Hôm nay,  

Bài Diễn Văn Mãn Khóa

04/07/201000:00:00(Xem: 237333)

Bài Diễn Văn Mãn Khóa

Tác giả: Sao Nam Trần Ngọc Bình
Bài số 2937-28237-vb8070410

 Sinh năm 1940, cựu sĩ quan VNCH, khoà 12 SVSQ Thủ Đức, Giảng Viên Anh ngữ trường Sinh Ngữ Quân Đội,  cựu tù chính trị, đến Mỹ năm 1991 theo diện HO9, từng sông ở Nam California. Từ 1995, định cư tại Greenville South Carolina. Từ năm 2002, Sao Nam Trần Ngọc Bình đã tham gia Viết Về Nước Mỹ với nhiều bài viết giá trị. Sách đã xuất bản: “Hành Trình Về Phương Đông.” Sau đây là bài viết   mới nhất của ông.                      

***

Mới rồi,  tôi gặp lại Hòa sau bao năm biệt tin. Mừng mừng,  tủi tủi,  chúng tôi cùng nhau ôn lại những kỷ niệm xưa hồi còn học chung dưới một mái trường thân yêu.
Tôi hỏi anh có gì thay đổi trong cuộc đời anh không thì anh vẫn từ tốn như dạo nào, chỉ trả lời ngắn,  gọn vẫn như thuở xưa, nhưng qua cặp mắt long lanh của anh, một người đã đến tuổi "Thất thập cổ lai hy" tôi biết là anh đang có niềm vui trong tâm hồn, vì vừa mới gặp nhau nên anh không tiện nói ra mà thôi.
Sau thời gian 35 năm biết bao là nước chảy qua cầu nên khiến  anh do dự, nhưng cuối cùng thì cái gì tới sẽ tới. Ngập ngừng một chút rồi anh  thố lộ tâm sự:
- B. biết rằng hồi còn học chung với nhau thấy bạn bè thi nhau đậu hết bằng này, cấp kia mà mình thì cứ lẹt đẹt như con vịt già không theo kịp anh em nên mình buồn và mặc cảm, cho đến nay...
Tôi vội ngắt lời:
- Cho đến nay thì hết mặc cảm "
- Đúng vậy.
Hòa trả lời chậm rãi như để tìm ý cho những điều sắp thố lộ:
- Khi sang đến Mỹ mình rất muốn đi học lại  nhưng lại phải lao vào cuộc sống tất bật  trên đất tạm dung. Mãi vừa rồi mình mới đậu được bằng GED tức là bằng tương đương với bằng Tú Tài. Tuy rằng mình đã lớn tuổi rồi nhưng khi lấy được cái bằng này thì mình giải tỏa được cái mặc cảm tự ti đã theo đuổi mình như hình với bóng cho đến bây giờ mới chấm dứt.
 Nghe đến đây tôi bèn hỏi Hòa:
- Thế Hòa có ý định học lên nữa không"
Rất tự tin, Hòa mau mắn đáp:
- Dĩ nhiên rồi nhưng chuyện đó hãy từ từ đã. Thấy mình đã lớn tuổi lại chịu khó học mà lại đậu được nên ông hiệu trưởng có yêu cầu mình soạn bài diễn văn để đọc trong lễ mãn khóa sắp tới với mục đích gây niềm phấn khởi cho lớp thanh niên trẻ. Đây là một vinh dự cho mình đồng thời cũng là niềm tự hào nhỏ của một người Việt vô danh tiểu tốt nơi hải ngoại. Riêng với cá nhân mình, khi nhận lời soạn và đọc bài diễn văn thì mình cho rằng đây cũng là một dịp để mình tỏ lòng biết ơn đến thầy giáo cũng như trường học nơi đã giúp mình đạt được mục đích. B. nghĩ sao có nên nhận lời không"
Thấy chuyện đã đến phần hấp dẫn, không chần chừ tôi trả lời người bạn cố tri:                                                           
 - Thì nhận đi. Còn đợi gì nữa.  Tới luôn bác tài. Tôi pha trò để đánh tan sự do dự của Hòa.
Với vẻ bối rối,  Hòa từ từ lấy trong túi ra bài diễn văn mà anh đã soạn sẵn đưa cho tôi coi. Khi đọc xong,  tôi bảo Hòa:
- Bây giờ Hòa đọc cho mình nghe lại đi,  nhớ bỏ cái đoạn mào đầu chào mừng quan khách vì ở đây chỉ có mình và Hòa thôi.        
Tay cầm bài diễn văn đứng giữa phòng khách Hòa tằng hắng, nhìn về phía tôi ngồi và bắt đầu.

