Hôm nay,  

Tết Nhất

24/01/202500:09:32(Xem: 1962)

 

Ảnh minh họa_Cung Đô và bà Kiều Chinh ngày Tết
Cung Đô và bà Kiều Chinh ngày Tết

 

Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ 2017 và đã nhận giải Đặc Biệt năm thứ mười tám và giải Danh Dự năm 2023. Bà cho biết bút hiệu là tên thật, trước là nhà giáo tại Việt Nam, định cư tại New Jersey năm 1994 theo diện HO. Nhân ngày Tết Việt Nam đến, tác giả ghi lại vài tục lệ cổ truyền mà nhiều gia đình Việt vẫn còn gìn giữ nơi hải ngoại.

 

***

 

Đầu năm mua muối, cuối năm mua vôi. My đi vào tiệm tạp hóa trong đầu cứ lẩm nhẩm lời mẹ dặn “đầu năm mua muối, cuối năm mua vôi”. Muối thì dễ rồi, nhưng còn vôi, kiếm đâu ra?

 

Những ngày lễ khác, mẹ chẳng để ý, con cháu muốn làm gì thì làm. Chỉ có Tết Nguyên Đán là mẹ nhớ. Hình như cả đời mẹ chỉ chú trọng đến tết Ta. Mẹ không muốn bỏ qua bất kỳ tục lệ nào. Mọi thứ đâu ra đấy, không có làm phiên phiến qua loa.

 

Một tuần trước ngày mồng Một phải cúng ông Táo, mẹ gọi là ông Công. My chiều theo ý mẹ, cho bà vui. My không nhớ hồi còn ở Việt Nam, cúng ông Táo cần những thứ gì. Phía Đông Bắc Mỹ không có nhiều người Việt, không có hàng mã giấy tiền vàng bạc. Nhưng chắc chắn có bán cá chép còn sống.

 

Mẹ bảo ông Công rất quan trọng cho hạnh phúc gia đình. Những nhà hoang, bước vào bạn có cảm giác lạnh tanh vì không có bếp lửa. Ngay cả lúc đi chơi xa, khi trở về nhà bạn cũng có thấy không khí lạnh lẽo. Vậy mà chỉ cần vào bếp nấu ấm nước, bạn sẽ có cảm giác ấm áp. Mẹ nói nhà nào bếp núc lạnh tanh là nhà đó vắng tiếng cười.

 

Dẫu bây giờ toàn xài bếp gas bếp điện, nhưng mỗi nhà cũng vẫn phải có ông Táo.

Ông Táo ghi nhận mọi sinh hoạt trong gia đình. Tới 23 tháng Chạp, ông cỡi cá chép bay lên thiên đình báo cáo cho Ngọc Hoàng.

Không biết báo cáo xong, Ngọc Hoàng có xử phạt hay khen thưởng gì không? My không biết, nhưng thấy mẹ rất thành tâm muốn cúng, như nhắn gửi lời cảm ơn ông giúp cho nhà cửa ấm áp, gia đình hạnh phúc.

 

Mẹ già rồi, bất cứ chuyện gì mẹ muốn, con cháu đều chiều theo ý mẹ. Ngày xưa muối bỏ bao nylon, muốn mua bao nhiêu tùy ý. Còn vôi màu hồng, nhão, người bán trét vào miếng lá chuối gập lại. My vẫn thường mua cho bà ngoại hồi còn ở Việt Nam. Về nhà mới trét vào cái hộp nhỏ xíu có nắp đậy, để vôi đừng bị khô. Hôm 23 tháng Chạp, nấu cơm chiều xong là phải lau chùi bàn bếp thật sạch để đưa ông Táo về trời.

 

My ghé chợ Tàu, mua con cá chép còn bơi trong hồ, về thả trong chậu nước và mâm trái cây. Hai đứa nhỏ đi học về, thấy có cá còn sống, bơi trong chậu, thằng lớn thích quá vỗ tay hò reo ầm ĩ, kiễng chân lên xem cá. Thằng nhỏ không nhón chân được, thò tay kéo chậu cá xuống, may quá bà thấy kịp, hét toáng lên:

 

- Ơ kìa! Thằng Nỡm.

 

Nghe bà mắng, cả hai sợ quá đứng im. Tôi cũng sợ, lôi hai thằng ra khỏi khu vực nhà bếp, dỗ dành:

 

- Lát nữa cúng xong, mẹ mang xuống cho xem.

