Hôm nay,  

Du Lịch Bằng Tàu Trên Cảng Houston

04/07/202500:00:00(Xem: 402)
 
bo-sach-vvnm
                              
Huỳnh Thanh Tú là giáo viên tiểu học trước khi cùng gia đình định cư Mỹ năm 2001 tại Hoa Kỳ. Bà từng làm việc cho học khu tại Houston, Texas trước khi về hưu và dành toàn bộ thời gian làm vườn, chăm sóc các cháu, du lịch và tham gia các chuyến tham quan của cộng đồng người hưu trí tại địa phương. Tác giả tham dự VVNM với bài viết đầu tiên “Áo khoác để ngoài cửa.” Bài viết kỳ này thuật lại chuyến thăm cảng Houston với nhiều chi tiết thú vị.
 
***
 
Theo Wikipedia, Houston là một thành phố lớn nhất thuộc tiểu bang Texas, với diện tích 1,553 km vuông (599.6 dặm vuông Anh), và dân số 2 triệu 160 ngàn người, là nơi tập trung hầu hết các thắng cảnh, các di sản văn hóa đa dạng, các di tích lịch sử, những cơ sở thương mại lớn, các trung tâm y tế và giáo dục ….

Nói đến Houston là nói đến tượng đài Sam Houston, vị tổng thống đầu tiên của Cộng HòaTexas, đến Trung tâm Y khoa Texas Medical Center, nơi có nhiều cơ sở nghiên cứu về y khoa lớn nhất thế giới và đặc biệt là Bệnh viện MD Anderson trị bệnh ung thư nổi tiếng trên toàn cầu. Chúng ta cũng không quên nói đến NASA’ Johnson Space Center, nơi tích chứa những dữ liệu, những hình ảnh về cuộc sống của các phi hành gia khi bay vào vũ trụ…
                                                            
Định cư tại Houston khá lâu, nên tôi đã tham dự vào sinh hoạt của Hội cao niên (Senior Community). Hội tổ chức nhiều chuyến du lịch, thăm viếng các địa danh trong thành phố. Nhờ vậy mà tôi đã biết được khá nhiều nơi thật lý thú như các thành phố nhỏ của di dân người Đức, người Hòa Lan, các viện bảo tàng như National Musem, Holocaust Museum, và Thảo cầm viên Moody Garden…
 
Hôm nay chúng tôi, gồm 40 người cao tuổi đủ mọi sắc tộc được đi xem cảng Houston bằng tàu (Sam Houston Boat tour Port Houston). Khởi hành từ trung tâm Weekly Community tại 8440 Greenhouse Rd. Cypreess 77433, xe bus đã đưa đoàn đến cảng Houston. Khoảng đường không xa nhưng vì kẹt xe nên phải hơn một giờ mới tới nơi.
 
Được biết cảng Houston nằm trong thành phố Houston, cách vịnh Mexico vài giờ đi tàu, là một trong những cảng lớn nhất thế giới, rất sầm uất, và luôn bận rộn về vận tải lượng hàng hải của Hoa kỳ với nước ngoài.
                        
Đây là một khu phức hợp dài 50 dặm (80km) gồm các cơ sở công cộng và tư nhân đa dạng. Cảng Houston được xem là một thực thể hợp tác giữa chính quyền cảng, nơi vận hành các bến chính dọc theo kênh tàu Houston với hơn 150 công ty tư nhân nằm dọc theo vịnh Buffalo Bayou và Galveston.
 
Ngoài ra cảng Houston còn cung cấp các chuyến du ngoạn miễn phí, mang tính chất giáo dục, tìm hiểu về cảng và sự vận chuyển hàng hóa trên kênh tàu Houston.
 
Đoàn chúng tôi được mời lên tàu. Con tàu mang tên là M/V Sam Houston có chiều dài 95ft, bề rộng 25ft với sức chứa tối đa là 100 hành khách. Thiết kế bên trong thật trang nhã: Có phòng khách đầy đủ chỗ ngồi, máy lạnh, tủ lạnh ướp nước ngọt. Có phòng đứng ngoài boong tàu để du khách có thể nhìn rõ cảnh quan bên ngoài nhất là các tàu hàng quốc tế xuôi ngược trên biển và những hoạt động hằng ngày của bến cảng Turning Basin.
 
