Hôm nay,  

Du Lịch Bằng Tàu Trên Cảng Houston

04/07/202500:00:00(Xem: 423)
 
bo-sach-vvnm
                              
Huỳnh Thanh Tú là giáo viên tiểu học trước khi cùng gia đình định cư Mỹ năm 2001 tại Hoa Kỳ. Bà từng làm việc cho học khu tại Houston, Texas trước khi về hưu và dành toàn bộ thời gian làm vườn, chăm sóc các cháu, du lịch và tham gia các chuyến tham quan của cộng đồng người hưu trí tại địa phương. Tác giả tham dự VVNM với bài viết đầu tiên “Áo khoác để ngoài cửa.” Bài viết kỳ này thuật lại chuyến thăm cảng Houston với nhiều chi tiết thú vị.
 
***
 
Theo Wikipedia, Houston là một thành phố lớn nhất thuộc tiểu bang Texas, với diện tích 1,553 km vuông (599.6 dặm vuông Anh), và dân số 2 triệu 160 ngàn người, là nơi tập trung hầu hết các thắng cảnh, các di sản văn hóa đa dạng, các di tích lịch sử, những cơ sở thương mại lớn, các trung tâm y tế và giáo dục ….

Nói đến Houston là nói đến tượng đài Sam Houston, vị tổng thống đầu tiên của Cộng HòaTexas, đến Trung tâm Y khoa Texas Medical Center, nơi có nhiều cơ sở nghiên cứu về y khoa lớn nhất thế giới và đặc biệt là Bệnh viện MD Anderson trị bệnh ung thư nổi tiếng trên toàn cầu. Chúng ta cũng không quên nói đến NASA’ Johnson Space Center, nơi tích chứa những dữ liệu, những hình ảnh về cuộc sống của các phi hành gia khi bay vào vũ trụ…
                                                            
Định cư tại Houston khá lâu, nên tôi đã tham dự vào sinh hoạt của Hội cao niên (Senior Community). Hội tổ chức nhiều chuyến du lịch, thăm viếng các địa danh trong thành phố. Nhờ vậy mà tôi đã biết được khá nhiều nơi thật lý thú như các thành phố nhỏ của di dân người Đức, người Hòa Lan, các viện bảo tàng như National Musem, Holocaust Museum, và Thảo cầm viên Moody Garden…
 
Hôm nay chúng tôi, gồm 40 người cao tuổi đủ mọi sắc tộc được đi xem cảng Houston bằng tàu (Sam Houston Boat tour Port Houston). Khởi hành từ trung tâm Weekly Community tại 8440 Greenhouse Rd. Cypreess 77433, xe bus đã đưa đoàn đến cảng Houston. Khoảng đường không xa nhưng vì kẹt xe nên phải hơn một giờ mới tới nơi.
 
Được biết cảng Houston nằm trong thành phố Houston, cách vịnh Mexico vài giờ đi tàu, là một trong những cảng lớn nhất thế giới, rất sầm uất, và luôn bận rộn về vận tải lượng hàng hải của Hoa kỳ với nước ngoài.
                        
Đây là một khu phức hợp dài 50 dặm (80km) gồm các cơ sở công cộng và tư nhân đa dạng. Cảng Houston được xem là một thực thể hợp tác giữa chính quyền cảng, nơi vận hành các bến chính dọc theo kênh tàu Houston với hơn 150 công ty tư nhân nằm dọc theo vịnh Buffalo Bayou và Galveston.
 
Ngoài ra cảng Houston còn cung cấp các chuyến du ngoạn miễn phí, mang tính chất giáo dục, tìm hiểu về cảng và sự vận chuyển hàng hóa trên kênh tàu Houston.
 
