Hôm nay,  

Khóc Mẹ

11/05/201000:00:00(Xem: 115139)

Khóc Mẹ

Tác giả: Yến Nguyễn
Bài số 2887-28187-vb305110

Tác giả đã có bài dự Viết Về Nước Mỹ từ mấy năm trước., nhưng không cho phần sơ lược tiểu sử. Bài mới của Yến Nguyễn năm nay viết về người Mẹ vừa ra đi ở quê nhà, với lời ghi “Kính dâng Mẹ. Mother s Day 2010.”

***

Mẹ kính yêu của con,
Mấy tháng nay con khó ngủ cách lạ kỳ. Nhiều đêm đến 2, 3 giờ sáng mệt lắm mới thiếp đi. Có những lần gặp Mẹ trong mơ thấy Mẹ buồn nhiều lắm. Nửa năm nay, mỗi lần gọi về thăm, em con đều nói Mẹ ngủ. Mẹ ăn được, ngủ được thì con mừng. Ngày nào con cũng cầu nguyện cho Mẹ khoẻ và vui. Con nhớ lắm. Mười lăm năm sống ở Sài Gòn với con chỉ có 3 lần Mẹ về Giồng Tháp, Gò Công.
Lần thứ nhứt Mẹ về để cho xây hai hồ nước dành phân phát cho người lối xóm lúc vào mùa nắng hạn. Mẹ nói Mẹ học theo gương Bà Ngoại. Vườn cây nhà Bà Ngoại có luỹ tre chạy dài, bao bọc. Bà Ngoại thường để ngoài đầu ngõ một khạp nước mưa thật lớn cho người đi đường đỡ khát giữa trưa.
Lần thứ hai Mẹ về vào đầu mùa gieo mạ. Mẹ nói Mẹ trả tiền trước cho những người làm ruộng mà quá nghèo. Không đủ lúa ăn, không đủ tiền mua thóc giống. Dù con biết rằng sau mùa gặt chưa chắc gì họ trả nổi. Mẹ bảo rằng ngày xưa Ông Bà Ngoại con giàu có. Nhưng khi chiến tranh Việt Pháp bùng nổ thì cậu thứ ba của con là anh của Mẹ bị Pháp bắt, treo lên sà nhà, đánh cho chết đi sống lại mấy lần. Một phép nhiệm mầu nào đó làm cho dây trói cậu đứt ra. Cậu chạy băng lộ, băng đồng, cứ nhắm hướng Sài Gòn: Chạy! Rồi cũng tới được khu nhà sau sân banh Trần Bình Trọng, Chợ Quán. Căn nhà Bà Ngoại bị bọn lính Pháp phóng hoả thiêu rụi. Chỉ còn bộ ván gõ cẩm lai dầy quá chưa cháy hết. Vỏ đạn thì hốt cả chục miểng vùa.


Từ một tiểu thư, Mẹ thành goá phụ nghèo xơ xác.Vì Cha con đã chết trước đó mấy tuần. Ba tháng tuổi con đã biết mùi khám tù gần tuần lễ. Cả nhà được thả ra. Bà Ngoại khóc hết nước mắt. Mẹ cũng vậy. Chiến tranh. Thật là kinh khủng. Mẹ giống Bà Ngoại. Từ đó, thấy ai nghèo khổ thì thương.

Mẹ ơi,
Trước 1975, con và các em con lớn lên trong thời kỳ loạn lạc. Nhưng đứa nào cũng gia thất yên bề. Sau 1975, gia đình mình điêu đứng. Mẹ vẫn sống một nếp sống vững vàng, giàu nghị lực. Mẹ nói đất nước mình đang để tang chung. Miễn còn sức khoẻ là còn làm việc được. Người sống là một đống vàng. Mẹ không buồn đâu. Đừng lo cho Mẹ. Nhưng những ngày sống với con Mẹ có sung sướng gì đâu! Người con rể thứ nhứt của Mẹ sau hơn 6 năm tù cải tạo, đi Mỹ. Mất tăm. Người con rể thứ hai tám năm trên Đất Bắc cũng đã đem cả vợ con đi HO rồi. Thời kỳ đó sao mà khó khăn. Thư từ khó. Không có điện thoại như bây giờ. Không ai có thể gọi về thăm Mẹ. Hằng ngày con đi làm ở InterShop thì Mẹ ngồi nhà viết thư và làm thơ. Hễ con đọc là khóc. Con thương Mẹ. Con thương cuộc đời của Mẹ mãi lo cho con cháu. Mẹ nói: mình sống giữa chiến tranh mà. Nghèo thì khó. Nghèo thì khổ đó. Nhưng con cháu của Mẹ còn sống, còn bình yên là Mẹ vui rồi. Biết bao gia đình có chồng, con ra chiến trận rồi không thấy quay về! Con cũng vui vì con có những ngày được sống bên Mẹ. Được nghe Mẹ kể chuyện ngày xưa. Được nghe Mẹ nhắc về ông bà. Những vui buồn trong cuộc đời làm dâu của Mẹ. Những đau đớn của Mẹ khi người thân lần lượt ra đi: Cậu Năm, Bà Ngoại, Cậu Ba, Má Hai.
Mẹ nói Má Hai sống đến 99 tuổi. Mẹ sẽ sống đến tuổi 100.
Tuần tới, cả nước Mỹ mừng Mother’s Day mà con thì mất Mẹ. Mẹ mất mà con không về được. Con bất hiếu Mẹ ơi! Xin Mẹ tha thứ cho con. Con tin rằng nơi yên nghỉ đời đời Mẹ không còn hay khóc thương con cháu nữa. Mẹ cũng không còn lo âu nữa. Mẹ của con ơi!
Yến Nguyễn

