Hôm nay,  

Du Lịch Bằng Tàu Trên Cảng Houston

04/07/202500:00:00(Xem: 365)
 
bo-sach-vvnm
                              
Huỳnh Thanh Tú là giáo viên tiểu học trước khi cùng gia đình định cư Mỹ năm 2001 tại Hoa Kỳ. Bà từng làm việc cho học khu tại Houston, Texas trước khi về hưu và dành toàn bộ thời gian làm vườn, chăm sóc các cháu, du lịch và tham gia các chuyến tham quan của cộng đồng người hưu trí tại địa phương. Tác giả tham dự VVNM với bài viết đầu tiên “Áo khoác để ngoài cửa.” Bài viết kỳ này thuật lại chuyến thăm cảng Houston với nhiều chi tiết thú vị.
 
***
 
Theo Wikipedia, Houston là một thành phố lớn nhất thuộc tiểu bang Texas, với diện tích 1,553 km vuông (599.6 dặm vuông Anh), và dân số 2 triệu 160 ngàn người, là nơi tập trung hầu hết các thắng cảnh, các di sản văn hóa đa dạng, các di tích lịch sử, những cơ sở thương mại lớn, các trung tâm y tế và giáo dục ….

Nói đến Houston là nói đến tượng đài Sam Houston, vị tổng thống đầu tiên của Cộng HòaTexas, đến Trung tâm Y khoa Texas Medical Center, nơi có nhiều cơ sở nghiên cứu về y khoa lớn nhất thế giới và đặc biệt là Bệnh viện MD Anderson trị bệnh ung thư nổi tiếng trên toàn cầu. Chúng ta cũng không quên nói đến NASA’ Johnson Space Center, nơi tích chứa những dữ liệu, những hình ảnh về cuộc sống của các phi hành gia khi bay vào vũ trụ…
                                                            
Định cư tại Houston khá lâu, nên tôi đã tham dự vào sinh hoạt của Hội cao niên (Senior Community). Hội tổ chức nhiều chuyến du lịch, thăm viếng các địa danh trong thành phố. Nhờ vậy mà tôi đã biết được khá nhiều nơi thật lý thú như các thành phố nhỏ của di dân người Đức, người Hòa Lan, các viện bảo tàng như National Musem, Holocaust Museum, và Thảo cầm viên Moody Garden…
 
Hôm nay chúng tôi, gồm 40 người cao tuổi đủ mọi sắc tộc được đi xem cảng Houston bằng tàu (Sam Houston Boat tour Port Houston). Khởi hành từ trung tâm Weekly Community tại 8440 Greenhouse Rd. Cypreess 77433, xe bus đã đưa đoàn đến cảng Houston. Khoảng đường không xa nhưng vì kẹt xe nên phải hơn một giờ mới tới nơi.
 
Được biết cảng Houston nằm trong thành phố Houston, cách vịnh Mexico vài giờ đi tàu, là một trong những cảng lớn nhất thế giới, rất sầm uất, và luôn bận rộn về vận tải lượng hàng hải của Hoa kỳ với nước ngoài.
                        
Đây là một khu phức hợp dài 50 dặm (80km) gồm các cơ sở công cộng và tư nhân đa dạng. Cảng Houston được xem là một thực thể hợp tác giữa chính quyền cảng, nơi vận hành các bến chính dọc theo kênh tàu Houston với hơn 150 công ty tư nhân nằm dọc theo vịnh Buffalo Bayou và Galveston.
 
Ngoài ra cảng Houston còn cung cấp các chuyến du ngoạn miễn phí, mang tính chất giáo dục, tìm hiểu về cảng và sự vận chuyển hàng hóa trên kênh tàu Houston.
 
Đoàn chúng tôi được mời lên tàu. Con tàu mang tên là M/V Sam Houston có chiều dài 95ft, bề rộng 25ft với sức chứa tối đa là 100 hành khách. Thiết kế bên trong thật trang nhã: Có phòng khách đầy đủ chỗ ngồi, máy lạnh, tủ lạnh ướp nước ngọt. Có phòng đứng ngoài boong tàu để du khách có thể nhìn rõ cảnh quan bên ngoài nhất là các tàu hàng quốc tế xuôi ngược trên biển và những hoạt động hằng ngày của bến cảng Turning Basin.
 