 

Ở Mỹ seafood chỉ có cá, ghẹ, lobster mới có bán khi còn sống, còn tất cả đều đông lạnh. Gần nhà tôi có tiệm bán gà vịt còn sống. Khách chọn xong, họ mới giết, nhổ lông. Nếu muốn lấy tiết thì đưa cho họ hộp đựng. Tất cả đều dùng máy cắt cổ vặt lông trong phòng kín, chứ không có kiểu VN giết khơi khơi trước mắt mọi người, man rợ quá.

 

Tôi nhớ mãi 60 năm trước, ngày đầu tiên sau lễ cưới, mẹ đã bảo chị dâu Cả cắt cổ con gà mái tơ, làm cỗ. Lúc đó tôi còn nhỏ, nhưng thấy chị dâu mặt tái mét, lớ ngớ không biết làm sao cắt cổ gà. Chị năn nỉ tôi cầm giúp hai chân và hai cánh con gà. Mẹ tôi chợt đi ngang, thấy “ngứa mắt”, nói:

 

- Không cần tới 2 người mới giết được con gà “nhoe”.

Mẹ xua hai chị em đứng ra xa, chỉ một mình, bà dùng hai chân của mình đè xuống hai chân con gà. Sau đó vặn chéo hai cánh gà vào nhau, rồi dùng cả hai chân của bà, một chân đè hai chân gà, một chân đè hai cánh gà đã bị vặn chéo. Còn lại hai tay, bà ung dung nắm cổ gà, lật phía sau, cắt cái “èo” rất gọn gàng, trước con mắt  kinh ngạc của hai chị em. Chưa hết, vừa cứa mũi dao, là phải lật úp chỗ cắt, hứng tiết vào cái tô bên dưới. Chứ cứ để ngửa, tiết phun có vòi, bắn tung tóe “hết ăn”!

 

Cuộc đời là cái “nợ đồng lần “, lúc trước tôi phải ra chợ mua cau trầu cho bà ngoại. Bây giờ mẹ thành bà ngoại, tôi lên chức mẹ, không còn rụt rè khiếp đảm khi phải cắt cổ gà nữa. Hồi còn ở VN, tôi đã cắt cổ biết bao nhiêu con gà.

 

Bởi vậy hôm lễ Thanksgiving vừa rồi, hai đứa cháu nội của bà ở tiểu bang khác qua thăm. Tôi ung dung ra chỗ bán gà sống, mua một con gà trống và một con gà Tây cho chúng xem. Tôi giấu dưới basement, ngay cả tôi cũng không hề biết mới 4:45 sáng, con gà trống gáy ò ó o, làm cả nhà thức giấc hết, mọi người ùa xuống basement, con nít kích động nhất. Ông chồng nhìn tôi lắc đầu.

 

Chiều đó tôi giết con gà Tây làm tiệc, giữ lại con gà trống. Ai dè chiều hôm mọi người đã ngồi yên vị ở bàn ăn, đúng 4:45pm con gà trống lại cất tiếng gáy ò ó o, làm cho đám con nít không chịu ngồi ăn nữa, chạy xuống basement chơi với con gà. Lúc này thằng em tôi mới biết tôi dám giết gà Tây sống tại nhà. Cậu ấy hoảng hồn cảnh cáo:

 

- Sao chị liều lĩnh vậy? Chỉ tiệm bán có giấy phép mới được giết gà. Không ai được phép giết sinh vật sống tại nhà.

 

Vì mới qua, nên tôi không hề biết. Có ông Việt Nam bực mình con raccoons chui vào garage, ổng đập nó chết tươi. Ngặt nỗi bà hàng xóm thấy, gọi cảnh sát. Thế là ổng gặp rắc rối, dù là thú hoang phá hoại, cũng không được tự giết chúng. Báo chí đăng tùm lum chuyện này. Thiệt tình luật lệ xứ Mỹ rắc rối quá. Nhớ mấy chục năm trước, ông Việt Nam đi lượm sò cũng bị bắt, tin tức rêu rao trên báo vì khứa này là quan chức xứ mình, qua Mỹ đi công cán (chứ không phải dân thường). Qua ngày hôm sau, tôi mang trả lại con gà trống, trước khi bị hàng xóm than phiền gọi cảnh sát.

 

Sống ở Mỹ thật khổ sở khi phải đốt nhang thật. Bên ngoài trời lạnh, cửa đóng kín mít, mẹ vẫn muốn đốt nhang. Ông Táo không có bàn thờ riêng, mỗi năm chỉ cúng một lần trên bàn bếp. Chứ thật ra bàn thờ Phật và bàn thờ ông bà toàn xài nhang điện. Cũng có thắp một chút vào ngày giỗ, chứ mùi nhang ngột ngạt khó thở lắm.

