Hôm nay,  

Chợ Trời Ở Mỹ

20/08/202405:00:00(Xem: 2438)

bo-sach-vvnm 

Tác giả Trần Đông Thành hiện sống ở Bắc California. Trước làm nghề Income Tax nay về hưu. Ông đã nhận giải Danh dự Viết Về Nước Mỹ năm 2017. Bài viết dưới đây phác họa vài nét cảnh chợ trời ở Mỹ.

 

*

  

Tôi có thói quen thích đi chợ trời. Mỗi cuối tuần ấn định hai ngày thứ Bảy và Chúa Nhật, chưa kể ngày lễ, tôi rất háo hức mong trời mau sáng để đi chợ trời.
 
Một người bạn ở Mỹ lâu năm chê:
 
- Tao không biết chợ trời có gì hấp dẫn mà lôi cuốn mày đến đó u mê như một tên nghiện? 
 
- Ậy, điều sung sướng mày sao biết được, “Flea market-Chợ trời” mua được nhiều đồ vật lạ, các đồ cổ mày không thể nào mày thấy trong cửa hàng. Không đi mày làm sao cảm hứng thú vị được như tao.
 
*
 
Bạn có thể coi bản đồ hoặc học lịch sử biết được màu sắc, màu cờ các dân tộc nhưng có nhiều sắc dân bạn chưa hề gặp mặt. Thì đây, khu vực Chợ Trời sẽ giúp mình quen biết nhận diện hình dáng, khuôn mặt và bạn có thể trực diện trò chuyện với dân tộc năm châu. Tứ hải giai huynh đệ.
 
Sáng sớm bãi đậu xe thứ tự xe đậu đầy, miễn phí. Người ở khắp nơi đến đó sắp hàng dài mua vé vô cửa. Có nơi 95 cent, nơi 1$ tùy địa phương. Khu sầm uất nơi vài mẫu, nơi vài sào đất.
 
Xã hội Chợ Trời đặc thù là khu thương mãi tự do. Ai đến đó bán buôn cũng được. Giá cả trên trời dưới đất. Hàng hóa tự do. Trả giá thoải mái. Vì vậy, người mua có thể mua được hàng rẻ nhưng cũng có thể mua lầm giá cao tới nóc.
 
Nơi đây quy tụ nhiều dân tộc thế giới như Mexico, France, India, Cambochia... Khách hàng chen chúc, người bán chỉ một cái bàn nhỏ phủ tờ nilon hay giấy báo sơ sài họ bày biện hổn độn, đủ thứ vật dụng nào bông tai, thuốc men, kềm búa, radio, bông hoa, hộp sơn, máy sưởi ấm, computer...
 
Chỗ này một chị quần áo tây phương gọn ghẻ, môi phấn đỏ tươi mặt sáng như trăng rằm, cầm tay một món hàng hỏi giá theo ngôn ngữ chợ trời, nói sao hiểu thì được. Dân tứ xứ mà!
 
- How much is this? Man! (Giá bao nhiêu vậy ông?)
 
Chủ sạp, vo môi, ca tụng hàng của minh:
 
- My flowers all are beautiful! Fresh! You can pay 10 dollars. Really. You cannot find them anywhere! You are lucky! (Bông hoa của tôi đẹp lắm. Rất tươi. Bà có thể trả 10 đồng. Đúng vậy. Bà không thể tìm mua chúng ở nơi khác. Bà rất may đó.)
 
Rồi bắt tay khách hàng lấy lòng khách.
 
- Cheap! Cheap! Hi… hi. (Rẻ! Rẻ lắm!)
 
Khách hàng hàng mặc cả:
 
- Two dollars. OK? (Hai đồng được không?)
 
Hắn quéo môi chử O méo xẹo:
 
- Tomorrow! (Ngày mai)
 
Đó là cách từ chối khéo như câu chuyện ngụ ngôn “Mai ăn khỏi trả tiền” của người Việt mình vậy. 
 
Trải tấm nhựa láng giản dị quảng cáo hàng bán rẻ “Everything must go! Cheap! Cheap! Tomorow don’t have it. Guarantee!” (Mọi thứ phải bán hết! Rẻ! Rẻ! Ngày mai không còn nữa. Bảo đảm!)
 
Nơi đây bố trí như một thành phố thương mại. Kiến trúc đường xá bằng những hàng dọc. Ngôn ngữ Việt, Tàu, Miên, Lào... kêu loa ầm ĩ!
 
Ngập người qua lại, ở xa trông như các tầng lớp sóng biển ùa tới, khi động, lúc thì vơi. Thật là một đô thị ồn ào và náo nhiệt. Thanh thiên bạch nhật. Nắng không mái che. Mưa không chỗ đục.
 
Cười nói rao hàng nghe điếc tai. Ông già bà cả đi xe đẩy, trẻ con cười toe toét, cô cậu lựa hàng trả giá ỏm tỏi để mua được hàng rẻ hoặc chủ buôn nói giá cao để được lợi. Đầy đủ ngôn ngữ Tàu, Phi, Miên, Anh, Pháp...Người mặc ríp (váy), kẻ quần áo Tây, áo thun quần đùi; người mình trần trùi trụi.         
 
