Hôm nay,  

Con Đành Buông Tay

30/05/202500:00:00(Xem: 1862)
 
bo-sach-vvnm hình trang nhất
Bộ sách VVNM
  
Là con của một sĩ quan tù cải tạo, tác giả Lê Xuân Mỹ đã góp vào giải VVNM những bài viết xúc động từ năm 2019. Ông đã nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2019 và giải Vinh Danh Tác Phẩm 2021. Với bài viết “Giọt Lệ Biết Làm Sao Ngưng” tưởng nhớ hai người bạn Phạm Phúc-Hạnh Nguyên vừa qua đời, là nạn nhân của một vụ giết người ngày 1 tháng 6 năm 2023 gây thương tâm kinh hoàng cho cộng đồng người Việt Bắc Cali, ông đã đoạt giải Chung Kết VVNM 2023. Sau đây là bài viết mới nhất của Ông như một nén hương lòng của một người con chí hiếu gửi đến người mẹ thân yêu vừa từ trần. Việt Báo Viết Về Nước Mỹ thành kính phân ưu cùng gia đình tác giả Lê Xuân Mỹ.
 
***
 
Mẹ Ơi, con đành buông tay cho Mẹ về bên Ba!
 
Là con trai trưởng trong một gia đình có chín anh em, tôi sống với Mẹ trong hầu hết bảy mươi bốn năm đời mình. Chỉ có hai lần tôi phải xa Mẹ lâu nhất, mỗi lần tám năm, đều liên quan đến nước Mỹ và Mẹ.
 
Lần thứ nhất từ năm 1991 khi Mẹ đi tỵ nạn Hoa Kỳ theo diện H.O. Tôi kẹt lại quê nhà cho đến cuối năm 1998 mới đi đoàn tụ gia đình theo diện ODP. Đi hay ở, một quyêt định không phải dể dàng với tôi lúc bấy giờ. Những năm chín mươi sau những tháng năm sống vất vả, cay đắng và tủi nhục để kiếm sống và tồn tại, đứa con một sĩ quan tù cải tạo, nhờ thời kỳ mở cửa, các công ty nước ngoài lần lượt vào Việt Nam, tôi được làm việc cho văn phòng đại diện công ty Hoa Kỳ AMP tại Việt Nam. Mức lương 700 USD của một giám đốc kỹ thuật hồi đó là một con số rất lớn nếu so với đồng lương 50 USD của một kỹ sư mới ra trường. Văn phòng tại Việt Nam chỉ có một ông trưởng  đại diện người nước ngoài, mỗi tháng qua Việt Nam một lần, còn lại nguyên văn phòng to đùng ở đường Võ Văn Tần trung tâm Quận 3 Sài Gòn chỉ mình tôi với một cô thư ký, một phụ tá, một tài xế, một nấu ăn và một bảo vệ.
 
Công việc nhẹ nhàng, lương cao, nên khi nhận giấy chấp thuận qua Mỹ định cư, tôi đã do dự xin hoãn hai lần. Cũng khó trách tôi vì lúc đó đã gần năm mươi, con cái đứa đang học đại học, đứa lớp tám, cuộc sống ổn định. Qua Mỹ, một vợ ba con phải làm lại từ đầu ở cái tuổi mà bạn bè qua trước sắp sửa về hưu, một quyết định không phải dễ dàng. Nhưng rồi cuối cùng tôi vẫn ra đi bỏ lại Ba nằm đơn độc trên mảnh đất nhỏ quê Ngoại. Đi vì vết thương mất Ba không bao giờ nguôi ngoai và đi vì nhớ Mẹ, người tôi mãi thương yêu và là người yêu thương, che chở  tôi suốt đời. Chưa một lần hối tiếc dù  nếu phải quay lại thời gian, vẫn cũng sẽ như ngày xưa, cùng vợ con bỏ nhà xa xứ.
 
