Hôm nay,  

Du Lịch Bằng Tàu Trên Cảng Houston

04/07/202500:00:00(Xem: 363)
 
bo-sach-vvnm
                              
Huỳnh Thanh Tú là giáo viên tiểu học trước khi cùng gia đình định cư Mỹ năm 2001 tại Hoa Kỳ. Bà từng làm việc cho học khu tại Houston, Texas trước khi về hưu và dành toàn bộ thời gian làm vườn, chăm sóc các cháu, du lịch và tham gia các chuyến tham quan của cộng đồng người hưu trí tại địa phương. Tác giả tham dự VVNM với bài viết đầu tiên “Áo khoác để ngoài cửa.” Bài viết kỳ này thuật lại chuyến thăm cảng Houston với nhiều chi tiết thú vị.
 
***
 
Theo Wikipedia, Houston là một thành phố lớn nhất thuộc tiểu bang Texas, với diện tích 1,553 km vuông (599.6 dặm vuông Anh), và dân số 2 triệu 160 ngàn người, là nơi tập trung hầu hết các thắng cảnh, các di sản văn hóa đa dạng, các di tích lịch sử, những cơ sở thương mại lớn, các trung tâm y tế và giáo dục ….

Nói đến Houston là nói đến tượng đài Sam Houston, vị tổng thống đầu tiên của Cộng HòaTexas, đến Trung tâm Y khoa Texas Medical Center, nơi có nhiều cơ sở nghiên cứu về y khoa lớn nhất thế giới và đặc biệt là Bệnh viện MD Anderson trị bệnh ung thư nổi tiếng trên toàn cầu. Chúng ta cũng không quên nói đến NASA’ Johnson Space Center, nơi tích chứa những dữ liệu, những hình ảnh về cuộc sống của các phi hành gia khi bay vào vũ trụ…
                                                            
Định cư tại Houston khá lâu, nên tôi đã tham dự vào sinh hoạt của Hội cao niên (Senior Community). Hội tổ chức nhiều chuyến du lịch, thăm viếng các địa danh trong thành phố. Nhờ vậy mà tôi đã biết được khá nhiều nơi thật lý thú như các thành phố nhỏ của di dân người Đức, người Hòa Lan, các viện bảo tàng như National Musem, Holocaust Museum, và Thảo cầm viên Moody Garden…
 
Hôm nay chúng tôi, gồm 40 người cao tuổi đủ mọi sắc tộc được đi xem cảng Houston bằng tàu (Sam Houston Boat tour Port Houston). Khởi hành từ trung tâm Weekly Community tại 8440 Greenhouse Rd. Cypreess 77433, xe bus đã đưa đoàn đến cảng Houston. Khoảng đường không xa nhưng vì kẹt xe nên phải hơn một giờ mới tới nơi.
 
Được biết cảng Houston nằm trong thành phố Houston, cách vịnh Mexico vài giờ đi tàu, là một trong những cảng lớn nhất thế giới, rất sầm uất, và luôn bận rộn về vận tải lượng hàng hải của Hoa kỳ với nước ngoài.
                        
Đây là một khu phức hợp dài 50 dặm (80km) gồm các cơ sở công cộng và tư nhân đa dạng. Cảng Houston được xem là một thực thể hợp tác giữa chính quyền cảng, nơi vận hành các bến chính dọc theo kênh tàu Houston với hơn 150 công ty tư nhân nằm dọc theo vịnh Buffalo Bayou và Galveston.
 
Ngoài ra cảng Houston còn cung cấp các chuyến du ngoạn miễn phí, mang tính chất giáo dục, tìm hiểu về cảng và sự vận chuyển hàng hóa trên kênh tàu Houston.
 
Đoàn chúng tôi được mời lên tàu. Con tàu mang tên là M/V Sam Houston có chiều dài 95ft, bề rộng 25ft với sức chứa tối đa là 100 hành khách. Thiết kế bên trong thật trang nhã: Có phòng khách đầy đủ chỗ ngồi, máy lạnh, tủ lạnh ướp nước ngọt. Có phòng đứng ngoài boong tàu để du khách có thể nhìn rõ cảnh quan bên ngoài nhất là các tàu hàng quốc tế xuôi ngược trên biển và những hoạt động hằng ngày của bến cảng Turning Basin.
 
