Hôm nay,  

Mùa Xuân Hạnh Phúc

08/01/200700:00:00(Xem: 158031)

MÙA XUÂN HẠNH PHÚC

Người viết: XUÂN MAI

Bài số 1171-1783-491-v2080107

(bài còn lại của năm 2006)

Tác giả Xuân Mai cùng gia đình định cư tại Pháp. Lần đầu dự viết về nước Mỹ, bà gửi ba bài viết ngắn, vừa kể chuyện vừa chia sẻ những quan niệm về cách sống hạnh phúc. Sau đây là bài thứ hai  của bà nói về sở thích khiêu vũ và sinh hoạt của một nhóm   khiêu vũ “gồm những cặp hồi xuân...”

*

 Nói đến khiêu vũ, phải nghĩ đến một môn nghệ thuật rất quyến rũ. 

Với tôi, môn thể thao này, nếu ta biết áp dụng đúng cách, đúng môi trường, sẽ giúp cho tâm hồn và thể xác chúng ta nhẹ nhàng, thanh thoát, yêu đời và tươi trẻ mãi, nhất là phụ nữ không phải cau có, dù tuổi đời gần kề 5 hoặc 6 bó, tình chồng vợ thắm mãi không phai. 

Nhưng thú tiêu khiển nào cũng tùy thuộc vào cái tâm, môi trường và cách sống của mỗi cá nhân. 

Khiêu vũ là môn nghệ thuật rất tốt, nhưng đi sai hướng cũng tan hoang cửa nhà như chơi, chung qui tùy thuộc ở chúng ta"

Vợ chồng tôi ngoài tập khí công hàng ngày để giữ cho tinh thần tốt, thỉnh thoảng gần 2 tháng chúng tôi lại đi dancing và ca nhạc sống.

Từ ngày có chỗ khiêu vũ,  tôi và ông xã tôi càng yêu đời hơn, vì có sở thích chung.   Cuộc đời rất có ý nghĩa, nếu trái tim của bạn đúng với bài hát « Top of the world » của The Carpenters, được  chuyển dịch qua lời Việt cuả nhạc sĩ Diệu Hương.

"Rồi những đam mê trào dâng từ bao giờ...

Nhẹ bước chân, em ngây ngất vào cõi mộng...

Ngày mai đến vẫn con đường, 

Tình chúng ta không hề chán chường. 

Điều em ước muốn, 

Là những thứ yêu vô cùng.  "

Bài nhạc lãng mạn và tình quá bạn nhỉ"

Nhóm khiêu vũ của chúng tôi gồm những cặp vợ chồng hồi xuân,  tuổi từ 4 bó trở lên,  biết yêu quí, trân trọng cuộc sống. 

Mỗi lần họp chơi như thế rất đông, mọi người đến vì cần sự thoải mái, hạnh phúc ,  nên chúng tôi rất giữ ý, tôn trọng lẫn nhau, nhưng  không gò bó, rất tự nhiên, và chẳng ai để ý đến ai. 

Những cái tính tầm thường hay gặp phải của con người chúng ta  đã bị vứt bỏ ở chốn khác, chỉ vì ở đây, trong những giây phút điệu nhạc du dương mờ ảo này, chúng tôi thấy rất quí thì giờ, và chỗ chơi cần giữ lâu dài, nên tất cả đều cần và cố gắng hòa đồng. 

Cuộc đời hằng ngày vì sống còn,  con người phải đụng chạm để tồn tại,  vì cuộc sống là những chuỗi ngày tranh đấu để tiến thân,  đó là qui luật của tạo hóa!

Nhưng may mắn thay,  ngoài những chốn bon chen đó, cuộc đời vẫn đẹp và thơ mộng,  đến với những ai biết thưởng thức và quí trọng tình cảm nhân hậu. 

Dân Việt Nam mà tôi quen biết  chịu chơi hết mình,  mỗi lần dạ vũ tổ chức vào cuối tuần, bắt đầu từ 8 giờ 30 tối tới 4 giờ sáng,  thế mà gần hết cả nhóm đều ở lại tới phút cuối. 

Cứ mỗi lần đi nhảy đầm, là chúng tôi có dịp tập hát nhạc sống, cái thú tiêu khiển này chúng tôi rất thích. 

Cuộc vui chẳng tốn kém gì, vì chúng tôi mỗi người chỉ đóng góp một ít tiền ăn, phụ giúp với chủ nhà. 

Chỗ chơi rất đàng hoàng, chủ nhà đã ra điều kiện, nên cấm không có say ruợu, ẩu đả và lộn xộn. 

