Hôm nay,  

Bò Béo, Racoon Và Bài Quốc Ca

06/05/201000:00:00(Xem: 135045)

Bò Béo, Racoon và Bài Quốc Ca

Tác giả: Thu Thuyền
Bài số 2882-28182-vb5050510

Nhà văn Thu-Thuyền là thứ nữ của cô1á thi sĩ Hoàng Anh Tuấn và bà Hoàng Ngô Thy Liên,  sinh năm 1958 tại Sàigòn. Sau 1975, học Sư phạm, dạy tại Huỳnh Mẫn Đạt. Sống ở Pháp từ 1979. Sang Mỹ từ 1981, tốt nghiệp đại học tại Cincinnati Ohio. Hiện là cư dân Dallas, Texas. Bắt đầu viết từ 1998. Tác phẩm đã xuất bản: “Những Nhánh Sông Mất Biển” (tập truyện, Văn Mới, 2004). Ngày 20-3-2002, nhà văn góp cho Viết Về Nước Mỹ  hồi ký về  30 Tháng Tư 1975, “Chặng Đường Chông Gai Cuối” kể về Mẹ và cuộc di tản. Sau đây là bài viết thứ ba, kể thời mới sang Mỹ.

***

Tới Mỹ được sáu tháng là tôi bắt đầu bước vào cuộc sống của một sinh viên nội trú. Hôm nhập học, tôi thấp thỏm mãi, không biết ai sẽ ở chung phòng với mình. Người bạn mới có hiền lành, cởi mở vui tính, hay kỳ thị màu da xanh đỏ tím vàng" Cộc cộc. Tôi mở cửa phòng. Một cô Mỹ đen xuất hiện. Khuôn mặt cô khoặm lại khi nhìn thấy tôi. Chẳng nói chẳng rằng, cô quầy quả trở ra ngay, không buồn nhếch mép xã giao. Rồi y như một mụ phù thủy có thuật tàng hình, cô biến đi biền biệt. Chờ mãi không thấy "bà phù thủy" trở lại phòng, tôi lên giường đọc sách, bụng phập phồng tiếp cho đến lúc gặp Bò Béo, Jennipher Maureen Smith.
Chị Smith dáng người to khoẻ, da mặt trắng mỏng, lốm đốm tàn nhang. Mái tóc chị đỏ hung, có những lọn quăn líu xíu bám lấy bờ vai lực lưỡng. Với những bước chân voi, chị đi rần rần vào kiếm tôi: "Con  chó cái  (bitch) Karen đã giựt căn phòng riêng của tôi. Nó ỷ học năm thứ ba và giữ chức chủ bút tờ báo trường nên xử sự như một trời con ở khu này" ... "Ồ xin lỗi nhé, tôi lỡ xổ tiếng Đức. Bồ kêu tôi là Fat Cow đi!"... "Gọi bằng tiếng Việt cho tôi nghe thử." ... "Bò Béo à" Hà hà, dễ kêu và nghe êm tai lắm" ... "À còn cái này nữa, bồ nhớ nhắc chừng mỗi khi tôi động tay vào đồ ăn nhé!"... "Chà, coi vậy mà sắp bốn giờ chiều, bồ có gì nhâm nhi không tôi đói quá!"
Jennipher Maureen, à quên chị Bò Béo, hoạt bát cởi mở ngoài sức tưởng tượng của tôi. Chị chỉ xấu ở cái tánh hay ăn. Cứ ngang nhiên xâm phạm kho dự trữ của tôi. Cất giấu lương thực vào hộc tủ nào, chị Bò Béo có chiếc mũi nhạy của chó bẹc giê cũng kiếm ra! Đêm khuya ngồi chống mắt đọc mấy chương về Kinh Tế, Thương mại... Muốn có ly nước táo mát rượi hay thỏi kẹo sô cô la ngọt lịm để "ngồi cho thẳng lưng" mà hễ đụng vào ngăn kéo nào thì ngăn ấy rỗng tuếch. Tôi tức chửi "sịt siệc" loạn xạ (thầm trong lòng thôi!) rồi lại bóp bụng học tiếp. Kể xấu về Bò Béo sơ sơ cho hả giận: Cái tủ lạnh con con của tôi bây giờ bị dán chằng chịt những hình phụ nữ mặc đồ thiếu vải, thân mảnh như lau sậy. Tôi cáu tiết, lấy móng nậy ra, thấy bay hình, bay luôn cả lớp sơn trên tủ, đành dán trở vào. Hỏi Bò Béo cớ gì mà trét keo dán giấy tùm lum đầy tủ lạnh. Tên ấy cười tít mắt:
