Hôm nay,  

Bồng Bềnh Theo Vận Nước Nổi Trôi

10/11/200300:00:00(Xem: 157192)
Người viết: SAO NAM
Bài số 391-930-VB231103

Tác giả tên thật Trần Ngọc Bình, cựu sĩ quan QLVNCH. Nghề nghiệp tại Việt Nam: Dạy Anh ngữ trước 75 và sau khi đi cải tạo về. Định cư tại Mỹ theo diện HO 6, chuyển qua diện ODP., hiện cư trú tại Greenville, tiểu bang South Carolina và làm nghề Machine Operator. Sao Nam đã góp một số bài Viết Về Nước Mỹ rất chừng mực mà duyên dáng. Lần này, đặc biệt, là 2 bài viết mới cho thấy tấm lòng của ông, vừa với quê hương thứ hai -nơi ông định cư, vừa với quê nhà và những đồng đội cũ.
+
Khách nhàn du khi thực hiện một chuyến du lịch từ Little Saigon thủ đô của người Việt tỵ nạn tại Hoa Kỳ sẽ đáp máy bay thương mại loại lớn tới Atlanta, thủ đô của tiểu bang Georgia hay một thành phố nào đó, rồi phải đổi qua máy bay nhỏ hơn để tiếp tục cuộc không trình tới phi trường quốc tế Greenville Spartanburg thường viết tắt là GSP sở dĩ có tên này, có lẽ là do việc góp vốn của hai thành phố Greenville và Spartanburg hay là do sự việc phi trường này nằm trên ranh giới của hai thành phố này chăng. Dù tên được đặt thế nào đi chăng nữa thì du khách sẽ thấy một vùng trời bao la hùng vĩ phủ đầy màu xanh với đồi núi chập chùng, đôi khi lại hiện ra những khoảng đất đỏ do sự khai phá của con người, trong khi phi cơ đang hạ dần cao độ để đáp xuống phi trường.
Từ phi trường, khách dùng xe hơi đã thuê sẵn đi về đường số 14, tiếp tục chạy trên con đường này, khi gặp đường 29, khách rẽ phải, khi tới Gary Armstrong Road và Gap Creek là đường Hampton, tiếp tục chạy trên đường này cho tới khi gặp phải ngã tư Hampton Road và đường 358 hay là Holly Springs, khách rẽ phải, chùa Linh Quang Tự nằm cách ngã tư này lối 2 hay 3 ngôi nhà.
Người tỵ nạn Việt Nam ta, khi xa quê hương, ai ai cũng đều mang theo hình ảnh thân yêu nơi quê hương mình đã sống mà tiêu biểu có thể là ngôi đình, ngôi chùa hay gác chuông nhà thờ cao vút, trong tâm tư. Riêng đối với Phật tử, ngôi chùa không những là niềm tin nơi tôn giáo mà cũng còn là nơi biểu lộ những tình cảm nồng nàn mà ai ai khi đã đến chùa, cũng đều sẵn sàng dành cho người khách bằng những lời thăm hơi ân cần hay bằng những nụ cười tươi nở trên những khuôn mặt rạng rỡ.