Tàu bắt đầu rời bến Sam Houston Landing chạy dọc theo kênh. Hướng dẫn viên cũng bắt đầu giải thích chi tiết về các cơ sở, những nhà máy lọc dầu của các tập đoàn dầu khí và các di tích lịch sử nằm dọc ven bờ.
 
Theo hướng dẫn viên thì tàu M/V Sam Houston hoạt động như một tàu du lịch công cộng của cảng Houston. Kể từ chuyến đi đầu tiên ngày 30 tháng 7 năm 1958, tàu đã đón miễn phí hơn 2 triệu du khách, mang đến cho công chúng cái nhìn độc đáo và những tác động của kênh tàu đối với thành phố Houston.
 
Từ phòng lái, thuyền trưởng Genaro Ambriz cũng đã tự hào nói rằng: “Tôi đã gắn bó với chiếc tàu này trong gần 30 năm. Kênh tàu Houston dài 52 dặm và thật khó tin là nó đi xa Houston đến như vậy.”
 
Ông tiếp: “Ban đầu các bến cảng chủ yếu nằm trong giới hạn của thành phố Houston, và càng ngày càng mở rộng. Đến nay nó đã là cơ sở của nhiều cộng đồng ở khu vực chung quanh. Đặc biệt là nhà ga Barbours Cut nằm ở Morgan’s Point.”  
 
Mọi nhu cầu vật chất mà chúng ta đang sử dụng như quần áo, dụng cụ điện tử, xe cộ… đều được đến từ cảng Houston. Tất cả được vận chuyển ra vào bằng các tàu chở hàng khổng lồ chạy dọc trên kênh tàu Houston.
 
Tôi được biết mỗi năm có hơn 200 ngàn chuyến tàu từ các nơi trên thế giới đã đến và đi qua cảng này. Các ngành công nghiệp dọc theo kênh tàu đã tạo nên hàng triệu công ăn việc làm cho TB Texas.
 
Tàu đang chạy dưới cây cầu 610, chúng tôi thấy một số nhà máy lọc dầu khí mà theo hướng dẫn viên thì trên đất liền không thể nhìn thấy được. Chúng tôi cũng được thấy tận mắt vùng đất mà Santa Anna bị bắt sau trận chiến ở San Jacinto.
 
Tàu trở về bến,tính ra thời gian của chuyến đi khứ hồi là 90 phút. Thời gian tuy ngắn ngủi, nhưng chuyến đi đã giúp tôi cảm thấy thật thoải mái và thích thú vô cùng. Vì ngoài ý nghĩa của một cuộc du ngoạn, nó giống như một lớp học về kinh doanh, kinh tế cùng lịch sử, tất cả hòa quyện thành một,thật tuyệt vời.
 
Chuyến du ngoạn đã mở rộng cho tôi những kiến thức hiểu biết thêm tầm quan trọng về kinh tế của kênh tàu và bến cảng Houston:

- Kênh tàu Houston là con đường thủy huyết mạch nhộn nhịp và sầm uất nhất, cung cấp toàn bộ các nhu yếu phẩm cho thành phố Houston và tiểu bang Texas.
- Tận mắt nhìn thấy sự phát triển của các cơ sở kỹ nghệ, thương mại, các hãng xưởng và những nhà máy lọc dầu khí dọc theo kênh tàu Houston.
- Được nhìn thấy thật gần các con tàu khổng lồ chất đầy hàng hóa đang xuôi ngược trên bến cảng.
- Tận mắt xem các cần cẩu cùng máy xúc di chuyển xung quanh các tàu hàng khổng lồ.
- Mặc dầu chuyến đi này hoàn toàn miễn phí, nhưng chúng ta phải cần ghi danh đặt trước ngày đi vì không gian và nhu cầu có hạn.                                 
 
Cảm ơn thuyền trưởng Ambrig, cám ơn thủy thủ đoàn đã cho chúng tôi tận hưởng những giây phút du lịch trên sông nước thật tuyệt vời. Cám ơn những người bạn đồng hành thân yêu, cám ơn cuộc đời đã cho tôi những thời khắc hạnh phúc này.
 
Tôi yêu thành phố Houston ấm áp và đầy tình người. Tôi yêu những con người năng động, chịu khó và… tôi cũng yêu tôi! 
 
