Hôm nay,  

Bài Diễn Văn Mãn Khóa

04/07/201000:00:00(Xem: 237345)

Bài Diễn Văn Mãn Khóa

Tác giả: Sao Nam Trần Ngọc Bình
Bài số 2937-28237-vb8070410

 Sinh năm 1940, cựu sĩ quan VNCH, khoà 12 SVSQ Thủ Đức, Giảng Viên Anh ngữ trường Sinh Ngữ Quân Đội,  cựu tù chính trị, đến Mỹ năm 1991 theo diện HO9, từng sông ở Nam California. Từ 1995, định cư tại Greenville South Carolina. Từ năm 2002, Sao Nam Trần Ngọc Bình đã tham gia Viết Về Nước Mỹ với nhiều bài viết giá trị. Sách đã xuất bản: “Hành Trình Về Phương Đông.” Sau đây là bài viết   mới nhất của ông.                      

***

Mới rồi,  tôi gặp lại Hòa sau bao năm biệt tin. Mừng mừng,  tủi tủi,  chúng tôi cùng nhau ôn lại những kỷ niệm xưa hồi còn học chung dưới một mái trường thân yêu.
Tôi hỏi anh có gì thay đổi trong cuộc đời anh không thì anh vẫn từ tốn như dạo nào, chỉ trả lời ngắn,  gọn vẫn như thuở xưa, nhưng qua cặp mắt long lanh của anh, một người đã đến tuổi "Thất thập cổ lai hy" tôi biết là anh đang có niềm vui trong tâm hồn, vì vừa mới gặp nhau nên anh không tiện nói ra mà thôi.
Sau thời gian 35 năm biết bao là nước chảy qua cầu nên khiến  anh do dự, nhưng cuối cùng thì cái gì tới sẽ tới. Ngập ngừng một chút rồi anh  thố lộ tâm sự:
- B. biết rằng hồi còn học chung với nhau thấy bạn bè thi nhau đậu hết bằng này, cấp kia mà mình thì cứ lẹt đẹt như con vịt già không theo kịp anh em nên mình buồn và mặc cảm, cho đến nay...
Tôi vội ngắt lời:
- Cho đến nay thì hết mặc cảm "
- Đúng vậy.
Hòa trả lời chậm rãi như để tìm ý cho những điều sắp thố lộ:
- Khi sang đến Mỹ mình rất muốn đi học lại  nhưng lại phải lao vào cuộc sống tất bật  trên đất tạm dung. Mãi vừa rồi mình mới đậu được bằng GED tức là bằng tương đương với bằng Tú Tài. Tuy rằng mình đã lớn tuổi rồi nhưng khi lấy được cái bằng này thì mình giải tỏa được cái mặc cảm tự ti đã theo đuổi mình như hình với bóng cho đến bây giờ mới chấm dứt.
 Nghe đến đây tôi bèn hỏi Hòa:
- Thế Hòa có ý định học lên nữa không"
Rất tự tin, Hòa mau mắn đáp:
- Dĩ nhiên rồi nhưng chuyện đó hãy từ từ đã. Thấy mình đã lớn tuổi lại chịu khó học mà lại đậu được nên ông hiệu trưởng có yêu cầu mình soạn bài diễn văn để đọc trong lễ mãn khóa sắp tới với mục đích gây niềm phấn khởi cho lớp thanh niên trẻ. Đây là một vinh dự cho mình đồng thời cũng là niềm tự hào nhỏ của một người Việt vô danh tiểu tốt nơi hải ngoại. Riêng với cá nhân mình, khi nhận lời soạn và đọc bài diễn văn thì mình cho rằng đây cũng là một dịp để mình tỏ lòng biết ơn đến thầy giáo cũng như trường học nơi đã giúp mình đạt được mục đích. B. nghĩ sao có nên nhận lời không"
Thấy chuyện đã đến phần hấp dẫn, không chần chừ tôi trả lời người bạn cố tri:                                                           
 - Thì nhận đi. Còn đợi gì nữa.  Tới luôn bác tài. Tôi pha trò để đánh tan sự do dự của Hòa.
Với vẻ bối rối,  Hòa từ từ lấy trong túi ra bài diễn văn mà anh đã soạn sẵn đưa cho tôi coi. Khi đọc xong,  tôi bảo Hòa:
- Bây giờ Hòa đọc cho mình nghe lại đi,  nhớ bỏ cái đoạn mào đầu chào mừng quan khách vì ở đây chỉ có mình và Hòa thôi.        
Tay cầm bài diễn văn đứng giữa phòng khách Hòa tằng hắng, nhìn về phía tôi ngồi và bắt đầu.