Tàu bắt đầu rời bến Sam Houston Landing chạy dọc theo kênh. Hướng dẫn viên cũng bắt đầu giải thích chi tiết về các cơ sở, những nhà máy lọc dầu của các tập đoàn dầu khí và các di tích lịch sử nằm dọc ven bờ.
 
Theo hướng dẫn viên thì tàu M/V Sam Houston hoạt động như một tàu du lịch công cộng của cảng Houston. Kể từ chuyến đi đầu tiên ngày 30 tháng 7 năm 1958, tàu đã đón miễn phí hơn 2 triệu du khách, mang đến cho công chúng cái nhìn độc đáo và những tác động của kênh tàu đối với thành phố Houston.
 
Từ phòng lái, thuyền trưởng Genaro Ambriz cũng đã tự hào nói rằng: “Tôi đã gắn bó với chiếc tàu này trong gần 30 năm. Kênh tàu Houston dài 52 dặm và thật khó tin là nó đi xa Houston đến như vậy.”
 
Ông tiếp: “Ban đầu các bến cảng chủ yếu nằm trong giới hạn của thành phố Houston, và càng ngày càng mở rộng. Đến nay nó đã là cơ sở của nhiều cộng đồng ở khu vực chung quanh. Đặc biệt là nhà ga Barbours Cut nằm ở Morgan’s Point.”  
 
Mọi nhu cầu vật chất mà chúng ta đang sử dụng như quần áo, dụng cụ điện tử, xe cộ… đều được đến từ cảng Houston. Tất cả được vận chuyển ra vào bằng các tàu chở hàng khổng lồ chạy dọc trên kênh tàu Houston.
 
Tôi được biết mỗi năm có hơn 200 ngàn chuyến tàu từ các nơi trên thế giới đã đến và đi qua cảng này. Các ngành công nghiệp dọc theo kênh tàu đã tạo nên hàng triệu công ăn việc làm cho TB Texas.
 
Tàu đang chạy dưới cây cầu 610, chúng tôi thấy một số nhà máy lọc dầu khí mà theo hướng dẫn viên thì trên đất liền không thể nhìn thấy được. Chúng tôi cũng được thấy tận mắt vùng đất mà Santa Anna bị bắt sau trận chiến ở San Jacinto.
 
Tàu trở về bến,tính ra thời gian của chuyến đi khứ hồi là 90 phút. Thời gian tuy ngắn ngủi, nhưng chuyến đi đã giúp tôi cảm thấy thật thoải mái và thích thú vô cùng. Vì ngoài ý nghĩa của một cuộc du ngoạn, nó giống như một lớp học về kinh doanh, kinh tế cùng lịch sử, tất cả hòa quyện thành một,thật tuyệt vời.
 
Chuyến du ngoạn đã mở rộng cho tôi những kiến thức hiểu biết thêm tầm quan trọng về kinh tế của kênh tàu và bến cảng Houston:

- Kênh tàu Houston là con đường thủy huyết mạch nhộn nhịp và sầm uất nhất, cung cấp toàn bộ các nhu yếu phẩm cho thành phố Houston và tiểu bang Texas.
- Tận mắt nhìn thấy sự phát triển của các cơ sở kỹ nghệ, thương mại, các hãng xưởng và những nhà máy lọc dầu khí dọc theo kênh tàu Houston.
- Được nhìn thấy thật gần các con tàu khổng lồ chất đầy hàng hóa đang xuôi ngược trên bến cảng.
- Tận mắt xem các cần cẩu cùng máy xúc di chuyển xung quanh các tàu hàng khổng lồ.
- Mặc dầu chuyến đi này hoàn toàn miễn phí, nhưng chúng ta phải cần ghi danh đặt trước ngày đi vì không gian và nhu cầu có hạn.                                 
 