Sau màn ăn uống nhẹ nhàng, gọn gàng, rồi nhâm nhi một ít ruợu khai vị, và hát karaoké tại chỗ,  chúng tôi dọn bớt bàn ghế,  và dạ vũ bắt đầu. 

Dưới ánh đèn màu và không khí ấm cúng, từng cặp vợ chồng dìu nhau ra sàn nhảy,  những ca sĩ tập hát cây nhà lá vườn đã ghi danh trong  bàn ăn lúc nãy, thứ tự lên trình diễn, có sẵn ban nhạc và tay đàn chuyên nghiệp, cùng ca sĩ riêng của ban tổ chức. 

Mỗi lần đi khiêu vũ, chúng tôi đều lên hát giúp vui. Ông xã tôi giọng hát tương đối điêu luyện, nên hát rất vững với đủ điệu nhạc. Còn tôi vì không rành nhạc lý lắm, nên chỉ thích ca điệu tango, chỉ dợt vài lần ở nhà, mà  tôi đã ra đứng hát rất đúng điệu, thật là lý thú!

Nếu  mỗi lần đi nhảy, chúng ta chỉ nhảy toàn là những điệu Tango,  chachacha, rumba, valse, be bop, ... mà thôi, thì hởi ôi chán ngấy ,  buồn ngũ  lắm" Nhờ có những điệu Madison, nhiều kiểu khác nhau, do những anh chị sành điệu chỉ tập từng bước, chúng tôi nhảy chung tập thể, đây đúng là một môn thể dục thẩm mỹ vui nhộn. 

Tới giờ nghi lao, chúng tôi tự xuống bếp bưng chè lên và trò chuyện lẫn nhau. 

Chị chủ nhà gần 5 bó rưởi, mà dáng người thon gọn và trông rất trẻ,  kể cho tôi nghe về nghệ thuật sống khỏe và trẻ nhưng rất lành mạnh...  của vợ chồng chị. 

Ăn xong chúng tôi lại vui chơi tiếp tục, mỗi điệu nhạc là một người tự nguyện lên hát, sau đó là đến ca sĩ cứ thay phiên nhau. 

Trong cuộc sống của chúng ta, mỗi người có một sở thích khác nhau, không hẳn chỉ có khiêu vũ là nguồn vui"

Hàng ngày đi làm với công việc và những trách nhiệm  giao phó, những bổn phận phải hoàn thành. Chúng ta nên tránh sự lập lại nhàm chán ấy, nếu được bằng những giờ phút giải trí, hợp với đam mê và sở thích của từng cá nhân, để cuộc đời luôn là những nốt nhạc!

Những cuộc tiếp xúc với khách hàng trong công việc, đã cho tôi nhiều học hỏi quí giá. Cuộc đời muôn vẻ, xấu tốt có tính cách tương đối, nguyên tắc chung của con người, ai cũng đều muốn mình có cuộc sống tốt đẹp hơn. Cuộc sống càng văn minh, trình độ hiểu biết của con người còn nhậy bén và tinh tế hơn. Không có gíá trị  nào được đánh giá ngoài thực tế và cách sống hàng ngày của chính ban"

Trong việc làm của tôi, đã từng gặp những khách hàng phải đấu tranh với từng giờ sống sót, những mẩu chuyện buồn vui mà họ tâm sự, đó chính là giòng đời, tiếng nói từ trái tim con người, cho tôi những kinh nghiệm trong cuộc sống. 

Hạnh phúc chính là tình người,  những gì thật gần gủi với ta,  và phải biết bảo trọng nó. 

Mùa xuân hạnh phúc và dạ vũ trong tình yêu chính là cái tâm và cách sống của bạn, nó sẽ dẫn đường bạn đến sự thành công trong cuộc sống, bằng những kinh nghiệm của chính mình. 