*
Thật là một vinh dự lớn lao cho tôi được đọc bài diễn văn mãn khóa này trước một cử tọa đáng kính và trong một khung cảnh ấm áp tình thương yêu giữa chúng ta.
Tôi còn nhớ rõ mồn một,  vào giờ cuối của ngày học đầu tiên tại Trung Tâm Life Long Learning Center ở đường Wilkins, bà J. ,  bà giáo phụ trách lớp đã yêu cầu tôi nói về mình vì bà cho biết là bà đã coi hồ sơ của tôi và bà muốn biết lý do nào,  động lực nào đã khiến tôi tuy 70 tuổi rồi mà vẫn còn ham học.
Đối với tôi và cũng như đối với mọi người nói về mình là một điều rất khó vì người Pháp đã chẳng nói là "Cái tôi đáng ghét" đó sao, nhưng trong trường hợp tế nhị này,  tôi rất mong được sự rộng lòng tha thứ của quý vị vì nếu tôi không đề cập đến "cái tôi đáng ghét" này thì không biết làm sao để bắt đầu câu chuyện.
 Việt Nam Cộng Hòa với sự yểm trợ về kinh tế và quân sự của nước Mỹ, đã chiến đấu tới giờ phút cuối cùng chống lại sự bành trướng của đế quốc Cộng Sản Nga và Tàu, và chính trong  giây phút  nguy kịch cuối cùng, Việt Nam Cộng Hòa đã bị nước Mỹ bỏ rơi!
Vào ngày 30 tháng 4 năm 1975, quân Cộng Sản Bắc Việt theo lệnh quan thầy của chúng đã hoàn thành cuộc xâm lăng và bành trướng  tàn bạo và ác độc  chống lại Việt Nam Cộng Hòa.
Sau đó chúng đã bỏ tù hơn 1 triệu viên chức cũng như sĩ quan của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa, trong những trại tù mà chúng gọi là "trại Cải Tạo" mà thực chất là những trại tù lao động khổ sai theo mô hình những trại tù ở Nga Sô và ở bên Tàu Cộng. 


