Hôm nay,  

Cây Plum

13/02/200600:00:00(Xem: 126046)
Người viết: TỐ TÂM

Bài số 939-1539-263-vb3021406

Tác giả đã được trao tặng giải danh dự Viết Về Nước Mỹ 2005. Cô là thứ nữ một gia đình H.O., hiện là một dược sĩ, làm việc tại Carmarillo, California.

*

Ba má đi homedepot mua cây plum về trồng ngay góc vườn. Vừa thả cây xuống hố ba vừa cằn nhẳn cằn nhằn:

- Trồng cái thứ này mai mốt trái nó ra nhiều ăn không hết, không hơi mà quét dọn.

Má cự nự:

- Biết nó có ra trái nhiều đủ để tui ăn không mà ông lo.

Ba:

- Thì tui thấy nhà mấy thằng bạn trái ra rớt đầy đất rồi ruồi nhặn bu đầỵ Tại bà ưng chớ tui thì tui thích trồng cây cam cây quýt hơn.

Má không thèm cãi ba mà lẳng lặng đi vô nhà kho lấy phân bón cho câỵ

Một tuần sau, cây plum bỗng dưng héo lá rồi...... rụng hết và vài ngày sau thì.... chết. Má đứng dưới gốc cây chì chiết :

- Đó, cây của ông ra nhiều trái ghê chưa!

Ba:

- Chắc tại cái đất mình xấu

Má lớn tiếng: (chắc tại xót cái cây)

- Tại ông chớ, ai biểu cây thì chưa trồng xuống mà đã lo trái ra nhiều ăn không hết rồi không ai hốt. Trái ra nhiều thì tui ăn, ăn không hết có rớt thì tui hốt, tui quét, tui có hành ông quét đâu mà ông lo, ông trù ông ám cho chết cái cây của tui......

Trong nhà kho, con Tí đang lục kiếm bao phân, miệng lầm bầm:

- Chán cho ba má thiệt, cái bao phân trồng cây không chịu lấy trồng cây mà nhè đi lấy cái bao phân trồng bông hồng, giờ trồng cây bông hồng thì lại không có phân để bón.

TỐ TÂM

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 862,851,044
Từ ngày đặt chân tới đất Mỹ, năm 1992, sau hơn 12 năm đi tù cải tạo trên núi trên rừng, tôi có cơ hội lập lại cái "tủ sách gia đình" đã bị mất trong biến cố mùa xuân đau thương 1975.
Ngay khi vừa được thả chừng một tháng, người viết tìm cách dọt liền, mặc dù bà xã đã mua được hai cái máy đầu bạc, bán đi một cái mua vỏ thuyền, nhờ ông em làm thuyền trưởng, chuẩn bị xin phép ra khơi.
Tôi rời Việt Nam năm 23 tuổi, lứa tuổi có thể nói rằng khá đủ trưởng thành để mang theo mình đầy ắp những kỷ niệm của quê hương.
Bị nằm trong cơn sốt tăng giá nông phẩm, lúa gạo tôi cũng thấy mình bị à nóng lây. Từ việc thấy bà con người Việt mình ở địa phương tôi ở ùn ùn đi mua gạo
Lúc còn ở quê nhà tôi nghèo không có bút mực nào viết ra để lột xác được cái nghèo cùng cực. Hay là nói nghèo rớt mồng tơi, nghèo không có quần xà lỏn bận, nghèo không có cháo mà ăn.
Từ cái ngày qua Mỹ tới giờ, đời sống của Vân tính ra cũng thanh nhàn lắm. Vì vốn đã học Anh Văn hết những năm trung học, cho nên qua đây, ngôn ngữ nước người hông làm cho Vân khó xử mấy.
Thủ tục nhập cảnh đã xong, vừa bước đến cổng ga phi trường LAX, tôi đã nghe tiếng reo mừng rỡ: "Ba, mẹ! Chào ông bà ngoại! "Ôi! Những người thân yêu: trai út, gái út, hai thằng nhóc con cuả đứa gái thứ tiú tít chạy đến.
…Tháng Năm lá mới. Trời thường nhiều mây và những cơn mưa bất chợt. Cho dù em ở đâu! - Những địa danh mà em không đi qua thì anh cũng không biết đến làm chi.
Tốt nghiệp đại học Tổng hợp khoa Anh văn, cô nha sĩ Tường Lan bắt đầu đi dạy Anh Văn ở mấy trung tâm và chỉ làm răng lai rai để không quên tay nghề
Sau 30 tháng tư năm 75, ngôi trường Thiên Phước của các soeur đổi tên thành trường Hai bà Trưng, có hiệu trưởng mới, các soeur không còn được giảng dạy nữa.
Nhạc sĩ Cung Tiến