Cũng "bồng bềnh theo vận nước nổi trôi" cùng với Phật tử của Ngài, Đức Phật trong tâm tư người Việt tỵ nạn ở Greenville, SC đã "bềnh bồng" được tôn kính, thờ phượng từ gia đình Phật tử này đến gia đình Phật tử khác mỗi khi có đại lễ Phật giáo. Người Việt ở đây không nhiều do đó các cơ sở thương mại cũng ít, nên việc đóng góp rất hạn chế chỉ đủ để cho Hội phật giáo Việt Nam tại Greenville "bồng bềnh" cùng các Phật tử tiếp tục duy trì để hội tiếp tục tồn tại. Phật tử nào cũng nói là phải có một ngôi chùa nhưng "tâm bất tòng tài" cứ như thế Phật tử và Ngài cứ tiếp tục "bềnh bồng" từ năm 1990 là năm có đợt HO đầu tiên, cho mãi đến năm 2002 do sự giúp đỡ tích cực, vô vị lợi của bác sĩ Diệp, Phật tử ở Grenville và các nơi lân cận mới có dịp tạo mãi được một ngôi nhà để sửa sang lại thành một ngôi chùa để "định cư" Ngài.
Chùa tuy nhỏ nhưng khi khách ghé chùa những gương mặt xa lạ trở nên thân quen, rộng vòng tay đón chào với nụ cười tươi nở trên môi cùng với những lời thăm hỏi ân cần. Nếu khách muốn dùng cơm chay ư, thì chùa sẽ rất hân hạnh được mời khách dùng bửa cơm chay tuy thanh đạm nhưng ngon tuyệt vời do bàn tay khéo léo của các bà các cô chế biến. Khách còn ngần ngại chăng, xin mời khách hãy dùng thử, trăm nghe không bằng một "ăn" mà! Bảo đảm là khách sẽ bớt được ít cholesterol tai hại và sẽ kéo dài thêm tuổi thọ được một chút để tu học.
Những ngày đại lễ, Phật tử từ các nơi xa như Colombia, Charlotte NC cũng kéo về đông đảo cộng thêm với số phật tử ở Greenville, SC khiến khách nếu đến chùa vào dịp này sẽ chen chân không lọt, nếu khách muốn vào chánh được để chiêm ngưỡng và để tỏ lòng tôn kính Ngài. Trong những dịp này, Phật tử còn được nghe thời thuyết pháp của các vị Hòa thượng, đại đức được thỉnh từ phương xa đến như Atlanta, Vieginia, Canada.
Sau khi thực hiện được "giấc mơ" là ngôi chùa, ước vọng tiếp của Phật tử là sẽ có đủ tài chánh để xây dựng nơi sinh hoạt cho các con em trong gia đình Phật tử và cũng là nơi để tiếp đón phật tử từ các nơi đổ về như đi tray hội mỗi khi có đại lễ.
Đang đứng trước Chùa Linh Quang Tự khách bỗng nhiên, nghe ai đó hỏi con có muốn "chơi bài" cùng ta không, khách ngạc nhiên vô cùng thì tiếng nói lại tiếp tục, bài của ta chỉ có một nút mà ta đã thắng được tham, sân, si cùng ma vương quỷ dữ và đắc đạo đó con à! Con không tin ư, hãy nhìn bức tượng ta giơ ngón tay chỉ lên trời một nút đó, không phải ta muốn nói "thiên thượng duy ngã độc tôn" đâu, mà ta đang "chơi bài" đấy, con nhớ nhé một nút thôi.
Đang ú ớ trước ý tưởng lạ lùng này thì có ai đó khẽ lay "Sir, sir will you please wake up, wake up". À thì ra khách đang ngủ mê trên phi cơ và cô chiêu đãi viên đánh thức khách vì phi cơ đang chuẩn bị hạ cánh.
SAO NAM TRẦN NGỌC BÌNH