Lần thứ hai xa Mẹ cũng tám năm dài đằng đẵng. Từ năm 2000 đến năm 2008. Lần này cũng liên quan đến nước Mỹ vì tôi rời Mẹ để đến California lập nghiệp. Cũng là một quyết định không dễ dàng khi mà sau gần hai năm định cư tại thành phố Tulsa bang Oklahoma, gia đình tôi đã có một cuộc sống ổn định và an bình. Thành phố đất rộng người thưa, dân chúng hiền hoà. Có nhà riêng, có việc làm, con cái đều đã đi học. Không giàu có nhưng cả gia đình đang dần hòa nhập vào cuộc sống trên miền đất mới. Cộng đồng người Việt không nhiều bằng ở Cali hay Texas nhưng cũng không phải ít. Chợ, nhà thờ, chùa, tiệm ăn… người Việt đều có đủ. Vì vậy khi bàn về chuyện di chuyển về San Jose, hỏi mười người hết chín người cản ngăn. Vật giá, nhà cửa, mọi thứ nơi đó đều đắt đỏ thuộc loại nhất nhì nước Mỹ.
 
Nhưng ưu tư nhất của tôi vẫn là Mẹ. Mới đoàn tụ được chưa bao lâu lại tính chuyện chia tay. Tôi cứ mãi ray rức, cứ chần chừ nửa ở nửa đi. Chưa đi mà Mẹ cứ hễ gặp là khóc, là thở vắn than dài: “Cứ tưởng qua đây là sum vầy, giờ bây lại bỏ đi, Mẹ sống sao đây?”. Mỗi lần gặp, nghe Mẹ nói là thắt cả ruột gan. Nhiều khi cũng muốn buông, an phận để sống đời bình yên bên Mẹ. Nhưng rồi nỗi khao khát được làm việc, được cống hiến đúng với khả năng và mộng ước của mình, tôi đành phải cắn răng, gạt lệ xa Mẹ. Lần đầu tiên trong đời tôi cảm thấy mình là một đứa con vô cùng bất hiếu.
 
Nhưng thời gian xa Mẹ cũng vừa đúng tám năm. Tám năm với thật nhiều đổi thay. Mẹ bị bệnh lãng trí người già Alzheimer. Mẹ thay đổi tính tình,  hay bỏ nhà ra đi, thế là Mẹ lên San Jose sống với tôi. Hy vọng với khí trời ấm áp, người Việt đông đảo, thức ăn quen thuộc, Mẹ sẽ đỡ nhớ nhà, bệnh sẽ khá hơn. Đúng lúc tôi nằm nhà dưỡng bệnh do một tai nạn lao động tại hãng làm. Cái rủi, cái may cứ quyện vào nhau. Nhờ được ở nhà nhưng vẫn có tiền sinh sống do bảo hiểm workercomp trả , tôi có thời gian ở bên Mẹ, nếu không, không biết Mẹ ở nhà một mình, ai lo.
 
Cứ thế ba thế hệ chúng tôi đã sống cùng nhau vất vả nhưng hạnh phúc trong một căn nhà nhỏ ở thành phố Milpitas. Bà một phòng, con một phòng, cháu gái một phòng, hai thằng cháu trai hai sofa phòng khách. Nhà chật nhưng ấm cúng. Mẹ lúc đó mới bắt đầu quên quên nhớ nhớ nhưng vẫn chưa nặng lắm, nên chuyện chăm sóc Mẹ cũng còn dễ. Lúc quên Mẹ lặng lẽ một mình, lúc tỉnh táo, Mẹ hay ngồi nhắc chuyện xưa. Ngày tháng hiện tại thì mơ hồ lãng đãng nhưng chuyện ngày xa lắc xa lơ Mẹ nhớ như in. Mẹ vẫn còn nhớ cái thời làm chim xanh cho hai bà chị, thậm chí còn nhắc đúng tên ông Ngoại Bà Ngoại, cả tên người anh chết thời Việt Minh mấy chục năm về trước. Và nhất là luôn nhớ đến Ba. Bà vẫn còn khóc, vẫn còn có thể suốt ngày  kể chuyện lúc hai mẹ con ngồi vuốt mắt Ba lần sau cùng trong căn nhà tranh ẩm ướt tại trại tù Vĩnh Phú. Cái ngày mà tôi tưởng trong cơn điên loạn, Mẹ đã định bỏ tôi để chết theo Ba.
 
