Hôm nay,  

Vui Buồn Shop May

01/05/200200:00:00(Xem: 163609)
Người viết: PHAN TỊNH TÂM

Bài tham dự số: 2-525-vb50425
Đây là bài viết về nước Mỹ đầu tiên của Phan Tịnh Tâm, được viết với tấm lòng tử tế. Tác giả tự sơ lược tiểu sử như sau: sinh ngày năm 50 tại Đà Nẵng, đoàn tụ gia đình năm 1993, làm công, ở Los Angeles. Ước mong bà Tâm sẽ tiếp tục viết thêm.

Tôi quen Phụng từ lúc hai đứa còn học đệ thất tại thành phố Đà Nẵng, ngày 3 mẹ con Phụng đi Mỹ gia đình tôi mới được cấp hộ chiếu, ngày hai đứa tôi gặp lại nhau trên đất Mỹ, cuộc sống của Phụng đã hơi ổn định, Phụng đi may cho một shop may tư trên đường 17, con gái của Phụng làm Nail và cậu con trai thì giao hàng thuê cho tiệm Beauty Supply gần nhà.

Ở Việt Nam tôi đã may cho công ty may mặc Saigon 3, sang đây Phụng dắt tôi đi may, shop may đa phần là những người diện HO, Phụng góa chồng nên được giúp đỡ nhiều, những lần Phụng gắn Label áo Jean, mấy ông HO thay phiên nhau vác hàng đến tận bàn máy may cho nó, công đoạn đó dễ ăn tiền nhất nhưng ai cũng ớn vì phải mang vác, bù lại sau giờ cơm trưa Phụng pha cà phê thơm lừng để mời những người đã giúp đỡ nó.

Trong shop may có anh em nhà cụ Văn người Bắc, ông cụ Văn hơn 70 tuổi cắt chỉ còn bà em là chị Dung may 1 kim, cứ khoảng 4 giờ chiều ông cụ Văn vào phòng may rồi quay ra là chị Dung thu xếp để về, ông cụ ra trước, chị Dung ra sau, không giới thiệu anh em lại cứ lấp ló, anh Đài đang may ở cuối phòng chạy lên:

- Phụng! Em thấy gì không"

- Thấy chi"

- Shop may mình có cặp tình nhân già.

- Mô, ai rứa"

- Thì ông Văn với chị Dung đó.

- Ừ! Hôm qua xe bus dừng ở đường số 7, em xuống xe đón xe số 4 về tiếp, em thấy hai người đi chung với nhau.

Từ đó shop may có đề tài để đùa, mấy ông ở khâu may và khâu cắt chỉ cứ bâu lại ông cụ Văn ghẹo mãi, ông cụ chỉ cười.

Một lần giữa giờ may ông cụ Văn vào ngoắc, lập tức chị Dung leo qua đống áo quần. Phụng đang vô Lable đi ra. Lại anh Đài:

- Ê Phụng em thấy sức mạnh của ái tình chưa"

Phụng cười cười

- Thấy chi.

- Thì đó chị Dung bơi qua núi áo để ra theo ông cụ Văn đó.

Bị đùa riết, cuối cùng ông cụ Văn phải nói thật:

- Các anh đừng đùa phải tội, Dung nó là em ruột của tôi đó.

- Hả! Hả, trời sao ông không nói sớm.

- Vãn hát.

Cả tôi và Phụng vẫn không hiểu, chuyện đơn giản vậy sao hai người không giới thiệu cho anh chị em trong shop may biết, về sau trong giờ cơm trưa nhân lúc anh em cụ Văn vắng mặt, chú Thụy đóng nút áo cho biết ở Saigon anh em cụ Văn sống trong một villa lớn ở đường Bùi Thị Xuân gần nhà chú Thụy, con trai ông cụ bảo lãnh hai anh em nhưng sang đây hai người phải ở riêng, vì mới sang chưa xin được tiền già, làm không bao nhiều tiền nên chật vật lắm. Từ đó hai đứa tôi âm thầm nhường hàng dễ may cho chị Dung vì hai đứa dầu sao cũng có con cái đỡ đần.

