Hôm nay,  

Mưa Đầu Mùa

08/11/200700:00:00(Xem: 137956)
  • Tác giả :

Người viết: PNT

Bài số 2142-1934-710vb5081107

*

 Tác giả là một nhà giáo từng có hơn 30 năm dạy học tại Việt Nam. Đến Mỹ theo diện ODP, hiện tiếp tục nghề cũ tại một trung tâm dạy kèm tại miền Nam Cali. Bài mới đây của ông là những tản mạn về chương trình “Khánh Ly và Bạn Hữu” vừa được tổ chức tại Việt Báo Gallery chiều Chủ Nhật 28-10. Lần này là một tùy bút mới, viết về nhạc Trần Duy Đức phổ thơ Du Tử Lê và Ngô Tịnh Yên.

*

 Gần cả năm nay Cali không có một giọt mưa nào. Chỉ thấy mặt trời và nắng nóng đổ lửa. Nhiệt độ cứ nhích ở các con số 90 và 100. Nắng nhảy múa lung linh trên các tàng cây. Nắng hắt mùi nhựa đường vào mặt, vào mũi mỗi khi phải đi ra ngoài. Nắng rực rỡ chói chang. Và nắng cũng làm nổ đom đóm mắt. Lái xe giữa trưa đi ăn, nắng phía trước mặt dôi ngược lên từ đường nhựa lung linh như ảo ảnh sa mạc.Mặt trời chiếu ngang tầm mắt khi phải đi ngược nắng. Cuối tháng tám, tin tức khí tượng cho biết là sẽ còn tiếp tục nóng kinh hoàng như vậy cho đến ít ra là đầu tháng 9 mới hy vọng có chút xíu mưa! Và cũng đã có khuyến cáo dân chúng nên xài nước ít đi để tiết kiệm. Tôi không hiểu khi làm 2 câu thơ:

"Nắng Sài gòn anh đi mà chợt mát

 Bởi vì em mặc áo lụa Hà Đông"

Thi sĩ Nguyên Sa đã có dịp thưởng thức cái nắng nóng mấy tháng nay ở quận Cam nầy chưa" Vì nếu như bây giờ mà em có mặc áo lụa Hà Đông đi giữa trời Cali chăng nữa thì anh cũng vẫn thấy chảy mồ hôi như thường!

 Mấy hôm nay trời bỗng dịu lại. Đã bắt đầu có những làn gió mát và chút độ ẩm trong không gian, và buổi tối mở cửa sổ ngủ đã bắt đầu thấy hơi lạnh lúc nửa đêm về sáng. Hôm qua đi làm về thấy bầu trời vần vũ mây đen. Sáng nay hạnh phúc đến thật bất ngờ với người dân quận Cam. Cơn mưa đầu mùa, cơn mưa được mọi người chờ đợi đã từ lâu bất chợt đỗ òa xuống. Nước mưa như được tích lũy quá lâu trong bồn chứa nên bây giờ mặc sức tuôn xuống lai láng.

Đoạn đường từ nhà đến trường GW ngày thường lái xe mất chừng hai mươi phút, nhưng vào ngày mưa như hôm nay phải mất đến nửa giờ hoặc hơn. Xe đông, và kẹt xe quá đỗi. Chiếc xe cứ nhích dần theo dòng đèn xanh đỏ phía trước. Nước dưới bánh xe tung tóe ra hai bên và tạo nên một âm thanh kỳ lạ. Hai chiếc gạt nước làm việc không ngừng nghỉ, tạt nước liên hồi mà mưa vẫn nhạt nhòa trên mặt kính. Tôi bỏ CD nhạc vừa được cô học trò cũ gửi tặng vào máy, CD "Khúc mưa sầu" của nhạc sĩ Trần Duy Đức. Tôi vẫn có thói quen hay mở nhạc khi lái xe, để thấy đoạn đường rút ngắn bớt đi và để tâm hồn thư giãn trước khi bắt đầu một ngày làm việc mệt nhọc.

 Tôi rất mê thơ, nhưng không biết làm thơ và chỉ thích đọc thơ người khác. Âm nhạc cũng thế, tôi không biết sáng tác, chỉ biết đàn hát chút xíu để nghêu ngao đàn ca một mình mỗi khi buồn. Thơ và nhạc với tôi như một loại soupape an toàn cho những lúc bị depress vì công ăn việc làm hay vì những chuyện khác. Nhưng tôi có nhiều cơ may quen được những tác giả khá nổi tiếng.