"Chỉ có cách đó mới ngăn tay tôi khỏi đụng vào đồ ăn của bồ...."
Tôi càu nhàu ngắt lời:
"Thế thì nho táo với nước trái cây của tôi, chúng nó trốn đâu""
Bò béo chỉ vỗ vai tôi cười ha hả, đánh trống lảng. Tiếng cười rõ vô duyên!
Buổi sáng, tôi thường dậy sớm để học lớp tám rưỡi. Hôm ấy tôi bị bệnh, quyết định nghỉ một lớp. Nằm trên giường quấn chăn ấm áp, tôi tò mò theo dõi sinh hoạt của Bò Béo cho đỡ buồn. Trước tiên, thấy nàng ta lồm cồm bước ra khỏi ổ, nhanh nhẹn châm nước vào bình nấu nước sôi bằng điện của tôi rồi đến tủ lạnh lấy hộp sữa đặc đổ vào ly. Trời ạ! Thế có loạn to không" Cả lon sữa ông Thọ để dùng trong trường hợp tối khẩn, Bò Béo cũng nhúng mỏ vào. Tôi thò miệng ra khỏi giường, giọng gắt như mắm:
"Sáng nào bồ cũng làm một ly sữa à""
"Đâu phải vậy! Hôm nào dậy trễ, cafeteria sắp đóng cửa, có chạy hết ga cũng không kịp thì tôi mới phải uống đỡ. Sữa Chinese này coi vậy mà ngon ghê."
Thiệt là trơ trẽn! Tôi hết ý, nằm vật ra giường lại. Bụng an ủi: Miếng ăn là miếng nhục. Đừng để nó làm rạn tình bạn khắng khít của hai đứa. Dù sao Bò Béo cũng sốt sắng giúp tôi về bài vở. Lâu lâu còn bao tôi đi coi loại phim một đồng: Ma cà rồng, quỷ ám... và ngồi kiên nhẫn hằng giờ nghe tôi nói không kịp ráo mép về cuộc di tản vĩ đại hồi tháng Tư năm Bảy lăm hoặc im lặng gật gù thông cảm khi tôi quay lại khúc phim của những ngày thơ ấu: Cảnh tôi thèm hơi mẹ, níu tay anh mình bò lên gác ngó mẹ ngồi học bài thi. Ai ngờ trời không thương, anh bị xảy chân ngã đánh oạch xuống cầu thang, va đầu vào chậu nhôm giặt đồ, sứt trán máu tuôn như xối, làm mẹ tôi quyết định bỏ ngang trường Dược... Nói trắng ra, chuyện ruồi bâu nhặng đậu nào, Bò Béo cũng sẵn sàng lắng nghe. Đối với người dễ mến như vậy, tôi chẳng có lý do gì đem miếng ăn ra xé thành một lỗ toang hoác.
Hết hộp sữa đặc. Tôi không mua thêm nữa. Hai đứa cùng nhịn. Thế là huề! Kẹo, tôi giấu vào tủ quần áo của tôi. Được ít hôm, Bò Béo nói trổng: "Bánh kẹo bỏ chung với quần áo, có ngày chuột và dán vào rinh cả hai đứa, vất ra đường!"
Tôi nhăn răng cười trơ trẽn lại. Lựa lúc Bò Béo đi thư viện, tôi gõ cửa phòng của Molly bên cạnh, xin cho đám bánh kẹo của tôi được tị nạn. Tôi dặn Molly:
"Thường thì chỉ khi nào có bồ, tôi mới qua xin lại vài cái kẹo. Còn trong trường hợp ngoại lệ, nếu bồ không có đây, tôi sẽ vào bằng đường phòng tắm rồi viết vài chữ lại cho biết tôi đã ghé qua. Hy vọng không phiền bồ lâu!"
Molly tủm tỉm:
"Để chúng ở đây bao lâu cũng được. Fat Cow thật quá quắt!"
Thế là tôi yên chí hớn hở về phòng. Tối đến, đang ngồi học, tôi nghe Bò Béo than van. "Giờ này buồn miệng, phải chi có thỏi kẹo ăn thì pơ-phếch (tuyệt)!" Tôi nhịp chân. Với mớ tiếng Mỹ ăn đong, tôi trả lời: "Đáng tiếc là phòng này chẳng còn gì!" Rồi cúi đầu cười đắc ý. Bụng tiểu nhân chỉ muốn la lớn: Sướng ơi là sướng!