Về phần tôi,  tôi đã phải trải qua hơn 10 năm tù trong những trại tù khổ sai trải dài từ Nam tới Bắc và tất cả anh em tù chúng tôi hầu như chết đói với cái khẩu phần chết tiệt nửa chén cơm,  ít lắt sắn và một chút nước muối.
Chúng tôi không được phát cho muối hột vì họ đề phòng tù sẽ dùng muối để trốn trại.  Muối hột,  như quý vị đã biết có công thức hóa học là NaCl đây là một dạng của acit nên có thể làm mòn chấn song cửa làm bằng sắt của nhà tù.                                                 Hơn nữa,  các trại tù đều ở mãi tận trong rừng nên khi thoát ra khỏi trại tùû thì người tù cần có muối để dùng với bất kỳ loại thực phẩm nào kiếm được.
Trong trại tù chúng tôi nghĩ là chúng tôi sẽ chết dần chết mòn không có hy vọng gì. Nhưng khối cộng Nga - Hoa đã bất đồng rồi kiệt quệ, Cộng Sản Việt bị quan thầy Trung Cộng tấn công và bị  đàn anh Liên Xô ngoảnh mặt làm ngơ. Chúng đành phải nhượng bộ Hoa Kỳ và đã phải thả chúng tôi ra khỏi trại tù và để cho chúng tôi định cư ở Mỹ.
Bây giờ xin quý vị cho tôi trở về với đề tài của buổi lễ mãn khóa ngày hôm nay.
Ttrong suốt chiều dài lịch sử của mình, nhân loại đã và hiện vẫn không ngừng học hỏi để cải tiến đời sống về phương diện tinh thần cũng như vật chất. Tại nước Mỹ giàu đẹp này, dân chúng có nhiều phương tiện để học hỏi hơn bất cứ dân tộc nào khác trên thế giới.
Về phần tôi, khi được định cư tại My,õ  tôi thấy đây là cơ hội bằng vàng để hoàn thành giấc mộng mà tôi ấp ủ từ lúc còn trẻ mà không có cơ may để hoàn thành. Do đó, dù đã cao tuổi, tôi vẫn không ngần ngại trở lại trường học.
Về phương diện tinh thần mà nói thì một người sẽ không già chừng nào mà người ấy còn tìm thấy niềm mê say trong khi làm bất cứ điều gì, nhất là trong việc học,  như tôi.
Trong dịp này, tôi muốn viết lại một câu thơ trong bài thơ  "Youth" của một thi sĩ người Mỹ,  ông Sammuel Ulman:
Nobody grows old by a number of years.  We grow old by deserting our ideals"
Xin tạm dịch: " Không ai trở nên già do tháng năm chồng chất mà người ta chỉ già đi vì từ bỏ lý tưởng của mình. "
Ý tưởng của câu thơ này rất hay đến nỗi tôi muốn nhắc lại để kết thúc bài diễn văn đọc trong buỗi lễ ngày hôm nay:
"Chừng nào mà chúng ta còn sống để thực hiện lý tưởng của mình thì chúng ta không bao giờ trở nên già. "
Đó là lý do mà hôm nay tôi có vinh dự được kể lại câu chuyện đời tôi trong không khí ấm áp và trang trọng của buổi lễ mãn khóa.
Cuối cùng không kém phần quan trọng tôi cũng muốn nhân dịp này bày tỏ lòng tri ân của tôi đối với tất cả thầy  cô giáo và toàn thể nhân viên tại trung tâm Life Long Learning Center tại đường Wilkins
Xin chân thành cám ơn tất cả quý vị hiện diện ngày hôm nay.
Cầu Trời phù hộ cho quý vị luôn khỏe mạnh.”
Đọc đến đây Hòa hỏi:
- B. thấy thế nào" Có cần sửa, thêm, bớt gì không"
Tôi vội vàng nói tếu:
- Còn không tới luôn đi bác tài.                                                          
Cả hai chúng tôi cùng phá lên cười vang vang trong không khí lành lạnh của mùa Xuân trên miền cao nguyên của tiểu bang South Carolina và hình như mấy bông hồng đỏ thắm trước hàng hiên cũng rung rung như chia xẻ niềm vui với chúng tôi khi có một làn gió từ đâu bay đến.

*
Mãi đến hơn hai tuần sau, tôi mới có dịp gặp lại Hòa. Rất mau mắn Hòa kể lại cho tôi khung cảnh trang trọng của buổi lễ mãn khóa với khoảng hơn 400 trăm người tham dự  theo như sự dự đoán của anh.                                                                                     
Hoà cho biết điều làm anh xúc động nhất là khi anh chấm dứt bài diễn văn thì cử tọa trong hội trường đã không ai bảo ai đều nhất tề đứng lên và liên tục vỗ tay nhiều đợt cổ võ,  khiến anh phải cúi đầu liên tiếp để cảm tạ. 
Khi ra ngoài hội trường tham dự buổi tiệc trà có nhiều người đã đến chúc mừng và cám ơn và có người còn nhắc lại một câu trong bài diễn văn bằng tiếng Anh: " It s never too late to learn" mà tôi xin tạm dịch như sau "Không bao giờ quá trễ để học "
Nghe đến đây tôi hỏi Hòa:
- Thế Hòa tính sao, có muốn làm theo câu nói đó không"
Nở một nụ cười thật tươi Hòa đáp liền:
- Anh còn phải hỏi làm chi.
Sao Nam Trần ngọc Bình