 

Mấy hôm nay mẹ cứ nhắc “đầu năm mua muối cuối năm mua vôi”. My dạ dạ để con mua. Bây giờ đang lang thang trong tiệm chạp phô, kiếm đâu ra vôi. Chẳng lẽ mua mấy hộp phấn viết bảng. Đúng rồi, mua phấn viết bảng, đem giấu trong garage, rồi bỏ vô máy xay cho mịn, chắc mẹ không biết. Nhưng mà vôi nhão để ăn trầu, không phải vôi quét tường.

 

 Mẹ già quá rồi, nhớ nhớ quên quên. Nhưng My vẫn muốn chiều theo ý mẹ cho bà vui lòng. Mà sao cái cần quên thì mẹ lại nhớ. Thật nan giải, hay là cứ giả vờ quên mua, chứ đánh lừa mẹ, My áy náy quá.

 

Ngày xưa ở VN, ăn Tết đủ ba ngày. Qua xứ người bận rộn, lễ nào cũng chỉ có một ngày. Vả lại người lớn đi làm, con nít đi học cũng chỉ nghỉ theo lễ xứ người. Còn Tết Nguyên Đán rơi vào ngày thường, mọi phong tục xuất hành, hay xông đất đều bỏ qua hết. Chỉ có điều lì xì trẻ con, chúc tết ông bà thì vẫn còn giữ.

 

Mùng Một, mùng Hai, mùng Ba tôi phải đi làm nên chỉ sắp xếp trái cây trên bàn thờ, thay nước cúng. Nhưng chiều mùng Bốn phải xin về sớm làm cơm “đưa ông bà”. Có đón thì phải có đưa. Chính phong tục đón đưa ông bà, làm cho con cháu có cảm giác ông bà cha mẹ cũng cùng về ăn tết với gia đình. Đó là điều đặc biệt khác với những ngày lễ khác.

 

Ba mươi tết là ngày cuối cùng của một năm, mẹ luôn luôn nấu cơm mời ông bà về ăn tết với con cháu. Cỗ nấu thịt vịt, qua đầu năm kiêng ăn vịt sợ xui (kiêng hết tháng Giêng).

 

Cúng giao thừa, đặt mâm cúng trước cửa ra vào. Hồi xưa còn ở Việt Nam cúng ngoài sân, bây giờ qua Mỹ trời lạnh quá, cúng trong nhà, nhưng vẫn mở cánh cửa gỗ, chừa cửa Storm door bên ngoài. Mẹ nói năm mới phải mở cửa cho tài lộc vào nhà.

 

Bà ngoại tuy già, nhưng vẫn nhớ không cho quét nhà ba ngày Tết, không la rầy hai thằng cháu, không gọi chúng là “thằng nỡm.” Không những vậy bà còn luôn miệng nhắc:

 

- Tết nhất, anh em không được cãi nhau, không được giành nhau đồ chơi.

 

Một lô những cái “không”, thằng anh ghé tai tôi hỏi nhỏ:

 

- Mẹ ơi! Sao bà gọi là “tết nhất”. “Thằng nỡm” là gì hả mẹ?

 

- Con ơi! Mẹ cũng không biết. Hồi xưa bà còn gọi mẹ là “con bú dù”. Mẹ cũng không biết con bú dù, nó ra làm sao.

 

Tết sắp đến, thân chúc các bạn thân tâm an lạc, muốn gì được đó.

 

Tân niên hạnh phúc!

  

Lại Thị Mơ

 