Các gian hàng san sát nhau. Hàng bán khác nhau, mới cũ lẫn lộn. Khu quần áo triển lãm đủ kiểu, đủ hạng, đủ giá.
 
Từ khi có mặt người tỵ nạn, họ ra bán trên các sạp rau cải, bày hoa quả như cà pháo, dấp cá, ổi, táo, nho, thơm, xoài, dưa hấu, mít..
 
Đặc biệt hàng bán nón treo lủng lẳng các dây nón thòng xuống đất, từng xâu Beret đủ màu, mũ lưởi trai, nón phi công, nón cao bồi và đặc trưng nón lá Việt Nam từng xấp một.
 
Quầy sang trọng bán nữ trang trưng bày “cả rổ” toàn đồ giả, rẻ sìn. Son phấn lòe loẹt. Viết chì vẽ chân mày bay bướm. Người bày ra bàn ghế, xe máy, dao kéo, giường ván, nệm cũ có cái lốm đốm tì dấu đen đúa rất là dơ bẩn, vậy mà cũng có người mua.
 
Tại đây bạn có thể mua được hàng mà không thể mua trong tiệm. Cũng có món hàng bạn mua 5 hay 10 đồng mà giá ở tiệm lên đến 100, 200. May rủi!
 
Có hạng người buôn bán vì sinh kế. Có người rất sang trọng, giàu có, ra bán là để mua vui, giết thì giờ. Kẻ đi chợ trời như đi du lịch. Giải trí chớ không mục đich sắm đồ. Cần gì thì cứ tới đây “lục lạo” bạn sẽ được như ý muốn.
 
Đang đi thì có tiếng còi tu-huýt của security rượt theo một thanh niên chạy bán sống bán chết.
 
Người đi đường nói:
 
- Cướp giựt đồ!
 
Bạn tôi nhăn mặt bất mãn.
 
- Xứ Mỹ văn minh mà cũng có nạn cướp! Gớm!
 