Sống chung và chịu đựng tánh hảo ăn của Bò Béo, kể cũng thở được chứ không đến nỗi nào. Nhưng qua lục cá nguyệt, tôi làm quen được với Carmen Riviera từ lớp Tâm Lý, hai đứa cùng ngọng tiếng Mỹ nên nói chuyện rất hạp. Tôi bàn khéo với Bò Béo để cô ta dọn ra phòng khác. Bò Béo bịn rịn chia tay trong khi tôi hăm hở chờ bạn mới. Bạn là dân Puerto Rican lai đen, da nâu thẫm. Thân cũng nhỏ choắt, y hệt như tôi! Cô nàng hay trang điểm màu mè và vẽ viền chì đen đậm quanh mắt. Ngay từ khi mới gặp trong lớp, tôi đã đặt ngay cho cái tên là Racoon! Mái tóc Racoon khô cứng và bị kéo duỗi thẳng đơ cán chổi. Hễ nhìn rìa tóc vểnh trên trán của Racoon là tôi phải quay mặt chỗ khác kẻo phì cười. Nhờ Racoon, tôi học được dăm chữ Tây Ban Nha. Mỗi lần mẹ Racoon gọi điện thoại gặp tôi, tôi xi xô một tràng: Xi, U-nô mô-men-tô! (Dạ có, Chờ một chút!). Ngoài ra tôi biết chửi thề: cô nhô, lô cô, pu ta.... Thành thật mà nói, nhờ cô bạn gốc văn hóa La tinh, vốn ngoại ngữ của tôi phong phú hẳn!
Racoon thuộc loại sinh viên chăm học nhưng khi gặp "biến" thì hỏng bét. Có lần Racoon ra quán rượu với lũ bạn "Puẹc". Trở về phòng, cô ta thẫn thờ mất mấy ngày mới chịu tâm sự:
"Tôi gặp Doug ở quán rượu, anh ta theo tôi sát rạt. Thấy anh ấy đẹp trai, tính tình vui vẻ dễ thương, lại mặc đồng phục cảnh sát, nên tôi để tiếng sét ái tình đánh trúng. Khổ quá, yêu thương làm chi bây giờ học không vô."
Tôi rất thắc mắc về mối liên quan giữa "tiếng sét" và "bộ đồng phục cảnh sát". Định hỏi nhưng lại thôi. Chả lẽ nghe tâm sự mà không bàn vào câu nào, tôi đành khuyên Racoon lo học hành đừng rượu chè. Thương ai thì cứ thương nhưng phải cẩn thận kẻo có ngày... Ngó cặp mắt viền đen của Racoon vẫn hướng về cõi mộng, tôi biết mình đang phí lời. Bèn ngậm miệng, vác sách ra bàn học bài. Chuông điện thoại chợt reo inh. Bà Racoon vồ lấy máy rúc rích, lâu lâu lại thì thào hổn hển như trâu vừa cày xong mấy sào ruộng... Tôi bắt đầu thấy miệng đắng chát!
Tệ nhất là có hôm đi học về, Racoon và Doug đã nằm lăn lộn trên giường, hôn hít chụt choẹt. Tôi xuýt bỏ ra thư viện nhưng cắn môi, quyết không chịu thua: Chúng cứ quấn quít cả ngày trên giường thì không lẽ tôi đem lều chõng vào thư viện mà cắm dùi suốt một cá nguyệt à" Hãy ngồi lù lù như mả Đạm Tiên, mở vở lật loạch xoạch xem ai thua ai" Có lẽ chiến thuật lỳ của tôi thành công, hai anh chị mân mê nhau chán, kéo nhau ngồi dậy. Ra khỏi phòng đi biệt đến khuya mới về. May mà trường cấm nam nhân lưu lại ký túc xá ban đêm chứ không thì tôi lên cơn rồ mất.
Chịu đựng Racoon hơn tuần lễ, tôi nhớ và tiếc Bò Béo da diết. Ước chi mình đừng bộp chộp đứng núi này trông núi nọ, đòi đổi bạn mới thì tôi đâu phải khốn khổ thế này!