Thât tình cờ, trong một lần họp mặt với các em học sinh cũ, chúng tôi ngồi đàn hát với nhau, và một trong những bản nhạc chúng tôi hát hôm đó là bản " Rộn ràng một nỗi đau".

Hát xong, một em học sinh hỏi tôi: "Thầy có biết mình vừa "múa rìu qua mắt thợ" không" Mình đang hát nhạc của anh Trần duy Đức, và bà xã của anh ấy là học trò thầy lâu nay, Nguyệt Hạnh đó!".

À, cô nầy kín tiếng thật. Hèn gì nãy giờ khi chúng tôi hát, cô ta cũng hát theo, vừa hát vừa cười tủm tỉm. Tôi nói với Hạnh: "Đây là bản nhạc thứ hai thầy được biết là của ông xã em. Bản đầu tiên thầy được nghe các đây khá lâu tại nhà thờ Holy Spirit khi nhạc sĩ Vũ thành An, lúc đó gần thành Thầy Sáu vĩnh viễn, ghé phát hành mấy CD thánh ca của anh. Nghe Vũ thành Anh hát bản "Trong tay thánh nữ có đời tôi", thơ Du Tử Lê, nhạc Trần duy Đức, thầy thấy lịm người đi vì xúc cảm. Lúc đầu thầy cứ tưởng được nghe một bản thánh ca, nhưng về sau mới biết là không phải."

Thơ Du tử Lê và nhạc Trần duy Đức đã đến với tôi như thế đó. Thật tình cờ, thật rất ư là do cơ duyên.

"Có tốt với tôi thì tốt với tôi bây giờ

Đừng đợi ngày mai...đến lúc tôi xa người

Đừng đợi ngày mai...đến khi tôi phải ra đi

Ôi muộn làm sao nói lời tạ ơn"

Dòng thơ Ngô tịnh Yên, rất thật, rất nhân bản đã được anh sử dụng âm thanh đưa cái thật, cái nhân bản đó đi sâu vào lòng người. Đời buồn như thế đó. Lúc sống gặp nhau thì "bằng mặt" nhưng không "bằng lòng", đến lúc không còn nhau thì mới nói những lời tử tế. Sao không tốt với nhau,không tử tế, không bao dung với nhau ngay từ bây giờ nhỉ, cả hai, thi sĩ và nhạc sĩ đều tự hỏi" Tiếng hát tuyệt vời của Khánh Ly, qua điệu Swing thật "rộn ràng", như mời gọi

"...Đừng đợi ngày mai...

biết đâu tôi nằm im hơi

Tôi chẳng làm sao tạ lỗi cùng người..."

Bên ngoài mưa vẫn còn nặng hạt, và trong xe, nhạc đã chuyển qua bản tiếp theo, thật tình cờ như không gian bên ngoài. Tiếng hát Ngọc Lan, tiếng hát mượt mà như nhung đã bỏ khán thính giả đi về một nơi chốn khác an bình hơn."Nằm nghe ngày tháng rơi đều

Ngoài hiên mưa đọng bọt bèo

Tình nằm trong nấm mộ rêu

Trở mình nghe những quạnh hiu..."

 Người nghệ sĩ tự hỏi:

"Mây về đâu"...Ta về đâu"

Ngày qua ngày mãi lao đao

Phù du một kiếp hư hao

Nằm nghe ngày rớt đêm sâu

Tình ơi thân phận hồn thâu..."

Ở những lần gặp gỡ sau nầy anh mới cho biết là "Khúc mưa sầu" đã được anh viết vào năm anh 18 tuổi lúc đang đóng quân ở Pleiku.  "Anh T. biết Pleiku buồn như thế nào rồi đó! Cả tuần lễ mưa mãi không dứt. Mình đứng trong căn cứ, nhìn ra ngoài thấy bầu trời mây đen vần vũ, mưa nặng hạt, lòng thì buồn tênh nên vội vã lấy giấy bút ra và "Khúc mưa sầu" đã thành hình như thế đó, anh!"

Xe cũng vừa vào parking lot. Tôi tắt máy, lấy dù che mưa đi vào trường.