*
Thật là một vinh dự lớn lao cho tôi được đọc bài diễn văn mãn khóa này trước một cử tọa đáng kính và trong một khung cảnh ấm áp tình thương yêu giữa chúng ta.
Tôi còn nhớ rõ mồn một,  vào giờ cuối của ngày học đầu tiên tại Trung Tâm Life Long Learning Center ở đường Wilkins, bà J. ,  bà giáo phụ trách lớp đã yêu cầu tôi nói về mình vì bà cho biết là bà đã coi hồ sơ của tôi và bà muốn biết lý do nào,  động lực nào đã khiến tôi tuy 70 tuổi rồi mà vẫn còn ham học.
Đối với tôi và cũng như đối với mọi người nói về mình là một điều rất khó vì người Pháp đã chẳng nói là "Cái tôi đáng ghét" đó sao, nhưng trong trường hợp tế nhị này,  tôi rất mong được sự rộng lòng tha thứ của quý vị vì nếu tôi không đề cập đến "cái tôi đáng ghét" này thì không biết làm sao để bắt đầu câu chuyện.
 Việt Nam Cộng Hòa với sự yểm trợ về kinh tế và quân sự của nước Mỹ, đã chiến đấu tới giờ phút cuối cùng chống lại sự bành trướng của đế quốc Cộng Sản Nga và Tàu, và chính trong  giây phút  nguy kịch cuối cùng, Việt Nam Cộng Hòa đã bị nước Mỹ bỏ rơi!
Vào ngày 30 tháng 4 năm 1975, quân Cộng Sản Bắc Việt theo lệnh quan thầy của chúng đã hoàn thành cuộc xâm lăng và bành trướng  tàn bạo và ác độc  chống lại Việt Nam Cộng Hòa.
Sau đó chúng đã bỏ tù hơn 1 triệu viên chức cũng như sĩ quan của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa, trong những trại tù mà chúng gọi là "trại Cải Tạo" mà thực chất là những trại tù lao động khổ sai theo mô hình những trại tù ở Nga Sô và ở bên Tàu Cộng. 