Tàu bắt đầu rời bến Sam Houston Landing chạy dọc theo kênh. Hướng dẫn viên cũng bắt đầu giải thích chi tiết về các cơ sở, những nhà máy lọc dầu của các tập đoàn dầu khí và các di tích lịch sử nằm dọc ven bờ.
 
Theo hướng dẫn viên thì tàu M/V Sam Houston hoạt động như một tàu du lịch công cộng của cảng Houston. Kể từ chuyến đi đầu tiên ngày 30 tháng 7 năm 1958, tàu đã đón miễn phí hơn 2 triệu du khách, mang đến cho công chúng cái nhìn độc đáo và những tác động của kênh tàu đối với thành phố Houston.
 
Từ phòng lái, thuyền trưởng Genaro Ambriz cũng đã tự hào nói rằng: “Tôi đã gắn bó với chiếc tàu này trong gần 30 năm. Kênh tàu Houston dài 52 dặm và thật khó tin là nó đi xa Houston đến như vậy.”
 
Ông tiếp: “Ban đầu các bến cảng chủ yếu nằm trong giới hạn của thành phố Houston, và càng ngày càng mở rộng. Đến nay nó đã là cơ sở của nhiều cộng đồng ở khu vực chung quanh. Đặc biệt là nhà ga Barbours Cut nằm ở Morgan’s Point.”  
 
Mọi nhu cầu vật chất mà chúng ta đang sử dụng như quần áo, dụng cụ điện tử, xe cộ… đều được đến từ cảng Houston. Tất cả được vận chuyển ra vào bằng các tàu chở hàng khổng lồ chạy dọc trên kênh tàu Houston.
 
Tôi được biết mỗi năm có hơn 200 ngàn chuyến tàu từ các nơi trên thế giới đã đến và đi qua cảng này. Các ngành công nghiệp dọc theo kênh tàu đã tạo nên hàng triệu công ăn việc làm cho TB Texas.
 
Tàu đang chạy dưới cây cầu 610, chúng tôi thấy một số nhà máy lọc dầu khí mà theo hướng dẫn viên thì trên đất liền không thể nhìn thấy được. Chúng tôi cũng được thấy tận mắt vùng đất mà Santa Anna bị bắt sau trận chiến ở San Jacinto.
 
Tàu trở về bến,tính ra thời gian của chuyến đi khứ hồi là 90 phút. Thời gian tuy ngắn ngủi, nhưng chuyến đi đã giúp tôi cảm thấy thật thoải mái và thích thú vô cùng. Vì ngoài ý nghĩa của một cuộc du ngoạn, nó giống như một lớp học về kinh doanh, kinh tế cùng lịch sử, tất cả hòa quyện thành một,thật tuyệt vời.
 
Chuyến du ngoạn đã mở rộng cho tôi những kiến thức hiểu biết thêm tầm quan trọng về kinh tế của kênh tàu và bến cảng Houston:

- Kênh tàu Houston là con đường thủy huyết mạch nhộn nhịp và sầm uất nhất, cung cấp toàn bộ các nhu yếu phẩm cho thành phố Houston và tiểu bang Texas.
- Tận mắt nhìn thấy sự phát triển của các cơ sở kỹ nghệ, thương mại, các hãng xưởng và những nhà máy lọc dầu khí dọc theo kênh tàu Houston.
- Được nhìn thấy thật gần các con tàu khổng lồ chất đầy hàng hóa đang xuôi ngược trên bến cảng.
- Tận mắt xem các cần cẩu cùng máy xúc di chuyển xung quanh các tàu hàng khổng lồ.
- Mặc dầu chuyến đi này hoàn toàn miễn phí, nhưng chúng ta phải cần ghi danh đặt trước ngày đi vì không gian và nhu cầu có hạn.                                 
 
