó không còn ganh tị, mà sẽ khóc oà, nếu “dọa“ bán em cho người khác.

Bà Cửu suốt ngày nhắc mẹ nó, rủi ro của những nhà chỉ có một con. Như “cây một cành“.

Những nhà “độc đinh“ trong họ hàng, từ đời ông cố, ông nội tới đời cha đời con chỉ có “một mống“. Ấy là có thằng con trai, chứ ra con gái thì thật khổ! Họ gọi con gái là “vịt giời“, nuôi tốn cơm, sẽ bay đi mất.

Con gái con của người ta.

Nói gì thì nói con gái vẫn trơ trơ. Thằng thứ nhì, không phải do nó muốn, mà là “accident“.

Thời buổi bây giờ, năn nỉ lắm con mới chịu lập gia đình. Tới khi chịu lấy vợ, lại không chịu có con mà nuôi chó.

Biết bao người bạn của bà Cửu chỉ có “chó nội“thôi. Cháu nội là chuyện giả tưởng.

Chuyện bà kể, lũ con cháu gọi là chuyện “cổ tích“, chúng không thèm nghe. Thằng con lớn gần 50 vẫn không chịu lấy vợ, dù từ khi đi học cho tới khi đi làm rất nhiều cô thích.

Bà Cửu thở dài “buộc tội“: Chính là do nó lười, ngại khổ, ngại khó.

Không có của, chỉ có công. Bà mẹ nào cũng dỗ dành, khi mẹ còn khoẻ trông cháu dùm cho. Mai kia mới lấy vợ, “cha già con cọc“chẳng ai giúp.

Bình thường chúng để ngoài tai, nói hoài tụi nó gào lên: Đủ thứ tiền, lo không nổi.

Ngày xưa trong xóm lao động, nhà nào cũng đầy nhóc con nít. Vậy mà có ai chết đâu.

Trời sinh voi sinh cỏ

Mỗi tuổi mỗi khác. Khi trẻ thì tha hồ nhảy nhót, khi già chỉ lấy gia đình làm vui. Nhưng chúng nào có nghe.

Có con như một hình thức đầu tư (invest), đâu phải chỉ “bấm nút“ là có ngay một thằng 18 tuổi. Trồng cây cũng vậy, phải vất vả thức khuya dậy sớm chăm sóc, cây mới ra hoa kết trái.

Nói thế nào chúng nó vẫn là con số zero, lại còn lý sự: Số không nhỏ hơn số cộng, nhưng vẫn lớn hơn số trừ.

  –   < 0 < +

Mẹ ơi! Con biết “số dương” ở đâu mà tìm?

Biết bao ông muốn ăn cơm canh chua, cá kho tộ, về VN kiếm vợ.

Canh chua đâu chẳng thấy, trúng nhằm “số âm.“  Cô vợ cứ tưởng nhà nào cũng có một “cây tiền“ (money tree) ở sân sau, tha hồ mà hái.

Thôi mẹ cho con ở vậy. Xứ Mỹ mà, nursing home thiếu gì.

Bà Cửu không còn đả động chuyện lập gia đình, mất công chúng đổ thừa tại bị.

Ngay cả chuyện mong có cô dâu chàng rể đồng hương cũng dẹp luôn cho nhẹ đầu. Các bạn bà có dâu Tây, chép miệng: Khỏi mất công cãi nhau.

Khỏi cần giỏi tiếng Anh, chỉ cần hai (Hi!) và ba (bye!) là đủ.

Tới thăm cháu: Hai. Khi về: Ba.

Có điều các cháu được bà chăm sóc, chúng hiểu tiếng Việt rất dễ dàng, chúng dùng tiếng Việt để nói chuyện với bà (vì nó nghĩ bà không biết tiếng Anh). Nhưng khi nói chuyện với bạn bè hay cousins chúng luôn luôn dùng tiếng Anh.

Hai đứa học chung, mà cả hai đều không hề biết cùng là người Việt.

Bữa kia, mẹ nó vừa lái xe đi chợ về đậu ở driveway, thấy thằng con có bạn đến chơi, mẹ nó nói: Con xách đồ vào.