Chừng tuần sau, Racoon có vẻ mặt là lạ. Cô ta không hú hí trong điện thoại với Doug nữa. Đôi mắt Racoon thường mọng đỏ và phần tóc vểnh trước trán có vẻ sụp xuống. Tôi mừng ra mặt. Thôi rồi, điệu này là sắp hết "biến"! Ta sẽ có những ngày êm ả cũ...
Đang mở hội hoa đăng trong dạ, tôi chợt khựng người như nhá phải bụm cơm có sạn. Chẳng phải tôi từng bị vỡ tim lúc chia tay với Bruno" Chàng đã lịm người nhìn tôi quay lưng từ giã Paris, còn tôi đã bị mấy lằn roi thất tình quất rát lưng, nhắc lại người xưa giờ vẫn bùi ngùi đau. Thế sao nỡ cười cợt trên nỗi khổ của bạn"
Đã vậy, tôi lại được mẹ của Racoon cưng quý vô cùng. Mỗi lần trở về từ Puerto Rico, Racoon tha cả đống bánh trái gói lá chuối đưa tôi. Quà này do mẹ nấu lấy đấy, Racoon hãnh diện khoe. Đưa quà của mẹ xong, bạn lận túi trên túi dưới, dúi vào tay tôi mấy quả ổi thơm phức. Rồi những lúc tỉ tê hàn huyên, Racoon hay hát cho tôi nghe bài quốc ca Puerto Rico và luôn luôn nhắc đến cái sợ mọc rễ trong lòng cô: Racoon lo đất nước mình sẽ trở thành một tiểu bang thứ 51 của Hoa Kỳ. Tôi thì vẫn hay trộ Racoon về cái xứ "Một ngàn năm nô lệ giặc Tàu, một trăm năm đô hộ giặc Tây, hai mươi năm nội chiến từng ngày" thế mà chưa bị nước nào đồng hoá...
Nghĩ lại, tôi ăn năn quá, chỉ còn cách xun xoe nói nhảm bên cạnh Racoon, hy vọng hái lại được nụ cười trên môi bạn. Racoon vẫn buồn thối ủng! Đến tối, cô ta quẹt nước mắt, bôi son dồi phấn thơm phức rồi dặn dò: Tôi ra quán rượu, sẽ về trễ! Tôi ừ hử và đi ngủ sớm. Ba giờ sáng, Racoon bò về phòng, người nồng nực mùi men. Cô ta ngồi lên giường, thút thít:
"Tôi đang muốn chết. Mấy hôm trước đi chơi với Doug, tôi đòi hắn đưa về nhà cho biết nơi ăn chốn ở của hắn, hắn nại trăm thứ lý do để từ chối. Tôi dò được số điện thoại. Gọi tới, vợ thằng khốn nạn bốc máy. Tôi lạnh đờ từ sợi tóc xuống đến móng chân. Hôm nay gặp mặt hỏi, nó còn nói dối lòng vòng. Tôi điên tiết, nhảy lên tát cho hắn một cái bạt tai."
Tôi hả dạ, mặt nóng hừng hừng hỏi tới:
"Thế đánh đã tay xong, bồ đã quên được thằng quỷ đó chưa""
"Quên gì nổi! Nếu quên thì đã chẳng đi uống rượu," Racoon nấc lên rồi chạy bay vào cầu tiêu nôn thốc tháo.
Tôi xớ rớ đứng sau lưng cô bạn nhỏ, chẳng biết phải làm gì. Ngồi bệt dưới đất, Racoon tự ôm vai mình, đong đưa người, hát ư ử bài quốc ca Puerto Rico. Giọng hát nức nở càng lúc càng lớn dần. Nước mắt Racoon nhỏ xuống đầm đià.Tôi sững sờ nhìn bạn. Racoon còn có bài quốc ca để hát lúc say nhầu, trong cơn đau đớn ê chề. Còn tôi, tôi có bài quốc ca nào để hát đây" Những giọt nước mắt thầm lặng của tôi ứa ra trên mi, kéo thành hàng trên má... Tôi quên bẵng Bò Béo, giờ này chỉ biết đau cùng với Racoon và thương cho thân mình, thân phận của một kẻ không có nổi lấy một bài quốc ca. Tôi khoác tay lên lưng bạn. Hai đứa cùng ngồi sụt sùi trong bóng tối...
Thu Thuyền