Thân mẫu của TG Lê Xuân Mỹ_hình trong bài
Thân mẫu của TG Lê Xuân Mỹ
Có quá nhiều kỷ niệm với Mẹ, từ những tháng năm hạnh phúc vui vẻ trước 1975, đến những gian khổ, cay đắng nhọc nhằn sau mất nước và rồi những ngày lưu lạc trên quê người. Kỷ niệm quá nhiều phải không Mẹ. Hai mẹ con mình đã bên nhau qua suốt một chiều dài theo vận nước nỗi trôi. Không biết là may mắn hay bất hạnh mà cả hai chúng tôi đều cùng nhau trải qua từ những tận cùng của hạnh phúc đến những tận cùng của khổ đau. Đã cùng chứng kiến giây phút Ba lìa đời. Đã cùng ngồi rửa từng lóng xương chưa khô trong cái giá lạnh của đêm khuya nơi tận cùng biên giới. Thời gian bên nhau quá nhiều nên con thương Mẹ và Mẹ cũng thương thằng “Cu Mỹ” này nhất cũng là phải thôi.
 
Nhớ đến Mẹ càng thương Mẹ người đã ở bên tôi từ hồi còn đỏ hỏn, theo Ba xuôi Nam. Cho đến khi tuổi già sức yếu, khi nhớ khi quên, Mẹ vẫn là người đem đến cho tôi những khởi đầu trên con đường viết văn. Không nhờ có những kỷ niệm cùng Mẹ  chắc tôi sẽ không có ngày tham gia Viết Về Nước Mỹ của Việt Báo.
 
Thật ra tôi biết đến Việt Báo và mục Viết Về Nước Mỹ từ năm hai ngàn, năm đầu tiên tôi mớí chân ướt chân ráo từ Tulsa qua San Jose làm việc cho hãng KLA-TENCOR. Dân tech Việt Nam chúng tôi thường ít ăn trưa của nhà hàng trong công ty. Một phần vì thức ăn không hợp khẩu vị một phần vì đắt đỏ. Healthy thì chắc là healthy nhưng nhạt nhẽo, khó ăn và không chắc bụng tí nào. Chúng tôi thường đem theo đồ ăn trưa và mỗi thứ Sáu cuối tuần cùng nhau đi ăn bên ngoài.
 
Hồi đó có phở Nam, food to go thì Hương Lan hoặc Dakao Sandwich. Trước tiệm phở có đặt mấy thùng đựng báo nhưng tôi cũng không để ý lắm. Chỉ có một lần như lệ thường ăn xong tụi tôi ra trước cửa tiệm. Đứa hút thuốc, thằng xỉa răng. Tự nhiên xuất hiện một ông homeless mình trần trùng trục, đạp chiếc xe cũ xì, xẹt đến đậu cái cụp trước thùng báo. Tay bỏ đồng xu, tay mở cửa lấy ra nguyên một xấp báo dày cộm bỏ trên nắp thùng. Tưởng sao, ông này chỉ rút ra đúng một tờ rồi lên xe chạy mất. Đúng là đồ điên. Tò mò tiện tay tôi vói lấy một tờ. Đó là tờ Việt Báo đầu tiên tôi đọc trên đất Mỹ. Kể mà đến bây giờ vẫn còn thấy ốt dột, đọc ké mà không trả dồng xu nào.
 