Thằng bạn nó ngạc nhiên:

- You’re Vietnamese?

- Yes.

Thằng bạn nó khoanh tay: “Cháu chào Cô.”

Bà ngoại đứng ở cửa, tấm tắc: “Con ai mà ngoan thế.”

Có cô bạn nhờ bà đến nhà trông ba đứa con cùng tuổi với hai cháu của bà. Cô đi dự đám cưới độ vài giờ rồi về. Bà thấy con nít xả rác nên hỏi thằng bé con cô bạn cái chổi, nghĩ nó không biết tiếng Việt, nên bà dùng tiếng Anh. Khốn nỗi tiếng Anh của bà “giỏi“ quá, đến nỗi chúng nó không biết bà muốn gì. Bà còn nhớ mãi, thằng cháu chỉ 6 tuổi, vậy mà nó biết mắc cở với bạn. Nó đã nói rất rõ ràng:

Thôi bà cứ nói tiếng Việt cũng được.

Tiếng Việt của cháu bà bây giờ giỏi lắm, đi đâu với cháu bà cũng không lo.

Ra xứ người, nhưng bà vẫn mong con cháu giữ nề nếp phong tục quê nhà.

Bà mãi mãi là bà già gốc Việt, sống ở xứ người dẫu cháu còn nhỏ xíu, mặt mũi rặt VN, nhưng trong mắt bà, nó là “Tây“ thực sự, từ cách ăn uống tới suy nghĩ. Còn những đứa con tuy đã lớn, nhưng chúng cũng suy nghĩ hành xử y như người bản xứ.

Bà Ta cháu Tây là điều không thể tránh.

 