Houston ngày 28-2-2025 
 
Huỳnh Thanh Tú            
 

Ý kiến bạn đọc
04/07/202516:33:30
Khách
Cảm ơn Tác giả chia sẻ một bài viết.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 238,523
Tôi từng chủ trương viết cho chương trình Viết Về Nước Mỹ theo trường phái trào phúng vì quan niệm cuộc đời đã quá nhiều đau khổ và tôi muốn các bài viết của mình sẽ đem lại một niềm vui cho độc giả. Tuy nhiên, hôm qua về thăm ba ngày Father’s Day, bỗng dưng tôi muốn đổi hệ và quyết định viết một bài theo trường phái nghiêm và buồn để nhớ về ba của tôi. Thân phụ của TG khi còn mang lon trung úy Thân phụ của TG khi còn mang lon Trung úy Khi tôi có trí khôn thì ba đã đi tù cải tạo được ba năm. Lúc ba ở các trại tù trong ba năm đầu, việc đi thăm khó khăn nên chỉ có má đi một mình. Sau khi ba chuyển về trại Suối Máu, nơi thăm nuôi tương đối dễ dàng nhất trong các trại, má cứ thay phiên dắt bốn thằng con trai đi thăm ba. Thỉnh thoảng bà nội cũng đi theo. Ba, với cấp bậc đại úy, đi tù “vừa phải” nên tôi mới “hơn” đám bạn cùng trang lứa...
Khi đến San José (Bắc Cali) theo diện H.O. vào cuối tháng 10, năm 1992, sau một thời gian ngắn, cuộc sống gia đình gồm ba người: vợ, con trai và tôi tạm ổn định. Vợ và con tôi tiếp tục đi học. Còn tôi đã xin vào làm cho hai hãng điện tử Flextronis và IBM. Công việc cuối cùng là Crossing Guard. (Hướng dẫn học sinh và bộ hành qua đường an toàn). Đây là công việc bán thời gian. Tôi đã làm hơn 17 năm. Sau đó, vì lớn tuổi, sức khoẻ giảm và không còn lạnh lẹ như trước, nên tôi không thể tiếp tục được nữa!
Đây không chỉ là câu chuyện nhà họ. Mà đâu đó, chúng ta sẽ thấy bóng mình trong đó. Trong những nhọc nhằn gian khổ bước đầu. Trong giọt nước mắt tủi thân, bất lực. Trong mơ ước nhỏ nhoi, bình dị của một con người - có một việc để làm, một mái nhà để trú, một cuộc đời hạnh phúc, an yên bên gia đình. Chúng ta sẽ dễ dàng có được sự gần gũi và đồng cảm với họ. Vì tất cả cùng một phận đời di dân.
“Xin được tự giới thiệu, tôi tên là N.D., là thông dịch viên cho H.V. hôm đó V. gọi báo cảnh sát Anh nhờ tìm kiếm anh H. Không hiểu sao có gì đó xui khiến, tên và chi tiết cá nhân của anh H. còn lưu giữ trong máy kindle của tôi. Điều rất kỳ lạ là bình thường tôi viết lên bảng điện tử rồi xóa đi, duy chỉ bữa đó tôi sử dụng kindle nên chi tiết về anh H. còn lưu lại. Sau khi dịch cho V., tôi thật lo lắng, bồn chồn, cầu nguyện cho anh H. được bình an, còn sống ở đâu đó, hay đã đi thoát trên mấy xe kia. Cầu mong sao tên anh không có trong danh sách 39 người! Thật bàng hoàng và đau xót khi cuối cùng thấy danh sách của cảnh sát hạt Essex, Anh, được công bố có tên anh H. Tôi không biết nói gì hơn là thành thật chia buồn cùng gia đình. Thắp giùm tôi nén nhang trên bàn thờ anh H., V. nha! Xin hãy nén đau thương mà sống!”
Biết được chùa Hương Đạo cần nhiều thiện nguyện viên giúp cho việc chuẩn bị Đại lễ Tam Hợp (Đại Lễ Vesak) tại Chùa Hương Đạo, vào một ngày cuối tuần, tôi có chút thời gian rảnh nên tôi đến chùa để làm thiện nguyện. Chùa Hương Đạo nằn ở thành phố Fort Worth là ngôi chùa tôi thỉnh thoảng lui tới để làm công quả. Chùa có cảnh quan khá đẹp và sạch sẽ. Trong khuôn viên chùa trồng rất nhiều cây và nhiều loại hoa khác nhau như hoa anh đào (sakura), hoa hồng, hoa râm bụt, hoa sứ, hoa cúc trắng, hoa dã quỳ...