Đó chính là con đường tôi mong ước đạt đến. 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 865,122,472
Tác giả tên thật Tô vĩnh Phúc, từng viết một số văn thơ dưới nhiều bút hiệu khác nhau, nhưng bút hiệu sau cùng là Giang Thiên Tường. Thơ văn đã đăng ở tuần báo Phụ Nữ Cali và Làng magazine ở bắc Cali và các trang web. Tác phẩm mới nhất được xuất bản là thi tập "Bên Bến Sông Buồn"(2011). Trong những năm 1990, xuất bản và phát hình tuần báo Phù Sa ở Bắc Cali. Hiện là cư dân ở Sacramento, California. Mùa Mothers Day 2011, ông có bài “Chuông Gọi Mẹ Thương.” Sau đây là bài mới cho Mothers Day năm nay của ông. 
Tác giả sinh năm 1957, cư dân Santa Ana, nghề nghiệp: làm nail. Loạt bài viết về nước Mỹ gần đây của tác giả với tên thật Nguyễn Thị Hữu Duyên gồm: Bỏ Gì Thì Bỏ; Ước Vọng Của Tin, thể hiện tình thương yêu và ý chí của một gia đình Việt Nam trên đất Mỹ. Sau đây là bài viết mới nhất.
Tác giả tên thật là Yến Phi, 63 tuổi, hiện là cư dân WA. Bài viết về nước Mỹ đầu tiên của bà cũng là bài viết đầu tay nhân mùa Mothers Day, sau nhiều “vật lộn” khó khăn với chữ Việt trên computer, được tác giả trân trọng gọi là “Tác Phẩm Đầu Tay Dâng Mẹ.” Tựa đề được đặt lại theo nội dung bài viết. Mong tác giả tiếp tục.
Từ giữa năm 2010, tác giả tự sơ lược tiểu sử khi tham dự Viết Về Nước Mỹ: Trước 75, còn đi học, chỉ viết cho các báo thiếu nhi, học trò. Qua Mỹ từ 1990. Hiện ngụ tại Myrtle Beach, SC. Bài mới của Hải Âu cho giải thưởng năm thứ mười hai là một chuyện tình chia lìa vào Tháng Tư 1975.
Kông Li là bút hiệu vui vẻ của Phạm Công Lý, tác giả đã có nhiều bài viết về nước Mỹ giá trị, vừa nhận giải danh dự Viết Về Nước Mỹ 20011. Là một cựu sĩ quan VNCH, cựu tù, ông cùng gia đình đến Mỹ từ tháng 11/1994 theo diện HO, định cư tại Boston.
Tác giả đã góp cho Viết Về Nước Mỹ năm thứ 12 nhiều bài viết đặc biệt. Ông tên thật là Nguyễn Cao Thái, sinh năm 1959 tại Huế, vào Saigon 1968, vượt biên đến Mỹ 1979, hiện định cư tại San Jose, CA. Bài viết mới của tác giả cho mùa Mothers Day là một tự sự cảm động về Mẹ.
Tác giả tên thật là Nguyễn Tân, tuổi 60', cựu sĩ quan hải quân, cư dân Glendale, CA. Ông dự Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu tiên, từng nhận các giải bán kêt 2001 và giải Việt Bút 2008, hiện là thành viên "Ban Tuyển Chọn Chung Kết" Giải Thưởng Việt Báo. Bài mới “góp vui” của ông là một truyện hiếm có mở đầu cho mùa Mothers Day đang tới.
Tác giả là một nhà giáo, từng là Chủ tịch Hội Ái Hữu Ninh Thuận, hiện đã về hưu và là cư dân Riverside, Nam Cali. Ông đã góp nhiều bài viết đặc biệt cho giải thưởng Việt Báo từ năm đầu tiên, và nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ 2009. Tháng 2, ngày 3, 2012, Phạm Hoàng Chương có bài “Người Lấy Ba Vợ”, kể về người bạn thân từ thời học trò đi H.O. qua Mỹ, về Việt Nam sông với bà vợ mới đang gặp cảnh khó khăn, lương hưu bị ăn chặn. Bài từ tháng Ba, hiện đã có tới 19,151 lượt người đọc. Biết tác giả sau đó đã giúp bạn trở lại Mỹ để giải quyết vụ lương hưu, nhiều thân hữu hỏi kết quả ra sao. Sau đây là đầy đủ câu chuyện: ông bạn chỉ có ba mà là bốn bà vợ. 
Bài viết về nước Mỹ đầu tiên của tác giả dành cho giải thưởng năm thứ 12 là “Chuông Gọi Mẹ Thương” đã phổ giến vào dịp Mother's Day 2011, Chủ Nhật 8-5-2011. Mới đây, ông có thêm 2 bài viết mới, trước hết là một chuyện kể về con tầu vượt biển đúng vào một đêm 30 Tháng Tư. Bài còn lại sẽ phổ biến sau.
Thời hạn dành cho bài Viết Về Nước Mỹ hàng năm kết thúc ngày 30 tháng Tư, nhưng như mọi năm, số lượng bài đã góp trước ngày này vẫn chưa thể phổ biến hết. Do đó, từ hôm nay, Việt Báo tiếp tục phổ biến thêm những bài dành cho năm 2012.
Nhạc sĩ Cung Tiến