Ý kiến bạn đọc
28/01/202503:29:07
Khách
Ông Táo là thần bếp , ông Công là thổ thần( thổ công ) hoàn toàn khác nhau.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 201,907
Ngôi nhà nằm ở một vùng ngoại ô, khuất sau những tàng cây cổ thụ, phủ đầy rêu phong và ký ức. Mỗi viên gạch, mỗi góc tường, đều như đang thì thầm câu chuyện về một gia đình đã từng hạnh phúc, ấm êm. Ông Lâm, với mái tóc bạc phơ như sương tuyết và dáng người gầy gò, liêu xiêu theo năm tháng, ngồi lặng lẽ trên chiếc ghế mây cũ ở hiên nhà. Chiều tà buông xuống, nhuộm tím cả khoảng sân, mang theo hơi lạnh se sắt của cơn gió trở mùa, lay lắt những cánh hoa đỗ quyên đỏ thắm trước ngõ, như ngọn lửa nhỏ đang cố gắng níu giữ hơi ấm sắp tàn lụi. Mỗi cơn gió đi qua, ông Lâm lại khẽ rùng mình, không phải vì lạnh, mà vì nỗi cô đơn quạnh quẽ đang bám riết lấy ông từ hai năm nay. Từ ngày người vợ yêu quý của ông về với đất.
Mùa Hạ đã bắt đầu báo hiệu, các loài hoa thi đua nở đủ màu sắc tươi vui. Anh Quang bước ra sân theo tiếng gọi của vợ nhờ bưng phụ mấy chậu hoa quỳnh lên bệ cao, vì muốn ngắm nét đẹp của loài hoa trang đài đang nở hàng chục đóa hồng và vàng. Bé LiLy bước chân cao chân thấp đi theo cha cười hồn nhiên.
Có những người Cha tôi đã gặp Hiến dâng đời, phục vụ tha nhân Sáng danh Chúa, sống Phúc Âm Gieo lời Chân Lý xa gần nơi nơi … (KL) Đó là những vị linh mục mà tôi đã có dịp tiếp xúc trong thời gian bốn năm sống ở trại tỵ nạn Thái Lan. Nói về các Cha thời tỵ nạn thì có rất nhiều điều muốn nói, nhưng có nói thêm trăm ngàn lời cũng vẫn chưa đủ. Ở trại, chúng tôi may mắn có được các Cha người Việt Nam (cũng là nguời tỵ nạn vượt biên). Các Ngài là những người khởi đầu lập nên nhà thờ đơn sơ đầu tiên nơi trại cấm Panatnikhom, viết tắt là Panat, (gọi là Trại Cấm vì chúng tôi là những thuyền/bộ nhân đến trại tỵ nạn sau ngày Cao Ủy tuyên bố đóng cửa không nhận người tỵ nạn, nên chúng tôi bị xem là bất hợp pháp, phải ở Trại Cấm chờ nước sở tại thanh lọc, xét duyệt tư cách tỵ nạn).
Trải qua bao thời gian, những người bạn cũ rời xa, những người bạn mới xuất hiện, nhiều khuôn mặt đến, rồi đi, như nước chảy qua cầu. Vậy mà có một khuôn mặt đặc biệt, ở lại rất lâu trong góc trái tim tôi, một nhỏ bạn thật đặc biệt. Đặc biệt, là vì nó là... người Nga. Tôi đã từng có ác cảm với dân tộc Nga, từ những ngày trước năm 1975, là năm đổi đời, đổi hướng tương lai của đa số dân tỵ nạn cộng sản. Ác cảm là vì, giống dân từ một quốc gia xa lạ và rất xa trên bản đồ trái đất, đầu tiên tạo ra chế độ Cộng sản, lại đầu độc cả thế giới qua cái chủ nghĩa Cộng sản ác nhân thất đức.
Thưa anh Don, tôi biết hương hồn anh đang hiện diện quanh quất đâu đây, trong khán phòng này và nghe được những lời tôi nói. Cảm ơn anh đã luôn là người hàng xóm tốt bụng. Anh thường xuyên cắt cỏ cho khoảng sân trước nhà chúng tôi khi cắt cho nhà anh. Không chỉ cắt thôi đâu quý vị, anh còn tỉa rồi thổi bằng máy thổi sạch bóng, từ sát cửa ra vào đến sân xe chạy. Lần nọ, nhà chúng tôi bị bể ống nước, ngập lụt ngoài phòng khách lên tận mắt cá, anh là vị cứu tinh đã khóa nước trước khi chồng tôi kịp về nhà. Bao lần chúng tôi quên đóng cửa “garage” qua đêm, anh luôn nhắn tin cho tôi “Cửa garage nhà chị còn mở đó nhe.” Tôi cảm thấy rất hổ thẹn vì chưa mời anh được một bữa ăn Việt Nam! Tệ thật! Tôi có mua biếu anh hộp bánh vào dịp Noel mấy năm nhưng nhìn lại thấy không đủ so với những gì anh đã làm cho gia đình tôi! Nhưng tôi vĩnh viễn không còn dịp nữa rồi!