Đã lâu chưa đọc lại báo tiếng Việt, đem về nhà hai vợ chồng lướt một lèo hết nguyên tờ báo. Và tôi biết đến mục Viết Về Nước Mỹ từ ngày đó. Thế là mỗi khi có báo mới tôi đều, dĩ nhiên phải bỏ tiền mở thùng báo, lấy ra đúng một tờ. Mục đầu tiên tôi đọc vẫn là Viết Về Nước Mỹ. Không phải để dự thi (hồi đó có viết gì mà thi với thơ). Đọc chỉ vì thấy những câu chuyện thật gần gũi và quen quen. Đọc để tìm thấy một phần đời của mình trong đó, phần đời của những đứa con xa quê hương. Đọc chỉ là đọc vậy thôi chứ không nghĩ có ngày mình sẽ viết, sẽ gừi bài đăng báo. Dân ban B mà, giỏi toán giỏi tech thì có chứ văn thì thôi xin bái. Thời đi học ráng làm vài bài thơ con cóc gửi nàng còn bị vất sọt rát, huống chi bàn đến văn với chương, chữ với nghĩa.
 
Nhưng rồi chuyện Viết Về Nước Mỹ tình cờ lại đến cũng vì liên quan đến Mẹ tôi. Một lần lúc đưa bà đi bộ qua thăm đứa cháu bên kia đường, bỗng nhiên Mẹ vấp chân quỵ xuống. Cú ngã tưởng chừng như vô hại lại làm bà gãy xương đầu gối. Thế là Mẹ được đem vào bệnh viện Regional mỗ nối xương. Đó lần đầu tiên Mẹ nằm bệnh viện tại San Jose. Mỗi ngày tôi vào bệnh viện ở với bà đến chiều tối. Đúng như cổ nhân thường nói, rảnh rỗi sinh nông nổi, ngồi không không biết làm gì, đem laptop ra gõ. Định viết nhật ký cho qua thời gian. Cứ thấy gì viết đó. Chuyện của Mẹ trong bệnh viện thì kể hoài không hết. Ở có mấy ngày mà từ mấy cô y tá, y công đến bác sĩ ai cũng biết đến cái bà người Huế nhỏ nhắn nhưng “trouble maker” này. Bác sĩ nói chưa bao giờ thấy một bệnh nhân tám chín chục tuổi mà cứng cỏi và ngang bướng như bà.
 
Ai đời mới mổ nối bốn mảnh xương đầu gối buổi chiều, thường bệnh nhân phải mất rất lâu mới cử động vì rất đau, thế mà buổi tối bà đã bước xuống giường đòi đi vệ sinh. Cản mấy cũng không được. Bảo nằm tiêu tiểu trên giường nhưng Mẹ đâu có nghe. Hình như căn bệnh Alzheimer làm bà không biết đau là gì. Thế là cứ thích là rục rịch bước xuống, y tá lại chạy qua cản lại. Biểu cần gì cứ bấm chuông nhưng bà có nhớ gì đâu mà bấm. Thế là nửa đêm phải dời giường bà qua phòng ngay trước cửa phòng trực cho dể theo dõi. Cũng không xong chi, đêm sau sợ bà té, cử luôn một y tá ngồi cạnh gíam sát, cho chắc ăn. Cứ vậy năm sáu ngày trong bệnh viện tôi chứng kiến biết bao nhiêu chuyện liên quan đến Mẹ. Thế là viết bài” Mẹ Tôi Nằm Viện ở Mỹ”. Viết xong gửi cho bạn bè trong nhóm cùng lớp thời trung học. Cô bạn từng có bài đăng trên mục VVNM bảo, ông viết cảm động quá, gửi cho Việt Báo đi, biết đâu ông được mười ngàn tha hồ khao bạn bè.
 