Từ ngày về hưu, Ông Tư thong thả, nhưng buồn! Hằng tuần, vào buổi sáng thứ Bảy, sau ngày xổ số Powerball Lottery, ông thường lang thang trong khu Phước Lộc Thọ, mong tìm gặp các bạn già rủ nhau uống ly cà phê, tán gẫu sự đời, bình luận thời sự chính trị … cho qua thì giờ. Gần mười hai giờ, chia tay các bạn già, ông thả bộ vào một tiệm 7- Eleven gẩn đó mua một tấm vé số Powerball, rồi về nhà ăn trưa.
Miếng ăn là miếng tồi tàn Mất đi một miếng lộn gan lên đầu. Câu nói dân gian trên chắc có lẽ chỉ được áp dụng tại Việt Nam hay những nước chậm tiến trong những năm tháng nghèo đói. Ăn uống là nhu cầu sống còn của con người và vì thế người ta nhiều khi phải đánh mất phẩm giá của mình để tồn tại. Tuy vậy, tôi thấy câu này vẫn có thể áp dụng tại Mỹ, đất nước giàu có nhất thế giới và đồ ăn thì dư thừa.
Một cô bé Mỹ lai Việt, khoảng 12-13 tuổi với mái tóc dài ngang vai quăn tự nhiên, ôm lấy khuôn mặt bầu bĩnh, đôi mắt nâu tròn to, vai đeo một ba lô khá nặng so với thân hình mảnh khảnh của mình, hai tay ôm một em bé còn rất nhỏ chừng hai, ba tháng tuổi, cô bé đứng trong đuôi người nối dài xếp hàng ở trước cửa ngân hàng Bank of America, trên đường Harbor, Garden Grove, California chờ đến lượt mình. Những người đứng chờ phía trước thấy cô bé có con nhỏ bèn nhường chỗ để cô bé được tiếp sớm hơn, ai cũng tò mò nghiêng người nhìn vào bên trong lớp vải quấn đứa trẻ xem thử đứa bé ấy là con gái hay con trai, lớn nhỏ ra sao, có bà người Mỹ đứng sát bên lên tiếng: - Chắc cháu bé mới hơn hai tháng phải không? Còn nhỏ quá bế ra đây làm gì? - Sao không để nhà cho mẹ cháu giữ nó? Khuôn mặt của cô bé một chút ngỡ ngàng, lo lắng nhìn xung quanh không biết phải trả lời ra sao, chỉ yên lặng cúi nhìn đứa trẻ đang say giấc trong tấm khăn hồng êm ấm.
Ngôi nhà nằm ở một vùng ngoại ô, khuất sau những tàng cây cổ thụ, phủ đầy rêu phong và ký ức. Mỗi viên gạch, mỗi góc tường, đều như đang thì thầm câu chuyện về một gia đình đã từng hạnh phúc, ấm êm. Ông Lâm, với mái tóc bạc phơ như sương tuyết và dáng người gầy gò, liêu xiêu theo năm tháng, ngồi lặng lẽ trên chiếc ghế mây cũ ở hiên nhà. Chiều tà buông xuống, nhuộm tím cả khoảng sân, mang theo hơi lạnh se sắt của cơn gió trở mùa, lay lắt những cánh hoa đỗ quyên đỏ thắm trước ngõ, như ngọn lửa nhỏ đang cố gắng níu giữ hơi ấm sắp tàn lụi. Mỗi cơn gió đi qua, ông Lâm lại khẽ rùng mình, không phải vì lạnh, mà vì nỗi cô đơn quạnh quẽ đang bám riết lấy ông từ hai năm nay. Từ ngày người vợ yêu quý của ông về với đất.
Mùa Hạ đã bắt đầu báo hiệu, các loài hoa thi đua nở đủ màu sắc tươi vui. Anh Quang bước ra sân theo tiếng gọi của vợ nhờ bưng phụ mấy chậu hoa quỳnh lên bệ cao, vì muốn ngắm nét đẹp của loài hoa trang đài đang nở hàng chục đóa hồng và vàng. Bé LiLy bước chân cao chân thấp đi theo cha cười hồn nhiên.
Nhạc sĩ Cung Tiến