Hôm nay,  

Khóc Mẹ

11/05/201000:00:00(Xem: 115166)

Khóc Mẹ

Tác giả: Yến Nguyễn
Bài số 2887-28187-vb305110

Tác giả đã có bài dự Viết Về Nước Mỹ từ mấy năm trước., nhưng không cho phần sơ lược tiểu sử. Bài mới của Yến Nguyễn năm nay viết về người Mẹ vừa ra đi ở quê nhà, với lời ghi “Kính dâng Mẹ. Mother s Day 2010.”

***

Mẹ kính yêu của con,
Mấy tháng nay con khó ngủ cách lạ kỳ. Nhiều đêm đến 2, 3 giờ sáng mệt lắm mới thiếp đi. Có những lần gặp Mẹ trong mơ thấy Mẹ buồn nhiều lắm. Nửa năm nay, mỗi lần gọi về thăm, em con đều nói Mẹ ngủ. Mẹ ăn được, ngủ được thì con mừng. Ngày nào con cũng cầu nguyện cho Mẹ khoẻ và vui. Con nhớ lắm. Mười lăm năm sống ở Sài Gòn với con chỉ có 3 lần Mẹ về Giồng Tháp, Gò Công.
Lần thứ nhứt Mẹ về để cho xây hai hồ nước dành phân phát cho người lối xóm lúc vào mùa nắng hạn. Mẹ nói Mẹ học theo gương Bà Ngoại. Vườn cây nhà Bà Ngoại có luỹ tre chạy dài, bao bọc. Bà Ngoại thường để ngoài đầu ngõ một khạp nước mưa thật lớn cho người đi đường đỡ khát giữa trưa.
Lần thứ hai Mẹ về vào đầu mùa gieo mạ. Mẹ nói Mẹ trả tiền trước cho những người làm ruộng mà quá nghèo. Không đủ lúa ăn, không đủ tiền mua thóc giống. Dù con biết rằng sau mùa gặt chưa chắc gì họ trả nổi. Mẹ bảo rằng ngày xưa Ông Bà Ngoại con giàu có. Nhưng khi chiến tranh Việt Pháp bùng nổ thì cậu thứ ba của con là anh của Mẹ bị Pháp bắt, treo lên sà nhà, đánh cho chết đi sống lại mấy lần. Một phép nhiệm mầu nào đó làm cho dây trói cậu đứt ra. Cậu chạy băng lộ, băng đồng, cứ nhắm hướng Sài Gòn: Chạy! Rồi cũng tới được khu nhà sau sân banh Trần Bình Trọng, Chợ Quán. Căn nhà Bà Ngoại bị bọn lính Pháp phóng hoả thiêu rụi. Chỉ còn bộ ván gõ cẩm lai dầy quá chưa cháy hết. Vỏ đạn thì hốt cả chục miểng vùa.


Từ một tiểu thư, Mẹ thành goá phụ nghèo xơ xác.Vì Cha con đã chết trước đó mấy tuần. Ba tháng tuổi con đã biết mùi khám tù gần tuần lễ. Cả nhà được thả ra. Bà Ngoại khóc hết nước mắt. Mẹ cũng vậy. Chiến tranh. Thật là kinh khủng. Mẹ giống Bà Ngoại. Từ đó, thấy ai nghèo khổ thì thương.

Mẹ ơi,
Trước 1975, con và các em con lớn lên trong thời kỳ loạn lạc. Nhưng đứa nào cũng gia thất yên bề. Sau 1975, gia đình mình điêu đứng. Mẹ vẫn sống một nếp sống vững vàng, giàu nghị lực. Mẹ nói đất nước mình đang để tang chung. Miễn còn sức khoẻ là còn làm việc được. Người sống là một đống vàng. Mẹ không buồn đâu. Đừng lo cho Mẹ. Nhưng những ngày sống với con Mẹ có sung sướng gì đâu! Người con rể thứ nhứt của Mẹ sau hơn 6 năm tù cải tạo, đi Mỹ. Mất tăm. Người con rể thứ hai tám năm trên Đất Bắc cũng đã đem cả vợ con đi HO rồi. Thời kỳ đó sao mà khó khăn. Thư từ khó. Không có điện thoại như bây giờ. Không ai có thể gọi về thăm Mẹ. Hằng ngày con đi làm ở InterShop thì Mẹ ngồi nhà viết thư và làm thơ. Hễ con đọc là khóc. Con thương Mẹ. Con thương cuộc đời của Mẹ mãi lo cho con cháu. Mẹ nói: mình sống giữa chiến tranh mà. Nghèo thì khó. Nghèo thì khổ đó. Nhưng con cháu của Mẹ còn sống, còn bình yên là Mẹ vui rồi. Biết bao gia đình có chồng, con ra chiến trận rồi không thấy quay về! Con cũng vui vì con có những ngày được sống bên Mẹ. Được nghe Mẹ kể chuyện ngày xưa. Được nghe Mẹ nhắc về ông bà. Những vui buồn trong cuộc đời làm dâu của Mẹ. Những đau đớn của Mẹ khi người thân lần lượt ra đi: Cậu Năm, Bà Ngoại, Cậu Ba, Má Hai.
Mẹ nói Má Hai sống đến 99 tuổi. Mẹ sẽ sống đến tuổi 100.
Tuần tới, cả nước Mỹ mừng Mother’s Day mà con thì mất Mẹ. Mẹ mất mà con không về được. Con bất hiếu Mẹ ơi! Xin Mẹ tha thứ cho con. Con tin rằng nơi yên nghỉ đời đời Mẹ không còn hay khóc thương con cháu nữa. Mẹ cũng không còn lo âu nữa. Mẹ của con ơi!
Yến Nguyễn