Cảm ơn thuyền trưởng Ambrig, cám ơn thủy thủ đoàn đã cho chúng tôi tận hưởng những giây phút du lịch trên sông nước thật tuyệt vời. Cám ơn những người bạn đồng hành thân yêu, cám ơn cuộc đời đã cho tôi những thời khắc hạnh phúc này.
 
Tôi yêu thành phố Houston ấm áp và đầy tình người. Tôi yêu những con người năng động, chịu khó và… tôi cũng yêu tôi! 
 
Houston ngày 28-2-2025 
 
Huỳnh Thanh Tú            
 

Ý kiến bạn đọc
04/07/202516:33:30
Khách
Cảm ơn Tác giả chia sẻ một bài viết.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 238,349
Tôi đang đứng tần ngần trước gian hàng bày bán các món Tết như mứt dừa, mứt gừng, kẹo mãng cầu, cũng có cả nguyên hộp trình bày đủ thứ mứt. Bánh trái thì có đủ loại, nào là bánh tét, bánh chưng, bánh ú, giò thủ, chả lụa, v..v... Chao ôi nhìn gian hàng Tết thiệt mát mắt và thèm muốn, nhưng phải suy nghĩ nên mua thứ nào và ở đâu.
Tôi đã đến đây và được hướng dẫn xuống bể nước ngầm, tận mắt nhìn những kiến trúc tuyệt vời của bể. Nằm ở góc đường Memorial và Sabine, Buffalo Bayou Park là một công viên rộng lớn đẹp nhất của thành phố Houston, có đủ mọi phương tiện sinh hoạt ngoài trời như đi bộ, trượt ván, đi xe đạp, hòa nhạc, … Thoạt nhìn thì không ai có thể nghĩ rằng bên dưới lại có một bể nước ngầm đã được xây dựng từ gần một thế kỷ nay...
Một cái Tết nữa lại về. Trong cái không khí lạnh giá của mùa Đông Virginia có một người tha hương ngồi hồi tưởng lại những cái Tết xa xưa. Những ngày Tết xa xưa đó đối với tôi thường được đánh dấu bằng cột mốc từ ngày đưa ông Táo về trời. Thông thường đó cũng là ngày họp mặt tất niên của học sinh. Đối với tôi khi ấy không còn gì thú vị hơn một ngày họp mặt vui chơi thỏa thích cùng bạn bè để sau đó không phải lo nghĩ gì đến sách vở, trường lớp trong suốt hai tuần lễ liền.
Một chiếc xe cũ chạy với tốc độ khá nhanh như muốn thu ngắn đoạn đường về sau ngày làm việc mệt nhọc. Ngồi nép trên chiếc ghế cạnh người lái, có một người đàn bà gầy guộc, cổ khoác chiếc khăn choàng xanh và tay ôm chặt những gói quà. Hình như đó là những món đồ quý giá lắm, vì trên gương mặt héo hắt của chị đã thấp thoáng nụ cười. Lâu lắm rồi chị mới tìm thấy niềm vui như thế này. Chị vuốt ve từng món trên tay, cảm thấy cuộc đời mình có ý nghĩa hơn, không chỉ quẩn quanh với sự chiến đấu sống còn mỗi ngày vắt kiệt thể xác lẫn tâm hồn. Ở một nơi không phải là quê hương mình, chị đã tìm thấy chút ủi an của tình người. Dù chỉ một chút thôi, nhưng ngần ấy cũng đủ cho chị niềm tin mà bước tới...
Hôm Mồng Hai Tết Dương Lịch 2025, tại thành phố San Jose Bắc Cali, có một sự kiện vô cùng cảm động, vô cùng đẹp đẽ, do một người Mỹ gốc Việt tổ chức, làm cho những người “Homeless” tức là những kẻ không nhà, thật vui và hạnh phúc. Người đó là chàng cựu Không Quân VNCH Lê Văn Hải, đương kim Chủ Tịch Văn Thơ Lạc Việt (VTLV), và anh còn là...nhiều, rất nhiều “Chủ” khác...của nhiều Hội Đoàn và cơ quan truyền thông báo chí, Hội này Nhóm kia... Người dân San Jose và các vùng phụ cận hầu hết đều biết đến anh...
