Hôm nay,  

Từ Mẫu

11/05/201000:00:00(Xem: 151269)

Từ Mẫu

Tác giả: Trân Nguyên
Bài số 2886-28186-vb305110

Trân Nguyên, tác giả đã nhận giải danh dự Viết Về Nước Mỹ 2006. Cô sinh năm 1970, cư dân Monterey Park, Nam California, nghề nghiệp: y tá, siêu âm. Bài mới của cô là một truyện ngắn cho Ngày Lễ Mẹ 2010.

***

Sau tiếng trống trường rộn rã, Mẹ lóng nga lóng ngóng trước trường học con. Con năm đó tròn đầy 7 tuổi rạng rỡ bước ra từ cửa lớp, tay ôm chiếc bóng đỏ, gương mặt phơi phới, tóc cắt Bôm bê coi rất ngộ nghĩnh. Con đang đi với bạn chưa nhìn thấy Mẹ, cười nói huyên thuyên. Mẹ nghiêng đầu ngắm nhìn, ánh mắt lung linh dang 2 tay ra đón khi con chạy ào tới ...
Gặp Mẹ con gấp gáp nói:
- Mẹ, Mẹ cho con xin một điều được không"
- Sao không được, nói đi !!
- Chút nữa Mẹ cho con cây Cà rem nghen "
Mẹ trìu mến gật đầu :
- Dào ơi Baby, tưởng chuyện gì to tát lắm !! Mẹ sẽ cho con cả một Đời ngọt ngào đừng lo.
Con mới 7 tuổi chưa hiểu hết lời Mẹ nói, nhưng thoáng nghe 2 chữ ngọt ngào là đã thích chí rồi, tung tăng cầm cây cà rem mỗi chiều tan học, bầu trời Mẹ che trên đầu lúc nào cũng xanh và trong, Mẹ cùng con tay trong tay mãn nguyện.

... 40 năm sau,
Mẹ vẫn yêu con, vẫn giữ lời hứa cho con những điều ngọt ngào bất tận trên Đời, nhưng Thượng Đế buộc Mẹ phải rời bỏ con và đi đến một nơi thật xa... Mới ngày hôm qua đây thôi, con ôm khư khư tro cốt không muốn rời bỏ, không muốn Mẹ trở về với cát bụi... Nên Mẹ cứ vẫn quyến luyến, lẩn khuất quanh đây nhìn con thất thểu trên bãi cát đêm. Biển thấu hiểu tâm tính con người nên vùng vẫy, cuồng nộ
Đêm mai miết...
Mẹ thất thểu theo bước chân con đến khi con quỵ xuống, hai chữ Hi Mom theo con ngã nhoài trên cát. Ôi con đã nắn nót tình yêu của con trên hai chữ thân thương đó. Trên cao Mẹ nhìn thấy hết, vĩnh biệt con, Mẹ sa xuống hôn con lần cuối. Con có biết, con là người đàn ông Mẹ yêu tha thiết nhất trên trần thế này. Mẹ không đành lìa xa con đâu. Trái tim dẫu chỉ còn là vô hình vẫn làm Mẹ đau nhói!!! Nhưng bây giờ con phải quen sống không có sự hiện diện của Mẹ, đừng khóc Mẹ nữa, tóc đã hoa râm rồi.
40 năm về trước, cha của con chạy theo người đàn bà giàu có đã bỏ rơi Mẹ và con thơ, năm đó con vừa tròn 7 tuổi, tay cầm chiếc bóng đỏ và tóc cắt bôm bê. Chẳng phải cha không yêu Mẹ, nhưng cờ bạc, rồi nợ nần đã cuốn cha con vào chốn đỏ đen và người đàn bà giàu có kia, cha không còn chọn lựa nào khác. Mẹ hiểu, cam chịu để nuôi con đến ngày lớn khôn. Lúc đó, Mẹ là một cô giáo tiểu học, mỗi ngày chăm chút dậy dỗ cho con. Con là đứa trẻ đặc biệt thông minh, dưới bàn tay cô giáo của Mẹ, con càng trở nên xuất sắc, ưu tú. Tối 2,4,6 Mẹ cho con tập võ, chiều 3,5,7 Mẹ lại đưa con tới trường âm nhạc, và mỗi tối trước khi đi ngủ, Mẹ cùng con hoàn tất các bài vở đến mức không đếm được một lỗi nhỏ.
Ở nhà con là một đứa con hiểu biết và yêu thương Mẹ, đến trường con là một cậu học trò thông minh, kiệt xuất. Nghiễm nhiên con ngẩng cao đầu bước từ thành tựu này đến thành quả khác. Từ trung học lên Đại học, Master, rồi đến Phs.D dễ dàng như con nít nhảy cò cò, hết bước này sang bước khác. Bao nhiêu thư mời con về giảng dạy ở những trường Đại học danh tiếng như cha con ngày xưa. Nhìn con thành danh, khôi ngô, tuấn tú; trái tim Mẹ đỏ rực kiêu hãnh.