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 867,215,446
Định cư tại Mỹ từ 1994, Phương Hoa vừa làm nail vừa học. Năm 2012, bà tốt nghiệp ngành dạy trẻ tại Chapman University khi đã 62 tuổi và trở thành bà giáo tại Marrysville, thành phố cổ vùng Bắc Calif. Với loạt bài về Vietnam Museum, "Bảo Tàng Cho Những Người Lính Bị Bỏ Quên," tác giả đã nhận giải chung kết 2014 và vẫn tiếp tục gắn bó với Viết Về Nước Mỹ. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả hiện là trưởng ban Tuyển Chọn Chung Kết giải Việt Báo từ năm 2017. Tham gia Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu, bà nhận giải chung kết VVNM 2001, với bài “32 Năm Người Mỹ Và Tôi” và vẫn tiếp tục viết. Bà hiện làm việc bán thời gian cho National-Interstate Council of State Board of Cosmetology (NIC) và là cư dân Westminster. Bài mới nhất, tác giả viết cho mùa Vu Lan.
Tác giả là cư dân Miami, Florida, đã góp nhiều bài viết tinh tế, cho thấy tấm lòng của ông với quê hương, con người, và nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2015. Sau đây là bài mới của ông.
Với bài “Hành Trình Văn Hóa Việt tại UC Irvine”, tác giả đã nhận Giải Việt bút Trùng Quang 2016. Ông tốt nghiệp cử nhân về Ngôn Ngữ Học tiếng Tây-Ban-Nha tại UC Irvine. Sau 5 năm rời trường để theo học tại UCLA, tốt nghiệp với hai bằng cao học và tiến sĩ về ngành Ngôn Ngữ Học các thứ tiếng gốc La-Tinh, ông trở lại trường cũ và trở thành người đầu tiên giảng dạy chương trình tiếng Việt, văn hoá Việt tại UC Irvine từ năm 2000 cho tới nay.
Tác giả tên thật là Trương Nguyên Thuận, tuổi 60', cựu sĩ quan không quân VNCH, di tản sang Mỹ từ 1975, kỹ sư điện toán, từng làm việc với Hewlett Packard/ Houston... rồi mở lò dạy võ tại Houston. Ông đã góp nhiều bài viết đặc biệt và nhận giải danh dự Viết Về Nước Mỹ 2004. Sau nhiều năm ngưng viết, ông vừa trở lại với sức viết mạnh mẽ. Bài mới là chuyện mừng đón cháu ngoại sinh đúng ngày bão lụt ở Houaton, Texas.
Tác giả là một nhà giáo, nhà báo, nhà hoạt động xã hội quen biết tại Little Saigon. Tới Mỹ theo diện Hát Ô Một từ 1990. Suốt 27 năm qua, ông là nhà hoạt động văn hóa cộng đồng, là thầy dạy võ, và không ngừng viết văn viết báo tiếng Việt, tiếng Anh. Với sức viết mạnh mẽ, vừa có thêm tới 7 cuốn sách mới đang ra mắt khắp nơi. Góp sức với Viết Về Nước Mỹ, ông đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ từ những năm đầu, và vẫn tiếp tục góp bài mới. Sau đây, là bài mới viết cho mùa lễ Vu Lan.
Tác giả định cư tại Pháp, tham gia Viết Về Nước Mỹ từ tháng Ba 2010. Họp mặt giải thưởng năm 2011, bà đã bay từ Paris sang California để nhận giải Vinh Danh Tác Giả, thường được gọi đùa là giải Á Hậu. Bài mới của tác giả cho mùa Vu Lan 2017 giống như bông hồng đỏ dành cho một bà mẹ vẫn tiếp tục sống vui sau cuộc bể dâu thời hậu chiến bi thảm.
Tác giả quê quán ở Bến Tre, đi du học Mỹ năm 1973 và ở luôn cho tới ngày nay. TG gia nhập chương trình VVNM do Việt Báo tổ chức từ năm 2015. Năm đầu tiên, nhận được giải danh dự (2016) và năm thứ hai được giải “Á khôi” Vinh Danh Tác Giả (2017). Hiện ông đã về hưu và đang định cư ở Orange County.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Bài được chuyển đến bằng điện thư. Mong Lanh Nguyễn tiếp tục viết và vui lòng bổ túc phần sơ lược tiểu sử và địa chỉ liên lạc.
Tác giả đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2014. Cô sinh năm 1962, tốt nghiệp Đại Học Mỹ Thuật năm 1988 khoa Đồ Họa tại Việt Nam, từng làm công việc thiết kế sáng tạo trong ngành quảng cáo. Cô đến Mỹ tháng 4 năm 2000, hiện là cư dân Waxahachie, Texas, trong một thành phố ít người Việt cư trú. Sau đây là bài viết mới của tác giả.
Nhạc sĩ Cung Tiến