Hôm nay,  

Du Lịch Bằng Đường Hàng Không Sau Ngày 11-9

08/09/200200:00:00(Xem: 169142)
Người viết: QUỐC VIỆT

Bài tham dự số: 2-635-vb50905

Tác giả Quốc Việt, tên thật là Thomas Quang Nguyễn, hiện cư trú tại Orange, quận Cam và đây là bài Viết Về Nước Mỹ đầu tiên của ông. Trong khư gửi Việt Báo, ông viết “Tôi là một độc giả của Việt Báo, từ khi quý báo mới xuất bản. Tôi rất ưa thích lối viết và cách trình bày của Việtbáo, nhất là gần đây trong mục "Viết về nước Mỹ" tôi thường không bỏ sót một bài nào mà tôi không đọc. “Nay tôi gởi bài này đến quý báo, không phải với mục đích lãnh thưởng, mà là để góp phần vào việc ghi nhận những dữ kiện đã và đang xảy ra tại Hoa Kỳ sau vụ khủng bố ngày 11 tháng 9.”

Việt Báo và giải thưởng Viết Về Nước Mỹ trân trọng cám ơn tác giả Quốc Việt. Mong bài viết của ông sẽ là một gợi ý cho nhiều bài viết khác, nhân dịp tưởng niệm một năm ngày nước Mỹ bị khủng bố tấn công.

*

Trước biến cố ngày 11-9, hàng năm hai ông bà Cụ Năm thường đi thăm anh em con cháu cư ngụ tại các tiểu bang Louisian và Texas.

Cụ ông năm nay đã trên 80 tuổi, cụ bà đã trên 72 tuổi, tuy nhiên vì hàng ngày siêng năng đi bộ và tập thể dục, nên cả hai cụ còn đi lại rất nhanh lẹ và cơ thể thấy còn cường tráng khỏe mạnh.

Trước đây mấy năm, người con trai lớn đã đưa hai cụ đi du lịch tại Hawaii. Các con của hai cụ còn dự tính đưa hai cụ đi du lịch tại Âu Châu (đền Fatima tại Bồ Đào Nha, Lộ Đức tại Pháp, Tòa Thánh Vatican tại Ý, Jerusalem và Bethleem tại Do Thái và Palestine vv…

Sau biến cố 11 tháng 9 - khủng bố phá 2 tòa cao ốc Trung Tâm Thương Mại Thế Giới và Ngũ Giác Đài- vì vấn đề an ninh, hai cụ rất e ngại đi lại bằng đường Hàng Không.

Tuy nhiên, vì vấn đề cưới hỏi của các con cháu, nên trong những ngày tháng vừa qua, bất đắc dĩ hai cụ phải dùng đường hàng không để đi Houston, Texas, dự mấy đám cưới của mấy người cháu.

Lúc đến phi trường đổi vé và được tiếp nhận để chờ lên phi cơ, hai cụ được tuyển chọn vào hành khách bị khám xét kỹ nhất: nhân viên hãng hàng không hướng dẫn, mang hành lý của hai cụ tới một bàn riêng, mở hết va li, túi xách cũng như thùng đồ, mở tung các quần áo, đồ đạc, đồ dùng để kiểm soát. Sau cuộc khám xét kỹ càng, không có vật dụng gì khả nghi, các vali, túi xách và thùng đồ của hai cụ được nhân viên khám xét đưa trở về quầy ghi tên để chuyển lên phi cơ.

Sau đó, hai cụ được hướng dẫn đến xếp hàng tại một dãy hàng thật là dài để được vào khám xét tại quầy an ninh: mọi dụng cụ gây tiếng kêu qua máy như: đồng hồ, chìa khóa, vv… đều phải để vào một cái khay, trao cho nhân viên an ninh, còn đích thân hai cụ thì được nhân viên an ninh chiếu cố khám xét và kiểm tra. Phải giơ tay, giơ chân để họ kiểm tra bằng máy dò kim khí.