Không biết vì ngây thơ nghe lời xúi dại của người bạn, hay ảo tưởng về ngày được lên bục nhận giải, tôi hì hà hì hục đọc đi đọc lại, bới lông tìm… lỗi chính tả , sửa đi sửa lại cả chục lần rồi gửi cho cô Hằng Nguyễn mục VVNM. Gửi đi rồi chờ đợi. Có báo mới ra là đem về hồi hộp mở ngay trang VVNM, rồi thất vọng, rồi lại tự mình an ủi, hy vọng lần sau. Chờ đợi đến mỏi mòn, cuối cùng cái ngày trọng đại của thời tập tễnh viết văn cũng đến. Bài xuất hiện trên tờ báo ngày mười một tháng Năm năm hai không mười chín.
 
Đầu xuôi đuôi lọt. Thì ra viết cũng không đến nỗi khó quá như mình nghĩ. Viết như nhà văn nhà thơ Nhã Ca, Trần Dạ Từ mới khó chứ viết kiểu Viết Về Nước Mỹ cũng đơn giản thôi. Cứ người thật chuyện thật, thấy gì viết đó. Khóc thì cứ khóc, cười thì thoải mái cười. Viết kiểu này hình như hợp với dân toán của tụi tôi. Cứ như một với một là hai, đừng mơ mộng biến thành ba bốn là được. Đừng như mấy ông văn sĩ, cả đời chưa từng yêu ai mà cứ suốt ngày anh, anh, em, em rồi thất tình thương, thương, nhớ, nhớ.
 
Kể xong về Mẹ, nhìn chung quanh thấy mấy đứa cháu ngoại sao đáng yêu quá, viết ngay “ Bật Mí Chuyện Vui Ông Ngoại”,  thấy vợ suốt ngày vất vả, viết tiếp “Chỉ Vì Yêu Anh”. Hết viết về Vợ, nhớ Cha thì viết về Ba “Ba Tôi Và Trại Tù Vĩnh Phú”.  Sau Cha  viết tiếp về con. Cứ lần lượt như thế đem những kỷ niệm của gia đình dàn hết lên trang giấy. Càng nhớ, cảm xúc càng dâng trào, kèm luôn nước mắt. Hết chuyện gia đình lại viết về bạn bè, Thầy Cô. Đôi lúc ngồi một mình trong góc vườn tịch mịch giữa đêm khuya, lại nhớ về một thời thơ ấu, nhớ về một quê hương ngàn đời yêu dấu đã mất, cảm xúc dâng trào và “Những tháng ngày đen tối”, “Đi Hốt Cốt Cha Từ Trại Tù”… ra đời.
 
Nhưng có đi loanh quanh với những chuyện liên quan đến gia đình, bạn bè và nước Mỹ cuối cùng đề tài cũng quay về với Mẹ. Người Mẹ vĩ đại của tôi. Những chuyện về Mẹ muôn đời không kể hết. “Alzheimer Với Mẹ Cũng Là Một May Mắn”, “ Mẹ Tôi, tuổi Canh Ngọ” ra đời trong những ngày một đứa bé “thất thập cổ lai hy” sống với Mẹ già U100 nhớ nhớ quên quên. Viết về Mẹ trở thành một nhu cầu như ăn như uống. Mỗi lần viết là một lần tôi sống lại một thời bên Mẹ. Lúc nào cũng xúc động bồi hồi không cầm được nước mắt vì tôi biết mỗi ngày trôi qua, bệnh Mẹ sẽ nặng thêm, quãng đời chúng tôi bên nhau sẽ càng ngắn lại.
 
Mẹ càng lúc càng chìm đắm trong cái quá khứ sâu thăm thẳm của Mẹ. Có những đêm Mẹ thức dậy trong bóng tối, một mình nói chuyện với tấm ảnh của Ba của Ngoại trên bàn thờ. Không ít những lần Mẹ trở thành một người thật khác lạ, kéo nguyên một tấm nệm để chắn cửa phòng vì sợ có người vô giết mình. Bệnh hoang tưởng của Mẹ mỗi ngày một nặng thêm. Tôi biết ngày tôi mất Mẹ đã không còn xa. Biết nhưng không làm gì được, chỉ còn mong thời gian qua thật chậm. Nhưng dù có chậm đến bao nhiêu thì cũng đến ngày tôi đành phải buông tay cho Mẹ về bên Ba. Đến cái thời khắc mà đáng lẽ không vì chín đứa con còn nhỏ dại Mẹ đã theo Ba bốn mươi bảy năm trước. Từ lúc Ba rời xa Mẹ đã không một ngày sống cho riêng mình. Nén chặt nỗi đau quá khứ và những giọt lệ cay, Mẹ đã kiên cường thay Ba đem trọn đàn con chín đứa đến bến bờ tự do.
 