 
Trần Đông Thành

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 551,881
Khi ba vừa bước chân vào nhà Tưởng các con vui khi gặp ba Nhưng trong ánh mắt con, ba hiểu Ba chỉ là một bóng hình xa... Cũng phải ba năm anh mới trở lại thành phố này, nơi anh đã từng ở và có rất nhiều kỷ niệm, hơn thế nữa, có hai đứa con anh đang sống. Cuộc sống mới bận rộn đã ràng buộc anh, với khoảng cách đường dài mười tiếng lái xe và anh nghĩ các con đã đầy đủ với số tiền cấp dưỡng hàng tháng nên chuyện thăm nom chúng không là điều bắt buộc. Dù đã dứt lòng khi ra đi nhưng khi lái xe về những con đường cũ, khu phố cũ, anh không khỏi cảm thấy man mác buồn...
Năm 2007, lúc 64 tuổi tôi mới có đứa cháu ngoại đầu tiên là Brandon, hai năm sau thì có Allison, em của Brandon. Mãi đến năm 2019 thì đứa cháu nội Charlie mới ra đời. Lúc này tôi đã 77 tuổi. Hai năm sau, chính xác là ngày 05/12/2021 em gái của Charlie là Emma chào đời. Vậy là tôi có đủ hai cháu nội và hai cháu ngoại, trai gái vẹn toàn, không còn hạnh phúc nào hơn. Charlie là cháu đích tôn. Tôi thì không quan trọng lắm cái chuyện đích tôn hay không đích tôn, trai hay gái, nội hay ngoại vì tất cả đều là cháu tôi, không lý do gì mà tôi thương đứa này ít, đứa kia nhiều. Chắc cũng có người nói tôi ba gai, tôi bướng bỉnh. Không sao. Tôi có quan điểm riêng của mình: Không nên kỳ thị, phân biệt đối xử với con, cháu của mình vì điều đó đã lỗi thời từ thuở phong kiến theo quan niệm Nho Giáo ở đâu bên Tàu, rồi ông nội, ông ngoại, ông cố của chúng ta bị ảnh hưởng.
... Chuyện qua đi, chỉ khác cái chào xã giao hàng xóm khi chạm mặt, cả tôi và anh đều thăm hỏi nhau thêm vài câu vô thưởng vô phạt về sức khoẻ, việc làm, thời tiết… Tình hàng xóm ở Mỹ lạt như nước ốc, anh ta thán hàng xóm Mỹ của anh kỳ thị, anh nướng thịt thơm mà, sao họ làm ra vẻ khó chịu với mùi hương… Tôi kể cho anh nghe về hai nhà người Mỹ ở hai bên nhà tôi. Họ tốt thật chứ không giả vờ khi họ thấy tôi làm việc gì hơi quá sức, họ hỏi tôi có muốn họ giúp không? Nếu trả lời có thì họ giúp tận tình. Người Mỹ tốt, không nói khác được. Nhưng người Mỹ không dễ chơi vì tôi làm việc gì chỉ cần hơi trái ý họ là họ kêu cảnh sát! ...
Luật mới của Tiểu Bang California, những người trên 70 tuổi khi xin gia hạn bằng lái xe thì đều phải thi lại bài thi viết. Nghe nói có nhiều người thi rớt lên, rớt xuống vài lần mới thi đậu được bài thi viết. Tôi thì cũng trong hoàn cảnh đó, nên rất lo sợ, không biết mình có thể lấy lại bằng lái xe được không? Xin đừng lo lắng! DMV đã có một chương trình thi online giúp cho người trên 70 tuổi thi lại bằng viết để xin gia hạn bằng lái xe “Bảo đảm đậu”.
Hồi tuần trước, cuối ngày làm việc, cháu trai của Khánh Vân là Huy Khang (HK), tên nhà là Tày, gọi điện thoại xin FaceTime. Khi hai màn hình video vừa hiện lên và nhìn thấy mặt nhau thì HK liền hỏi “Má Hai khóc với Tày được không?” Tôi nghe xong vừa ngạc nhiên vừa thương quá chừng quá đỗi. Huy Khang là một bé trai hoạt bát, rất có tình và rất biết để ý đến mọi người và mọi thứ xung quanh. Tuy nhiên, trong mười hai năm qua, từng năm tháng lớn lên, có lẽ đây là lần đầu tiên tôi nghe HK hỏi một câu bất ngờ như vậy.
...Tao biết, nhưng đó là phong cách Mỹ, cái kiểu Mỹ. Mỹ tụi bay cứ như dân du mục, nay ở chỗ này mai đi xứ khác, công việc cũng xoành xoạch thay đổi. Tụi Việt tao thì ngược lại, sống an cư lạc nghiệp. Nhà ở đâu việc ở đó, có ở yên thì mới an tâm làm việc, chỉ khi nào hoàn cảnh bức bách lắm mới nhảy! Cái khái niệm an cư lạc nghiệp ăn sâu vào tiềm thức người Việt chúng tao...
Từ ngày qua Mỹ, tôi có nghe nói về Đại hội Thánh Mẫu Missouri. Xem YouTube rất nhiều, cho mãi tới lần thứ 44 năm ngoái 2023 tôi mới có cơ hội được tham dự. Chỉ cần bỏ vô Google: Đại hội Thánh Mẫu Missouri 2024. Bạn sẽ biết mọi chi tiết...Vào YouTube các bạn sẽ thấy chương trình ĐHTM Missouri được lưu giữ hàng năm. Trăm nghe không bằng mắt thấy. Một số tiểu bang cũng có tổ chức đại hội Thánh Mẫu, nhưng ngắn gọn hơn ở Missouri. Một cuộc cắm trại khổng lồ kết hợp hành hương và tham gia hội chợ với đủ mọi sinh hoạt vui chơi...
Nhìn từ thủ đô Hoa Thịnh Đốn về Thái Bình Dương, thì Arizona là một trong mười ba tiểu bang thuộc miền tây Hoa Kỳ, nhưng cư dân California đi thăm Arizona phải lái xe trên xa lộ 10 East, nên cuộc hành trình của bốn thành viên Việt Bút tạm gọi là cuộc Đông Du. Bài viêt ngắn sau đây lại mang một nhan đề “dao to búa lớn” là “Đông Du Ký”, thật ra chỉ ghi lại năm ngày du ngoạn ba địa điểm du lịch trong số rất nhiều thắng cảnh độc đáo nổi tiếng của tiểu bang “Nhiều Nắng”.
Tác giả Trần Kim Bằng, cư dân vùng Little Saigon là một nhạc sĩ, đã phát hành tập nhạc và CD Duyên. Bài Viết Về Nước Mỹ đầu tiên của ông vào năm 2015 là một hồi ký về hành trình vượt biên đường bộ năm 1980. Sau đây là bài viết kế tiếp của ông ghi lại một số cảnh đẹp và sinh hoạt của một vài thành phố ở quận Cam, California.
Cụ Chúc cầm bài thơ nhớ vợ ôm lấy ngực, chao đảo đến cạnh bên cửa sổ, đưa mắt buồn bã ngó ra sau vườn. Mùa Đông lại đến, mặt trời yếu ớt, không nhô được qua khỏi các mái nhà bởi mây đen vần vũ, bầu trời u ám. Cây trơ cành trụi lá đứng sừng sửng nom cô độc đến tội nghiệp. Một cơn gió thoảng qua, chiếc lá vàng độc nhất còn sót lại trên cành vừa chao mình âm thầm rơi xuống mặt đất một cách lặng lẽ, buồn thảm như cuộc đời cụ lúc tuổi xế chiều. Cụ tự ví mình như chiếc lá vàng cô độc, không biết đến bao giờ thì nhắm mắt buông xuôi?
Nhạc sĩ Cung Tiến