Sau khi trải qua những thủ tục kỹ càng, hai cụ mới được tự động đi vào "gate" để chờ lên phi cơ. Tới lúc sắp hàng vào cửa lên phi cơ, lại thêm một đợt kiểm soát nữa. Hai cụ cùng một số người khác cũng được nhân viên an ninh chiếu cố đặc biệt: xuất trình thẻ căn cước, mở cặp xách tay, bỏ nón đội trên đầu ra, giơ tay, giơ chân để được máy dò kim khí dò khắp cơ thể và chân tay, bỏ giầy ra để được khám giầy… sau cùng mới được lên phi cơ.

Khi phi cơ tơi nơi, gặp con cháu ra đón ở phi trường, nghe hỏi thăm về chuyến bay, cụ bà vui vẻ kể lại hai đợt bị khám xét đủ kiểu như trên. Còn cụ ông thì nói “Tuy mất công thật nhưng đó là việc cần phải làm. Có vậy mình mới thấy an tâm. Thủ tục kiểm tra khám xét phải kỹ lưỡng như vậy, mới bảo đảm được an ninh cho chuyến bay và hành khách.”

Theo nhận xét của hai cụ, thì những hành vi khủng bố của nhóm tay sai của Bin Laden và bọn Al Qaida đã gây thiệt hại lớn lao cho quốc gia Hoa Kỳ về nhiều phương diện:

- Về sinh mạng: Gần 3 ngàn người đã bị thiệt mạng tại Trung Tâm Thương Mại Thế Giớ và tại Ngũ Giác Đài.

- Về kinh tế, tài chánh: Chính phủ Hoa Kỳ đã phải chi ra số tiền rất lớn để lo bảo vệ an ninh tại các phi trường và cơ sở trọng yếu trong toàn cõi đất nước thuộc 50 tiểu bang.

Ngoài ra, vì phải đề phòng khủng bố, nền kinh tế Hoa Kỳ cũng chịu thiệt hại lớn lao. Một số hãng hàng không đã phải xin khai phá sản, để chấn chỉnh nội bộ và xin chính phủ Liên Bang trợ cấp. Nhiều hãng xưởng phải sa thải nhân viên. Thị trường chứng khoán lên xuống bất định và suy sụp, Chỉ số tin tưởng tiêu thụ giảm, cùng với mức bán chậm của các dãy tiệm bán lẻ, mặc dù có tin kinh tế tốt.

Những hậu quả tai hại do khủng bố gây ra hiện đang tiếp diễn, tuy nhiên, hai cụ cho hay vẫn tin tưởng vào tương lai rực rỡ của đất nước Hoa Kỳ quê hương thứ hai của người Việt tỵ nạn chúng ta.

Hai cụ tin rằng cuộc chiến chống khủng bố của chính phủ Hoa Kỳ phát động sẽ đại thắng. Không chỉ tổ chức khủng bố Al Qaida, mà mọi hình thức khủng bố khác đều sẽ bị dẹp tan. Chính chiến thắng sau cùng ấy sẽ đem lại một nền hòa bình cho đất nước Hoa Kỳ và cho toàn thế giới.