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 867,287,605
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2015. Ông sinh năm 1952, dân Sài Gòn, cựu sinh viên Văn Khoa, cựu Sĩ quan Quân đội Miền Nam, một trung đội trưởng tác chiến. Hồi cuối cuộc chiến, chàng là một thương binh và buổi sáng ngày 1 tháng Năm 1975, bị đuổi ra khỏi quân y viện... Bài viết mới là chuyện về cơn bão Irma tại vùng quê mới của tác giả Tampa, Florida.
Tác giả từng nhận giải Viết Về Nước Mỹ 2015. Ông là cựu sĩ quan VNCH, giảng viên trường Sinh ngữ quân đội, cựu tù cải tạo. Ông cũng là tác giả sách "Hành Trình về Phương Đông" do "Xây Dựng" xuất bản năm 2010. Mới nhất, là cuốn "Within & Beyond" do tác giả viết bằng Anh ngữ và tự xuất bản và vẫn tiếp tục viết. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Bà định cư tại Mỹ từ 26 tháng Ba 1992, hiện là cư dân Cherry Hill, New Jersey, một vùng ít cư dân Việt. Sau đây, thêm bài mới của Song Lam.
Tác giả đã góp bài Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu, nhận giải chung kết 2009. Là nhà giáo dạy Anh và Pháp ngữ tại các trường trung học ở Việt Nam trước 1975, ông vượt biển đến Mỹ năm 1984, đi học và trở lại nghề cũ. Sau nhiều năm dạy tại một trường công lập Mỹ ở San Jose, ông về hưu tại Riverside, Nam California và tiếp tục góp bài. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ 2017 và đã nhận giải đặc biệt năm thứ mười tám. Bà cho biết bút hiệu là tên thật, trước là nhà giáo tại Việt Nam, định cư tại New Jersey năm 1994 theo diện HO. Sau đây là bài viết mới của bà.
Tác giả nguyên là luật sư hành nghề tại Việt Nam trước năm 1975. Ông hiện cùng gia đình đang sinh sống tạiHonolulu, Hawaii. Tác giả đã từng tham gia mục Viết Về Nước Mỹ với các bài "Tôi Hiến Tủy," “Vợ Tôi Bị Ung Thư,” và “Con Chó Trắng Trong Nghĩa Địa.” Và đây là bài thứ tư của Lê Tấn Phước.
Tác giả cùng 2 con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy năm 2001 theo diện đoàn tụ, hiện có tiệm Nails ở Texas và lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX. Để phân biệt với tác giả Minh Nguyệt có bài Viết Về Nước Mỹ từ 2001, tác giả chọn bút hiệu Minh Nguyệt Graves, theo họ của ông chồng người Mỹ. Sau đây là bài viết mới của bà.
Gia đình tác giả tại Houston là nạn nhân trực tiếp của bão Harvey. Nhà bị tốc mái. Mẹ Lúa vào bệnh viện bằng trực thăng tải thương. Tác giả định cư tại Mỹ 24 năm, tốt nghiệp đại học tổng hợp, hiện đang là cộng tác viên của một đài truyền hình nhưng chỉ mới bắt đầu dự viết về nước Mỹ từ Tháng Bảy 2017, với bút danh Như Nguyện, bài “Nước Mẹ, Nước Con.” Sau đây, bài viết thứ hai, lần đầu ký đầy đủ tên họ Trần Như Nguyện.
Gió Đồng Nội là bút hiệu của một tác giả đã góp nhiều bài đặc biệt và nhận giải danh dự Viết Về Nước Mỹ ngay từ năm đầu tiên. Bà là một chuyên gia từng làm việc tại Trung Tâm Không Gian Kennedy ở Merrit Island, Florida, hiện đã hưu trí. Bài viết mới của Gió Đồng Nội về “vòng tay” của bão Irma cho thấy nhiều ghi nhận chu đáo hiếm có.
Tâc giả 45 tuổi, cùng gia đình đoăn tụ tại Mỹ từ 1991, 26 năm trước, khi mới 18 tuổi. Hiện là cư dân Huntington Beach; Nghề nghiệp: Kỹ sư phần mềm cho Northrop Grumman Corporation; Đã tham gia VVNM từ 2002 với 4 băi viết tươi tắn, tử tế. Sau 15 năm bặt tin, ông xuất hiện trở lại với nhịp viết mạnh mẽvà đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017, năm thứ 18. Sau đây thêm một bài viết mới.
Nhạc sĩ Cung Tiến