Hôm nay,  

Khóc Mẹ

11/05/201000:00:00(Xem: 114929)

Khóc Mẹ

Tác giả: Yến Nguyễn
Bài số 2887-28187-vb305110

Tác giả đã có bài dự Viết Về Nước Mỹ từ mấy năm trước., nhưng không cho phần sơ lược tiểu sử. Bài mới của Yến Nguyễn năm nay viết về người Mẹ vừa ra đi ở quê nhà, với lời ghi “Kính dâng Mẹ. Mother s Day 2010.”

***

Mẹ kính yêu của con,
Mấy tháng nay con khó ngủ cách lạ kỳ. Nhiều đêm đến 2, 3 giờ sáng mệt lắm mới thiếp đi. Có những lần gặp Mẹ trong mơ thấy Mẹ buồn nhiều lắm. Nửa năm nay, mỗi lần gọi về thăm, em con đều nói Mẹ ngủ. Mẹ ăn được, ngủ được thì con mừng. Ngày nào con cũng cầu nguyện cho Mẹ khoẻ và vui. Con nhớ lắm. Mười lăm năm sống ở Sài Gòn với con chỉ có 3 lần Mẹ về Giồng Tháp, Gò Công.
Lần thứ nhứt Mẹ về để cho xây hai hồ nước dành phân phát cho người lối xóm lúc vào mùa nắng hạn. Mẹ nói Mẹ học theo gương Bà Ngoại. Vườn cây nhà Bà Ngoại có luỹ tre chạy dài, bao bọc. Bà Ngoại thường để ngoài đầu ngõ một khạp nước mưa thật lớn cho người đi đường đỡ khát giữa trưa.
Lần thứ hai Mẹ về vào đầu mùa gieo mạ. Mẹ nói Mẹ trả tiền trước cho những người làm ruộng mà quá nghèo. Không đủ lúa ăn, không đủ tiền mua thóc giống. Dù con biết rằng sau mùa gặt chưa chắc gì họ trả nổi. Mẹ bảo rằng ngày xưa Ông Bà Ngoại con giàu có. Nhưng khi chiến tranh Việt Pháp bùng nổ thì cậu thứ ba của con là anh của Mẹ bị Pháp bắt, treo lên sà nhà, đánh cho chết đi sống lại mấy lần. Một phép nhiệm mầu nào đó làm cho dây trói cậu đứt ra. Cậu chạy băng lộ, băng đồng, cứ nhắm hướng Sài Gòn: Chạy! Rồi cũng tới được khu nhà sau sân banh Trần Bình Trọng, Chợ Quán. Căn nhà Bà Ngoại bị bọn lính Pháp phóng hoả thiêu rụi. Chỉ còn bộ ván gõ cẩm lai dầy quá chưa cháy hết. Vỏ đạn thì hốt cả chục miểng vùa.


Từ một tiểu thư, Mẹ thành goá phụ nghèo xơ xác.Vì Cha con đã chết trước đó mấy tuần. Ba tháng tuổi con đã biết mùi khám tù gần tuần lễ. Cả nhà được thả ra. Bà Ngoại khóc hết nước mắt. Mẹ cũng vậy. Chiến tranh. Thật là kinh khủng. Mẹ giống Bà Ngoại. Từ đó, thấy ai nghèo khổ thì thương.