Đoàn chúng tôi được mời lên tàu. Con tàu mang tên là M/V Sam Houston có chiều dài 95ft, bề rộng 25ft với sức chứa tối đa là 100 hành khách. Thiết kế bên trong thật trang nhã: Có phòng khách đầy đủ chỗ ngồi, máy lạnh, tủ lạnh ướp nước ngọt. Có phòng đứng ngoài boong tàu để du khách có thể nhìn rõ cảnh quan bên ngoài nhất là các tàu hàng quốc tế xuôi ngược trên biển và những hoạt động hằng ngày của bến cảng Turning Basin.
 
Tàu bắt đầu rời bến Sam Houston Landing chạy dọc theo kênh. Hướng dẫn viên cũng bắt đầu giải thích chi tiết về các cơ sở, những nhà máy lọc dầu của các tập đoàn dầu khí và các di tích lịch sử nằm dọc ven bờ.
 
Theo hướng dẫn viên thì tàu M/V Sam Houston hoạt động như một tàu du lịch công cộng của cảng Houston. Kể từ chuyến đi đầu tiên ngày 30 tháng 7 năm 1958, tàu đã đón miễn phí hơn 2 triệu du khách, mang đến cho công chúng cái nhìn độc đáo và những tác động của kênh tàu đối với thành phố Houston.
 
Từ phòng lái, thuyền trưởng Genaro Ambriz cũng đã tự hào nói rằng: “Tôi đã gắn bó với chiếc tàu này trong gần 30 năm. Kênh tàu Houston dài 52 dặm và thật khó tin là nó đi xa Houston đến như vậy.”
 
Ông tiếp: “Ban đầu các bến cảng chủ yếu nằm trong giới hạn của thành phố Houston, và càng ngày càng mở rộng. Đến nay nó đã là cơ sở của nhiều cộng đồng ở khu vực chung quanh. Đặc biệt là nhà ga Barbours Cut nằm ở Morgan’s Point.”  
 
Mọi nhu cầu vật chất mà chúng ta đang sử dụng như quần áo, dụng cụ điện tử, xe cộ… đều được đến từ cảng Houston. Tất cả được vận chuyển ra vào bằng các tàu chở hàng khổng lồ chạy dọc trên kênh tàu Houston.
 
Tôi được biết mỗi năm có hơn 200 ngàn chuyến tàu từ các nơi trên thế giới đã đến và đi qua cảng này. Các ngành công nghiệp dọc theo kênh tàu đã tạo nên hàng triệu công ăn việc làm cho TB Texas.
 
Tàu đang chạy dưới cây cầu 610, chúng tôi thấy một số nhà máy lọc dầu khí mà theo hướng dẫn viên thì trên đất liền không thể nhìn thấy được. Chúng tôi cũng được thấy tận mắt vùng đất mà Santa Anna bị bắt sau trận chiến ở San Jacinto.
 
Tàu trở về bến,tính ra thời gian của chuyến đi khứ hồi là 90 phút. Thời gian tuy ngắn ngủi, nhưng chuyến đi đã giúp tôi cảm thấy thật thoải mái và thích thú vô cùng. Vì ngoài ý nghĩa của một cuộc du ngoạn, nó giống như một lớp học về kinh doanh, kinh tế cùng lịch sử, tất cả hòa quyện thành một,thật tuyệt vời.
 
Chuyến du ngoạn đã mở rộng cho tôi những kiến thức hiểu biết thêm tầm quan trọng về kinh tế của kênh tàu và bến cảng Houston:

- Kênh tàu Houston là con đường thủy huyết mạch nhộn nhịp và sầm uất nhất, cung cấp toàn bộ các nhu yếu phẩm cho thành phố Houston và tiểu bang Texas.
- Tận mắt nhìn thấy sự phát triển của các cơ sở kỹ nghệ, thương mại, các hãng xưởng và những nhà máy lọc dầu khí dọc theo kênh tàu Houston.
- Được nhìn thấy thật gần các con tàu khổng lồ chất đầy hàng hóa đang xuôi ngược trên bến cảng.
- Tận mắt xem các cần cẩu cùng máy xúc di chuyển xung quanh các tàu hàng khổng lồ.
- Mặc dầu chuyến đi này hoàn toàn miễn phí, nhưng chúng ta phải cần ghi danh đặt trước ngày đi vì không gian và nhu cầu có hạn.                                 
 