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 866,207,122
Để tôi kể cho ông nghe những giấc mơ của tôi, nó cứ lập đi lập lại trong nhiều năm, kể từ khi tôi biết mình là một người đàn ông cho tới bây giờ. Biết là một người đàn ông, ý ông là. Cứ hiểu theo nghĩa thông thường là một người không còn là một cậu con trai ngây thơ trong trắng nữa. OK, hiểu. Giấc mơ ấy luôn luôn bắt đầu
Tôi qua US lúc 14 tuổi. Cả gia đình còn kẹt lại VN vào lúc đó. Tôi bảo lãnh cha mẹ sau khi ổn định và chúng tôi đoàn tụ năm 1995." Là kỹ sư trong một hãng tele-communication tại San Diego, Lê Tường Vi tự sơ lược tiểu sử như trên,
Tác giả 36 tuổi, cho biết ông thuộc một gia đình HO, sang Mỹ cuối 1990, hiện là cư dân Barling, Arkansas, nghề nghiệp: accountant. Bài viết về nước Mỹ đầu tiên của ông là chuyện vui vẻ gia đình Việt tại Mỹ  “Vợ làm Nail, chồng cắt cỏ”  rất được bạn đọc tán thưởng. Sau đây, thêm một bài viết mới của ông. Một chiều thứ sáu  đẹp trời nọ
Một buổi chiều nọ ba cha con tôi đang chơi trò vật lộn ì xèo trên sàn nhà. Bà xã đi đâu về mặt hầm hầm, bước vào nhà ngồi cái phịch xuống ghế sofa, chưa kịp nóng đít bả đã đứng dậy vổ tay bôm bốp ra hiệu yên lặng. Cha con tôi lập tức gỉa từ cuộc chơi kéo lại ngồi quây quần dưới chân mẹ nó, ngỏng cổ chuẩn bị nghe thông báo
Ngọc Anh là tác giả Viết Về Nước Mỹ ngay từ năm đầu tiên. Sau vụ nước Mỹ bị khủng bố tấn công làm nổ tháp đôi ở New York, cô viết bài "Tiểu Hợp Chủng Quốc" kể chuyện sở làm, một công ty chủ nhân người Ả Rập Hồi Giáo, nhưng hàng trăm nhân viên đủ gốc Á gốc Âu, gốc Do Thái sống với nhau hoà thuận. Bài viết được trao tặng
Dzô...dzô...dzô ... mày phải uống cho hết, Birthday Boy mà uống không hết là quê lắm đó. Đó là tiếng của đám bạn "xôi thịt" đến nhà Tom lúc ba mẹ vắng nhà để chúc mừng sinh nhật cho Tom, gọi là "xôi thịt" vì chúng đi theo và tung hô Tom chỉ vì Tom là con trai một của một thương gia giàu có ở vùng Nam California này, nên mọi trang trải
Vứt hết đống hành lý sang một bên cho mẹ và các cô dì dọn dẹp, tôi lững thững bước ra khoảng sân trống trước nhà. Những giọt nắng chiều óng ả chiếu xiên qua cành hoa phượng vỹ rồi ngã xuống mặt đường tạo thành những hình thù nhảy muá lơ thơ. Bầu trời nơi đây xanh biếc, ẩn hiện những áng mây hững hờ trôi. Một cơn gió thoảng
Tác giả Trương Ngọc Bảo Xuân đã nhận giải chung kết Viết Về Nước Mỹ 2001, với bài viết "32 Năm Người Mỹ và Tôi". Cho tới nay, bà vẫn liên tục góp nhiều bài viết giá trị cho giải thưởng. Hiện bà cư trú tại Boat City, Marina del Rey, California;
Bồ Tùng Ma tên thật là Nguyễn Tân, 60 tuổi, cựu sĩ quan hải quân, định cư tại thành phố Glendale, là một trong những tác giả Viết Về Nước Mỹ được đặc biệt quí trọng. Năm 2002, ông là tác giả nhận giải bán kết Viết Về Nước Mỹ với các bài viết
Thiệt lòng mà nói, từ sau buổi tiệc trao Giải Thưởng VVNM 2006, tôi rất háo hức muốn viết chút gì đó, ngăn ngắn cũng được để cám ơn Việt Báo và cám ơn các tác giả, nhưng tôi lại lu bu, rất lu bu vì phải "trả nợ hồi ký" cho các bạn của tôi sau chuyến vacation bên châu Âu vừa qua của mình. Lại còn chuyện "trong nhà ngoài ngõ" nữa chứ
Nhạc sĩ Cung Tiến