Chiều nay, đứng nơi cửa sổ sau nhà, ngắm nhìn bầu trời trắng xóa tuyết rơi, tôi ngẩn ngơ tìm đôi cánh én báo tin Xuân, và thả hồn lãng đãng, theo trái tim mộng mơ về những mùa Xuân đầm ấm trên quê hương, một thuở xa lắm…
Đầu năm mua muối, cuối năm mua vôi. My đi vào tiệm tạp hóa trong đầu cứ lẩm nhẩm lời mẹ dặn “đầu năm mua muối, cuối năm mua vôi”. Muối thì dễ rồi, nhưng còn vôi, kiếm đâu ra? Những ngày lễ khác, mẹ chẳng để ý, con cháu muốn làm gì thì làm. Chỉ có Tết Nguyên Đán là mẹ nhớ. Hình như cả đời mẹ chỉ chú trọng đến tết Ta. Mẹ không muốn bỏ qua bất kỳ tục lệ nào. Mọi thứ đâu ra đấy, không có làm phiên phiến qua loa.
Suy từ câu nói bất hủ của học giả Phạm Quỳnh, "Truyện Kiều còn thì... nước ta còn”, thì người Việt nơi hải ngoại phải nói, “Tiếng Việt còn thì nước Việt còn”. Mà theo nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, "Sống trên đời sống cần có một tấm lòng”, mình có được tấm lòng thì ý nghĩa cuộc đời mình không lẽ để gió cuốn hết đi. Cho nên tấm lòng quý nhất là giữ gìn và bảo tồn Văn hóa cùng Việt Ngữ của quê hương.
Tham gia VVNM từ năm 2010, bàn viết thuở đó của tôi bị vài bạn độc còm như ri: - Ở bên Pháp biết gì về Nước Mỹ mà viết! Tôi thất kinh hồn vía như đứa đi vượt biên đường bộ qua Campuchia bị công an việt cộng bắt quả tang, may thay Ban Giám Khảo VVNM không hề kỳ thị tôi ở tận bên nớ lại dám viết chuyện bên ni. Tôi từng đi Mỹ thăm chị em tôi và gia đình bên chồng, bạn bè… từ năm 2005, nước Mỹ trở nên thân quen từ những chuyến đi về với bao câu chuyện tôi ghi lại trên mục VVNM.
Tôi chưa già và tôi tự hỏi bao nhiêu tuổi mới gọi là già. Người thì nói sau sáu mươi tuổi sẽ được gọi là già. Người khác nói sau khi về hưu sẽ chính thức bước vào tuổi già. Bác Duy Lâm, Một đồng nghiệp của tôi vẫn đến trường đi cày đều đều đến lúc bác đã bảy mươi lăm tuổi nhưng bác vẫn chưa chịu nghỉ hưu. Bác bảo bác chưa già nên bác sẽ làm đến khi nào bác không còn sức khỏe vì bác rất thích công việc của bác, công việc của một người phụ giáo. Vị bác sĩ chuyên chữa bệnh dị ứng phấn hoa của tôi đã gần 74 tuổi vẫn đến văn phòng của ông để khám cho bệnh nhân bốn ngày trong một tuần vì ông yêu thích công việc của ông. Tôi gặp rất nhiều người Mỹ vẫn say sưa đi làm dù đã quá tuổi nghỉ hưu vì họ còn sức khỏe và tìm thấy niềm vui trong công việc chứ không phải vì họ cần tiền. Bên cạnh bức tranh đầy những màu sắc tươi sáng đó, tôi biết vẫn còn nhiều bức tranh ảm đạm, âu sầu trong cộng đồng người Việt ở thành phố nơi tôi cư ngụ.
Nhạc sĩ Cung Tiến