Cảm ơn thuyền trưởng Ambrig, cám ơn thủy thủ đoàn đã cho chúng tôi tận hưởng những giây phút du lịch trên sông nước thật tuyệt vời. Cám ơn những người bạn đồng hành thân yêu, cám ơn cuộc đời đã cho tôi những thời khắc hạnh phúc này.
 
Tôi yêu thành phố Houston ấm áp và đầy tình người. Tôi yêu những con người năng động, chịu khó và… tôi cũng yêu tôi! 
 
Houston ngày 28-2-2025 
 
Huỳnh Thanh Tú            
 

Ý kiến bạn đọc
04/07/202516:33:30
Khách
Cảm ơn Tác giả chia sẻ một bài viết.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 238,649
Có những người Cha tôi đã gặp Hiến dâng đời, phục vụ tha nhân Sáng danh Chúa, sống Phúc Âm Gieo lời Chân Lý xa gần nơi nơi … (KL) Đó là những vị linh mục mà tôi đã có dịp tiếp xúc trong thời gian bốn năm sống ở trại tỵ nạn Thái Lan. Nói về các Cha thời tỵ nạn thì có rất nhiều điều muốn nói, nhưng có nói thêm trăm ngàn lời cũng vẫn chưa đủ. Ở trại, chúng tôi may mắn có được các Cha người Việt Nam (cũng là nguời tỵ nạn vượt biên). Các Ngài là những người khởi đầu lập nên nhà thờ đơn sơ đầu tiên nơi trại cấm Panatnikhom, viết tắt là Panat, (gọi là Trại Cấm vì chúng tôi là những thuyền/bộ nhân đến trại tỵ nạn sau ngày Cao Ủy tuyên bố đóng cửa không nhận người tỵ nạn, nên chúng tôi bị xem là bất hợp pháp, phải ở Trại Cấm chờ nước sở tại thanh lọc, xét duyệt tư cách tỵ nạn).
Trải qua bao thời gian, những người bạn cũ rời xa, những người bạn mới xuất hiện, nhiều khuôn mặt đến, rồi đi, như nước chảy qua cầu. Vậy mà có một khuôn mặt đặc biệt, ở lại rất lâu trong góc trái tim tôi, một nhỏ bạn thật đặc biệt. Đặc biệt, là vì nó là... người Nga. Tôi đã từng có ác cảm với dân tộc Nga, từ những ngày trước năm 1975, là năm đổi đời, đổi hướng tương lai của đa số dân tỵ nạn cộng sản. Ác cảm là vì, giống dân từ một quốc gia xa lạ và rất xa trên bản đồ trái đất, đầu tiên tạo ra chế độ Cộng sản, lại đầu độc cả thế giới qua cái chủ nghĩa Cộng sản ác nhân thất đức.
Thưa anh Don, tôi biết hương hồn anh đang hiện diện quanh quất đâu đây, trong khán phòng này và nghe được những lời tôi nói. Cảm ơn anh đã luôn là người hàng xóm tốt bụng. Anh thường xuyên cắt cỏ cho khoảng sân trước nhà chúng tôi khi cắt cho nhà anh. Không chỉ cắt thôi đâu quý vị, anh còn tỉa rồi thổi bằng máy thổi sạch bóng, từ sát cửa ra vào đến sân xe chạy. Lần nọ, nhà chúng tôi bị bể ống nước, ngập lụt ngoài phòng khách lên tận mắt cá, anh là vị cứu tinh đã khóa nước trước khi chồng tôi kịp về nhà. Bao lần chúng tôi quên đóng cửa “garage” qua đêm, anh luôn nhắn tin cho tôi “Cửa garage nhà chị còn mở đó nhe.” Tôi cảm thấy rất hổ thẹn vì chưa mời anh được một bữa ăn Việt Nam! Tệ thật! Tôi có mua biếu anh hộp bánh vào dịp Noel mấy năm nhưng nhìn lại thấy không đủ so với những gì anh đã làm cho gia đình tôi! Nhưng tôi vĩnh viễn không còn dịp nữa rồi!