Cảm ơn thuyền trưởng Ambrig, cám ơn thủy thủ đoàn đã cho chúng tôi tận hưởng những giây phút du lịch trên sông nước thật tuyệt vời. Cám ơn những người bạn đồng hành thân yêu, cám ơn cuộc đời đã cho tôi những thời khắc hạnh phúc này.
 
Tôi yêu thành phố Houston ấm áp và đầy tình người. Tôi yêu những con người năng động, chịu khó và… tôi cũng yêu tôi! 
 
Houston ngày 28-2-2025 
 
Huỳnh Thanh Tú            
 

Ý kiến bạn đọc
04/07/202516:33:30
Khách
Cảm ơn Tác giả chia sẻ một bài viết.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 238,349
Ba thế hệ gồm có ông bà, cha mẹ và các cháu nội, ngoại cùng sống chung với nhau dưới một mái nhà là chuyện bình thường, cũng có thể xem là nét đặc trưng của văn hóa Việt Nam, ảnh hưởng phần nào nền văn hóa Trung Hoa từ phương Bắc hơn ngàn năm trước. Tên gọi bằng chữ Hán Việt TAM ĐẠI ĐỒNG ĐƯỜNG nói lên được ý nghĩa cùng sự trân quý của giá trị truyền thống gia đình Việt Nam. Đó là sự đoàn kết, gắn bó các thành viên trong cùng một gia đình với nhau. Sau biến cố ngày 30/04/1975, nhiều gia đình Việt Nam rơi vào cảnh tan đàn, xẻ nghé, trôi dạt khắp nơi trên thế giới, hình thành những cộng đồng người Việt ở từng quốc gia khác nhau. mà lớn nhất là cộng đồng người Việt ở Mỹ, nơi tôi đang sống. Ngày 30 tháng 4 năm 1975 đến ngày 30 tháng 4 năm 2025 là tròn 50 năm. Nửa thế kỷ trôi qua tưởng chừng như là giấc mộng. Nghĩ gì đây và làm gì đây để đánh dấu 50 năm ngày mà có “cả triệu người vui thì cũng có cả triệu người buồn”?
Tất cả mọi người miền Nam Việt Nam thuộc thế hệ thứ nhất đang định cư trên đất nước Hoa Kỳ hay các Quốc gia tự do khác, đã từng sống sau ngày 30 tháng 4 năm 1975, không ai khỏi kinh hoàng giai đoạn ngập đầy nước mắt, sau ngày giải phóng miền Nam. Rồi cách này hay cách khác đồng bào thân yêu của chúng ta lấy sinh mạng đi tìm Tự Do. Những gia đình may mắn đến được bến bờ mong ước. Vùng đất hứa dang rộng vòng tay yêu thương chào đón mọi người, là những người thế hệ thứ nhất, lót đường cho thế hệ kế thừa vươn lên, sau năm mươi năm gieo giống, cánh đồng của người Việt tỵ nạn đã bội thu trong mọi lĩnh vực, Chính Trị, Khoa học, Quân Đội, Bác Sĩ, Kỹ Sư, Luật Sư, và nhiều ngành nghề khác, đã làm vẻ vang người Việt Nam trên đất nước Hoa Kỳ.
Lắm lúc, trong cuộc sống xa quê, có những mùi vị đặc thù của tuổi thơ tự nhiên ập về, đi kèm với bóng dáng của những người thân làm ra món ấy. Ví dụ như khoai lang lùi tro, bánh ít ngọt nhân đậu, bánh ít lá dứa nhân dừa, bánh tét nhân ngọt, nồi thịt kho tàu, xôi vò của bà Ngoại làm là ngon nhất; Bánh bèo, bánh bò hấp, bánh da lợn ăn với nước cốt, bánh ít trần, bánh bèo mặn ăn với nước mắm hay món giò heo giả cầy thì chỉ có Nội-Bà Bảy là số một. Ổi xá lỵ Florida cũng không thơm ngon bằng vườn ổi của Bà cô. Còn nữa, món cháo lòng của bác Tư Nhỏ cũng làm tôi nhớ đời. Tất cả những mùi vị món ăn của tuổi thơ luôn tồn đọng trong ký ức...