Lại Thị Mơ

Ý kiến bạn đọc
21/04/202400:09:54
Khách
Cảm ơn Tác giả đã cho Mình đọc những bài viết hay và rất thật trong cuộc sống
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 552,105
Hồi mới qua Mỹ, tôi phải vừa đi làm vừa đi học để tự trang trải cuộc sống. Tôi được một công ty sửa chữa hàng điện tử, mướn vào làm ca đêm, vì ca ngày đã đầy. Ban đêm đi làm, ban ngày đi học cũng khá phù hợp với lịch trình của tôi lúc ấy. Tôi thuê một phòng trọ nhỏ, chỉ về nhà ngủ vài tiếng mỗi ngày trước khi tiếp tục công việc. Tôi làm việc không kể nặng nhọc hay khó khăn vì so với việc làm hồi còn ở Việt Nam thì sá gì với mấy công việc nhẹ nhàng này. Tôi vào hãng với tinh thần thoải mái vì tôi được làm việc trong một môi trường vui vẻ và tôi yêu thích công việc này. Ngược lại, việc học ở trường thì tôi vật lộn với nó như bò kéo xe lên dốc.
Người xưa có câu "70 chưa gọi là lành", ý nói họa phước của mỗi người tới 70 tuổi vẫn chưa biết được, phải tới khi hết thở thì mới có thể nói rằng cuộc sống của một người tốt xấu, lành dữ, ra sao. Câu chuyện dưới đây là một chuyện có thật về một chuyến du lịch bị trở ngại vào phút chót và những người trong cuộc đã trải qua những thử thách rất khó khăn, giống như họ phải chèo chống một con thuyền mong manh vượt qua cơn sóng dữ...
Hòa thức dậy lúc 5 giờ sáng sau giấc ngủ ngắn từ giữa khuya, căn phòng bệnh viện màu trắng ngà dưới ánh đèn vàng vọt buồn thiu, bên ngoài kia trời còn phảng phất lạnh lẽo của đầu mùa đông, dù mùa đông Seattle không nhiều tuyết tái tê như những nơi miền Đông Bắc nước Mỹ. Hòa vẫn thường ngủ ít và dậy sớm, có lẽ bệnh nhân nào cũng thế, nằm trong bệnh viện khắc khoải lo âu bệnh hoạn, lại thêm y tá nhân viên thường xuyên ra vào cả ngày lẫn đêm ai mà ngủ ngon cho được. Hòa rời khỏi giường, đi ra phía cửa, rồi đi dạo khu hành lang cho đầu óc khỏi suy nghĩ rồi lại buồn lại khóc. Các phòng bệnh đều đóng kín, mỗi bệnh nhân là một thế giới riêng, đau buồn riêng. Cuối hành lang xa xa thỉnh thoảng có bóng dáng vài cô y tá tất bật qua lại, ghé vào phòng nào đó thăm bệnh, lấy máu, đo huyết áp, đưa thuốc... nói chung là đủ thứ của công việc y tá.
Ông ngồi nhâm nhi tách trà, ánh mắt mông lung thả vào khoảng không. Từ tách trà nóng, một làn khói mỏng tỏa lên. Hương sen lãng đãng trong khu vườn buổi sáng, quyện cùng mùi cỏ cây, mùi sương ẩm. Buổi sáng bao giờ cũng là thời khắc êm đềm đối với ông. Không có gì phải vội vàng, ông cứ ngồi như thế, cho đến khi mặt trời lên cao và bình trà cạn nguội ngắc ngơ. Nhưng hôm nay thì khác. Bãi sân trống cạnh nhà là nơi tụ tập đá bóng của bọn trẻ từ sớm. Kỳ nghỉ hè vừa mới bắt đầu, bao nhiêu sự phấn khích cùng với năng lượng tràn đầy dồn vào những cú sút bóng ầm ầm, vào tiếng la hét vang dậy. Rồi cái gì đến cũng đã đến. Một cú sút thẳng chân, hất quả bóng bay qua hàng rào, rơi ngay bàn trà của ông...
... Có nhiều người nói nhổ răng hàm trên, nhất là mấy cái răng cấm thì dễ bị chạm dây thần kinh và về sau sẽ bị “mát dây”, và cũng có vài đứa bà con tôi biết sau khi nhổ răng cấm thì tâm thần rất là bất ổn, nếu không nói là bị bệnh thần kinh. Nhà tôi và mấy đứa con thì nói răng không đau đâu cần nhổ làm gì cho... thêm chuyện; thằng con còn “hù” tôi, kể lại khi nó đi nhổ răng khôn, người ta dùng kềm móc cái răng rồi “đu” người lên mà kéo; ông bố thì “dọa”, coi chừng nhổ răng xong bà không còn nhớ tôi là ai; rồi vài chị bạn tôi kể nhổ răng khôn về sưng đau hành rất lâu, rất mệt v.v... làm tôi hãi quá. Tôi lên “net” tìm hiểu về “lợi và hại của việc nhổ răng khôn” thì có quá nhiều thông tin xuôi chiều và ngược chiều, nên tôi quyết định không nhổ. Cho nó lành...