Trong shop may một số người may giỏi được chủ bao lương 1 giờ 5 đồng, Phụng may dở ẹt nên may đường nào ăn tiền đường đó, một buổi chiều thợ chuẩn bị ra về, chủ shop may đứng đón ở cửa, hai đứa đi ra, chủ chận tôi:

- Chị Tâm mấy bữa nay may chậm quá không ra hàng.

Tôi được bao lương nên im. Đến lượt Phụng:

- Chị Phụng mấy bữa nay may không ra hàng.

- Kệ cha tui, tui may chậm thì lãnh ít tiền.

Phụng ăn nói bổ bã nhưng chủ vẫn chiều vì cuối tuần chủ trả tiền mặt hoặc chi phiếu Phụng đều OK.

Tánh Phụng ba trợn từ lúc còn học đệ thất, một lần nó đi học trễ, đến lớp thấy tôi đang khóc.

- Tâm, răng mi khóc"

- Con Hạnh nó vất cặp sách của tao ra sân.

- Hạnh! Tao đếm 1-2-3 mi không ra sân lấy cặp vô cho con Tâm thì mi biết tay tao, nói xong nó tiến tới, con Hạnh chạy vội ra sân xách cặp vô.

- Để trên bàn cho nó đàng hoàng.

Thế đấy, tôi như cái bóng của Phụng, bạn bè kháo nhau muốn kiếm con Tâm thấy bên cạnh nó có cái đầu thắt băng đô là có con Tâm đứng bên, vì đi học Phụng vẫn thắt băng đô đỏ và cho đến bây giờ hai đứa đã có gia đình nhưng đi làm chung với nó tôi an tâm. Lên năm đệ ngũ, Phụng có tật trước giờ học buổi chiều nó đạp xe ra biển Thanh Bình tắm rồi mới đến trường, có lần ham tắm đến lớp trễ nhầm giờ toán của thầy Cao Huy Hóa, theo vô lớp trước Phụng theo sau, đầu tóc còn ướt nhẹp, thầy quay lại cau mày hỏi:

- Phụng, đi đâu giờ này mới đến lớp, coi đầu cổ tóc tai kìa.

- Dạ, em mới tắm biển về nhưng mà…chưa trễ.

- Còn cãi! Lập tức cặp sách của Phụng bị giật khỏi tay nó bay ra sân, Phụng lặng lẽ đi ra lượm cặp bỏ về.

Phụng kể sau này vô Saigon, Phụng ẵm con đứng trước nhà anh nó ở cư xá Bắc Hải găp thầy Hóa đi ngang, thầy nhớ, chỉ em bé trên tay Phụng thầy hỏi:

- Kim Phụng phải không" em bồng ai rứa"

- Thì con em chứ ai.

- Đi, đi ra đầu đường uống nước với thầy, bồng con đi luôn.

Thầy trò nhắc chuyện xưa rồi đến chuyện nay, cô học trò nhỏ ngày xưa giờ đã có hai con và đã thành góa phụ, Phụng bỏ bạn bè đi lấy chồng năm 20 tuổi, chồng của Phụng là SVSQ khóa 9/68 trường võ bị Thủ Đức, ra trường mấy tháng sau hai người làm đám cưới và hai năm sau chồng Phụng tử trận, năm đó Phụng mới 22 tuổi.

Lúc Phụng và anh Nghĩa quen nhau, anh Hai của Phụng từ Nha Trang ra Đà Nẵng thăm mẹ, thấy Phụng đang ngồi với anh Nghĩa ở phòng khách, tối đến anh Hai hỏi nó:

- Thằng mô mà hai đứa ngồi nói chuyện suốt buổi chiều rứa"

- Anh Nghĩa học chung trường với em, giờ ảnh ra chuẩn úy muốn cưới em.

- Ừ! Mi với con yến xe đứa mô chạy ngon thì cứ bấm còi qua mặt, đừng chờ.

- Dạ! Nhưng mà lương của anh Nghĩa hẻo quá, em sợ không đủ sống.