Sinh, Lão, Bệnh và Tử là lẽ thường tình của con người. Giàu, nghèo, sang, hèn, vua chúa, quyền cao chức trọng đến đâu, tất cả mọi người đều không thoát khỏi định luật này. Nói về bệnh hoạn thì bất cứ ai cũng đều phải gặp. Có nhiều loại bệnh. Nhưng bệnh ung thư có lẽ người ta sợ nhất. Vì đây là một căn bệnh hiểm nghèo, việc chữa trị tốn kém, khó khăn, mất rất nhiều thời gian và bệnh nhân ung thư chiếm tỷ lệ tử vong khá cao. Xin được viết vài hàng kể về việc chẩn đoán và chữa trị ung thư gan của tôi.
... Cả bàn cà phê sáng cuối tuần đồng thuận về việc vợ chồng càng già càng khó trò chuyện với nhau nhưng lại giỏi chuyện bé xé ra to. Ông bức xúc nói toạc móng heo ra cho rõ, “Hồi nhỏ gặp nhau trong trường, lớn hơn gặp nhau nơi làm việc cả ngày, nói hết chuyện trên trời dưới đất nhưng lời trái tim muốn nói lại không thốt ra được nên đêm về viết thư; viết cũng ta bà trang này sang trang khác mà ý chính vẫn không thành chữ được. Bởi thế mới có lời thơ, lời nhạc được nhiều người yêu thích “ai cũng hiểu chỉ một người không hiểu…” Tôi kiên nhẫn, kiên trì đến cuối cùng cũng hiểu là họ giả vờ, kẻ ngu đần không hiểu không ai khác là mình. Chỉ khác nhau khi không thích nữa thì tên con trai hô biến, nhưng con gái họ không như thế, vẫn giữ quan hệ như bạn bè vì chưa hết giá trị lợi dụng cho đến khi tên con trai tự hiểu, tự rút lui. Tôi thất bại bao tập nhiêu rồi mới biết thất bại toàn tập là gặp bà xã tôi…”
Sương mù sáng nay khiến bầu trời như bầu sữa mênh mông. Tôi gọi người bạn trẻ đi câu cá, anh ấy trả lời mù mịt như sương, “Trời này ở nhà cho nó lành đi đại ca…” Anh bạn trẻ nói rồi cười hì hì. Tôi không quen ép người khác nên đi ra đi vào garage và cõi sương mù ngoài sân trước nhà. Nghĩ đến cuộc sống Mỹ là mơ ước của vạn người trên hành tinh, nói cụ thể hơn về giấc mơ Mỹ của vài năm trước, có năm trăm ngàn đô la đầu tư vào nước Mỹ là có thể đi Mỹ định cư, có thẻ xanh cho cả gia đình. Nhưng bây giờ lên năm triệu với cái thẻ vàng thời Trump-dát-vàng. Nói cách khác bây giờ là triệu phú đô la hãy nói tới chuyện nhập cư Mỹ, cách nhập cư lậu đã lỗi thời.
Tôi đi dự đám cưới con của một người quen, nhưng lòng không vui lắm vì bị xếp ngồi chung bàn với những ông bà lớn tuổi. Đối với tôi đó là một cơn ác mộng vì đa phần thời gian buổi tiệc, toàn là nghe những lời than của các cụ. Người già được tôn trọng nên được sắp xếp ngồi gần sân khấu. Vừa ăn các cụ vừa than vãn về âm thanh lớn quá, về con cái ít quan tâm đến cha mẹ, về đã qua rồi cái thời đám cưới làng quê, tuy các món ăn không cao lương mỹ vị như đám cưới ở Mỹ này, nhưng gần gũi, đầm ấm tình nghĩa bà con họ hàng, xóm giềng... Các cụ chỉ mong cô dâu, chú rể và gia đình hai họ nhanh chóng đến chào bàn, để tặng quà và kết thúc ra về. Chịu không nổi sự tra tấn của âm thanh, dù tiệc mới hơn nửa chừng mà các cụ đã lần lượt bỏ ra về sau khi tặng quà, chỉ còn mình tôi ngồi với “một cõi bơ vơ”...