Quốc Việt

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 864,277,710
Đó là danh xưng của một anh bạn làm chung hãng với tôi, anh hãnh diện vì anh là con rồng cháu tiên, nhưng anh chỉ dùng tên "con nhà Rồng" xưng cho phái nam mà thôi. Tôi cũng hãnh diện vì tôi tuy là khác giống nhưng chung một giàn. Bài nầy tôi muốn viết về một vài cá tánh của các vị “con nhà rồng” làm chung với tôi mà thôi.
Anne Khánh-Vân, 33 tuổi, hiện đang sống tại Thủ Đô Hoa Thịnh Đốn, đã góp một số bài viết đặc biệt. Sau khi tốt nghiệp Kinh Tế Kế Toán và sống một thời gian ở Pháp, cô sang Mỹ và hiện vừa làm việc vừa học thêm về Management Information System. Bài viết mới nhất của cô lần này ghi lại cảnh thủ đô nước Mỹ chìm ngập
Theo kết quả giải thưởng Viết Về Nước Mỹ 2006 vừa được loan báo, Thịnh Hương là một trong 12 tác giả được bình chọn vào chung kết. Là một nữ viên chức làm việc tại miền Bắc California, bà đã góp 4 bài viết đặc biệt cho Viết Về Nước Mỹ năm thứ sáu: Hắn Và Tôi, Bắt Đầu Từ Hoàng Hôn, Thuốc Đắng Đã Tật và Người Đẹp Thương Xá
Chúng tôi là những người Viking Na Uy nhỏ bé hiền hòa đang viếng thăm nước Mỹ. Xin lưu ý: không phải bốn chúng tôi nhỏ bé hiền hòa mà là nước Na Uy của chúng tôi nho nhỏ nhu mì. Na Uy được cái hân hạnh là nơi tổ chức trao giải thưởng Nobel Hoà Bình mỗi năm vì trong lịch sử thế giới, Na Uy chưa bao giờ gây lộn
Tôi gặp người bạn trẻ ấy đứng thơ thẩn một mình trong giờ giải lao ở cuối hành lang hội trường của đại học American University. Anh chàng này trông quen quá nhưng tôi không tài nào nhớ nổi hắn là ai. Tôi đến tham dự một buổi sinh hoạt dành riêng cho sinh viên và các bạn trẻ gốc Á Châu do hội "The National
Ngày xửa ngày xưa, khi hai đứa lấy nhau, chú rể người Mỹ và cô dâu người Việt, chú rể khăng khăng không chịu tổ chức đám cưới ở nhà hàng Tàu, cô dâu không muốn đãi ở nhà hàng Mỹ, cuối cùng hai đứa quyết định tổ chức đám cưới ở trên một chiếc tàu. Cruise chạy vòng vòng trên sông Potomac, khách đến dự đám
Thanh có một người khách Mễ vào tuổi "chiều tàn". Bà vô làm nail (làm móng tay giả) vài lần, coi bộ vừa ý, lần sau bà dẫn thêm người em, hai đứa con gái, và cháu. Nội ngoại gì không biết mà tới ba bốn đứa lận. Từ mấy đứa nầy kéo thêm một nhóm bạn. Mấy đứa còn cấp trung học cho nên mỗi lần có sinh nhựt bạn bè hay
Chuyện xảy ra trong tiệc cưới tại một nhà hàng seafood vùng thủ đô Tỵ Nạn Cộng Sản Little Sàigòn, 2 tuần sau ngày Tưởng Niệm quốc hận 2006. Tiệc cưới này có lẽ vì hai vị thân thuộc và bạn bè đôi trẻ, đa số đều là cựu tù cải tạo. Bởi thế mà, ngay sau khi ngồi vào bàn tiệc họ đã như biết nhau từ trước; tay bắt mặt mừng
Từ lúc còn nhỏ cho đến giờ, không biết sao tôi lại rất thích con số mười hai (12). Cái gì đó đã thu hút tôi mỗi khi tôi nhìn thấy nó. Là một cô gái, mỗi khi nhìn thấy ai mặc áo có ghi con số đó thì tôi lại dính chặt cặp mắt tôi vào họ. Nhiều khi bị họ bắt gặp, tôi rất mắc cỡ, nhưng tính nào tật đấy, vẫn không bỏ được. Ở bên Mỹ này
Các con cái cháu chắt vừa tổ chức lễ Thượng Thọ cho cụ Trần tại một nhà hàng Việt nổi tiếng tại Houston, Texas. Cụ vừa đúng 85 tuổi tính đến tháng 7 năm 2006. Cụ ngồi đó mà trí nhớ cụ tìm về quá khứ từ bẩy tám chục năm trước. Thời gian thấm thoát đã đưa cụ về tuổi gần đất xa trời. Các bạn cụ kẻ trước người sau đã
Nhạc sĩ Cung Tiến