Thôi thì Mẹ ơi, bây giờ đã đến lúc Mẹ sống cuộc đời của Mẹ. Ở lại trần gian chúng con sẽ sống tốt. Cứ yên lòng ra đi và xin đừng ngoảnh lại. Nếu không, con sẽ không đành lòng buông tay, Mẹ ơi!
  
San Jose ngày xa Mẹ 2/5/2025
 
Lê Xuân Mỹ
 

Ý kiến bạn đọc
12/06/202520:42:48
Khách
Cảm ơn Tác giả một bài viết hay, va cảm cảm động🙏🙏🙏
31/05/202511:52:12
Khách
Bài viết rất hay. Xin chia buồn với tác giả.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 206,298
Một cô bé Mỹ lai Việt, khoảng 12-13 tuổi với mái tóc dài ngang vai quăn tự nhiên, ôm lấy khuôn mặt bầu bĩnh, đôi mắt nâu tròn to, vai đeo một ba lô khá nặng so với thân hình mảnh khảnh của mình, hai tay ôm một em bé còn rất nhỏ chừng hai, ba tháng tuổi, cô bé đứng trong đuôi người nối dài xếp hàng ở trước cửa ngân hàng Bank of America, trên đường Harbor, Garden Grove, California chờ đến lượt mình. Những người đứng chờ phía trước thấy cô bé có con nhỏ bèn nhường chỗ để cô bé được tiếp sớm hơn, ai cũng tò mò nghiêng người nhìn vào bên trong lớp vải quấn đứa trẻ xem thử đứa bé ấy là con gái hay con trai, lớn nhỏ ra sao, có bà người Mỹ đứng sát bên lên tiếng: - Chắc cháu bé mới hơn hai tháng phải không? Còn nhỏ quá bế ra đây làm gì? - Sao không để nhà cho mẹ cháu giữ nó? Khuôn mặt của cô bé một chút ngỡ ngàng, lo lắng nhìn xung quanh không biết phải trả lời ra sao, chỉ yên lặng cúi nhìn đứa trẻ đang say giấc trong tấm khăn hồng êm ấm.
Ngôi nhà nằm ở một vùng ngoại ô, khuất sau những tàng cây cổ thụ, phủ đầy rêu phong và ký ức. Mỗi viên gạch, mỗi góc tường, đều như đang thì thầm câu chuyện về một gia đình đã từng hạnh phúc, ấm êm. Ông Lâm, với mái tóc bạc phơ như sương tuyết và dáng người gầy gò, liêu xiêu theo năm tháng, ngồi lặng lẽ trên chiếc ghế mây cũ ở hiên nhà. Chiều tà buông xuống, nhuộm tím cả khoảng sân, mang theo hơi lạnh se sắt của cơn gió trở mùa, lay lắt những cánh hoa đỗ quyên đỏ thắm trước ngõ, như ngọn lửa nhỏ đang cố gắng níu giữ hơi ấm sắp tàn lụi. Mỗi cơn gió đi qua, ông Lâm lại khẽ rùng mình, không phải vì lạnh, mà vì nỗi cô đơn quạnh quẽ đang bám riết lấy ông từ hai năm nay. Từ ngày người vợ yêu quý của ông về với đất.
Mùa Hạ đã bắt đầu báo hiệu, các loài hoa thi đua nở đủ màu sắc tươi vui. Anh Quang bước ra sân theo tiếng gọi của vợ nhờ bưng phụ mấy chậu hoa quỳnh lên bệ cao, vì muốn ngắm nét đẹp của loài hoa trang đài đang nở hàng chục đóa hồng và vàng. Bé LiLy bước chân cao chân thấp đi theo cha cười hồn nhiên.