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 866,632,116
Đang lang thang "ngắm tủ kính" trong khu Phước Lộc Thọ như một người "Di Tản Buồn", Linh giật bắn người khi bị một người vỗ mạnh vào vai. Linh quay lại nhìn với khuôn mặt đằng đằng sát khí thì nhìn thấy ngay một khuôn mặt nham nhở vừa cười vừa nói: - Chị Linh! Nhớ em hông" Hoàng nè! Hoàng hồi xưa ở bên Baton Rouge
Xin thưa với bạn có hai cái "sai" ở tựa đề. Thứ nhất, Ông Mandino không phải là một thương nhân mà là tác giả của quyển sách có tựa đề trên. Thứ hai, "lắm của" ở trong quyển sách self-help này (ta thường gọi là loại sách tu thân), "The Greatest Salesman in the World", không chỉ có nghĩa là của cải
Từ đêm đưa thuyền rời quê đã hơn 30 năm, nay dù muốn hay không, tôi vẫn phải về thăm lại, cha mất mới đây, mẹ còn khỏe, cả hai đều đã gần 100 tuổi. Trên cùng chuyến bay sang VN, may tôi lại gặp ông bà Nguyễn Quang Liên, một ông bạn cũ từ xưa ở Saigon, Tôi được biết thêm chuyện và kể lại: Quen lâu năm, biết ông là
Nàng nghe có tiếng cửa mở, nhưng không để ý. Nàng nhìn đồng hồ đeo tay thấy năm rưỡi thì biết ngay là lão đã về. Nàng vừa cười vừa nói chuyện điện thoại, rồi nhìn lão hất hàm ra dấu cho lão biết có thức ăn trên bếp. Lại món gà kho, ngán quá. Lão đi vào phòng ngủ thay đồ, nghe loáng thoáng tiếng nàng trên điện thoại: "...vậy à"
Ngày còn nhỏ, tôi trông thật gầy gò, ốm yếu, tính tình lại nhút nhát lắm. Mẹ tôi sanh tôi thiếu tháng, chẳng biết sao mà hồi đó tôi lại sống được cũng lạ! Lớn lên một chút, chừng năm sáu tuổi, tôi đã biết thế nào là ăn đòn, vì bố tôi rất dữ đòn đối với con cái, một phần vì thích hàng xóm thấy mình dữ với vợ con, còn phần nữa thì tôi
Mẹ tôi năm nay 86, bắt đầu trở bệnh lãng trí nặng. Khi thì cụ thống trách đôi tay đôi chân vụng về, lẩy bẩy, vô dụng của mình. Khi thì cụ lộ vẻ hoảng hốt hoặc tự dằn vặt về những đổ vỡ, hư hại do sự "hoá đần độn" của mình gây ra. Khi thì cụ uất ức vật vã kêu khóc vì nhận ra giai đoạn tang thương cuối đời đã thực sự đến với mình rồi.
Tôi hỏi người bán vé: Từ đây đi Washington DC giá bao nhiêu và xe chạy mất mấy giờ và nếu tôi là người có tuổi thì bớt được bao nhiêu" Ngửng lên nhìn tôi, ông ta vừa bấm máy bán vé vừa trả lời: Ông được bớt còn 145.37 xu, còn nếu ông mua trước 7 ngày thì giá vé trong khoảng từ 80 đến 119 dollars tùy theo xa gần.
Lúc 12giờ đêm Lão Cát lai ra đi, một cái chết lặng lẽ cũng như cuộc sống vốn thầm lặng của Lão ! Bệnh viện F.V có lẽ là nơi Lão đến đó lần cuối trong chặng đường đời nhiều nổi truân chuyên, bộ óc bình dị đầy lòng nhân ái ấy đã thôi không còn thao thức trong quãng đời già nua ... Tôi viết câu chuyện này, tham dự cuộc thi
Đi làm về, nếu không đi chợ thì về thẳng nhà, nhìn xung quanh căn phòng của một người độc thân, cái gì cũng lặng lẽ. Từ cái bàn, chiếc ghế, cái Ti Vi trong góc, một chiếc gối, ngay cả chiếc gối để ôm gác phía dưới chân, cái mền kẻ những sọc vuông không hoa hòe xếp phẳng phiu ... cái gì cũng như tỏa ra một mùi vị lặng lẽ
Chiều nay, thứ sáu 28/4, trên đường lái xe đi làm về, chợt nhớ Chủ Nhật này là 30 tháng 4. Lại 30 tháng Tư nữa rồi! Chẳng hiểu sao tôi lại quyết định sẽ viết một mẩu truyện về đời mình nhân dịp kỷ niệm lần thứ 31 của ngày này. Có lẽ tôi nghĩ rằng bây giờ mình đã 50 rồi, đời cũng đã từng trải, chả còn sợ sệt gì nữa khi muốn nói ra những điều mình nghĩ, ít ra là về cuộc đời của mình. Năm 1987, sau năm tháng sống
Nhạc sĩ Cung Tiến