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 864,548,504
Mười bẩy năm trước đây, ngày gia đình tôi vừa đến Mỹ, phóng viên nhật báo PEOPLE, có trụ sở đặt tại Muskegon City, thuộc tiểu bang Michigan đến phỏng vấn, cũng còn quá sớm, thời gian vừa chấm dứt chiến cuộc, vẫn còn có những sự kiện nóng bỏng, một số người Mỹ, nhất là nhóm phản chiến, chưa hiểu rõ người
Đã rất khuya mà Ngọc không tài nào chợp mắt được. Một phần có lẽ do hôm nay trời trở nên nóng lạ lùng làm Ngọc khó ngủ. Nhưng cái chính là Ngọc cứ mãi suy nghĩ về Ngày- của- Mẹ, ngày lễ mẹ đầu tiên trên đất Mỹ. Từ thuở cha sinh mẹ đẻ đến giờ, sống ở Việt Nam, Ngọc đâu có hề biết hay nghe nhắc đến Ngày-của-Mẹ
Chiều thứ Bảy cuối năm Ất Dậu, ngồi chơi bên ly rượu tất niên ở nhà người bạn, vô tình cầm lên tờ báo Việt ngữ, tôi chợt bàng hoàng. Trong trang phân ưu lớn của tờ báo, người ta nói đến tên anh, thiếu tá Ngô Giáp. Chủ tịch hội ái hữu không quân Nam Cali, vừa qua đời ở tuổi 65! Đã 40 năm rồi từ ngày tôi biết anh
Ba mua cái bàn về rồi để đó đi làm.   Cái bàn còn nguyên trong thùng chưa ráp lạị   Bé Tí rủ: - Chị Tâm với em ráp cái bàn cho ba hen.    Tôi lắc đầu quầy quậy: - Tí rủ lộn người rồi.   Tay chân chị Tâm mà đụng vô mấy cái vụ này thì.... hỏng bét. Con Tí cười cười:
Rất vui khi nhận thư góp ý cuả ông về bài "Dậy Học Trên Đất Mỹ" mà tôi viết cách đây không lâu. Vui nhất là thư của ông đến từ   Cần Thơ,   một miền đất thân yêu mà chắc trong nhiều năm nữa, tôi chỉ còn có thể gặp lại trong những giấc mơ mà thôi. Điều vui hơn là sau khi ông gửi những thắc mắc ấy đến, tôi lại nhận đuợc một lá thư 
Gần hai mươi năm sau ngày miền Nam Việt Nam sụp đổ, Hoàng mới đặt chân đến nước Hoa Kỳ theo diện HO. Tuổi đời gần năm mươi, hai bàn tay trắng, nhờ sự giúp đỡ của hội Từ Thiện và bạn hữu phải làm lại từ đầu, chạy ngược chạy xuôi tìm việc làm để có tiền thanh toán nơi ăn chốn ở. Bạn hữu muốn anh có một
Thằng bé ngồi kế bên chị nó, đòng đưa hai chân trong đôi giày màu trắng có viền đen. Ngồi đối diện với hai chị em nó là người đàn ông có đôi vai gầy, đang chăm chú đọc tờ báo xếp làm đôi, tóc ông lòa xòa rơi xuống vầng trán có nếp nhăn li ti. Thằng bé đưa mắt nhìn đám trẻ tung tăng đùa giỡn trong khung lưới nhựa
Bản Quốc ca Việt Nam được mở đầu cho cuốn băng nhạc, những bản hùng ca thời chiến, mà tôi đã nghe đi nghe lại hơn mười lăm năm nay. Tôi thường tìm đến băng nhạc này mỗi khi lòng xôn xao nhớ về quê hương và những ngày xưa yêu dấu.   Trong lời ca điệu nhạc đầy hùng khí như vẫn còn vang dội những bước chân hiên ngang
Đã mấy lần tôi bỏ chúng ra khỏi túi hành trang chuẩn bị lên đường thì bà cụ lại lén chờ lúc tôi không có mặt bỏ chúng vào,   -hôm ấy là ngày 15 tháng 6 năm 1975, ngày chót theo lệnh trình diện lên đường đi tu huyền- tôi xách cái túi lên thì lại thấy đôi dép râu và bộ bà-ba đen đã nằm lại trong đó từ lúc nào. Bực quá tôi lấy chúng
Mỗi khi hạ về, ngày của Mẹ lại đến. Bất chợt, bâng khuâng, tôi bỗng thấy ganh tỵ với những ai còn được cài bông hồng trên áo!   Sự ganh tỵ ích kỷ, nhỏ nhoi nhưng thật khó tránh khỏi. Thế rồi mọi ký ức, kỷ niệm với Mẹ, về Mẹ lại ùa về vỡ òa từng rung cảm để tôi không thể không cầm viết.   Viết không hay, nhưng phải viết vì
Nhạc sĩ Cung Tiến