Có những người Cha tôi đã gặp Hiến dâng đời, phục vụ tha nhân Sáng danh Chúa, sống Phúc Âm Gieo lời Chân Lý xa gần nơi nơi … (KL) Đó là những vị linh mục mà tôi đã có dịp tiếp xúc trong thời gian bốn năm sống ở trại tỵ nạn Thái Lan. Nói về các Cha thời tỵ nạn thì có rất nhiều điều muốn nói, nhưng có nói thêm trăm ngàn lời cũng vẫn chưa đủ. Ở trại, chúng tôi may mắn có được các Cha người Việt Nam (cũng là nguời tỵ nạn vượt biên). Các Ngài là những người khởi đầu lập nên nhà thờ đơn sơ đầu tiên nơi trại cấm Panatnikhom, viết tắt là Panat, (gọi là Trại Cấm vì chúng tôi là những thuyền/bộ nhân đến trại tỵ nạn sau ngày Cao Ủy tuyên bố đóng cửa không nhận người tỵ nạn, nên chúng tôi bị xem là bất hợp pháp, phải ở Trại Cấm chờ nước sở tại thanh lọc, xét duyệt tư cách tỵ nạn).
Trải qua bao thời gian, những người bạn cũ rời xa, những người bạn mới xuất hiện, nhiều khuôn mặt đến, rồi đi, như nước chảy qua cầu. Vậy mà có một khuôn mặt đặc biệt, ở lại rất lâu trong góc trái tim tôi, một nhỏ bạn thật đặc biệt. Đặc biệt, là vì nó là... người Nga. Tôi đã từng có ác cảm với dân tộc Nga, từ những ngày trước năm 1975, là năm đổi đời, đổi hướng tương lai của đa số dân tỵ nạn cộng sản. Ác cảm là vì, giống dân từ một quốc gia xa lạ và rất xa trên bản đồ trái đất, đầu tiên tạo ra chế độ Cộng sản, lại đầu độc cả thế giới qua cái chủ nghĩa Cộng sản ác nhân thất đức.
Thưa anh Don, tôi biết hương hồn anh đang hiện diện quanh quất đâu đây, trong khán phòng này và nghe được những lời tôi nói. Cảm ơn anh đã luôn là người hàng xóm tốt bụng. Anh thường xuyên cắt cỏ cho khoảng sân trước nhà chúng tôi khi cắt cho nhà anh. Không chỉ cắt thôi đâu quý vị, anh còn tỉa rồi thổi bằng máy thổi sạch bóng, từ sát cửa ra vào đến sân xe chạy. Lần nọ, nhà chúng tôi bị bể ống nước, ngập lụt ngoài phòng khách lên tận mắt cá, anh là vị cứu tinh đã khóa nước trước khi chồng tôi kịp về nhà. Bao lần chúng tôi quên đóng cửa “garage” qua đêm, anh luôn nhắn tin cho tôi “Cửa garage nhà chị còn mở đó nhe.” Tôi cảm thấy rất hổ thẹn vì chưa mời anh được một bữa ăn Việt Nam! Tệ thật! Tôi có mua biếu anh hộp bánh vào dịp Noel mấy năm nhưng nhìn lại thấy không đủ so với những gì anh đã làm cho gia đình tôi! Nhưng tôi vĩnh viễn không còn dịp nữa rồi!