Về phần tôi,  tôi đã phải trải qua hơn 10 năm tù trong những trại tù khổ sai trải dài từ Nam tới Bắc và tất cả anh em tù chúng tôi hầu như chết đói với cái khẩu phần chết tiệt nửa chén cơm,  ít lắt sắn và một chút nước muối.
Chúng tôi không được phát cho muối hột vì họ đề phòng tù sẽ dùng muối để trốn trại.  Muối hột,  như quý vị đã biết có công thức hóa học là NaCl đây là một dạng của acit nên có thể làm mòn chấn song cửa làm bằng sắt của nhà tù.                                                 Hơn nữa,  các trại tù đều ở mãi tận trong rừng nên khi thoát ra khỏi trại tùû thì người tù cần có muối để dùng với bất kỳ loại thực phẩm nào kiếm được.
Trong trại tù chúng tôi nghĩ là chúng tôi sẽ chết dần chết mòn không có hy vọng gì. Nhưng khối cộng Nga - Hoa đã bất đồng rồi kiệt quệ, Cộng Sản Việt bị quan thầy Trung Cộng tấn công và bị  đàn anh Liên Xô ngoảnh mặt làm ngơ. Chúng đành phải nhượng bộ Hoa Kỳ và đã phải thả chúng tôi ra khỏi trại tù và để cho chúng tôi định cư ở Mỹ.
Bây giờ xin quý vị cho tôi trở về với đề tài của buổi lễ mãn khóa ngày hôm nay.
Ttrong suốt chiều dài lịch sử của mình, nhân loại đã và hiện vẫn không ngừng học hỏi để cải tiến đời sống về phương diện tinh thần cũng như vật chất. Tại nước Mỹ giàu đẹp này, dân chúng có nhiều phương tiện để học hỏi hơn bất cứ dân tộc nào khác trên thế giới.
Về phần tôi, khi được định cư tại My,õ  tôi thấy đây là cơ hội bằng vàng để hoàn thành giấc mộng mà tôi ấp ủ từ lúc còn trẻ mà không có cơ may để hoàn thành. Do đó, dù đã cao tuổi, tôi vẫn không ngần ngại trở lại trường học.
Về phương diện tinh thần mà nói thì một người sẽ không già chừng nào mà người ấy còn tìm thấy niềm mê say trong khi làm bất cứ điều gì, nhất là trong việc học,  như tôi.
Trong dịp này, tôi muốn viết lại một câu thơ trong bài thơ  "Youth" của một thi sĩ người Mỹ,  ông Sammuel Ulman:
Nobody grows old by a number of years.  We grow old by deserting our ideals"
Xin tạm dịch: " Không ai trở nên già do tháng năm chồng chất mà người ta chỉ già đi vì từ bỏ lý tưởng của mình. "
Ý tưởng của câu thơ này rất hay đến nỗi tôi muốn nhắc lại để kết thúc bài diễn văn đọc trong buỗi lễ ngày hôm nay:
"Chừng nào mà chúng ta còn sống để thực hiện lý tưởng của mình thì chúng ta không bao giờ trở nên già. "
Đó là lý do mà hôm nay tôi có vinh dự được kể lại câu chuyện đời tôi trong không khí ấm áp và trang trọng của buổi lễ mãn khóa.
Cuối cùng không kém phần quan trọng tôi cũng muốn nhân dịp này bày tỏ lòng tri ân của tôi đối với tất cả thầy  cô giáo và toàn thể nhân viên tại trung tâm Life Long Learning Center tại đường Wilkins
Xin chân thành cám ơn tất cả quý vị hiện diện ngày hôm nay.
Cầu Trời phù hộ cho quý vị luôn khỏe mạnh.”
Đọc đến đây Hòa hỏi:
- B. thấy thế nào" Có cần sửa, thêm, bớt gì không"
Tôi vội vàng nói tếu:
- Còn không tới luôn đi bác tài.                                                          
Cả hai chúng tôi cùng phá lên cười vang vang trong không khí lành lạnh của mùa Xuân trên miền cao nguyên của tiểu bang South Carolina và hình như mấy bông hồng đỏ thắm trước hàng hiên cũng rung rung như chia xẻ niềm vui với chúng tôi khi có một làn gió từ đâu bay đến.

*
Mãi đến hơn hai tuần sau, tôi mới có dịp gặp lại Hòa. Rất mau mắn Hòa kể lại cho tôi khung cảnh trang trọng của buổi lễ mãn khóa với khoảng hơn 400 trăm người tham dự  theo như sự dự đoán của anh.                                                                                     
Hoà cho biết điều làm anh xúc động nhất là khi anh chấm dứt bài diễn văn thì cử tọa trong hội trường đã không ai bảo ai đều nhất tề đứng lên và liên tục vỗ tay nhiều đợt cổ võ,  khiến anh phải cúi đầu liên tiếp để cảm tạ. 
Khi ra ngoài hội trường tham dự buổi tiệc trà có nhiều người đã đến chúc mừng và cám ơn và có người còn nhắc lại một câu trong bài diễn văn bằng tiếng Anh: " It s never too late to learn" mà tôi xin tạm dịch như sau "Không bao giờ quá trễ để học "
Nghe đến đây tôi hỏi Hòa:
- Thế Hòa tính sao, có muốn làm theo câu nói đó không"
Nở một nụ cười thật tươi Hòa đáp liền:
- Anh còn phải hỏi làm chi.
Sao Nam Trần ngọc Bình