Hàng năm, cứ qua giữa tháng Năm là nước Mỹ lại bắt đầu rộn ràng hơn cho ngày lễ hội Memorial Day sắp tới! Các “florist centers” lo chuẩn bị thêm nhiều hoa để cung cấp cho người tiêu thụ, những gian hàng đồ lưu niệm bày biện lắm thứ hơn để bán. Walmart, Krogers tấp nập khách hàng vì có đông người đi chợ cho các tiệc tùng ăn uống chiều hôm đó. Như chúng ta biết, ngày lễ này được long trọng tổ chức vào mỗi thứ Hai cuối cùng của tháng Năm nhằm vinh danh những người lính đã xả thân hy sinh trong quân đội Hoa Kỳ. Ngược dòng lịch sử và theo các sử gia thì cuộc nội chiến Mỹ được xem là có nhiều người chết nhất nên những nghĩa trang thành hình từ đấy. Vào mấy năm cuối của thập niên 1860 thì ở nhiều quận, hạt, tỉnh, thành, thiên hạ bắt đầu tới sửa sang, dọn dẹp vệ sinh cho những ngôi mộ của người thân mình, mang theo bông hoa trang hoàng cho các ngôi mộ đó; những chiến binh đã nằm xuống!
Là con trai trưởng trong một gia đình có chín anh em, tôi sống với Mẹ trong hầu hết bảy mươi bốn năm đời mình. Chỉ có hai lần tôi phải xa Mẹ lâu nhất, mỗi lần tám năm, đều liên quan đến nước Mỹ và Mẹ. Lần thứ nhất từ năm 1991 khi Mẹ đi tỵ nạn Hoa Kỳ theo diện H.O. Tôi kẹt lại quê nhà cho đến cuối năm 1998 mới đi đoàn tụ gia đình theo diện ODP. Đi hay ở, một quyêt định không phải dể dàng với tôi lúc bấy giờ. Những năm chín mươi sau những tháng năm sống vất vả, cay đắng và tủi nhục để kiếm sống và tồn tại, đứa con một sĩ quan tù cải tạo, nhờ thời kỳ mở cửa, các công ty nước ngoài lần lượt vào Việt Nam, tôi được làm việc cho văn phòng đại diện công ty Hoa Kỳ AMP tại Việt Nam. Mức lương 700 USD của một giám đốc kỹ thuật hồi đó là một con số rất lớn nếu so với đồng lương 50 USD của một kỹ sư mới ra trường.
Cũng như bao đứa con trai khác, hồi bé tôi mơ ước được đi máy bay. Vì lớn lên ở Việt Nam sau 1975, mơ ước đó xem ra khó thành hiện thực. Thế rồi khi tôi 18 tuổi, giấc mơ ấy đã đến khi tôi leo lên chiếc máy bay TU134 của Liên xô tại phi trường Tân Sơn Nhất để đi định cư ở Mỹ theo diện bảo lãnh, như đã kể trong bài viết dự thi Viết Về Nước Mỹ đầu tiên của tôi vào năm 2002. Ở Mỹ trên 30 năm, tôi đi máy bay tương đối cũng khá nhiều và cũng có nhiều kinh nghiệm lý thú để hôm nay kể cho quý vị thưởng thức.
Trời mới hửng sáng, bà Năm đã trở dậy. Căn nhà im lặng như tờ, giờ này mọi người còn đang ngủ cả, bà lặng lẽ đến bên bàn thờ, thắp nhang cho chồng. Tay run run, nhưng bà vẫn cố gắng không để tàn nhang rơi xuống thảm. Con dâu đã dặn bà chỉ được dùng nhang điện, nến điện, nó sợ mùi nhang và sợ tàn nhang làm hư tấm thảm đắt tiền. Nhưng bà nghĩ không có hương khói, người chết biết đường đâu mà về? Bà chỉ an tâm, sung sướng khi có ông bên cạnh, mặc dù ông bây giờ chỉ là một hồn ma. Hương khói làm ấm lòng bà, ấm lòng cả người đã khuất, bà không thể để bàn thờ chồng hương khói lạnh tanh....