Mẹ ơi,
Trước 1975, con và các em con lớn lên trong thời kỳ loạn lạc. Nhưng đứa nào cũng gia thất yên bề. Sau 1975, gia đình mình điêu đứng. Mẹ vẫn sống một nếp sống vững vàng, giàu nghị lực. Mẹ nói đất nước mình đang để tang chung. Miễn còn sức khoẻ là còn làm việc được. Người sống là một đống vàng. Mẹ không buồn đâu. Đừng lo cho Mẹ. Nhưng những ngày sống với con Mẹ có sung sướng gì đâu! Người con rể thứ nhứt của Mẹ sau hơn 6 năm tù cải tạo, đi Mỹ. Mất tăm. Người con rể thứ hai tám năm trên Đất Bắc cũng đã đem cả vợ con đi HO rồi. Thời kỳ đó sao mà khó khăn. Thư từ khó. Không có điện thoại như bây giờ. Không ai có thể gọi về thăm Mẹ. Hằng ngày con đi làm ở InterShop thì Mẹ ngồi nhà viết thư và làm thơ. Hễ con đọc là khóc. Con thương Mẹ. Con thương cuộc đời của Mẹ mãi lo cho con cháu. Mẹ nói: mình sống giữa chiến tranh mà. Nghèo thì khó. Nghèo thì khổ đó. Nhưng con cháu của Mẹ còn sống, còn bình yên là Mẹ vui rồi. Biết bao gia đình có chồng, con ra chiến trận rồi không thấy quay về! Con cũng vui vì con có những ngày được sống bên Mẹ. Được nghe Mẹ kể chuyện ngày xưa. Được nghe Mẹ nhắc về ông bà. Những vui buồn trong cuộc đời làm dâu của Mẹ. Những đau đớn của Mẹ khi người thân lần lượt ra đi: Cậu Năm, Bà Ngoại, Cậu Ba, Má Hai.
Mẹ nói Má Hai sống đến 99 tuổi. Mẹ sẽ sống đến tuổi 100.
Tuần tới, cả nước Mỹ mừng Mother’s Day mà con thì mất Mẹ. Mẹ mất mà con không về được. Con bất hiếu Mẹ ơi! Xin Mẹ tha thứ cho con. Con tin rằng nơi yên nghỉ đời đời Mẹ không còn hay khóc thương con cháu nữa. Mẹ cũng không còn lo âu nữa. Mẹ của con ơi!
Yến Nguyễn

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 864,736,882
Tôi thuộc về lão niên gần 80 tuổi, theo dõi các bài "Viết Về Nước Mỹ" có nhiều bài lý thú lắm! Một cuộc đổi đời ngoạn mục có một không hai.
Ngọc, một cô gái nhan sắc cũng dễ coi, có duyên nhất là khi cô cười để lộ hai đồng tiền thật xinh xắn. Cô lấy chồng sang Mỹ định cư. Chồng cô tên Hòa, một thanh niên khoảng ba mươi tám tuổi, hơi gầy, không cao lắm, làm nghề construction.
Chuyến đi săn ảnh mùa thu của hội ảnh nghệ thuật nơi tôi đang theo học được tổ chức vào cuối tháng chín, từ thứ bẩy đến thứ ba
Một người đàn ông tuổi khoảng ngoài 50 tuổi dáng người lanh lợi từ ngoài cửa tất tả vào trong tiệm HO ở đường Senter rồi tự mình kéo ghế ngồi
Không biết hắn mắc cái bịnh moi thùng rác này từ hồi nào. Có lẽ từ hồi bị đói ăn trong các trại tù vượt biển" Thời đó bị nhốt hơn một năm ở trại Bà Bèo tỉnh Tiền Giang, mỗi lần thiên hạ có thăm nuôi là hắn lại ra xọt rác để lượm mấy trái chuối héo, trái ớt dập của thiên hạ vứt đi.
Từ credit union bước ra, lòng Loan tràn ngập một niềm vui khó tả. Nàng nghĩ thầm, thế là mình vừa trồng được một cái cây nho nhỏ - cây từ thiện. Từ hôm đọc báo thấy những em bé mồ côi ở quê nhà đói khổ, Loan nảy ra một ý định, làm một cái thùng binh từ thiện tại gia.
Tôi định cư ở Mỹ được năm năm rưỡi theo diện đoàn tụ gia đình. Cũng như đa phần những người trung niên khác, khi biết còn khoảng một năm nữa được đi định cư, tôi lao vào làm việc thật nhiều
Rời quê hương sang Mỹ, tôi hy-vọng tạo lập một đời sống mới tốt đẹp hơn. Nhưng trước khi bước vào giai đoạn tốt đẹp, tôi đã trải qua nhiều chặng đường gian khổ.
Ông Bạn Vong Niên, "Chiều hôm nay mình tui lang thang trên đường", "tui đi giữa hoàng hôn ..." Tui vừa đi vừa suy nghĩ tới một chiện thiệt mắc cười mà nghĩ riết thấy cười hổng đặng ông ơi. Để tui nói ông nghe.
Lần đầu mãi hồi xa lắc xa lơ khi mới vừa hai mươi tuổi, tóc còn xanh và đời tươi vui trải dài trước mặt, gọn gàng và đẹp trai trong bộ đại lễ Không Quân
Nhạc sĩ Cung Tiến