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 866,173,202
Xin hỏi thực lòng nhé, trên đời này chuyện gì khiến ta vưà vui mừng lại vừa ngao ngán" - Xin thưa, đó có phải là khi ta nhận được thiệp mời đám cưới không" - Taị sao vậy cà " - Đơn giản thôi. Ta mừng vì bạn bè còn nhớ đến ta, hàng xóm láng giềng còn nghĩ đến ta. Nhưng khi phải đi dự tiệc lại là nỗi khổ. Cách đây bẩy tám năm về trước cặp vợ chồng
Khoảng bốn giờ chiều Sandy bấm điện thoại intercom, bảo cô muốn nói chuyện ngay với Bích. Bích vội nhấn nút "save" để giữ laị những gì vừa đánh vào computer rồi mau mắn tới văn phòng riêng của cô ta. Nàng phân vân tự hỏi sao hôm nay cô trưởng phòng có vẻ tư lự, khác hẳn bản tính vui vẻ, hay bông đùa thường ngày.
Nhà tôi và tôi mở nhà hàng ăn tại Mỹ từ năm 1977 tới năm 2002 thì tạm đóng cửa vì lý do sức khỏe. Tính ra khoảng thời gian làm nhà hàng được đúng 25 năm. Trong dự tính nhà tôi còn muốn tiếp tục làm thêm 10 năm cho đủ 35 năm con trâu đi cày. Hiện nay nhà tôi vẫn còn say mê muốn tiếp tục lăn sả vào cơn ác mộng này như một vài
Hình như bất cứ ai khi thấy cảnh-sát thì thường có tâm trạng hơi sờ sợ. Nhất là di dân Việt-Nam như tôi, với ấn-tượng công-an hành xử ở quê nhà, lại thêm chẳng hiểu tiếng Anh thật rành rẽ, nên thấy cảnh-sát là tự nhiên dè chừng! Đang lái xe trên freeway mà thấy bóng xe cảnh-sát là giảm ngay tốc-độ! Nghe còi hụ xe
Tôi sinh truởng ở miền Nam lớn lên theo cuộc chiến, tôi biết Hà Nội qua sách vở, báo chí. Trong chiến tranh tôi nhìn về phương Bắc như một kẻ thù cần phải tiêu diệt, mộng ước của chúng tôi phải đặt chân lên Hà Nội bằng đôi giầy "sô". Nhưng những điều đó chỉ là một ảo tưởng. Kết thúc cuộc chiến 20 năm, nguời Hà Nội gọi chúng tôi
Hồi còn trẻ, trò Thọ vẫn thường rầu rĩ mỗi khi phải thay đổi trường học. Nhưng thời gian trôi nhanh..., mái tóc huyền ngày xưa cầu cứu thuốc nhuộm che dấu màu trắng ai oán, thì Thọ bỗng nhận ra mình là người may mắn được học nhiều trường, có dịp tham dự và làm quen với vô số bạn mới ở nước ngoài. Cách đây 6 tháng
Thành, con trai lớn của tôi nay sắp sửa lên đường đi hỏi vợ. Nhìn con trai trưởng thành, tôi mỉm cười khi chợt nghĩ đến chính mình: mới ngày nào còn là cậu bé mặc quần đùi chơi bắn bi quên cả giờ cơm trưa về nhà bị ba phạt quỳ, mà nay sắp sửa thành "anh xui." Thành năm nay gần 34 tuổi, nó và cô bạn gái quen nhau vì bọn trẻ
Lễ Vu Lan năm nay tám chị em chúng tôi vẫn còn may phước để trân trọng gài cái bông hồng trên áo. Má tôi năm nay trên tám chục tuổi rồi mà má vẫn còn khoẻ mạnh, tiếng nói còn sang sảng, tinh thần còn minh mẫn tuy rằng đi đứng đã có phần chậm chạp. Tại sao chỉ có ngày lễ Vu Lan cho Mẹ mà không có ngày lễ Vu Lan cho Cha"
Một tối ăn sinh nhật ở nhà người bạn láng giềng đã vãn. Bà con bè bạn về gần hết, chỉ còn lại mấy thằng bạn thân quây quần quanh cái bàn nhỏ ở patio, chưa chịu chia tay. Anh H, chủ nhà, bữa nay 49, coi bộ hơi "xừng xừng", và muốn cuộc vui "birthday" của mình tiếp tục "tới bến", nên xách
Hơn tuần nay tình hình chiến sự ở miền nam Lebanon vẫn tiếp tục sôi động, kể từ khi máy bay Do Thái xâm phạm lãnh thổ Lebanon để truy kích các mục tiêu của bọn khủng bố Hezbolla, sau khi bọn này bắt cóc hai người lính Do Thái, rồi liên tục pháo kích vào lãnh thổ của họ. Nhằm bảo vệ tính mạng của công dân Mỹ sinh
Nhạc sĩ Cung Tiến