- Em không lo! Anh cho em vốn làm ăn phụ với Nghĩa, anh có người quen ở đường Nguyễn Thông Saigon đang muốn sang hàng truyện, em cứ làm đám cưới, anh dắt em vô Saigon chở hàng về.

Thế là sau đám cưới, Phụng trở thành bà chủ hàng truyện.

Sau đám tang chồng, trước mặt mọi người Phụng không khóc, bình thản mở hàng cho mướn truyện nuôi con.

Trở lại chuyện shop may, một lần giữa giờ ăn trưa có chiếc xe Van chở hàng vào đậu bên cạnh bàn ăn của chúng tôi, cặp vợ chồng và đứa con gái trên xe bước xuống vác mấy bao hàng vô giao, xong xuôi bà mẹ bảo cô con gái:

- Con lên xe bế em xuống.

"Em" đây là một con chó được quấn khăn tắm trắng tinh. Bà mẹ lại ra lệnh:

- Con mở khăn ra để "em" xuống rồi khui hộp sữa cho "em" uống. Hộp sữa được khui ra đổ vào tô kiểu cho "em" uống.

Cả tôi và Phụng, hai đứa cùng nghẹn ngào, miếng cơm cứ ở miết trong cổ, Phụng nó bổ bã nhưng sống nhiều về nội tâm, Phụng nói: Tao biết vợ chồng nhà đó quê ở Đò Xu sát với làng Hòa Cường là quê chồng tao, ở Mỹ nuôi chó và cưng chó là chuyện thường nhưng tại sao không để ở nhà rồi cưng ở nhà, bà con mình ở Đò Xu đa phần còn nghèo, em bé mới sinh không có sữa bú, mẹ em bé phải nấu nước cháo thay sữa cho bé bú.

Tôi nhớ năm 1966, hai đứa đang học lớp đệ tam trường bán công Đà Nẵng, trong lớp có bạn tên là Lê Văn Tiến để ý và thương Phụng, có lần Tiến đến nhà kiếm Phụng, lúc Tiến ra về chị Yến của Phụng hỏi nó:

- Bạn trai của mi hả Phụng"

Phụng chưa kịp trả lời thì chị nó phán:

- Thằng đó xấu giống mi, hai đứa mi xứng đôi đó.

Tôi đang đứng với Phụng nghe bà chị nó nói mà tôi sững sờ vì chưa bao giờ nghe nhà nào có bà chị ăn nói độc địa với em gái mình như vậy, Phụng buồn nghiến mấy ngày, nó nói với tôi là chị tao nói ác nhưng nói đúng vì tao xấu thật và bạn Tiến cũng xấu giống tao.

Sau bốn năm định cư tại Mỹ, Tết năm 1996 Phụng về Việt Nam và ra Đà nẵng kiếm thăm bạn bè ngày xưa. Gặp lại bạn Tiến, giờ tóc đã bạc và đã có cháu nội, Phụng mừng lắm khi biết bạn làm ăn phát đạt, vợ chồng Tiến có căn lầu mấy tầng ở gần bến xe chợ Cồn, vừa mở tiệm vàng vừa cho mướn phòng trọ, chị vợ biết buôn bán từ nhỏ nên giúp chồng rất nhiều trong công việc kinh doanh.

Tiến chở Phụng đi thăm bạn bè cũ, lúc vào hẻm nhà bạn Thiết, hẻm nhỏ lại gập ghềnh, Phụng sợ té vội ôm eo Tiến, Tiến nói vui:

- Phải chi ngày xưa Phụng chịu ôm Tiến như ri thì đỡ biết mấy, chứ già rồi sợ té mới chịu ôm.

Đi Việt Nam về Phụng vui hẳn lên, Phụng kể lúc ra Đà Nẵng thành phố lạ hẳn, đường sá mở mang nhiều, mướn khách sạn xong Phụng mở cuốn niên giám điện thoại kiếm số phone của bạn bè, thấy số phone của thầy Nguyễn Văn Kính dạy toán năm đệ tam, nó bấm số:

- Thầy Kính hả"

- Dạ, tôi là Kính đây.