Tui coi cái hóa đơn điện thoại. Chaaa… sao mà cao quá. Nghe nói rồi đây thuế má tăng lên. A… cần phải thu vén, bớt được chỗ nào đỡ chỗ đó. Gọi người bạn cũng xài cùng hãng điện thoại với tui, hỏi, bạn nói, cũng có xài wifi (mạng) và một cái cellphone (điện thoại cầm tay) mà chỉ trả mấy chục mỗi tháng. Còn tui, sao tới hơn 150 đô lận? Tui thì xài “mạng” và cái điện thoại bàn (landline), còn cái điện thoại cầm tay thì tui ít cầm, ít xài, cho dù khỏi tốn tiền vì là của con dâu cho. À, nội cái điện thoại bàn cũng gần 60 đô mỗi tháng rồi. Mấy đứa em ưa nói, -Bà có điện thoại cầm tay sao hổng tập xài, có đủ thứ, tiện lợi, y như cái computer vậy đó, bỏ bớt cái kia cho rồi.
Nếu ở xa vùng Đông Bắc Hoa Kỳ, khi có dịp lái xe qua thành phố New York hay vào thủ đô Washington DC lúc tuyết đang rơi lất phất… bạn chớ ngạc nhiên khi dừng xe ở ngã tư đường lúc đèn đỏ thì trông thấy một người, thường là một thanh niên da đen, tay xách bình xịt nước, tay cầm chiếc cần lau kính xe chạy ra cào lia, cào lịa trên kính xe của bạn mà không cần hỏi han gì cả. Khi mới định cư ở tiểu bang Maryland, tôi được anh bạn đưa đi New York chơi cho biết thành phố lớn nhất ở Hoa Kỳ. Nếu không vững tay lái, người ta sẽ choáng ngợp với luợng xe lưu thông như mắc cửi. Nhưng anh bạn tôi đã đến New York nhiều lần, nên anh ta lái xe rất bình tĩnh và an toàn. Khi xe dừng lại ở ngã tư đèn đỏ, một anh thanh niên da đen vội vã chạy ra lau kính xe như tôi đã mô tả ở trên. Anh bạn tôi ung dung, im lặng để cho người thanh niên ấy lau kính xe… Khi đèn vàng nổi lên, anh bạn tôi hạ cửa kính xe đưa cho anh thanh niên ba đô la. Người thanh niên nói: “Thank you! Thank you!” rồi chạy vội vào lề đường.
Tin về một bé gái 11 tuổi ở Texas đã tự tử chết ngày 8 tháng 2 vừa rồi vì bị bắt nạt bởi bạn bè tại trường học liên quan đến tình trạng di trú của gia đình em khiến tôi lại liên tưởng đến những ngày tháng đen tối sau ngày 30 tháng 4 năm 1975. Khi ấy đã có bao nhiêu thành phần cơ hội lên mặt hống hách. Và để lập công với chính quyền mới, họ đã không ngần ngại có những hành động cũng như lời nói đe dọa những người từng là hàng xóm, là bạn bè, là đồng nghiệp của họ. Khi ấy có biết bao nhiêu người trong chúng ta cùng mang chung một tâm trạng lo âu hoang mang, không còn dám tin tưởng vào bất cứ một ai. Có lẽ đó cũng là điều mà chính quyền mới khi ấy mong muốn và biết đâu điều đó cũng nằm trong kế hoạch của họ. Khi người dân nghi kỵ lẫn nhau, sẵn sàng trở mặt đấu tố nhau thì giới lãnh đạo sẽ chẳng còn phải lo có thành phần nào rảnh rỗi để chống đối lại mình.
Nhạc sĩ Cung Tiến