Hàng năm, cứ qua giữa tháng Năm là nước Mỹ lại bắt đầu rộn ràng hơn cho ngày lễ hội Memorial Day sắp tới! Các “florist centers” lo chuẩn bị thêm nhiều hoa để cung cấp cho người tiêu thụ, những gian hàng đồ lưu niệm bày biện lắm thứ hơn để bán. Walmart, Krogers tấp nập khách hàng vì có đông người đi chợ cho các tiệc tùng ăn uống chiều hôm đó. Như chúng ta biết, ngày lễ này được long trọng tổ chức vào mỗi thứ Hai cuối cùng của tháng Năm nhằm vinh danh những người lính đã xả thân hy sinh trong quân đội Hoa Kỳ. Ngược dòng lịch sử và theo các sử gia thì cuộc nội chiến Mỹ được xem là có nhiều người chết nhất nên những nghĩa trang thành hình từ đấy. Vào mấy năm cuối của thập niên 1860 thì ở nhiều quận, hạt, tỉnh, thành, thiên hạ bắt đầu tới sửa sang, dọn dẹp vệ sinh cho những ngôi mộ của người thân mình, mang theo bông hoa trang hoàng cho các ngôi mộ đó; những chiến binh đã nằm xuống!
Cũng như bao đứa con trai khác, hồi bé tôi mơ ước được đi máy bay. Vì lớn lên ở Việt Nam sau 1975, mơ ước đó xem ra khó thành hiện thực. Thế rồi khi tôi 18 tuổi, giấc mơ ấy đã đến khi tôi leo lên chiếc máy bay TU134 của Liên xô tại phi trường Tân Sơn Nhất để đi định cư ở Mỹ theo diện bảo lãnh, như đã kể trong bài viết dự thi Viết Về Nước Mỹ đầu tiên của tôi vào năm 2002. Ở Mỹ trên 30 năm, tôi đi máy bay tương đối cũng khá nhiều và cũng có nhiều kinh nghiệm lý thú để hôm nay kể cho quý vị thưởng thức.
Trời mới hửng sáng, bà Năm đã trở dậy. Căn nhà im lặng như tờ, giờ này mọi người còn đang ngủ cả, bà lặng lẽ đến bên bàn thờ, thắp nhang cho chồng. Tay run run, nhưng bà vẫn cố gắng không để tàn nhang rơi xuống thảm. Con dâu đã dặn bà chỉ được dùng nhang điện, nến điện, nó sợ mùi nhang và sợ tàn nhang làm hư tấm thảm đắt tiền. Nhưng bà nghĩ không có hương khói, người chết biết đường đâu mà về? Bà chỉ an tâm, sung sướng khi có ông bên cạnh, mặc dù ông bây giờ chỉ là một hồn ma. Hương khói làm ấm lòng bà, ấm lòng cả người đã khuất, bà không thể để bàn thờ chồng hương khói lạnh tanh....
Sau mấy ngày đi chơi thăm các thắng cảnh nổi tiếng ở thành phố, ăn fast food và các món ăn Ý, Pháp, Mexico… hôm nay ba mẹ con quyết định tìm nhà hàng Việt Nam vì thèm bữa cơm có canh chua, cá kho tộ, rau muống xào tỏi. Từ nơi khách sạn, Quỳnh cùng hai con đi bộ gần 3 blocks đường đến một nhà hàng Việt Nam rộng lớn và nổi tiếng với các món ăn đậm đà hương vị ẩm thực Việt. Ba mẹ con vừa đói vừa mệt nên hào hứng ăn ngon lành, hết sạch, chuẩn bị món tráng miệng và sau đó chương trình là sẽ đi dạo bờ biển đón gió đêm. Trong lúc hai con xúm lại xem lại các hình chụp trên điện thoại, Quỳnh cũng rảnh rang đưa mắt ngắm nghía xung quanh tiệm thì bất chợt như có linh tính mách bảo, nàng nhận ra có một bóng dáng rất quen thuộc đang đi ngang phía trước hồ cá trong tiệm, cùng với vài người nữa, đang tìm vào ngồi ở chiếc bàn phía bên hông cửa nhà hàng, đối diện xéo với bàn của nàng.
Nhạc sĩ Cung Tiến