- Em nè! Em là Kim Phụng ở bán công nè.

- Ừ! Ưø! Nhớ! Nhớ! Phụng em của Yến nhà ở đường Phan Châu Trinh phải không"

- Thầy kiếm bạn Ái Liên dùm em, em ở Mỹ mới về.

- Ừ, chiều thầy có giờ dạy con gái của Ái Liên, để thầy nhắn.

Đến khách sạn gặp Phụng, Ái Liên mừng lắm, Liên nói con gái của Liên về nói thầy Kính nhắn mẹ ra khách sạn Hoa Sen gặp cô Phan Kim Phụng, bạn học của mẹ ngày xưa.

Liên nói với Phụng là sau biến cố 75, bạn bè ở Đà Nẵng nói mẹ con Phụng lên tàu di tản vào Saigon và đã chết trên biển, mỗi lần anh Nguyên chở Liên đi ngang nhà cũ của Phụng, Liên vẫn nhắc Phụng và vẫn nhắc đến tình bạn của hai đứa mình cho Nguyên nghe.

Thế là từ Ái Liên, đám bạn cũ hơn 30 người họp mặt, Phụng đem hình chụp chung với các bạn cho tôi xem và kể đủ thứ làm tôi cứ nôn nao trong lòng, nhưng các con tôi còn nhỏ nên chưa về thăm các bạn được.

Về lại Mỹ, Phụng rủ tôi bỏ nghề may đi học Nail kiếm tiền dễ hơn.

- Ừ! Thì đi.

Hai đứa lại dắt díu nhau qua trường ở Rosemead học Nail.

Tình bạn giữa hai đứa tôi vẫn đẹp như xưa, ngoài giờ lo săn sóc chồng con nhà cửa, hai đứa lại ríu rít nhắc chuyện xưa, kể chuyện nay.

Tôi thấy mình thật hạnh phúc bên chồng con, bên Phụng, mặc dầu chưa được như những người đi trước, tôi vẫn cảm tạ thượng đế đã ban cho tôi cuộc sống bình an bên cạnh người thân, trong đó có Phụng, bạn yếu quý của tôi.