Hàng năm, cứ qua giữa tháng Năm là nước Mỹ lại bắt đầu rộn ràng hơn cho ngày lễ hội Memorial Day sắp tới! Các “florist centers” lo chuẩn bị thêm nhiều hoa để cung cấp cho người tiêu thụ, những gian hàng đồ lưu niệm bày biện lắm thứ hơn để bán. Walmart, Krogers tấp nập khách hàng vì có đông người đi chợ cho các tiệc tùng ăn uống chiều hôm đó. Như chúng ta biết, ngày lễ này được long trọng tổ chức vào mỗi thứ Hai cuối cùng của tháng Năm nhằm vinh danh những người lính đã xả thân hy sinh trong quân đội Hoa Kỳ. Ngược dòng lịch sử và theo các sử gia thì cuộc nội chiến Mỹ được xem là có nhiều người chết nhất nên những nghĩa trang thành hình từ đấy. Vào mấy năm cuối của thập niên 1860 thì ở nhiều quận, hạt, tỉnh, thành, thiên hạ bắt đầu tới sửa sang, dọn dẹp vệ sinh cho những ngôi mộ của người thân mình, mang theo bông hoa trang hoàng cho các ngôi mộ đó; những chiến binh đã nằm xuống!
Là con trai trưởng trong một gia đình có chín anh em, tôi sống với Mẹ trong hầu hết bảy mươi bốn năm đời mình. Chỉ có hai lần tôi phải xa Mẹ lâu nhất, mỗi lần tám năm, đều liên quan đến nước Mỹ và Mẹ. Lần thứ nhất từ năm 1991 khi Mẹ đi tỵ nạn Hoa Kỳ theo diện H.O. Tôi kẹt lại quê nhà cho đến cuối năm 1998 mới đi đoàn tụ gia đình theo diện ODP. Đi hay ở, một quyêt định không phải dể dàng với tôi lúc bấy giờ. Những năm chín mươi sau những tháng năm sống vất vả, cay đắng và tủi nhục để kiếm sống và tồn tại, đứa con một sĩ quan tù cải tạo, nhờ thời kỳ mở cửa, các công ty nước ngoài lần lượt vào Việt Nam, tôi được làm việc cho văn phòng đại diện công ty Hoa Kỳ AMP tại Việt Nam. Mức lương 700 USD của một giám đốc kỹ thuật hồi đó là một con số rất lớn nếu so với đồng lương 50 USD của một kỹ sư mới ra trường.
Cũng như bao đứa con trai khác, hồi bé tôi mơ ước được đi máy bay. Vì lớn lên ở Việt Nam sau 1975, mơ ước đó xem ra khó thành hiện thực. Thế rồi khi tôi 18 tuổi, giấc mơ ấy đã đến khi tôi leo lên chiếc máy bay TU134 của Liên xô tại phi trường Tân Sơn Nhất để đi định cư ở Mỹ theo diện bảo lãnh, như đã kể trong bài viết dự thi Viết Về Nước Mỹ đầu tiên của tôi vào năm 2002. Ở Mỹ trên 30 năm, tôi đi máy bay tương đối cũng khá nhiều và cũng có nhiều kinh nghiệm lý thú để hôm nay kể cho quý vị thưởng thức.
Trời mới hửng sáng, bà Năm đã trở dậy. Căn nhà im lặng như tờ, giờ này mọi người còn đang ngủ cả, bà lặng lẽ đến bên bàn thờ, thắp nhang cho chồng. Tay run run, nhưng bà vẫn cố gắng không để tàn nhang rơi xuống thảm. Con dâu đã dặn bà chỉ được dùng nhang điện, nến điện, nó sợ mùi nhang và sợ tàn nhang làm hư tấm thảm đắt tiền. Nhưng bà nghĩ không có hương khói, người chết biết đường đâu mà về? Bà chỉ an tâm, sung sướng khi có ông bên cạnh, mặc dù ông bây giờ chỉ là một hồn ma. Hương khói làm ấm lòng bà, ấm lòng cả người đã khuất, bà không thể để bàn thờ chồng hương khói lạnh tanh....
Sau mấy ngày đi chơi thăm các thắng cảnh nổi tiếng ở thành phố, ăn fast food và các món ăn Ý, Pháp, Mexico… hôm nay ba mẹ con quyết định tìm nhà hàng Việt Nam vì thèm bữa cơm có canh chua, cá kho tộ, rau muống xào tỏi. Từ nơi khách sạn, Quỳnh cùng hai con đi bộ gần 3 blocks đường đến một nhà hàng Việt Nam rộng lớn và nổi tiếng với các món ăn đậm đà hương vị ẩm thực Việt. Ba mẹ con vừa đói vừa mệt nên hào hứng ăn ngon lành, hết sạch, chuẩn bị món tráng miệng và sau đó chương trình là sẽ đi dạo bờ biển đón gió đêm. Trong lúc hai con xúm lại xem lại các hình chụp trên điện thoại, Quỳnh cũng rảnh rang đưa mắt ngắm nghía xung quanh tiệm thì bất chợt như có linh tính mách bảo, nàng nhận ra có một bóng dáng rất quen thuộc đang đi ngang phía trước hồ cá trong tiệm, cùng với vài người nữa, đang tìm vào ngồi ở chiếc bàn phía bên hông cửa nhà hàng, đối diện xéo với bàn của nàng.
Nhạc sĩ Cung Tiến