Con lần lượt đi qua 30, rồi 40 . . . và vẫn ở trong căn nhà cùng Mẹ. Mẹ lúc đó tuổi đã về chiều, cái tuổi mà người ta vẫn biết trước điều gì sắp sửa xảy ra phía trước. Mẹ bóng gió xa xôi, con cần phải có gia đình, mẹ 100 tuổi rồi con sống với ai" Mẹ cũng âm thầm gặp luật sư để an bài di chúc. Nhưng Chúa vẫn thương Mẹ, cho Mẹ sống bình an và khỏe mạnh đến 80 tuổi.
Như Con vẫn thường ôn tồn ôm vai Mẹ :
- Mẹ sẽ trường thọ, Mẹ sẽ trường thọ !
Họ hàng đến thăm, thấy mẹ run rẩy như cành lá úa, con vẫn đơn thân bên cạnh chăm chút cho mẹ, bón từng muỗng sữa, miếng bánh. Ai thấy cảnh ngộ Mẹ góa con côi mà không khỏi mủi lòng.
Rồi cho đến một ngày, con chuyển về dạy ở một trường Đại học rất xa tận miền Bắc. Nơi đó thật lạnh lẽo 4 mùa và càng thê lương hơn nữa là không có một bóng dáng người Việt Nam nào lai vãng ... Mẹ ngậm ngùi chia lìa nơi "chôn nhau cắt rốn" (mặc dù đây chỉ là quê hương thứ 2, nhưng Mẹ đã gắn bó nơi này suốt 40 năm rồi). Biết bao nhiêu kỷ niệm, bấy nhiêu là thâm tình và ngôi nhà nhỏ yêu dấu với khóm hoa vàng trước cửa, một đời Mẹ chắt chiu gầy dựng. Nhưng Mẹ gạt nước mắt chia ly, bởi :
- Mẹ chỉ cần có con, Tuấn ơi!
Không phải con không thấu hiểu điều đó, nhưng có lẽ con không còn chọn lựa nào khác. Mẹ lại một lần nữa hiểu, cam chịu để được sống cùng con như cái ngày Cha xa Mẹ thuở xưa.
Con nghẹn ngào an ủi :
- Căn nhà vẫn khóa cửa để đó, khi nào nhớ nhà chỉ cần 6 giờ bay là có thể về lại. Chuyến đi này chỉ tạm thời thôi.
Mẹ run run gật đầu.
Năm cuối cùng của cuộc đời Mẹ tròn 83 tuổi. Nơi đó rất lạnh, lạnh... co ro còn Mẹ cứ yếu dần, yếu dần... có lẽ... không còn bao lâu nữa.
Mỗi buổi sáng như mọi buổi sáng. Từ tinh mơ, con đã đưa Mẹ đến coffee house, ngồi chờ đến trưa, con quay về ăn cơm với Mẹ, vì ở nhà không ai chăm sóc, Mẹ lỡ có bề gì. Ở nơi này, dù sao... Còn có người qua lại. Riết rồi ai cũng quen mặt "Coffee Lady" là Mẹ. Mẹ hết dựa cột ngủ, lại thức, rồi lẫm chẫm tập đi. Đến trưa, con lại chuyển Mẹ từ coffee house ra ngoài... thư viện để Mẹ đọc sách, nhưng tới tuổi này rồi Mẹ chỉ còn mơ mơ, tỉnh tỉnh, nhớ nhớ quên quên, cho đến giờ con đến rước.
Tội nghiệp, hôm nào kẹt xe, con hớt hơ chạy, Mẹ sợ người ta đóng cửa thư viện. Nhưng rồi cũng đến một ngày con vẫn đến kịp giờ, nhưng không kịp nữa, Mẹ trụy tim đột ngột ra đi trên ghế thư viện, chỉ kịp nguệch ngoạc mấy chữ trên tờ báo Việt ngữ đang đọc dở dang.
- Đưa Mẹ lại chốn cũ và rải tro cốt ở biển cạnh nhà, love you Tuan...
Bầu trời sa sầm, nỗi ân hận vỗ tràn con đê ngăn. Chiếc xe cứu thương đến trễ 10 phút, tin dữ ập tới. Mẹ đã vĩnh viễn ra đi rồi! Con cầm tay Mẹ lên, bóng đêm bên ngoài đổ xuống. Mẹ! Mẹ đã dành cho con một đời chở che, mà con để lại trên mình Mẹ bao nhiêu là thương tích. Trái tim con như tảng đá lăn từ đỉnh xuống tận vực sâu ân hận, con không hiểu gì nữa, con không biết phải tiếp tục sống như thế nào nữa...
Con sẽ đưa Mẹ về rải tro cốt trên bờ biển cũ. Nhưng Mẹ ơi, Mẹ có biết, con là thằng bất hiếu. Nơi nắng ấm tình người, con đã lỡ tước đoạt hạnh phúc cuối đời của Mẹ, để Mẹ giờ đây nằm lạnh cóng, đơn độc. Căn nhà Mẹ chắt chiu cả đời, con đã đánh mất dần qua từng canh bạc, và cuối cùng bằng chữ ký giả mạo con đã bán đi chỉ sau 2 ngày Mẹ rời bỏ nơi này, giống hệt như Cha ngày xưa đã bán đi tình yêu và linh hồn của Mẹ.
Xưa nay có vô vàn câu chuyện khổ đau đầy màu sắc nhân sinh ám ảnh loài người. Nhưng lớn lao bao nhiêu cũng không bằng nỗi đau mất Mẹ. Có ai trên đời này dám nói rằng: Tôi không hề sợ hãi điều bất hạnh đó không"
TRÂN NGUYEN