Los Angeles, April 14/02

PHAN TỊNH TÂM

Ý kiến bạn đọc
14/05/202102:12:21
Khách
п»їhow much does cialis cost with insurance: <a href=" https://cialisbnb.com/# ">where can u buy cialis</a> buy cialis cheap canada
https://cialisbnb.com/# generic cialis canadian
05/11/201800:18:13
Khách
Đọc bài viết của chị mà tưởng như ngồi bên nghe chị kể chuyện. Sao mà có người giỏi văn chương một cách giản dị và tự nhiên vậy hả trời? Quyến rũ người đọc lắm đó nghe. Cái tài văn chương rất đặc biệt của người Quảng?
07/09/201708:45:15
Khách
Hiếm thấy ai văn phong nhẹ nhàng, đơn sơ mà tha thiết như chị!
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 864,590,374
Tác giả tên thật Tô vĩnh Phúc, từng viết một số văn thơ dưới nhiều bút hiệu khác nhau, nhưng bút hiệu sau cùng là Giang Thiên Tường. Thơ văn đã đăng ở tuần báo Phụ Nữ Cali và Làng magazine ở bắc Cali và các trang web. Tác phẩm mới nhất được xuất bản là thi tập "Bên Bến Sông Buồn"(2011). Trong những năm 1990, xuất bản và phát hình tuần báo Phù Sa ở Bắc Cali. Hiện là cư dân ở Sacramento, California. Mùa Mothers Day 2011, ông có bài “Chuông Gọi Mẹ Thương.” Sau đây là bài mới cho Mothers Day năm nay của ông. 
Tác giả sinh năm 1957, cư dân Santa Ana, nghề nghiệp: làm nail. Loạt bài viết về nước Mỹ gần đây của tác giả với tên thật Nguyễn Thị Hữu Duyên gồm: Bỏ Gì Thì Bỏ; Ước Vọng Của Tin, thể hiện tình thương yêu và ý chí của một gia đình Việt Nam trên đất Mỹ. Sau đây là bài viết mới nhất.
Tác giả tên thật là Yến Phi, 63 tuổi, hiện là cư dân WA. Bài viết về nước Mỹ đầu tiên của bà cũng là bài viết đầu tay nhân mùa Mothers Day, sau nhiều “vật lộn” khó khăn với chữ Việt trên computer, được tác giả trân trọng gọi là “Tác Phẩm Đầu Tay Dâng Mẹ.” Tựa đề được đặt lại theo nội dung bài viết. Mong tác giả tiếp tục.
Từ giữa năm 2010, tác giả tự sơ lược tiểu sử khi tham dự Viết Về Nước Mỹ: Trước 75, còn đi học, chỉ viết cho các báo thiếu nhi, học trò. Qua Mỹ từ 1990. Hiện ngụ tại Myrtle Beach, SC. Bài mới của Hải Âu cho giải thưởng năm thứ mười hai là một chuyện tình chia lìa vào Tháng Tư 1975.
Kông Li là bút hiệu vui vẻ của Phạm Công Lý, tác giả đã có nhiều bài viết về nước Mỹ giá trị, vừa nhận giải danh dự Viết Về Nước Mỹ 20011. Là một cựu sĩ quan VNCH, cựu tù, ông cùng gia đình đến Mỹ từ tháng 11/1994 theo diện HO, định cư tại Boston.
Tác giả đã góp cho Viết Về Nước Mỹ năm thứ 12 nhiều bài viết đặc biệt. Ông tên thật là Nguyễn Cao Thái, sinh năm 1959 tại Huế, vào Saigon 1968, vượt biên đến Mỹ 1979, hiện định cư tại San Jose, CA. Bài viết mới của tác giả cho mùa Mothers Day là một tự sự cảm động về Mẹ.
Tác giả tên thật là Nguyễn Tân, tuổi 60', cựu sĩ quan hải quân, cư dân Glendale, CA. Ông dự Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu tiên, từng nhận các giải bán kêt 2001 và giải Việt Bút 2008, hiện là thành viên "Ban Tuyển Chọn Chung Kết" Giải Thưởng Việt Báo. Bài mới “góp vui” của ông là một truyện hiếm có mở đầu cho mùa Mothers Day đang tới.
Tác giả là một nhà giáo, từng là Chủ tịch Hội Ái Hữu Ninh Thuận, hiện đã về hưu và là cư dân Riverside, Nam Cali. Ông đã góp nhiều bài viết đặc biệt cho giải thưởng Việt Báo từ năm đầu tiên, và nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ 2009. Tháng 2, ngày 3, 2012, Phạm Hoàng Chương có bài “Người Lấy Ba Vợ”, kể về người bạn thân từ thời học trò đi H.O. qua Mỹ, về Việt Nam sông với bà vợ mới đang gặp cảnh khó khăn, lương hưu bị ăn chặn. Bài từ tháng Ba, hiện đã có tới 19,151 lượt người đọc. Biết tác giả sau đó đã giúp bạn trở lại Mỹ để giải quyết vụ lương hưu, nhiều thân hữu hỏi kết quả ra sao. Sau đây là đầy đủ câu chuyện: ông bạn chỉ có ba mà là bốn bà vợ. 
Bài viết về nước Mỹ đầu tiên của tác giả dành cho giải thưởng năm thứ 12 là “Chuông Gọi Mẹ Thương” đã phổ giến vào dịp Mother's Day 2011, Chủ Nhật 8-5-2011. Mới đây, ông có thêm 2 bài viết mới, trước hết là một chuyện kể về con tầu vượt biển đúng vào một đêm 30 Tháng Tư. Bài còn lại sẽ phổ biến sau.
Thời hạn dành cho bài Viết Về Nước Mỹ hàng năm kết thúc ngày 30 tháng Tư, nhưng như mọi năm, số lượng bài đã góp trước ngày này vẫn chưa thể phổ biến hết. Do đó, từ hôm nay, Việt Báo tiếp tục phổ biến thêm những bài dành cho năm 2012.
Nhạc sĩ Cung Tiến