Xin được cám ơn đời, cám ơn người, cám ơn những cơn mưa đầu mùa đã tạo nguồn cảm hứng cho các thi sĩ và nhạc sĩ sáng tác những dòng thơ, những nét nhạc làm đẹp thêm cuộc đời và làm ấm thêm tình người.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 864,351,066
Phi trường quốc tế Los Angeles mà người ta vẫn gọi tắt là LAX vào một buổi sáng thứ bảy có đông hành khách ngồi chờ ở những hàng ghế trước các cổng lên máy bay được đánh số theo thứ tự. Mặc dù California là thành phố đa số người Mỹ gốc châu Á chọn định cư vì có khí hậu ấm áp tương tự khí hậu Dalat của Việt Nam, nhưng tại
Chuyến bay từ Paris tới Houston mất 9.25 phút. Giọng nói ngọt ngào của nữ tiếp viên hàng không báo hiệu phi cơ hạ cánh vào lúc 4 g ngày thứ bảy 20/5/2006. Thọ chận một nam tiếp viên, giọng cố ý nhỏ nhẹ: - Ông làm ơn lấy dùm tôi những bức tranh tôi đã gởi vào cabine đặc biệt. - Rất tiếc tôi không giúp bà được. Trước khi xuống bà hỏi những
Tác giả Ai Cơ Hoàng Thịnh là một nhà giáo tại tiểu bang Victoria, Úc. Bà là người đã vận động đưa được tiếng Việt vào chính khoá và chương trình thi Tú Tài Úc, từ 1983 tới nay; Đã được Úc vinh danh Citizen of the Year 1994 tại Thành phố Footscray Teacher of the Year 1997 tại tiểu bang Victoria.
Vài năm nữa tôi sắp bước vào thời kỳ thất thập cổ lai hi. Đời người đi qua mau như thế tưởng được yên, chẳng ngờ chuyện nhân tình thế thái cứ quanh quẩn và tôi lại tiếp tục bị quấy rầy. Năm 1975 người Việt miền Nam đã mất những kỷ niệm quá khứ để ra đi, chỉ đem theo với mình tinh thần văn hoá dân tộc, trong đó ngôn ngữ
Trước khi vào câu chuyện xin được nói sơ qua về Maya Lin, tác giả của Bức Tường đá đen ở thủ đô Hoa Thịnh Đốn, ghi danh các chiến sĩ Hoa Kỳ chết trong chiến tranh Việt Nam. Sinh năm 1959 tại thành phố Athens, tiểu bang Ohio, Maya Lin gây được sự chú ý của công chúng khi cô còn là một sinh viên 23 tuổi ở năm cuối Đại Học Yale
Thứ Sáu trước, tôi đang đi làm thì bà xã tôi gọi điện thoại, dặn tôi trước khi về thì ghé chợ ABC trên Bolsa mua cho bà ít bánh tráng để làm chả giò. Lúc đó khoảng bốn giờ chiều, nên tôi vội vã chạy vào chợ mua cho lẹ, để tránh cảnh kẹt xe freeway trên đường về nhà. Đang lúc chờ tính tiền ở quầy, thì có một ông tóc bạc phơ
Gắn liền với hình ảnh của làng mạc êm đềm tại miền bắc Việt Nam xa xôi, nơi tôi chưa một lần đến thăm, là bóng dáng của những cây đa to lớn sừng sửng đứng hiên ngang ở đâu đó. Ngày xưa, hình như sau mỗi phiên chợ xa về, các bà các cô thường hay dừng chân nghỉ ngơi đôi chút ở dưới những gốc đa như thế này. Những người nông dân
Bữa nay nữa là đúng 54 ngày tôi theo chồng về Mỹ. Mặc dù nước Mỹ đối với người Việt Nam chúng tôi không còn lạ lẫm gì cho lắm so với thời cuộc bây giờ, vậy mà tôi vẫn cứ ngỡ ngàng theo từng ngày tháng với cuộc sống mới mẻ nơi này. Tôi đang sống cùng chồng ở Jefferson, Oregan. Jefferson gần giống như Đà Lạt nhưng
1. Hướng Về Tương Lai Ngày từ mẫu đã trôi qua. Không khí ngày từ mẫu "Mother's day" vẫn còn phảng phất đâu đây. Nhân ngày này tôi hồi tưởng lại ngày từ mẫu hơn nửa thế kỷ đã qua. Mẹ tôi nay đã ra người thiên cổ. Nhớ tới bà tôi cảm động bùi ngùi thương tiếc. Bà ra đi trút được gánh nặng ngàn cân trên đôi vai bà với 7 cậu con
Pharmacy ngày thứ Bảy khách không đông lắm, nhưng cứ đều đều, đều đều, 10, 15 phút lại có người đem toa đến hoặc đến để trả tiền, lấy thuốc. Hôm nay mấy người cashier của Pharmacy xin nghỉ hết, thành ra ông manager của tiệm đưa một cô bé cashier ở phía trên xuống để phụ với Kim. Bảng tên trên áo cô bé có chữ Lillian
Nhạc sĩ Cung Tiến