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 864,849,064
Tôi thuộc về lão niên gần 80 tuổi, theo dõi các bài "Viết Về Nước Mỹ" có nhiều bài lý thú lắm! Một cuộc đổi đời ngoạn mục có một không hai.
Ngọc, một cô gái nhan sắc cũng dễ coi, có duyên nhất là khi cô cười để lộ hai đồng tiền thật xinh xắn. Cô lấy chồng sang Mỹ định cư. Chồng cô tên Hòa, một thanh niên khoảng ba mươi tám tuổi, hơi gầy, không cao lắm, làm nghề construction.
Chuyến đi săn ảnh mùa thu của hội ảnh nghệ thuật nơi tôi đang theo học được tổ chức vào cuối tháng chín, từ thứ bẩy đến thứ ba
Một người đàn ông tuổi khoảng ngoài 50 tuổi dáng người lanh lợi từ ngoài cửa tất tả vào trong tiệm HO ở đường Senter rồi tự mình kéo ghế ngồi
Không biết hắn mắc cái bịnh moi thùng rác này từ hồi nào. Có lẽ từ hồi bị đói ăn trong các trại tù vượt biển" Thời đó bị nhốt hơn một năm ở trại Bà Bèo tỉnh Tiền Giang, mỗi lần thiên hạ có thăm nuôi là hắn lại ra xọt rác để lượm mấy trái chuối héo, trái ớt dập của thiên hạ vứt đi.
Từ credit union bước ra, lòng Loan tràn ngập một niềm vui khó tả. Nàng nghĩ thầm, thế là mình vừa trồng được một cái cây nho nhỏ - cây từ thiện. Từ hôm đọc báo thấy những em bé mồ côi ở quê nhà đói khổ, Loan nảy ra một ý định, làm một cái thùng binh từ thiện tại gia.
Tôi định cư ở Mỹ được năm năm rưỡi theo diện đoàn tụ gia đình. Cũng như đa phần những người trung niên khác, khi biết còn khoảng một năm nữa được đi định cư, tôi lao vào làm việc thật nhiều
Rời quê hương sang Mỹ, tôi hy-vọng tạo lập một đời sống mới tốt đẹp hơn. Nhưng trước khi bước vào giai đoạn tốt đẹp, tôi đã trải qua nhiều chặng đường gian khổ.
Ông Bạn Vong Niên, "Chiều hôm nay mình tui lang thang trên đường", "tui đi giữa hoàng hôn ..." Tui vừa đi vừa suy nghĩ tới một chiện thiệt mắc cười mà nghĩ riết thấy cười hổng đặng ông ơi. Để tui nói ông nghe.
Lần đầu mãi hồi xa lắc xa lơ khi mới vừa hai mươi tuổi, tóc còn xanh và đời tươi vui trải dài trước mặt, gọn gàng và đẹp trai trong bộ đại lễ Không Quân
Nhạc sĩ Cung Tiến