Trong cuộc đời của mỗi người, bất kỳ ở nơi nào trên thế giới, từ khi có trí khôn, là ta đã mang nợ và phải biết ơn nhiều người- từ Tổ Tiên Ông Bà, người làm ra hạt gạo nuôi ta, Đấng Sinh Thành, đến những Thầy Cô dẫn dắt ta, các cô chú Thương Phế Binh đã bảo vệ chúng ta bằng chính cuộc đời họ, đến bạn bè, người quản lý và giám đốc nơi ta làm việc, đồng nghiệp... người quen người lạ… tất cả mọi người chung quanh, ta đều mang ơn họ, không nhiều thì ít. Và riêng đối với những người được định cư ở quê hương thứ hai, ta còn phải mắc nợ thêm bao nhiêu là người nữa- từ chính phủ, những vị tổng thống, từ những vị giúp những chương trình tái định cư HO, ODP… đến những vị ân nhân bảo lãnh...v.v... trái tim nhân ái của họ bao la vô cùng... Kể ra tất cả những người làm ơn cho ta sẽ không hết - ở đây tôi chỉ xin đơn cử một vài việc rất gần đối với gia đình tôi, với đất nước “Cờ Hoa” đầy tình người này.
Cách đây rất nhiều năm. hồi chị còn đi học đại học ở Mỹ, trong một lớp của chương trình sư phạm, một vị giáo sư hỏi cả lớp trước khi cả lớp chuẩn bị nghỉ lễ Tạ Ơn: - Các bạn sẽ nói lời cảm ơn với ai trong dịp lễ Tạ Ơn năm nay? Các bạn đồng môn của chị nhao nhao, nói sẽ cảm ơn gia đình, thầy cô, bạn bè. Vị giáo sư quay sang hỏi chị có ai để cảm ơn không, dĩ nhiên chị có rất nhiều người để nói lời cảm ơn. Chị nói với vị giáo sư rằng chị rất biết ơn ba má và bạn bè của chị, người đã giúp đỡ chị quay lại trường đại học ở Mỹ. Chị biết ơn nước Mỹ đã cưu mang gia đình chị và giúp đỡ chị về tài chánh để chị được đi học. Chị biết ơn các giáo sư ở Mỹ đã khuyến khích, tận tâm giải thích cho chị những lúc chị không hiểu bài. Chị cảm ơn con trai chị đã giúp chị có động lực để quay lại trường học vì chị muốn làm tấm gương cho thằng Huy-là-con trai của chị. Chị muốn thằng Huy sau này khi lớn lên sẽ đi đại học như rất nhiều di dân gốc Việt khác...
Tôi thức dậy từ 6 giờ sáng lo những việc cá nhân lẹ làng, sau đó thay bộ áo dài cờ vàng lái xe lên San Jose, đến điểm tập họp trước “parking” của Walmart nằm trên đường Story. Vì câu nói của em trai Minh Huy trưởng đoàn Hậu Duệ Việt Nam Cộng Hòa, khi Hoa Nguyễn mời, tôi đã ngại ngùng nói ”Chị già rồi không phù hợp với tuổi trẻ, đường xá xa xôi, vấn đề lái xe trở ngại, chỉ có thể đi tham dự hạn chế”. Minh Huy thưa ”Chị ơi! chúng em rất cần ba thế hệ một tấm lòng ...”. câu nói lễ phép với cả chân tình của tuổi trẻ đầy tha thiết đã động vào trái tim mình, nên tôi quên mất tuổi già không đủ sức khỏe tốt, vượt đường xa mưa gió góp mặt cùng nhóm hậu duệ đi diễn hành Lễ Cựu Chiến Binh Hoa Kỳ.
Một ngày trong tháng 9, 2024, Kim Oanh điện thoại cho vợ chồng chúng tôi, ngỏ ý muốn qua thăm “anh chị”. Chúng tôi cho biết, nếu cần đưa đón, chúng tôi sẵn sàng. Nhưng Kim Oanh trả lời sẽ nhờ người quen đưa đến. Chúng tôi hẹn gặp nhau vào cuối tháng 10, 2024 tại nhà chúng tôi. Kim Oanh là vợ của Trung Úy Không Quân Hoàng Văn Tân, một người bạn tù cải tạo rất thân thiết của tôi trong 2 năm tại Long Khánh. Kim Oanh có lần dẫn vợ tôi cùng nhau thăm lén hai ông chồng trong rừng cao su bên ngoài trại tù ở Long Khánh. Đây là một kỷ niệm không bao giờ quên, vì cả hai cặp có được chút thì giờ “tâm sự” riêng với nhau giữa cảnh màn trời chiếu đất. Anh Hoàng Văn Tân mất vào đầu năm 2016 tại San Diego.
Dân ta ở các tiểu bang miền Tây như Cali, Texas… gọi họ là dân “Mễ” vì họ vào nước Mỹ từ xứ Mexico; các tiểu bang miền Đông như Maryland, Virginia… gọi là dân “Xì”, vì nghe họ nói tiếng Spanish - tiếng gọi khác nhau, nhưng “Mễ” hay “Xì” cũng là di dân từ các nước Trung hay Nam Mỹ. Người Mỹ gọi họ là dân Hispanic hay Latino. “Chuyện dài di dân gốc Mễ”: từ nhà ra phố đến chuyện quốc gia đại sự đều có mặt dân “Xì”; vui buồn, thương cảm hay giận đến căm gan đều có bóng dáng anh “Mễ”...
Nhạc sĩ Cung Tiến