Sau mấy ngày đi chơi thăm các thắng cảnh nổi tiếng ở thành phố, ăn fast food và các món ăn Ý, Pháp, Mexico… hôm nay ba mẹ con quyết định tìm nhà hàng Việt Nam vì thèm bữa cơm có canh chua, cá kho tộ, rau muống xào tỏi. Từ nơi khách sạn, Quỳnh cùng hai con đi bộ gần 3 blocks đường đến một nhà hàng Việt Nam rộng lớn và nổi tiếng với các món ăn đậm đà hương vị ẩm thực Việt. Ba mẹ con vừa đói vừa mệt nên hào hứng ăn ngon lành, hết sạch, chuẩn bị món tráng miệng và sau đó chương trình là sẽ đi dạo bờ biển đón gió đêm. Trong lúc hai con xúm lại xem lại các hình chụp trên điện thoại, Quỳnh cũng rảnh rang đưa mắt ngắm nghía xung quanh tiệm thì bất chợt như có linh tính mách bảo, nàng nhận ra có một bóng dáng rất quen thuộc đang đi ngang phía trước hồ cá trong tiệm, cùng với vài người nữa, đang tìm vào ngồi ở chiếc bàn phía bên hông cửa nhà hàng, đối diện xéo với bàn của nàng.
Nhìn lại cuộc sống của mình trong bao năm qua tôi phải thú thực rằng giấc mơ Mỹ quốc của mình đã đạt được nhiều hơn những gì mình đã từng ao ước rất nhiều. Đúng nửa thế kỷ, tròn 50 năm đã trôi qua từ cái ngày tôi có giấc mơ Mỹ quốc nhỏ nhoi nhất, nếu có ai hỏi như thế tôi có còn ao ước hay còn một giấc mơ Mỹ quốc nào nữa không thì tôi xin trả lời rằng có. Có điều giấc mơ Mỹ quốc hiện tại của tôi không còn là giấc mơ cho riêng tôi nữa mà là giấc mơ cho các thế hệ con cháu của mình. Tôi mơ đến một nước Mỹ mang đầy đủ các giá trị cốt lõi về tự do, dân chủ, bác ái, nhân đạo, và bình đẳng. Một nước Mỹ với tượng nữ thần Tự Do cầm đuốc soi sáng để thắp lên hy vọng cho tất cả các dân tộc bị áp bức trên toàn thế giới. Một nước Mỹ sẽ luôn nằm trong giấc mơ của những đứa trẻ ở các nước đang phát triển như giấc mơ Mỹ quốc đầu tiên mà tôi đã có đúng nửa thế kỷ trước.
Huy về nhà nghỉ spring break hai ngày sớm hơn dự định. Trường võ bị West Point cho phép Huy về nhà sớm trước khi kỳ nghỉ spring break thực sự bắt đầu vì Huy có lịch làm diễn giả khách mời (guest speaker) ở một số trường trung học. Ngày đầu tiên về làm diễn giả khách mời ở ngôi trường trung học ngày xưa, Huy có dịp gặp lại cô Smith, thầy Williams, thầy hiệu trưởng sau khi hoàn thành xong ba buổi nói chuyện với vài trăm em học sinh trung học. Cô Smith và thầy Williams rất vui mừng nói rằng họ rất tự hào khi biết Huy đã vượt qua nhiều năm tháng gian khổ ở trường võ bị West Point, nhất là khi biết Huy đã hoàn tất các cuộc hành quân Norwegian Rucksack March. Về làm diễn giả ở ngôi trường trung học ngày xưa, đối với Huy, điều này là điều đặc biệt nhất trong kỳ nghỉ spring break năm ấy.
Nhạc sĩ Cung Tiến